Mối quan hệ giữa các giá trị vănhóa truyền thống dân tộc với việc xây

Một phần của tài liệu Vấn đề phát huy giá trị văn hóa tinh thần truyền thống trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở của thành phố Thanh Hóa hiện nay (Trang 58)

Đảng và nhà nước Việt Nam từ rất sớm đã nhận thức vai trò quan trọng của văn hóa. Đảng ta đã luôn khẳng định vai trò của văn hóa quy tụ ở bản lĩnh con người Việt Nam, sức mạnh của con người Việt Nam là ở văn hóa Việt Nam, sức mạnh sáng tạo của nhân dân ta “để đất nước này là của nhân dân, của ca dao thần thoại”. Các giá trị văn hóa là định hướng phát triển cơ bản của đời sống tinh thần trong một cộng đồng xã hội.

Trong đời sống hằng ngày của dân tộc Việt nói chung và ở Thanh Hóa nói riêng, cái giá trị nằm trong văn hóa đã mặc nhiên khẳng định vai trò của văn hóa là cơ sở, nền tảng của đời sống xã hội và của sự phát triển. Những gía trị văn hóa truyền thống dân tộc trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển của thành phố Thanh Hóa, nó ảnh hưởng sâu sắc đến xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở tại thành phố Thanh Hóa. Hồ Chí Minh đã dạy rằng: “Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ, cái gì không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý. Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển nó thêm”.

Những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng đời sống văn hóa, xã hội của thành phố trong các năm qua (từ 2008 - 2011) đã cho thấy rõ tầm quan trọng của việc gìn giữ và phát huy giá trị truyền thống dân tộc. Trong thời gian qua cùng với cả nước, Thanh Hóa đang bắt tay xây dựng đẩy mạnh quá trình CNH - HĐH do vậy tại thành phố đang diễn ra quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị. Một hình thức tổ chức cộng đồng gắn liền với xã hội công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên vấn đề đó đã làm đảo lộn cơ cấu xã hội và các mối quan hệ xã hội trước đây. Sự phân hóa giầu nghèo, phân tầng xã hội, bùng nổ dân số, việc làm, đời sống văn hóa xã hội, giáo dục, tập tục làng xã, phường hội đã ảnh hưởng và tác động nhiều mặt.

Không riêng gì các đô thị lớn trong cả nước như: Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình, Vinh - Nghệ An… ngay tại thành phố Thanh Hóa mật độ dân cư cao, căng thẳng về không khí, tranh chấp đất đai cư trú đã làm cho ý thức cộng đồng giảm đi rõ rệt, tự do cá nhân ngày càng tăng. Những vấn đề này đang hằng ngày diễn ra tại thành phố, đăng ăn sâu vào nếp sống hằng ngày của người dân nơi đây. Những thách thức này chỉ có thể giải quyết trên cơ sở xuất phát từ các giá trị văn hóa

truyền thống tốt đẹp của cha ông đó là cách thực hiện công bằng xã hội, tạo ra sự phát triển bền vững cho đô thị.

Thời kỳ CNH - HĐH đem lại cho con người thành phố trở nên văn minh hiện đại với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt. Đồng thời cũng tạo ra lối sống công nghiệp, làm việc như một cái máy, chỉ biết đến hiệu quả công việc. Từ đó dễ làm cho tâm hồn con người trở nên vô cảm trống rỗng, tham lam trước sức mạnh mê hoặc của tiền bạc. Con người thiếu vắng mối đồng cảm quan tâm đến người khác, trở nên trơ lì, thờ ơ lạnh nhạt trước những đau khổ và hạnh phúc của đồng loại, làm phai nhạt giá trị truyền thống của cha ông.

Từ góc độ đời sống văn hóa, điều này không phù hợp với phương châm và quan điểm sống của người dân Việt Nam nói chung và người Thanh Hóa nói riêng. Chính vì vậy, hơn lúc nào hết ta phải kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, khắc phục lối sống tiêu dùng, thực dụng thường xảy ra trong xã hội công nghiệp, để công tác xây dựng đời sống văn hóa ở từng cơ sở trên địa bàn thành phố được tốt đẹp.

Tuy nhiên dưới tác động của đời sống hiện đại người dân cảm nhận không khí văn hóa mới bên ngoài tăng lên đã cải tạo được các phong tục, tập quán và thói quen lạc hậu nhưng sự thay đổi đó đã giải thể không ít những mối quan hệ gia đình, làng xóm vốn rất tốt đẹp của người nông dân. Vì vậy, để người dân Thanh Hóa vừa phát triển hiện đại, vừa khẳng định bản sắc văn hóa của mình, chúng ta cần thiết phải giữ gìn những giá trị văn hóa dân tộc tốt đẹp mà cha ông ta đã tạo nên.

Trong đời sống kinh tế thị trường hiện nay, đời sống người dân tỉnh Thanh nói chung và ở thành phố nói riêng còn rất nhiều khó khăn. Người ta dễ bị dòng xoáy của giá trị vật chất lôi cuốn, sẵn sàng dẫm đạp lên nhân cách, băng hoại lối sống, sói mòn giá trị truyền thống dân tộc.

Như kết quả điều tra của chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX07/02 cho thấy: trong khi đa số người dân Việt Nam vẫn tự hào về những giá trị truyền thống dân tộc và muốn bảo vệ, phát huy những giá trị truyền thống ấy thì cũng không ít người cho rằng những truyền thống đó không có gì đáng tự hào cả, đó là nguyên nhân của sự nghèo nàn và lạc hậu mà đất nước ta đang phải trải qua và họ

không muốn bảo vệ giá trị truyền thống đó nữa. Từ đó đã xuất hiện tư tưởng sùng bái hàng ngoại, văn hóa ngoại, lối sống ngoại, mà coi thường hay lãng quên đi những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc. Sự suy đồi về đạo đức, lối sống, nhân cách của một số thanh thiếu niên, một số cá nhân trong gia đình đang là hiện trạng nhức nhối hiện nay ở thành phố.

Đối với vấn đề này Đảng ta nhận định rằng: “Tệ sùng bái nước ngoài, coi thường giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ… đang có ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Không ít trường hợp vì đồng tiền, vì danh dự cá nhân mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp. Buôn lậu ma túy, buôn bán mại dâm, các tệ nạn khác ngày càng gia tăng” [8, tr.46]. Trong chính trị cũng vậy, tình trạng suy thoái về đạo đức đã xảy ra ở một bộ phận không ít cán bộ, đảng viên. Theo đánh giá của Đảng “tình trạng tham những, suy thoái về tư tưởng đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ đảng viên là rất nghiêm trọng” [21, tr.76].

Trong điều kiện hiện nay của thành phố cần chủ động đấu tranh gạt bỏ mọi truyền thống lỗi thời đang cản trở bước tiến của chúng ta, nhưng lại phải hết sức nâng niu quý trọng, phát huy những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp đang thúc đẩy chúng ta như một sức mạnh nội sinh lớn.

Làm được như vậy văn hóa luôn luôn là nền tảng tinh thần của xã hội và là động lực của sự phát triển, là nhân tố quan trọng thúc đẩy thành phố Thanh Hóa xứng ngang tầm với nội dung đại hội Đảng Bộ tỉnh Thanh Hóa (2010) đề ra phấn đấu xây dựng Thanh Hóa lên đô thị loại 1 (2013) và tầm nhìn phát triển đến năm 2035. Đó chính là yêu cầu quan trọng nhất đối với toàn thể người dân Thanh Hóa trong việc kế thừa, không ngừng phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của thành phố xứ Thanh.

Các giá trị văn hóa truyền thống bao giờ cũng có quan hệ với đời sống hiện thực. Gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa ấy được tốt phải dựa trên cơ sở kinh tế - xã hội tạo nên những giá trị truyền thống văn hóa ấy được bảo tồn, tôn tạo, và nó cũng phải biến đổi, hoàn thiện, cho phù hợp với đời sống văn hóa mới.

Tinh thần yêu nước trước đây của con và dân người xứ Thanh bao gồm ý chí quyết chiến, quyết thắng mọi kẻ thù xâm lược bảo vệ vững chắc làng xóm, quê hương đất nước. Hôm nay đó là lòng mong ước sớm đưa quê hương mình thoát khỏi nghèo nàn, đổi mới, phát triển thúc đẩy đất nước đi lên thăng tiến trên con đường xã hội chủ nghĩa. Đó là phẩm chất quá giá của mỗi người con xứ Thanh anh hùng trong giai đoạn mới, là một truyền thống dân tộc sâu sắc và vững chắc nhất trong xã hội chủ nghĩa.

Cùng với quân dân cả nước, những người con Thanh Hóa trong giai đoạn cách mạng mới, tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước. Chuyển tinh thần dũng cảm kiên trung trong chống ngoại xâm sang lao động hết mình để xây dựng quê hương xóm làng, phường xã, xóa đói giảm nghèo, từng bước đưa tỉnh nhà vươn lên theo kịp các tỉnh khác. Một Thanh Hóa anh hùng, mến yêu, một thành phố công nghiệp mới, một “đô thị văn minh, công dân thân thiện”.

Đức tính lao động cần cù của người dân xứ Thanh tiếp tục được thử thách và khẳng định sức sống nội sinh của nó nhưng nội dung cũng phải điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của thời kỳ mới. Đối với những người dân Thành phố thì dân cư thuộc các khối phường, xã nơi đây không thường xuyên gắn bó với công việc đồng áng, ruộng nương mà phần lớn công việc buôn bán nhỏ theo phường hội, các ngành nghề thủ công, sản xuất bán thâm canh rau quả theo nhu cầu mùa vụ và đời sống người tại dân thành phố. Truyền thống sáng tạo yêu lao động, ham học hỏi không đơn giản là “một nắng hai sương”, “đầu tắt mặt tối”, “nhất nước nhì phân”… mà lao động phải đổi bằng năng suất, cạnh tranh trên trị trường. Tính chất của đời sống kinh tế mới, CNH - HĐH đòi hỏi người lao động, người sản xuất phải nhanh nhậy, tìm kiếm, cải tiến kỹ thuật.

Truyền thống yêu lao động của người dân xứ Thanh trong thời kỳ đổi mới đã chuyển biến một cách tích cực sang “định hướng giá trị tôn trọng nghề nghiệp, chuyên môn kỹ thuật” [8, tr.30]. Tuy nhiên đối với người dân lao động xứ Thanh, một tỉnh mà nền nông nghiệp truyền thống, sản xuất tiểu nông manh mún, những tàn dư của nó vẫn còn tồn tại phổ biến, kể cả là đời sống của người dân thuộc trung tâm thành phố.

Trong công tác thực hiện xây dựng đời sống văn hóa mới theo tình thần của Đảng Bộ tỉnh Thanh Hóa, một số giá trị tinh thần đoàn kết, tôn trong tình nghĩa đã được thử thách và khẳng định trong tình hình mới. Từ trước đến nay trong quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với xã hội, người Việt Nam nói chung và người Thanh Hóa nói riêng có truyền thống tôn trọng tình nghĩa, ứng xử thiên về tình, nhẹ về lý “một thúng cái lý không bằng một tý cái tình”. Quan niệm này gắn bó lâu đời với làng xã nông thôn Việt Nam và đặc biệt là làng xã nông nghiệp xứ Thanh một cách bền vững.

Để bảo tồn, tôn tạo giữ gìn một số lề thói văn hóa tinh thần cổ truyền như chuẩn mực đạo đức, tín ngưỡng tôn giáo còn phù hợp với mỗi thời kỳ hiện nay, tránh chệch hướng, sùng bái quá mức hoặc lạm dụng để tạo nên những giá trị “phản văn hóa, phản giá trị truyền thống”. Nên cần chuyển cụ thể một số qui phạm đạo đức, qui phạm tôn giáo với tư cách là những giá trị truyền thống vào các văn bản quy phạm pháp luật.

Việc chú trọng gắn kết giữa công tác xây dựng đời sống văn hóa nhằm gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc sẽ làm cho một số giá trị đã được hình thành trong lịch sử biểu hiện một cách sâu sắc, rõ nét.

Đối với truyền thống hiếu học: Những giá trị phổ quát lành mạnh và những giá trị văn minh có tính chất chung của thời đại, không cho phép dân tộc nào, địa phương nào tự thỏa mãn với những tri thức mà mình đã có. Truyền thống hiếu học của dân tộc ta cũng như của nhân dân tỉnh Thanh phải tiếp tục được khai thác triệt để. Học không chỉ để thoát ly thực tế, học cho biết chữ mà học để biết đạo lý sống, tiếp thu khoa học công nghệ, xây sựng và bảo vệ quê hương đất nước.

Đời sống văn hóa hiện nay luôn luôn gắn chặt với đời sống kinh tế hiện đại, do đó những giá trị về quan điểm thẩm mỹ, quan điểm đạo đức trong văn hóa truyền thống đã có những thay đổi mạnh mẽ. Bên cạnh lòng yêu thích những cái đẹp giản dị, gần gũi, đòi hỏi người Việt Nam giờ đây đã biết đến và yêu thích những chuẩn mực khác của cái đẹp: đồ sộ, hoành tráng, cá tính mạnh mẽ, tân tiến. Điều đó thấy rõ trong phong cách thời trang, kiến trúc, thị hiếu thẩm mỹ, lễ hội những sinh hoạt văn hóa phổ biến của xã hội.

Hiện nay đời sống kinh tế - văn hóa đang hình thành những giá trị mới trên cơ sở hội nhập, tiếp tục và biến đổi các giá trị văn hóa của nhân loại. Các sản phẩm này là sự biến đổi lâu dài của sự phát triển nhân loại không đi ngược với truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta mà phù hợp, cần thiết cho sự phát triển của con người Việt Nam, con người xứ Thanh nói riêng. Các giá trị tôn trọng cá nhân, tinh thần dân chủ hiện đại.

Mặc dù vậy trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở không thể chấp nhận mọi hình thức dân chủ của lịch sử nước ta trước đây như: dân chủ nông dân, dân chủ công xã nó dựa trên sự bảo tồn cộng đồng công xã, bình quân chủ nghĩa cực đoan, trói buộc cá nhân cần loại bỏ. Những yếu tố đó không còn phù hợp với việc xây dựng đời sống văn hóa mới hiện nay. Trên mỗi địa bàn dân cư khác nhau không gian thời gian sinh hoạt văn hóa rất phong phú, đa dạng nhưng đều có những biểu hiện giá trị văn hóa hướng về cội nguồn giá trị văn hóa dân tộc tốt đẹp.

Để đảm bảo cho công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở trên địa bàn thành phố Thanh Hóa được tốt đẹp, phát huy được mọi giá trị văn hóa truyền thống dân tộc điều này được thể hiện rõ trong từng nét sinh hoạt, nếp sống, không gian văn hóa của người dân. Sự cụ thể hóa đó được thể hiện thông qua chủ trương của thành phố về các nội dung công tác xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn thành phố Thanh Hóa hiện nay.

2.2. Thực trạng phát huy các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống trong xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở

Một phần của tài liệu Vấn đề phát huy giá trị văn hóa tinh thần truyền thống trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở của thành phố Thanh Hóa hiện nay (Trang 58)