3.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa
- Quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa phải dựa trên cơ sở quy hoạch về đào tạo nghề của UBND tỉnh đến năm 2015 và những năm tiếp theo, phải căn cứ vào định hướng phát triển của thành phố và các đơn vị cơ sở, trước hết là dựa vào mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động, các phong trào thi đua văn hóa, văn nghệ quần chúng, các hoạt động và công tác xây dựng đời sống văn hóa tại các đơn vị cơ sở trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.
- Quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa phải đảm bảo cả về số lượng lẫn cơ cấu. Trong đó cần chú ý vừa đảm bảo nhiệm vụ trước mắt, vừa đảm bảo tính kế thừa với việc đảm nhiệm công tác văn hóa tại đơn vị mình mang
tính lâu dài. Như vậy mới không bị hẫng hụt và mới khai thác hết các tiềm năng kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ, yêu nghề, gắn bó với công việc của các cán bộ làm công tác văn hóa tại địa bàn cơ sở.
3.2.3.2. Nội dung và giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa trên địa bàn thành phố
Xây dựng kế hoạch tuyển chọn bổ sung cán bộ văn hóa: Phải đảm bảo về cơ cấu chuyên môn các lĩnh vực hoạt động văn hóa khác nhau, cũng cần phải lưu ý về độ tuổi, về giới tính. Cần phải cụ thể hóa công tác tuyển chọn bổ sung như: tuyển cho ngành nào, mảng đời sống văn hóa nào, bổ sung bao nhiêu, bổ sung vào thời gian nào. Cần thiết phải cụ thể hóa, dân chủ hóa, công khai hóa, tiêu chuẩn lựa chọn, phương thức tuyển chọn, đồng thời phải có cách làm mềm dẻo, linh hoạt, không gây phiền hà và có cơ chế thu hút người tài giỏi đến với đơn vị để nhanh chóng củng cố được đội ngũ.
- Công tác tuyển chọn, phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa phải báo cáo các cơ quan chủ quản là Sở LĐTB & XH, Sở VHTT, để có sự chỉ đạo kịp thời, giám sát và hỗ trợ khi cần thiết trong quá trình thực hiện.
- Kiên quyết trong chỉ đạo, triển khai các kế hoạch đã xây dựng, tránh tình trạng “đánh trống bỏ dùi” kế hoạch một đường nhưng làm một nẻo, đến đâu tính đến đó, được đâu hay đó.
- Quá trình thực hiện cần có sự kiểm chứng thực tiễn để điều chỉnh bổ sung kịp thời các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện. Phải đặc biệt quan tâm hơn nữa tới việc ưu tiên, tuyển dụng các đối tượng có khả năng, tâm huyết gắn bó với công tác gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá tinh thần truyền thống của dân tộc để các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc ngày một có ý nghĩa quan trọng thấm sâu vào đời sống tư duy, đời sống kinh tế, xã hội của từng người dân. Có như vậy các giá trị văn hoá tinh thần truyền thống tiêu biểu của dân tộc ta mới được trường tồn mãi mãi và ngày càng phù hợp và có giá trị sâu sắc trong đời sống của nhân dân.
Bảng 3.1. Quy hoạch cán bộ phụ trách các mảng văn hóa ở đơn vị cơ sở
TT Cơ cấu về các mảng phụ trách văn hóa
Số lượng cán bộ văn hóa (Đơn vị: Phường, Xã). Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1 Văn hóa truyền thống (Lễ,
hội) 1 1 1 2 2
2 Văn hóa cơ sở (hoạt động
VHVN, TDTT) 1 1 1 1 2
3 Đời sống sinh hoạt (Sinh
hoạt cộng đồng, tập tục). 1 1 1 1 1
4 Tôn giáo, tín ngưỡng 1 1 1 1 1
5 Di tích lịch sử dân tộc 1 1 1 1 1
Tổng cộng 5 5 5 7 8
Nguồn: UBND - Phòng VHTT thành phố.
- Năm 2011 theo thống kê của UBNDTP cán bộ làm công tác văn hóa phụ trách mảng văn hóa truyền thống (lễ, hội) ở các đơn vị phường, xã hoạt động trên địa bàn thành phố chỉ cần 1 cán bộ chiếm 0,2% cơ cấu cán bộ toàn ngành. Đến 2015 là năm đúng vào khoảng thời gian diễn ra nhiều sự kiện lễ, hội quan trọng của dân tộc cũng như của thành phố cần có tối thiểu 2 cán bộ mới đáp ứng được yêu cầu tổ chức, kiểm tra ở các đơn vị văn hóa. Qua đó cho thấy công tác chuẩn bị nguồn nhân lực phụ trách mảng văn hoá truyền thống là hết sức quan trọng, lâu dài không chỉ ở riêng thành phố mà còn thực hiện trên khắp địa phương cả nước.
- Cần bổ sung thêm 01 cán bộ làm công tác văn hóa cơ sở (hoạt động VH, VN, TDTT) vào năm 2015 vì đây cũng là thời điểm diễn ra nhiều các hoạt động VHVN - TDTT quan trọng để chào mừng các ngày lễ lớn của dân tộc và thành phố.
Bảng 3.2. Quy hoạch cán bộ làm công tác văn hóa cơ sở ở đv phường, xã thành phố Thanh Hóa
TT Cơ cấu về các mảng phụ trách ĐSVH ở cơ sở
Số lượng cán bộ văn hóa (Đơn vị: Phường, Xã) Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1 Tuyên truyền xây dựng nếp
sống văn hóa 2 2 2 2 2
2 Văn hóa gia đình 1 1 1 1 1
3 Về trật tự đô thị 3 3 3 3 3
4 Về VSMT, SX KD, dịch vụ 5 5 5 6 7
5 Về an toàn giao thông 2 2 2 3 3
6 Về phòng chống tội phạm
và tệ nạn xã hội 8 8 10 10 15
7 Công tác CS, phát thanh 1 1 1 1 1
Tổng cộng 22 22 24 26 32
Nguồn: Số liệu trong công tác chỉ đạo điều hành “Xây dựng đô thị văn minh - Công dân thân thiện” tại các cụm dân cư trên địa bàn thành phố - số 162 - BC/UBND TPTH.
Nhận xét:
Nhằm triển khai Kế hoạch 298/KH/UBND của UBND thành phố và Hướng dẫn số 1824/HD-UBND của Ban chỉ đạo xây dựng “Đô thị văn minh - Công dân thân thiện”. Tổ chức các lớp tập huấn đến các bí thư, Trưởng phố, thôn, lực lượng bảo vệ dân phòng, Quy tắc đô thị, Cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự của thành phố với trên 126 cán bộ chuyên trách và 90 người tham gia tự nguyện.
Nhằm thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Đảng Bộ thành phố lần thứ XVIII về xây dựng cốt cách người dân thành phố. Thực hiện vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn thành phố và các phường, xã. Thành phố thành lập chỉ đạo cấp thành phố, và thành lập 5 tổ công tác “Lực lượng mạnh” gồm công an, quy tắc đô thị tập trung xử lý các hành vi vi phạm. Ban chỉ đạo duy trì chế độ giao
ban hàng tháng vào ngày 25 hàng tháng và xây dựng kế hoạch kiểm tra chỉ đạo 18 phường, xã.
3.3.3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp
- Cán bộ làm công tác văn hóa chuyên trách hoặc không chuyên trên địa bàn thành phố cần nắm chắc sự hướng dẫn, chỉ đạo từ Ban quản lý chỉ đạo cấp trên và đặc điểm tình hình, nhu cầu đời sống văn hóa ở đơn vị mình để tổ chức thực hiện hoạt động có hiệu quả công tác văn hóa. Đặc biệt là đẩy mạnh xây dựng nội dung “Đô thị văn minh - Công dân thân thiện” ở các đơn vị phường, xã trên địa bàn thành phố Thanh Hóa chính là nội dung cốt lõi của phong trào “Toàn dân đoan kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” mà Trung ương đang chỉ đạo.
- Thông qua nội dung các chương trình công tác văn hóa hàng năm , chính quyền đơn vị cơ sở có chính sách hợp lý để khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện để đội ngũ tham gia làm công tác văn hóa ở đơn vị ngày càng hoàn thiện.
- UBND các đơn vị văn hóa nên đảm bảo chế độ chính sách, kinh phí hỗ trợ hoặc tạo điều kiện trích dẫn từ các nguồn khác để cán bộ làm công tác văn hóa đời sống cũng như tham gia công tác văn hóa đời sống nhiệt tình hăng hái đáp ứng yêu cầu của một thành phố đô thị loại 1 vào 2015.