Một số những hạn chế trong công tác xây dựng đời sống vănhóa ở cơ

Một phần của tài liệu Vấn đề phát huy giá trị văn hóa tinh thần truyền thống trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở của thành phố Thanh Hóa hiện nay (Trang 83)

cơ sở trên địa bàn thành phố

Thành phố Thanh Hóa trong những năm qua thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, đặc biệt là thành phố đã phát động phong trào “Đô thị văn minh - Công dân thân thiện”. Mặc dù thành phố đã đạt những kết quả và chuyển biến tích cực trong 10 năm qua nói chung nhất là từ 2008 trở lại đây, song quá trình thực hiện cuộc vận động cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, đó là:

a. Hạn chế.

- Các phong trào tuy có tiến bộ rõ rệt nhưng chưa đồng đều mới phát triển bề rộng, chưa có chiều sâu, còn chạy theo hình thức, số lượng, nhiều đơn vị khai trương đơn vị văn hóa xong không phát động các phong trào hoạt động thiết thực, thiếu hành động cụ thể, nhiều đơn vị phấn đấu thời gian đầu, đạt được đơn vị văn hóa xem như đã hoàn thành nhiệm vụ, hoặc tổ chức khai trương xong xem như đã đạt danh hiệu đơn vị văn hóa… do vậy chất lượng còn hạn chế. Ngoài những khối phường, xã liên tục đạt danh hiệu tiên tiến các phong trào văn hoá, văn nghệ, tổ chức hội họp được diễn ra thường xuyên, đúng định kỳ như Phường Ba Đình, Trường Thi, Điện Biên, Đông Hương… một số Phường, xã khối phố khác tinh thần chưa tự giác, chỉ khi nào được vân động mới thực hiện.

- Ban vận động cơ sở có nơi, có lúc chưa phát huy hết tinh thần trách nhiệm, việc tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện quy ước và công tác tuyên truyền vận động chưa thường xuyên và sâu rộng, chưa đổi mới các hoạt động tại cơ sở, nên ý thức tự quản trên các lĩnh vực hoạt động của các phố, thôn, đơn vị và một bộ phận nhân dân chưa tự giác và chưa tích cực thực hiện, việc tổ chức các hoạt động văn hóa thể dục - thể thao chưa rộng rãi, vệ sinh môi trường một số nơi chưa đảm bảo, trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông còn vi phạm nhiều, nếp sống văn minh đô thị chưa được quan tâm xây dựng. Việc thực hiện nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang vi phạm ăn uống tràn lan, mở loa đài quá to, rắc vàng mã tiền âm phủ dọc đường có đám ma có chiều hướng gia tăng.

- Chất lượng gia đình văn hóa thấp, ý thức chấp hành pháp luật, trách nhiệm tham gia xây dựng thành phố của một bộ phận nhân dân còn hạn chế. Nhiều phong trào, nhiều cuộc vận động của các tổ chức chính trị xã hội còn mang tính hình thức, bệnh thành tích chưa xác thực, chưa có sự tập trung chỉ đạo, nên kết quả, hiệu quả còn hết sức hạn chế.

b. Nguyên nhân.

- Một bộ phận nhỏ của nhân dân chưa nhận thức được vị trí quan trọng và sự cần thiết phải tham gia thực hiện đồng bộ các phong trào tại cộng đồng dân cư.

- Vai trò lãnh đạo của một số cấp ủy Đảng, chính quyền chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp để các đoàn thể duy trì thường xuyên các phong trào. Một số cơ quan, doanh nghiệp, công ty chưa thực sự quan tâm đến phong trào xây dựng công sở, doanh nghiệp đơn vị có nếp sống văn hóa nên tỷ lệ khai trương xây dựng đơn vị cơ quan văn hóa còn thấp.

- Một bộ phận nhân dân ý thức tự giác chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước cũng như của địa phương chưa cao, còn vi phạm nếp sống văn minh đô thị và quy ước xây dựng phố, thôn văn hóa nhưng chưa được ngăn chặn, xử lý kịp thời.

- Công tác tuyên truyền vận động chưa thường xuyên, liên tục, công tác chỉ đạo, kiểm tra còn mang tính thời điểm, không thường xuyên, thiếu đồng bộ. Thành viên ban chỉ đạo đều là kiêm nhiệm nên không gắn trách nhiệm của ngành thành viên trong chỉ đạo để thúc đẩy phong trào văn hoá quần chúng, sự phối hợp giữa các ngành, đoàn thể chưa chặt chẽ, trách nhiệm còn hạn chế.

- Các thành viên trong ban chỉ đạo từ thành phố đến phường, xã chưa chủ động, sáng tạo trong chỉ đạo, hành động thúc đẩy phong trào, việc phân công giao nhiệm vụ chưa cụ thể, thiếu khoa học, nên chưa phát huy được trách nhiệm thành viên, kết quả chưa đạt yêu cầu và chưa ngang tầm.

- Chế độ kinh phí dành cho công tác thi đua khen thưởng, nâng cao chất lượng hoạt động các phong trào, hoạt động của ban chỉ đạo, Ban vận động còn nhiều hạn chế, không đảm bảo và kịp thời.

- Nhiều cụm dân cư không có nơi hội họp, để phổ biến các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, cũng như tổ chức, hoạt động, sinh hoạt văn hóa văn nghệ nhằm nâng cao nhận thức cho nhân dân.

Nhìn chung công tác xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở tại thành phố còn nhiều hạn chế, xong những hạn chế này là rất nhỏ trong một bộ phận cán bộ, dân cư chưa ý thức tự giác. Nhận thức rõ điều này thành phố tiếp tục chỉ đạo tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho bộ phận dân cư để công tác xây dựng đời sống văn hoá ở đơn vị thành phố đi vào nề nếp và hiệu quả tốt hơn.

Kết luận chương 2

Chương 2, ngoài việc khái quát đặc điểm văn hóa tinh thần truyền thống ở Thanh Hóa, nội dung chính của chương này tập trung giải quyết những vấn đề thực trạng phát huy những giá trị văn hóa tinh thần truyền thống của dân tộc tại thành phố Thanh Hóa trong xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Trong đó đi sâu phân tích các nội dung sau:

- Khát quát cơ sở hình thành các giá trị văn hóa truyền thống của Thanh Hóa.

- Mối quan hệ giữa giá trị văn hóa truyền thống với việc xây dựng đời sống văn hóa ở cụm dân cư trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.

- Chủ trương của thành phố về xây dựng đời sống văn hóa ở đơn vị cơ sở. - Những nội dung thực hiện việc xây dựng đời sống văn hóa ở đơn vị thành phố Thanh Hóa.

+ Thành phố triển khai thực hiện các nội dung thi đua xây dựng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.

+ Thành phố chỉ đạo, triển khai thực hiện các phong trào thi đua thực hiện nội dung “Đô thị văn minh - Công dân thân thiện”.

+ Những kết quả đạt được và những điều kiện để đánh giá danh hiệu thi đua gia đình văn hóa, khối phố, thôn văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn thành phố.

Trên cơ sở đánh giá những thành công, hạn chế từ đó đưa ra nguyên nhân của thực trạng xây dựng đời sống văn hóa ở đơn vị cơ sở trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, đây là căn cứ để đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tinh thần của dân tộc trong công tác tổ chức, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn thành phố Thanh Hóa giai đoạn 2011 - 2015.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG

VĂN HÓA Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THANH HÓA

Một phần của tài liệu Vấn đề phát huy giá trị văn hóa tinh thần truyền thống trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở của thành phố Thanh Hóa hiện nay (Trang 83)