Định hướng cụ thể xây dựng đời sống vănhóa cơ sở trên địa bàn thành

Một phần của tài liệu Vấn đề phát huy giá trị văn hóa tinh thần truyền thống trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở của thành phố Thanh Hóa hiện nay (Trang 91)

thành phố Thanh Hóa

Thực hiện chủ trương và bám sát phương án chỉ đạo của Trung ương, thành phố Thanh Hóa đã thành lập Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cho các thành viên chỉ đạo cơ sở, căn cứ các văn bản hướng dẫn của Trung ương, của Tỉnh, Thành phố xây dựng kế hoạch, triển khai, tổ chức tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và trong các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa, mục đích, nội dung của phong trào cũng như tầm quan trọng, sự cần thiết của sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hóa góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Thanh Hóa lần thứ XVIII về xây dựng cốt cách người dân thành phố “Biết làm giàu, quả cảm, sáng tạo và thân thiện”, Nghị quyết số 08/2008/NQ-HĐND ngày 05/08/2008 kỳ họp thứ 11 Hội đồng nhân dân thành phố khóa XIX, Kế hoạch số 298/KH-UBND ngày 04/7/2008 của UBND thành phố về xây dựng “Đô thị văn minh - công dân thân thiện” giai đoạn 2008 - 2010. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào này giai đoạn 2011 - 2015, tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa xây dựng nhà văn hóa phố - thôn - gia đình văn hóa - khu phố văn hóa… là những nội dung nổi bật trong phương hướng xây dựng cụ thể đời sống văn hóa ở cơ sở trên địa bàn thành phố. Nội dung phương hướng tổ chức chỉ đạo như sau:

- Tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo, đôn đốc hướng dẫn, tố chức khai trương, phát động xây dựng đơn vị văn hóa, nâng cao chất lượng thực hiện 5 nội dung, 7 phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.

- Hằng năm tổ chức tập huấn, triển khai các văn bản liên quan đến phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cho thành viên Ban chỉ đạo thành phố, phường, xã và Ban vận động các phố, thôn trên địa bàn.

- Triển khai văn bản “thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội”, triển khai việc học tập, rèn luyện theo tấm gương đạo đức cách

mạng Hồ Chí Minh. Triển khai thực hiện cuộc vận động đô thị văn minh, công dân thân thiện, tạo ra phong trào rộng khắp trong cộng đồng dân cư.

- Các đơn vị phường, xã tổng kết hoạt động 5 năm, 10 năm phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” rút ra những bài học kinh nghiệm cho quá trình chỉ đạo và tổ chức thực hiện.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động quần chúng, sử dụng mọi hình thức và phương tiện thông tin, tuyên truyền, giới thiệu rộng rãi cho mọi người hiểu rõ mục tiêu, ý nghĩa, nội dung và lợi ích của phong trào đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, ích nước, lợi nhà. Nhằm phát huy nhân tài lực cho xã hội, phục vụ cho việc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.

Thành phố tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng xây dựng phố, thôn, cơ quan, đơn vị, gia đình văn hóa, trọng tâm chỉ đạo cuộc vận động xây dựng đô thị văn minh, công dân thân thiện giai đoạn 2011 - 2015 và những năm tiếp theo.

3.2. Một số giải pháp nhằm xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn thành phố Thanh Hóa

Từ kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận chương 1, kết quả phân tích và chỉ ra được thực trạng thực hiện phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, quan trong nhất là thực hiện phong trào “Đô thị văn minh - công dân thân thiện” trên địa bàn thành phố trong những năm gần đây. Nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng đời sống văn hóa mới: đô thị khang trang, văn minh - công dân thân thiện và thực hiện các nhiệm vụ khác của tỉnh cũng như thành phố, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống trong công tác xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn thành phố Thanh Hóa hiện nay.

3.2.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc trong xây dựng đời sống văn hóa ở thành phố văn hóa truyền thống dân tộc trong xây dựng đời sống văn hóa ở thành phố Thanh Hóa

3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa

Thường xuyên và liên tục làm cho mọi cán thành viên cán bộ làm công tác tuyên truyền tại các cơ sở đơn vị, phường, xã nhận thức đầy đủ, đúng đắn về xây

dựng đời sống văn hóa tại địa bàn mình là yếu tố quyết định sự thành công nâng cao chất lượng trong công tác xây dựng đời sống văn hóa.

Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là yêu cầu hoàn toàn khách quan của công cuộc đổi mới, nông nghiệp nông thôn hóa nói riêng và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói chung của cả nước hiện nay.

3.2.1.2. Nội dung và giải pháp xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở

Bằng nhiều hình thức khác nhau, kết hợp các tổ chức đoàn thể làm cho mọi thành viên hiểu sâu sắc về tầm quan trọng của việc xây dựng đời sống văn hóa (vì sao phải xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư? Công tác tổ chức xây dựng các phong trào về đời sống văn hóa gồm cái gì? Điều kiện cần và đủ để thực hiện các phong trào trong xây dựng đời sống văn hóa?).

Điều tra tổng thể, đánh giá, phân loại cán bộ thành viên, cá nhân đại diện trên địa bàn khu dân cư nhằm nắm vững tình hình số lượng, chất lượng, độ tuổi, giới tính, quan điểm, mong muốn của các cá nhân trên địa bàn từng cơ sở.

Xác định mục tiêu vươn tới, các chỉ tiêu, tiêu chí, biện pháp và cách thức tiến hành xây dựng, tổ chức, hoat động, hướng dẫn các thành viên tại cơ sở theo chủ trương chỉ đạo hiện nay của Trung ương, tỉnh và thành phố.

Đội ngũ cán bộ các thành viên làm công tác văn hóa phải không ngừng rèn luyện, tự học, tự trao đổi bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, nghiệp vụ, đạo đức, lối sống hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, khắc phục những khó khăn yếu kém để vươn lên.

3.2.1.3. Những điều kiện để đảm bảo giải pháp có hiệu quả

Rà soát lại, tiêu chuẩn, quy định, trách nhiệm, nghĩ vụ của từng thành viên làm công tác văn hóa tại đơn vị cơ sở. Cần coi trọng công tác phát triển đội ngũ làm công tác văn hóa đời sống để kịp đào tạo bồi dưỡng nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng, tổ chức công tác tuyên truyền văn hóa tại cơ sở phường, xã, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn thành phố và toàn tỉnh.

Xem xét chế độ ưu đãi đối với những người làm công tác văn hóa, đảm bảo đúng, đủ, công bằng để họ yên tâm công tác, hứng thú trong công tác.

Thường xuyên tuyên truyền để các cán bộ các phường, xã trên địa bàn thành phố hiểu sâu sắc nội dung xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, là công tác quan trọng có ý nghĩa chiến lược lâu dài trong quá trình phát triển của thành phố.

Các cán bộ quản lý công tác văn hóa, các cấp ủy Đảng, chính quyền là người tiên phong, mẫu mực thực hiện tầm quan trọng của công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở trong lời nói cũng như việc làm.

3.2.2. Công tác tuyển chọn, xây dựng đội ngũ làm công tác văn hóa tại các cơ sở phường, xã

3.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa

Nhằm khắc phục được sự thiếu hụt về số lượng cán bộ làm công tác văn hóa, khai thác và thu hút có hiệu quả nguồn lực văn hóa, tạo ra cơ cấu hợp lý, làm cho chất lượng đội ngũ làm công tác văn hóa ở cơ sở tại thành phố tăng nhanh và bền vững.

Tuyển chọn đủ số lượng cán bộ làm công tác văn hóa, tuyên truyền viên tại các cơ sở đảm bảo chất lượng trình độ, phẩm chất đạo đức tốt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuyển dụng phải đảm bảo các điều kiện và tiêu chuẩn trình độ phù hợp với chuyên ngành cần tuyển. Công tác tuyển chọn đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa là nhiệm vụ hết sức quan trọng của thành phố vì đây là nhân tố quyết định chất lượng làm công tác văn hóa, là giải pháp trước mắt và lâu dài trong công tác tuyển chọn cán bộ văn hóa.

3.2.2.2. Nội dung và giải pháp công tác tổ chức

Thực hiện theo Nghị định 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý CBVC trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước. Triển khai một số nội dung cơ bản trong tuyển dụng thu hút nhân tài bổ sung đội ngũ làm công tác văn hóa.

- Hình thức tuyển dụng: thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển và được thực hiện theo hình thức hợp đồng làm việc.

- Ưu tiên trong tuyển dụng trong các trường hợp: Đối tượng chính sách, người có học vị tiến sĩ, thạc sĩ đúng chuyên ngành đào tạo, phù hợp với nhu cầu tuyển dụng, phù hợp với nhu cầu tuyển dụng, những người tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc ở các trường đại học có uy tín, có chuyên môn phù hợp với nhu cầu tuyển

dụng xem xét tuyển thẳng không phải chờ đến đợt tuyển, ưu tiên con em trong tỉnh, những cán bộ văn hóa được tuyển dụng phải được cân đối về chuyên môn nhưng tiêu chuẩn về chất lượng đội ngũ làm công tác văn hóa là quan trọng nhất.

Các nguồn tuyển dụng đội ngũ làm công tác văn hóa gồm:

Sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi, xuất sắc ở các trường đại học có uy tín, Đại học Quốc gia Hà Nội, các trường đại học văn hóa, cao đẳng văn hóa.

Cán bộ văn hóa của các đơn vị sự nghiệp phù hợp với chuyên môn, vị trí tuyển dụng, có nhu cầu về công tác tại đơn vị thành phố, các đơn vị thuộc cơ sở. Thực hiện tốt phương pháp này sẽ bổ sung nhanh được đội ngũ làm công tác văn hóa ở cơ sở chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ.

- Sơ tuyển: Sau khi tổng hợp các hồ sơ đăng ký dự tuyển, phòng tổ chức thành phố trực tiếp làm việc với các đơn vị cơ sở để được tư vấn, đề xuất ý kiến về nghiệp vụ chuyên môn và phối hợp thực hiện việc sơ loại những hồ sơ không đủ điều kiện theo quy định. Những người đã qua sơ tuyển sẽ được bố trí về các cơ sở để được hướng dẫn thực hiện các công tác nghiệp vụ văn hóa.

3.2.2.3. Những điều kiện đảm bảo để thực hiện giải pháp có hiệu quả

- Xây dựng chính sách ưu đãi đối với người được tuyển chọn làm công tác văn hóa, tạo điều kiện về nhà ở, điều kiện làm việc, đảm bảo về thu nhập, được quan tâm cử đi học nâng cao nghiệp vụ văn hóa trong và ngoài nước. Ngoài ra còn có chính sách khen thưởng cho các cán bộ làm công tác văn hóa ở đơn vị thành phố giỏi, có thành tích xây dựng, tổ chức các phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng, có sáng kiến kinh nghiệm về văn hóa, đặc biệt là công tác tổ chức văn hóa tại địa phương các khối phường, xã, thôn để góp phần xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.

- Căn cứ tuyển dụng: Hằng năm căn cứ vào nhu cầu công việc, kế hoạch biên chế được duyệt, cơ cấu tổ chức cán bộ văn hóa các khối phường, xã, thôn, tổ chức đoàn thể, UBND thành phố Thanh Hóa yêu cầu các đơn vị cơ sở nói trên, trên địa bàn thành phố căn cứ yêu cầu nhiệm vụ và năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa để cân đối, đề xuất nhu cầu tuyển dụng. Xây dựng cụ thể hóa chức danh

cán bộ văn hóa, đảm bảo chuẩn về cơ cấu trình độ chuyên môn, độ tuổi, giới tính, gắn bó công việc.

- Xác định chỉ tiêu cho các đơn vị cơ sở theo từng đợt tuyển. Phòng TCCB thành phố dựa trên định hướng phát triển chung của thành phố để cân đối nhu cầu cán bộ văn hóa của các đơn vị, chỉ tiêu được giao, khả năng tài chính của đơn vị, để cùng với các lãnh đạo đơn vị thống nhất chỉ tiêu bổ sung cho các đơn vị theo từng đợt tuyển.

- Thông báo công khai trên website của thành phố những thông tin về đội ngũ cán bộ, và nhu cầu tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng, như đăng báo, gửi công văn đến các trường uy tín, cán bộ văn hóa chủ động thông báo nhu cầu tuyển dụng cán bộ văn hóa của thành phố đến người quen, người thân để mở rộng khả năng thông tin, tuyển chọn cán bộ làm công tác văn hóa, tuyên truyền viên văn hóa theo đúng quy hoạch được xây dựng.

- Các cấp ủy Đảng chính quyền thành phố, các đơn vị cơ sở thực hiện đúng những yêu cầu quy định, đảm bảo công bằng, chính xác. Tránh tình trạng tuyển không đúng đối tượng, không đúng năng lực gây nên những dư luận không tốt làm phai nhạt vai trò chức năng của văn hóa nói chung, công tác cán bộ văn hóa nói riêng. Công tác tuyển dụng khoa học, chính xác giúp việc xây dựng chất lượng đội ngũ làm công tác văn hóa cơ sở ngày càng được nậng cao.

3.2.3. Công tác quy hoạch phát triển đội ngũ làm công tác văn hóa 3.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa 3.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa

- Quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa phải dựa trên cơ sở quy hoạch về đào tạo nghề của UBND tỉnh đến năm 2015 và những năm tiếp theo, phải căn cứ vào định hướng phát triển của thành phố và các đơn vị cơ sở, trước hết là dựa vào mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động, các phong trào thi đua văn hóa, văn nghệ quần chúng, các hoạt động và công tác xây dựng đời sống văn hóa tại các đơn vị cơ sở trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.

- Quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa phải đảm bảo cả về số lượng lẫn cơ cấu. Trong đó cần chú ý vừa đảm bảo nhiệm vụ trước mắt, vừa đảm bảo tính kế thừa với việc đảm nhiệm công tác văn hóa tại đơn vị mình mang

tính lâu dài. Như vậy mới không bị hẫng hụt và mới khai thác hết các tiềm năng kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ, yêu nghề, gắn bó với công việc của các cán bộ làm công tác văn hóa tại địa bàn cơ sở.

3.2.3.2. Nội dung và giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa trên địa bàn thành phố

Xây dựng kế hoạch tuyển chọn bổ sung cán bộ văn hóa: Phải đảm bảo về cơ cấu chuyên môn các lĩnh vực hoạt động văn hóa khác nhau, cũng cần phải lưu ý về độ tuổi, về giới tính. Cần phải cụ thể hóa công tác tuyển chọn bổ sung như: tuyển cho ngành nào, mảng đời sống văn hóa nào, bổ sung bao nhiêu, bổ sung vào thời gian nào. Cần thiết phải cụ thể hóa, dân chủ hóa, công khai hóa, tiêu chuẩn lựa chọn, phương thức tuyển chọn, đồng thời phải có cách làm mềm dẻo, linh hoạt, không gây phiền hà và có cơ chế thu hút người tài giỏi đến với đơn vị để nhanh chóng củng cố được đội ngũ.

- Công tác tuyển chọn, phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa phải báo cáo các cơ quan chủ quản là Sở LĐTB & XH, Sở VHTT, để có sự chỉ đạo kịp thời, giám sát và hỗ trợ khi cần thiết trong quá trình thực hiện.

- Kiên quyết trong chỉ đạo, triển khai các kế hoạch đã xây dựng, tránh tình trạng “đánh trống bỏ dùi” kế hoạch một đường nhưng làm một nẻo, đến đâu tính đến đó, được đâu hay đó.

- Quá trình thực hiện cần có sự kiểm chứng thực tiễn để điều chỉnh bổ sung

Một phần của tài liệu Vấn đề phát huy giá trị văn hóa tinh thần truyền thống trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở của thành phố Thanh Hóa hiện nay (Trang 91)