3.2.6.1. Mục đích, ý nghĩa
- Nhằm tạo bước đột phát trong công tác tuyển dụng, sử dụng nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác văn hóa tại cơ sở có hiệu quả cao nhất, giữ đúng phẩm chất đạo đức văn hóa cách mạng của Hồ Chí Minh, phát huy giá trị văn hóa tinh
thần truyền thống của dân tộc trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở các cụm dân cư trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.
3.2.6.2. Nội dung và giải pháp
- Quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVIII, thành phố thành lập ban chỉ đạo chương trình hành động đổi mới công tác cán bộ làm văn hóa tại các đơn vị phường, xã giai đoạn 2011 - 2015.
- Tổ chức thi đua tài năng cán bộ văn hóa giứa các đơn vị văn hóa với nhau. Triển khai thảo luận tại các đơn vị văn hóa ở cơ sở, nộp báo cáo thu hoạch.
- Tổ chức Hội nghị các cán bộ văn hóa chủ chốt gồm phòng văn hóa: có trưởng phòng, phó phòng các chuyên viên văn hóa, phường, xã Trưởng ban mặt trận tổ quốc, cán bộ văn hóa đơn vị với sự tham gia của lãnh đạo cấp trên thông qua trương trình hành động, nghe báo cáo tổng kết, thảo luận và xây dựng kế hoạch triển khai.
- Triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo của cấp trên bằng các công việc, kế hoạch hành động cụ thể, giám sát kiểm tra kết quả thực hiện.
- Phát triển quy mô mạng lưới văn hóa truyền thống sâu rộng trong đời sống làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống của quần chúng nhân dân. Các sự kiện văn hóa lễ hội truyền thống của dân tộc và phong tục tập quán của người dân địa phương theo định hướng phát triển của thành phố. Tiếp tục thực hiện quy hoạch hoạt động văn hóa giai đoạn 2012 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, trong đó chú trong đưa ra các giải pháp hoạt động văn hóa để thực hiện.
- Thực hiện cam kết chất lượng văn hóa, công khai hoạt động, thu chi tài chính, tổ chức tuyên truyền, nội dung hoạt động văn hóa công khai, minh bạch đến từng cán bộ từng cá nhân, gia đình, tổ chức tín ngưỡng tôn giáo và xã hội. Trên địa bàn thành phố có nhiều tổ chức tín ngưỡng tôn giáo hoạt động tại một số đơn vị phường như (phường Trường Thi, Ngọc Trạo, Nam Ngạn, Điện Biên, Đông Cương) tuy không quá phức tạp như các vùng khác trong nước nhưng cũng phải hết sức chú trọng, tế nhị. Công tác văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa phải sao cho tất cả cùng hướng về một mục tiêu chung nhất sống tốt đời đẹp đạo, tôn trọng và làm theo pháp luật.
3.2.6.3. Những điều kiện đảm bảo để thực hiện giải pháp có hiệu quả
- Lãnh đạo các đơn vị cơ sở lên kế hoạch theo các mảng phụ trách văn hóa nhất là văn hoá truyền thống, để rà soạt những nội dung, yêu cầu cần thực hiện: Triền khai nội dung gì? Vào thời gian nào, tổ chức như thế nào, ai phụ trách đảm nhận, kết quả thực hiện ra sao. Xây dựng kế hoạch giúp thực hiện đúng yêu cầu mà cấp trên giao phó, đúng nội dung đơn vị yêu cầu thực hiện. Phù hợp với nguyện vọng của quần chúng với đạo lý truyền thống của dân tộc.
- Rà soát lại các văn bản liên quan đến công tác thực hiện đợi sống văn hóa ở khu dân cư. Bổ sung những nội dung mới cho phù hợp với công tác phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc trong đời sống hiện nay.
- Đẩy mạnh công tác giám sát, đánh giá chất lượng kết quả hoạt động xây dựng đời sống văn hóa, nhất là mảng văn hóa văn nghệ của quần chúng. Cuối tháng các đơn vị phường, xã phải làm báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng cá nhân và đơn vị thực hiện, những phát sinh và đề xuất cách thức triển khai các văn bản thông báo của đơn vị và trình cấp trên xem xét, nhằm thúc đẩy các phong trào văn hoá, văn nghệ quần chúng có hiệu quả.
- Đổi mới công tác chỉ đạo tổ chức hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác văn hóa cơ sở là động lực thúc đẩy phát triển hiệu quả công tác xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn thành Phố ta hiện nay. Có như vậy công tác xây dựng đới sống văn hoá ở cơ sở nhằm làm cho các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc ngày càng thấm sâu vào đời sống nhân dân. Để mỗi người con xứ Thanh ngày càng yêu gia đình, yêu quê hương hơn nữa phấn đấu ngày càng làm giầu cho quê hương đất nước.
Những điều kiện trên được đảm bảo thực hiện tốt ngoài việc góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo còn góp phần tăng cường sự đoàn kết trong các tầng lớp nhân dân, truyền thống tình làng, nghĩa phố được khơi dậy. Nhân tố văn hoá đã tác động tích cực trong việc xây dựng đạo đức, lối sống của cán bộ nhân dân góp phần hình thành nhân cách và nếp sống văn minh của người dân đô thị.
KẾT LUẬN
Xã hội phát triển toàn diện là một xã hội không chỉ có nền kinh tế vững mạnh mà phải có đời sống văn hóa xã hội lành mạnh, tiến bộ, đặc sắc. Vì vậy, bên cạnh việc phát triển kinh tế thì ngày nay mỗi một dân tộc, một quốc gia càng phải trăm lo xây dựng một nền văn hóa riêng của mình vừa hiện đại “tiên tiến” vừa “đậm đà” bản sắc dân tộc.
Để phát huy một cách tốt nhất các giá trị truyền thống của dân tộc trong công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở trên địa bàn thành phố Thanh Hóa hiện nay. Chúng ta phải loại bỏ những nhân tố lạc hậu không còn phù hợp với yêu cầu của xã hội đồng thời phải đưa các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống làm cho những giá trị văn hóa ấy thấm sâu vào đời sống của cộng đồng dân cư. Bên cạnh đó phải có sự định hướng đúng đắn, một hệ thống giải pháp có tính khả thi, được tổ chức thực hiện trên thực tế một cách khoa học. Trên cơ sở nghiên cứu chúng tôi rút ra một số kết luận cụ thể như sau:
- Trong công tác phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc trong xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn thành phố Thanh Hóa có ảnh hưởng to lớn đến việc gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và của địa phương và xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư ngày càng đậm đà, tiên tiến.
- Thực trạng về việc phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và công tác xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn thành phố cũng còn một số những hạn chế.
+ Trong đời sống văn hóa có nhiều biến thái và ảnh hưởng phức tạp đến đời sống cộng đồng.
+ Công tác tuyển chọn, nâng cao năng lực cho cán bộ văn hóa còn nhiều thiếu sót.
+ Công tác đảm bảo đời sống, sinh hoạt của người làm công tác VH ở cơ sở còn chưa được quan tâm đúng mức
+ Chế độ khen thưởng, khuyến khích còn mang tính hình thức chưa phản ánh đúng giá trị, ý nghĩa của người tham gia đảm trách, tổ chức thực hiện xây dựng đời sống văn hóa cơ sở.
- Luận văn đề ra một số giải pháp nhằm nầng cao tính thiết thực và hiệu quả trong công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở trên địa bàn thành phố và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc của địa phương trong đời sống cộng đồng dân cư.
Nhằm thực hiện tốt các giải pháp đã nêu rõ trong chương 3 để xây dựng thành phố Thanh Hóa văn minh hơn, thân thiện hơn trong giai đoạn tiếp theo 2012 - 2015. Một đời sống hiện đại không được phép lãng quên quá khứ, càng không thể không trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc của cha ông mình. Đó là lý do vì sao những giá trị văn hóa dân tộc không thể biệt lập, lơ lửng đâu đây mà nó phải ở trong mỗi chúng ta, trong đời sống hiện tại hôm nay và mãi mãi.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (1998), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb. Đồng Tháp.
2. PGS. TS Lương Gia Ban (1999), Chủ nghĩa yêu nước trong sự nghiệp công
nghiệp hóa - hiện đại hóa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Ban thường vụ thành Ủy Thanh Hóa (2008), Về chương trình “Đô thị văn
minh - Công dân thân thiện”.
4. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên (chủ biên, 2002), Giá trị truyền thống
trước những thách thức của toàn cầu hóa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Nguyễn Trọng Chuẩn (1998), “Vấn đề khai thác giá trị truyền thống vì mục
tiêu phát triển”, Triết học, (2).
6. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
(1991), Nxb. Sự thật, Hà Nội.
7. Trần Đàm (1995), Nét đẹp xứ Thanh, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
8. Đảng cộng sản Việt Nam (1977), Văn kiện Đảng (1930 - 1945), tập 3, Nxb.
Sự thật, Hà Nội.
9. Đảng cộng sản Việt Nam (1981), Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Đảng cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VI, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
11. Đảng cộng sản Việt Nam (1995), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VI, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
12. Đảng cộng sản Việt Nam (1995), Nghị Quyết của Bộ Chính trị về một số định
hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
13. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành
15. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Báo cáo Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa IX, về các văn kiện Đại hội X, http://www.tienphongline.com.vn
17. Đảng cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (2006), Văn kiện Đại hội
Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Nxb. Thanh Hóa.
18. Đảng cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (2010), Văn kiện Đại hội
Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Nxb. Thanh Hóa.
19. Giáo trình lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa
học Xã hội, Hà Nội.
21. Trần Văn Giàu (1987), Trong dòng chủ lưu của văn hóa Việt Nam, tư tưởng
yêu nước, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.
22. P.Huard - M.Đurand (1993), Hiểu biết về Việt Nam, Nxb. Khoa học Xã hội,
Hà Nội.
23. Đinh Gia Khánh, Cù Huy Cận (1995), Các vùng văn hóa Việt Nam, Nxb.
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
24. Lê Văn Hưu và Chương trình nghiên cứu danh nhân Thanh Hóa (2003), Nxb.
Văn hoá thông tin, Bộ văn hoá.
25. Phan Huy Lê - Vũ Minh Giang (1994), Các giá trị truyền thống và con người
Việt Nam hiện nay, Chương trình khoa học cấp Nhà nước KX07/02.
26. Lịch sử Thanh Hóa (1990), Thanh Hóa thời tiền sử, sơ sử, tập 1, tập 2, Nxb.
Văn hoá thông tin.
27. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 8, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 11, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 12, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
34. Hồ Sỹ Quý (2002), Giá trị văn hóa truyền thống trước thách thức toàn cầu
hóa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
35. Thanh Hóa thế và lực mới thế kỷ XXI (Thanh Hóa - New Image in Century XXI) (2003), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội
36. Trần Ngọc Thêm (1998), Tìm hiểu bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
37. Trần Văn Thinh (1995), Danh sỹ Thanh Hóa và việc học thời xưa, Ban Tuyên
giáo tỉnh Thanh Hóa.
38. PGS. TS Ngô Đức Thịnh (chủ biên, 1993), Văn hóa vùng và phân vùng văn
hóa ở Việt Nam, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
39. Tỉnh ủy - UBNDT Thanh Hóa (1996), Thanh Hóa Tự nhiên - xã hội và con
người, Ban biên tập Địa chí Thanh Hóa.
40. Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2000), Địa
chí Thanh Hóa, Địa lý và lịch sử, tập 1, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
41. Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2000), Kinh
tế, tập 3, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
42. Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2001), Văn
hóa và xã hội, tập 2, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
43. Lê Huy Trần, Hoàng Khôi (1983), Tục ngữ, ca dao, dân ca, vè Thanh Hóa,
Nxb. Văn hoá thông tin.
44. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2002), Báo cáo tổng kết “phong trào toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, 2002 và phương hướng hoạt động 2003.
45. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2003), Báo cáo tổng kết phong trào thực hiện Nghị quyết TW 5 về xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở Thanh Hóa.
46. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (12/2005), Báo tình hình phát triển kinh tế -
xã hội năm 2005 và nhiệm vụ chủ yếu đến năm 2007.
47. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2006), Kế hoạch UBNDTP về Xây dựng
Nhà văn hóa, phố, thôn, giai đoạn (2006-2010).
48. Uỷ ban nhân dân thành phố Thanh Hóa (2008), Hướng dẫn một số quy định
về xây dựng “Đô thị văn minh - Công dân thân thiện”.
49. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2008), Kế hoạch số 298/KH-UBND ngày
04/07/2008 về “Xây dựng đô thị văn minh - Công dân thân thiện”, giai đoạn (2008-2010).
50. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2011), Kế hoạch số 164/KH-UBND thành
phố về “Xây dựng đô thị văn minh - Công dân thân thiện”, giai đoạn (2011- 2015).
51. Uỷ ban nhân dân thành phố (2011), Hướng dẫn số 1824/HD chỉ đạo xây dựng
“Đô thị văn minh - Công dân thân thiện”.
52. Viện Triết (dịch, 2006), Từ điển triết học phương Tây hiện đại, Nxb Khoa học
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1. NĂM ĐỔI TÊN ÁI CHÂU QUẬN THÀNH THANH HÓA
1. Theo lịch sử Triều hiến trương loại chú: Năm Thiên thành thứ 6 - Quý Dậu (1033). Năm Thiên Thành thứ 3 - Canh Ngọ (1030). 2. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư:
Năm Thông Thụy thứ 3 - Bính Tý (1036).
3. Thơ Nguyễn Trãi Toàn tập, Nxb. KHXH&NV, 1976.
4. Theo Địa chí Thanh Hóa, tập 1 [40].
Năm Thiên Thành thứ 3 - Canh Ngọ (1030). Theo Thanh Hóa thế và lực thế kỷ XXI Năm 1030 - Thời Lý.
5. Theo Địa Chí Văn hóa và Xã hội Thanh Hóa, tập 2 [42]. Năm 1033 Thời Lý Thánh Tông.
PHỤ LỤC 2. PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN
Để phục vụ cho công tác nghiên cứu vấn đề phát huy giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc trong xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở trên địa bàn thành phố Thanh Hóa hiện nay xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau:
1. Về số lượng và quy mô đơn vị xây dựng văn hóa: Số lượng đơn vị văn hóa:Thừa Đủ Thiếu
Cơ cấu đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa: Hợp lý Không hợp lý 2. Về chất lượng xây dựng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.