3.2.5.1. Mục đích, ý nghĩa
- Giúp người cán bộ làm công tác văn hóa có ý thức trong công việc của mình như: Tuyên truyền, tổ chức các hoạt động văn hóa quần chúng, thanh thạo các công việc thực hiện khẩu hiệu, chuẩn bị các phương tiện nâng cao chất lượng văn hóa.
- Thông qua công tác kiểm tra, đánh giá các phong trào tổ chức hoạt động để nắm rõ mức độ tiếp nhận công việc, chọn được cà nhân có thành tích, hăng say, nhiệt tình với nghề, để làm nòng cốt trong phong trào thi đua phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, thành phố “Đô thị văn minh - Công dân thân thiện”.
- Đánh giá khả năng tổ chức xây dựng phong trào của các đơn vị văn hóa, khuyến khích cán bộ thi đua văn hóa, nhà nhà thi đua, người người thi đua để tuyển chọn những tấm gương điển hình văn hóa.
- Phát hiện những biểu hiện suy đồi văn hóa, đi ngược giá trị văn hóa dân tộc để kịp thời uốn nắn, nhắc nhở, điều chỉnh, khắc phục.
3.2.5.2. Nội dung và giải pháp văn hóa
- Ngoài việc nắm chắc hồ sơ lý lịch của từng cán bộ tham gia công tác văn cơ sở, cần kiểm tra sự chuẩn bị về tài liệu hồ sơ làm việc để cấp trên có thể theo dõi, dám sát đột xuất hoặc thường xuyên trong các khoản thời gian nhất định.
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch chuyên môn của từng cán bộ văn hóa đối với từng mảng văn hóa phụ trách.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức thực hiện phong trào văn hóa ở từng đơn vị cơ sở, các lễ, hội liên quan đến ngày lễ, kỷ niệm của dân tộc, tổ chức các lễ, hội truyền thống của làng, xã, phong tục tập quán văn hóa được công nhận.
- Kiểm tra, phối hợp tổ chức tuyên truyền văn hóa, thực hiện xây dựng nếp sống văn hóa trong dân cư ở đơn vị phụ trách. Khuyến khích gương người tốt việc tốt, gia đình văn hóa, con cháu hiếu thảo, ông bà mẫu mực, phường, xã, khu phố văn hóa, nếp sống văn minh, môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn. Để có được kết quả tốt ở những nội dung này một phần cơ bản phụ thuộc vào công tác hoạt động văn hóa của người làm văn hóa cơ sở.
3.2.5.3. Những điều kiện đảm bảo việc thực hiện giải pháp có hiệu quả
- Thành phố Thanh Hóa ngay từ khi thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Thanh Hóa lần thứ XVIII về xây dựng cốt cách người dân thành phố “biết làm giàu, quả cảm và thân thiện”, Nghị quyết số 08 và Kế hoạch số 298/UBNDTP về xây dựng đô thị văn minh, công dân thân thiện giai đoạn 2008 - 2010 và 2011 - 2015. Ngay từ đầu năm đã tổ chức phát động thi đua xây dựng đời sống văn hóa, gia đình văn hóa, phường, xã tiên tiến. Trong xây dựng nếp sống văn minh: Chú trọng lĩnh vực trật tự đô thị, trật tự ATGT, vệ sinh môi trường xanh - sạch - đẹp, sản xuất kinh doanh, dịch vụ theo pháp luật quy định, xây dựng nếp sống văn hóa, tích cực tham gia đấu tranh, phòng chống tội phạm. Thực hiện nội dung công dân thân thiện: trong gia đình tôn trọng yêu thương, trong cộng đồng đoàn kết tương ái, tự giác, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Chủ động khai thác các nguồn thông tin văn hóa liên quan đến đời sống dân cư. Sau khi đánh giá, xếp loại cán bộ văn hóa đề nghị bồi dưỡng, khen thưởng đối với từng cán bộ văn hóa để phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, yếu kém, thiếu xót trong công tác văn hóa. Đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng, kịp thời, động viên, khuyến khích cán bộ làm công tác văn hóa góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh.