Chủ trương của thành phố Thanh Hóa về xây dựng đời sống vănhóa ở

Một phần của tài liệu Vấn đề phát huy giá trị văn hóa tinh thần truyền thống trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở của thành phố Thanh Hóa hiện nay (Trang 65)

trong xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở

“Không có dân thì đất đai không thể còn, chủ quyền không thể lập, nhân dân còn thì nước còn, nhân dân mất thì nước mất. Muốn biết nhân dân còn mất như thể nào thì phải nhìn xem cái quyền của dân còn mất như thế nào. Dân quyền mà được đề cao thì nhân dân được tôn trọng, mà nước cũng mạnh. Dân quyền bị xem nhẹ, thì dân bị coi khinh, mà nước yếu. Dân quyền hoàn toàn mất thì dân mất, mà nước cũng mất” (Phan Bội Châu).

Thành phố Thanh Hóa mặc dù là đô thị loại II - trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh Thanh Hóa, song thực tế hiện nay nếp sống văn hóa, văn minh của người dân đô thị còn nhiều bất cập.

Vì vậy, công tác xây dựng đời sống văn hóa hiện nay của thành phố Thanh Hóa tập trung vào xây dựng phong trào “Đô thị văn minh, công dân thân thiện”. Thành phố coi đây là nhiệm vụ quan trọng vừa cấp bách, vừa thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống, của các địa phương, cơ quan, đơn vị, gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố.

Bảng 2.1: Các đơn vị hành chính phường, xã trên điạ bàn thành phố Thanh Hóa - Phường Ba Đình

- Phường Điện Biên - Phường Lam Sơn - Phường Tân Sơn - Phường Ngọc Trạo - Phường Đông Sơn

- Phường Hàm Rồng - Phường Đông Thọ - Phường Nam Ngạn - Phường Trường Thi - Phường Đông Vệ - Phường Phú Sơn - Xã Đông Cương - Xã Đông Hương - Xã Đông Hải - Xã Quảng Hưng - Xã Quảng Thắng - Xã Quảng Thành

Nguồn: UBND thành phố Thanh Hóa - Phòng Văn hóa - Thông tin

2.2.1. Chủ trương của thành phố Thanh Hóa về xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở hóa ở cơ sở

Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TU ngày 10/10/2010 của Ban thường vụ thành ủy về việc tăng cường và đẩy mạnh thực hiện trương trình “Xây dựng đô thị văn

minh công dân thân thiện”. Kế hoạch số 164/KH - UBND thành phố Thanh Hóa về “Xây dựng đô thị văn minh, công dân thân thiện” giai đoạn 2011 - 2015.

Thành phố Thanh Hóa đã chủ trương phát huy và nâng cao chất lượng xây dựng đô thị văn minh, công dân thân thiện giai đoan 2008 - 2010 trên quan điểm “Dân chủ gắn liền với kỷ cương xã hội”, triển khai đồng bộ các nội dung, tạo sự chuyển biến tích cực trong phát triển, xây dựng thành phố phù hợp với các tiêu chí của đô thị loại 1.

Chủ trương của thành phố là xây dựng và nhân rộng mô hình văn minh - thân thiện (cơ quan, doanh nghiệp, khối phố, hộ gia đình…) cùng với một hệ thống các giải pháp cụ thể, khoa học để đảm bảo thực hiện các mục tiêu, nội dung, mang tính thực tiễn, có hiệu quả phù hợp với từng phường, xã và lộ trình phát triển của đô thị, tạo sự hưởng ứng và đồng thuận cao của nhân dân, phát huy và duy trì thành nề nếp và tinh thần tự giác thực hiện trong toàn xã hội.

Chủ trương thành phố đã được triển khai thường xuyên, đồng bộ trong hệ thống chính trị, các cơ quan, đơn vị và nhân dân trong tất cả các khối phường, xã trên địa bàn thành phố. Với chủ trương trên, thành phố Thanh Hóa đã đưa ra những quy định về xây dựng đô thị văn minh - công dân thân thiện giai đoạn (2008 - 2010).

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ quy định về xây dựng đô thị văn minh - công dân thân thiện giai đoạn (2008 - 2010) Đô thị văn minh Công dân thân thiện Trật tự đô thị Vệ sinh môi trường Sản xuất kinh doanh Nếp sống văn hóa

Gia đình Cộng đồng Môi trường sinh thái

- Xây dựng nếp sống vănhóa văn minh. Phải tập trung xây dựng nếp sống

văn hóa, văn minh đô thị, chủ yếu là nâng cao nhận thức, thực hiện các hành vi ứng xử văn hóa, văn minh và chống các hành vi thiếu văn hóa, vi phạm nếp sống văn minh đô thị, làm cho mọi người, mọi cơ quan, đơn vị, cộng đồng dân cư có nếp sống tôn trọng pháp luật, tôn trọng quy định, quy ước của địa phương, của cộng đồng.

+ Trong lĩnh vực vệ sinh môi trường: Không đổ rác, vứt rác, đổ nước thải bừa bãi ra đường, vỉa hè, cống rãnh, chỉ đổ rác khi có kẻng của xe gom rác, nơi công cộng, phải bỏ rác vào thùng rác, xây dựng vào thùng rác công cộng…

+ Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh dịch vụ: Các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải tổ chức trong nhà xưởng, cửa hàng, cửa hiệu. Sản xuất kinh doanh, dịch vụ phải có giấy phép kinh doanh, giấy phép hành nghề theo quy định, phải hoạt động đúng ngành nghề được đăng ký.

Không sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém phẩm chất. Phải thực hiện nếp sống văn minh thương nghiệp, không đòi thách quá cao, không chèo kéo bắt chẹt khách, ép khách, tranh giành khách, thực hiện “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”.

+ Trong lĩnh vực xây dựng nếp sống văn hóa: Gia đình phải hòa thuận, không có bạo lực trong gia đình, không gây mất đoàn kết nội bộ trong gia đình, khu dân cư, không đánh nhau, chửi nhau. Không uống bia, rượu say gây mất trật tự công cộng.

Trong việc cưới, việc tang không được tổ chức, ăn uống linh đình, kéo dài, không mời khách tràn lan, không sử dụng thuốc lá, không mở tăng âm, loa đài quá to… Cấm các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan: không rải vàng mã, tiền âm phủ, gạo muối trên đường, chôn cất nơi được thông báo.

Lễ hội: không được lợi dụng để hoạt động thực hiện mê tín dị đoan như: đồng bóng, bói toán, sóc thẻ, gọi hồn, yểm bùa… không lợi dụng lễ hội để kinh doanh, trục lợi. Không buôn bán, tàng trữ sử dụng văn hóa phẩm độc hại…

+ Trong phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội. Cần tích cực tham đấu tranh phòng, ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội. Khi phát hiện các hành vi liên quan đến tội

phạm và tệ nạn xã hội phải kịp thời cung cấp thông tin, tố cáo đến các cơ quan chức năng, cấm che dấu, đồng lõa, bảo vệ.

- Với nội dung xây dựng công dân thân thiện:

Thành phố chủ trương tập trung xây dựng văn hóa thân thiện của người dân đô thị, trong mối quan hệ giao tiếp, ứng xử giữa người với người, trong gia đình, cộng đồng, trong cuộc sống cũng như trong công việc; mối quan hệ giữa con người với môi trường xã hội và môi trường sinh thái.

+ Trong gia đình: phải tôn trọng, yêu thương, chăm sóc có trách nhiệm với nhau: Tôn kính và biết ơn tổ tiên, kính trọng người trên (ông bà, cha mẹ, anh chị…), thương yêu người dưới (con, em, cháu, chắt…) thực hiện “ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”.

Không vô lễ và có những hành vi thiếu đạo đức với ông bà, cha mẹ. Vợ chồng sống phải chung thủy. Cha mẹ phải có trách nhiệm nuôi dưỡng, dạy dỗ, quản lý con cái. Con cháu phải có trách nhiệm chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ.

+ Trong cộng đồng: phải biết giữ gìn, phát huy truyền thống và bản sắc văn hóa thuần phong mỹ tục tốt đẹp của dân tộc. Phát huy truyền thống “tôn sư trọng đạo”; tôn trọng người già, phụ nữ, thương yêu trẻ em, giúp đỡ người khó khăn, thực hiện “lá lành đùm lá rách”. Đoàn kết cộng đồng, tôn trọng tập thể, luôn hợp tác giúp đỡ mọi người, tôn tròng quyền và lợi ích chính đáng của mọi người, thực hiện đầy đủ trách nhiệm đối với công việc của phường, xã, đơn vị mình.

Sống lành mạnh, trung thực, nhân nghĩa, thủy chung, khiêm tốn, không tự cao, tự đại, ganh gét, đố kỵ, mặc cảm, kỳ thị, phân biệt đối xử với người khác… Luôn có ý thức học hỏi cầu tiến, vươn lên. Giao tiếp phải văn minh, lịch sự vui vẻ, cởi mở, lịch sự khi giao tiếp ứng xử… Từng cá nhân, tập thể cần mở rộng mối quan hệ hợp tác, liên doanh, liên kết với đồng nghiệp các đơn vị góp phần xây dựng thành phố.

+ Đối với môi trường xã hội và môi trường sinh thái, phải biết coi trọng sản phẩm trí tuệ, sản phẩm lao động của người khác. Bảo vệ và giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa, thành quả của dân tộc và của nhân loại. Biết quý trọng và bảo vệ những danh lam thắng cảnh của thiên nhiên. Mỗi người phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường sinh thái, phê phán, ngăn chặn và đấu tranh với các hành vi hủy hoại môi trường.

Như vậy, chủ trương của thành phố về xây dựng đô thị văn minh, công dân thân thiện đã được xây dựng thành văn bản gồm những quy định nhằm hướng dẫn các cá nhân, hộ gia đình, các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn nghiên cứu, thực hiện. Đây là nội dung để các địa phương đơn vị chỉ đạo, tổ chức thực hiện góp phần xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn thành phố Thanh Hóa ngày càng tốt đẹp đẹp hơn.

Thành phố Thanh Hóa là trung tâm đi đầu của cả tỉnh về thực hiện các nội dung xây dựng đời sống văn hóa, điều đó được thể hiện rõ qua kết quả đạt được của phong trào thực hiện “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” từ (1998 - 2011), đặc biệt từ (2008 - 2011) với phong trào “Đô thị văn minh, công dân thân thiện” nói riêng của thành phố với 12 phường và 6 xã đã đạt được những kết quả rất tốt.

Theo báo cáo của Ủy ban nhân thành phố trong 4 năm qua việc triển khai thực hiện công tác “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” với phong trào “Đô thị văn minh công dân thân thiện”, các phường, xã trên địa bàn thành phố đã được những kết quả đáng khen ngợi. Uỷ ban nhân dân thành phố Thanh Hóa, Ban chỉ đạo xây dựng đô thị văn minh - công dân thân thiện đã đưa ra những điều kiện cụ thể để đạt phường, xã tiên tiến, khối phố văn hóa, gia đình văn hóa, công sở, doanh nghiệp đơn vị văn hóa.

Kết quả là trước năm 2002 có 12 phường và 6 xã. Từ 2002, chia tách phường Phú Sơn thành 2 phường: Tân Sơn Và Phú Sơn. Số phố thôn trên địa bàn ổn định ở 235 phố, thôn. Đến 2008 chia tách thành lập thêm 7 phố, thôn. Hiện nay tổng số phố, thôn đã ổn định là 244 phố, thôn (2011). Gồm 12 phường, 6 xã và hàng nghìn cơ quan, doanh nghiệp đóng trên địa bàn, cùng các thiết chế tôn giáo: Đạo công giáo, đạo phật, đạo tin lành. Tính trên 12 phường, xã đã có 10 phường đạt phường văn hóa tính đến năm 2011.

Bảng 2.2. Số lượng các phường/xã đạt danh hiệu tiên tiến (từ 2008-2011)

Năm Nội dung

2008 có 5/12 phường 2009 có 8/12 phường 1/6 xã 2010 có 8/12 phường 2/6 xã 2011 có 10/12 phường 4/6 xã

Đạt danh hiệu phường tiên tiến chiếm 40% Đạt danh hiệu phường, xã tiên tiến chiếm 50% Đạt danh hiệu phường, xã tiên tiến chiếm 70% Đạt danh hiệu phường, xã tiên tiến chiếm 80%

- Tên các Khối phường, xã đạt danh hiệu tiên tiến trên địa bàn thành phố: + Năm 2008: Phường Ba Đình, Ngọc Trạo, Lam Sơn, Điện Biên, Đông Vệ. + Năm 2009: Phường Ba Đình, Nam Ngạn, Trường Thi, Ngọc Trạo, Lam

Sơn, Điện Biên, Đông Vệ, Phú Sơn. Xã Đông Hương.

+ Năm 2010: Phường Ba Đình, Ngọc Trạo, Lam Sơn, Điện Biên, Đông Vệ, phú Sơn, Nam Ngạn, xã Đông Hương, Đông Cương.

+ Năm 2011: Phường Ba Đình, Ngọc Trạo, Lam Sơn, Điện Biên, Đông Vệ, Phú Sơn, Nam Ngạn, Đông Thọ, Hàm Rồng, Đông Sơn, Tân Sơn, Trường Thi, xã Đông Sơn, Đông Hương, Đông Cương, Quảng Thắng.

Thực hiện Quyết định số 08/QĐ - BCĐ ngày 14/7/2008 của Ban chỉ đạo thành phố Thanh Hóa đã chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” thành lập ngày 14/2/2000, để xây dựng quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cho các thành viên chỉ đạo cơ sở, căn cứ các văn bản hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch triển khai, tổ chức, tuyên truyền, giáo dục, nhằm nâng cao nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và trong các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa, mục đích, nội dung của phong trào, cũng nhử về tầm quan trong, sự cần thiết của sự nghiệp, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thành phố Thanh Hóa chủ trương xây dựng nâng cao chất lượng thực hiện 5 nội dung, 7 phong trào. Hàng năm thành phố đã tổ chức tập huấn các văn bản liên quan đến phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cho thành viên ban chỉ đạo thành phố, phường, xã và ban vận động các phố, thôn trên địa bàn nhằm phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc tạo sự gắn kết “sâu rễ bền gốc” trong đời sống văn hóa khu dân cư đô thị.

Cốt lõi của những nội dung và phong trào này là cụ thể hóa những nội dung văn bản “Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội” cho các đơn vị cơ sở.

Lồng ghép các nội dung của phong trào cùng với tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, các ngày kỷ niệm của đất nước, của địa phương; triển khai tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, triển khai thực hiện cuộc vận động xây dựng đô thị văn minh, công dân thân thiện, tạo ra phong trào rộng khắp trong cộng đồng dân cư.

Thành phố hướng dẫn triển khai kế hoạch và chỉ đạo các đơn vị phường, xã, tổng kết hoạt động 5 năm, 10 năm phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, rút ra bài học kinh nghiệm cho quá trình chỉ đạo. Với chủ trương chỉ đạo trên công tác xây dựng đời sống văn hóa trên cơ sở trên địa bàn thành phố Thanh Hóa thực hiện với những nội dung dưới đây.

Một phần của tài liệu Vấn đề phát huy giá trị văn hóa tinh thần truyền thống trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở của thành phố Thanh Hóa hiện nay (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)