thống dân tộc
Xứ Thanh mảnh đất của tổ quốc ngay từ thời các vua Hùng dựng nước. Nơi đây có những tên đất tên người gắn liền với tiến trình lịch sử của dân tộc Việt Nam. Đông sơn vang vọng trống đồng gắn liền với văn minh nhân loại. Lam Kinh, Ba Đình, Hồng Lĩnh, Núi Ngọc, Hàm Rồng in đậm các chiến công giữ nguyên bờ cõi Việt Nam.
Trong hiện thực, một giá trị nào đó của lịch sử dân tộc không phải bao giờ cũng xuất hiện đồng thời cùng một lúc trong tất cả các địa phương, mà thường nảy sinh dưới những nét riêng biệt đặc thù tức là ở địa phương nào đó. Theo năm tháng, cái riêng biệt đặc thù ấy sẽ phát triển ngày càng hoàn thiện trở thành giá trị truyền thống của cả dân tộc. Tuy nhiên không phải mọi địa phương đều có vai trò đó mà nó chỉ thể hiện ở những nơi “địa linh nhân kiệt”. Thanh Hoá đã làm nên những điều lớn lao như vậy.
Trong thời kỳ hình thành nhà nước văn Lang Âu Lạc, ngoài những trung tâm văn hoá của người Việt Cổ như vùng Hi Cương (Vĩnh Phúc), vùng Cổ Loa (Hà Nội), còn có một vùng trung tâm văn hoá ở phía Nam là vùng Thừa Tuyên (Thanh Hoá), Thuận Thiên, Hà Trung, Tĩnh Gia… Điều đó cho thấy rằng Thanh Hoá gắn với những cộng đồng người Việt, ngay từ thời mở nước, dựng nước.
Thanh Hoá, mảnh đất dựa lưng vào núi đã hứng chịu nắng nôi, gió lớn được sử cũ gọi là “đất tứ đắc” (bốn bề hiểm trở). Nó vốn là mảnh đất được các triều đại coi là “phên dậu” của đất nước, nên trong một thời gian dài xứ này được coi là bãi chiến trường của các cuộc giao tranh giữa các thế lực phong kiến, chịu đựng nhiều cuộc tiến công bắt bớ, tàn phá của quân xâm lược từ phía Nam và phía Tây. Truyền thống đó của Thanh Hoá đã lan toả, ảnh hưởng và tích hợp với nhiều địa phương khác, tạo nên giá trị truyền thống đoàn kết của cộng đồng dân tộc ta.
Như vậy những giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam không phải là một cái gì có sẵn, đã hoàn thiện xong xuôi, tồn tại đâu đó rồi thâm nhập, chuyển hoá vào
trong đời sống của nhân dân tỉnh Thanh mà chính Thanh Hoá là một trong những chiếc nôi tạo dựng, làm nên những giá trị truyền thống dân tộc.
Không chỉ là nơi góp phần hình thành, tạo dựng những giá trị truyền thống dân tộc, mà cũng như một số địa phương nó còn biểu hiện những nét độc đáo trong sắc thái văn hoá của địa phương mình. Những nét văn hoá độc đáo ấy chỉ đến xứ Thanh, tìm hiểu xứ Thanh mỗi chúng ta mới cảm nhận được hết những giá trị, vẻ đẹp riêng biệt ấy.
Khác với xứ Nghệ, xứ Thanh là vùng đất rộng phì nhiêu, thời tiết thuận hoà hơn. Đây là xứ nối dài vùng văn hóa Châu Thổ Bắc Bộ. Ở đây nền văn hoá bản địa từ ngôn ngữ đến phong tục gần gũi với miền Bắc. Như sự phong phú về lễ hội, sự phát triển nghệ thuật chèo, là nơi tập trung của nhiều trò diễn dân gian,, tồn tại lâu bền của các làng nghề truyền thống… Nói đến Thanh Hoá thì không thể không nói đến các lễ hội.
Lễ hội, lễ tục xứ Thanh nằm trong lễ hội, lễ tục của truyền thống dân tộc Việt Nam, từ các tộc người trên miền núi, miền quê, miền biển trên đất nước ta, bốn mùa sống trong tinh thần lễ - tục. Ở Thanh Hoá hội làng là đúng với thuật ngữ dân gian, đúng với tinh thần hội hè, đình đám trong các làng quê xưa.
Thường các miền xuôi mở hội vào mùa xuân, tháng riêng, tháng hai, tháng ba, cũng có khi mở hội vào mùa thu tháng tám. Thanh Hoá có câu:
“Tháng tám hội gai Tháng hai hội mía”
Lễ hội ở xứ Thanh cho đến trước Cách mạng tháng Tám 1945, có thể phân được ba miền rõ rệt: Miền núi, miền biển, miền quê.
Lễ hội miền núi Thanh Hoá gắn liền với các tộc người Mường, Thái, Dao, gắn với tục thờ thần tổ và chỉ với các tiết mục ca, múa, nhảy… quanh cây hoa biểu tượng “hạnh phúc” trong sự giao hoà với đất trời. Thần tổ của lễ hội Thanh Hoá gắn với cư dân miền biển: Thần sông nước, do vậy chủ yếu các hoạt động rước sách để tế thần và vui chơi giải trí. Khác với lễ hội miền núi hay miền biển, lễ hội miền quê Thanh Hoá phản ánh cuộc sống lâu đời trên đất xứ Thanh, như lễ cầu mưa thuận gió hoà, đồn điền tươi tốt, xóm làng yên vui, nhân khang vật thịnh, đất nước thanh bình.
Nổi bật nhất là lễ hội tôn vinh các anh hùng dân tộc: Như lễ hội đền Bà Triệu (Hậu Lộc):
“Chiến trường xưa vung búa diệt ngô Non sông chẳng mấy anh hùng gái
Sông Mã, Tùng sơn lộng gió lùa”.
(Bia công đức Bà Triệu ở chân núi Tuỳ).
Lễ hội Bà Triệu xung quanh ngôi đền chính bao giờ cũng tấp nập, đông vui, ngày thì đấu vật đánh cờ, thi thố, đêm thì có hầu bóng gọi là “giá đồng Bà Triệu” ca ngợi công đức của Bà.
“Nhớ xưa xây dựng nước ta Bà vương ở đất Thanh Hoa anh hào
…
Giang sơn giữ vững cơ đồ Dân yên nước thịnh, lũ hồ tan hoang
Tích xưa lê hải Bà vương
Má hồng để tiếng hùng cường thế gian”.
(Ngô Lê Cát).
Đến với lễ hôi Lam Kinh (Lam Kinh - Thọ Xuân) thờ Thái Tổ, các vua và Hoàng Hậu. Từ khi lên ngôi Vua Lê Thái Tổ nhiều lần về thăm Lam Sơn, mà băng tại đây, sau đó xây dựng dần lăng mộ các vua Lê nhiều lên và lễ hội Lam Kinh được hình thành.
Điện Lam Kinh được xây dựng từ 1433 cung điện vàng son, rực rỡ, uy nghi nổi giữa núi rừng Thanh Hoá, đất khởi nghĩa Lam Sơn. Trải qua nhiều đời Lam Kinh bị thiêu cháy, đốt phá, từ cuối thế kỷ XVIII, Lam Kinh bị thiêu huỷ rồi bỏ hoang phế hàng 200 năm. Từ 1961 được xây dựng lại để trở thành khu thắng tích lịch sử. Mỗi lần vua Lê về tế lễ đều được ghi trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, thời gian các vua Lê về Lam Kinh được ghi chép thống nhất là “tháng 2 âm lịch”. Đây là lễ hội xưa hàng năm ở Lam Kinh “không được thấy chép là tháng 8 như truyền ngôn”.
Lễ hội Đàm Lê ở Bố Vệ, theo tài liệu tra cứu của sách Lam Sơn thực lục thì ngôi đền Lê ở Bố Vệ được xây dựng quy mô 1805, niên hiệu Gia Long năm thứ tư. Lễ hội Đền Lê ở Bố Vệ (nay thuộc phường Đông Vệ thành phố Thanh Hoá). Đền thờ tất cả các vị vua Lê từ Lê Thái Tổ trở xuống.
Lễ hội Đền Sòng - Phố Cát - lễ hội tôn giáo đạo mẫu Liễu Hạnh. Đền Sòng và phố Cát là hai đền, xét về mặt địa lý thì cách xa nhau, từ Đền Sòng (thị xã Bỉm Sơn) lên phố Cát, (huyện Thạch Thành), đường dài đến vài chục cây số song nhân dân vẫn coi là một lễ hội “Đền Sòng - Phố Cát” bao gồm cả hai điểm là một cuộc hành hương về Đạo Mẫu. Lễ hội mở ra trong hai tháng âm lịch (mồng Mười đến 26 tháng 2). Đây là lễ hội mùa Xuân của cả xứ Thanh. Lễ hội tiến hành vào khoảng thời gian không khí tươi lành, cảnh đẹp, tâm hồn lâng lâng bên bóng mẹ, bóng cô, bóng cậu. Lễ hội này có nét độc đáo riêng, mở rộng hơn lễ hội làng quê.
Thành phố Thanh Hóa luôn đi đầu trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa của trung ương. Với khẩu hiệu “Đô thị văn minh, công dân thân thiện (từ 2008 đến nay) đã phát động cho tất cả tổ chức, phường xã, người dân trên địa bàn thành Phố. Các lễ hội lớn như chiến thắng Hàm Rồng lịch sử 30/4 hàng năm, ngày 27/7 ngày lễ tạ ơn các anh hùng thương binh liệt sỹ đã hy sinh vì Tổ quốc và thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả.
Với nhiều lễ hội văn hóa truyền thống của dân tộc diễn ra quanh năm như vậy, không thể nói Thanh Hóa không có lễ hội, lại càng không thể nói xứ Thanh không có lễ hội đặc sắc.
Thanh Hóa không chỉ là một chiếc nôi làm nên giá trị truyền thống của dân tộc, còn là nơi thể hiện, biểu hiện sâu sắc các giá trị tinh thần truyền thống đó. “Sự phát triển mọi mặt của từng dân tộc (tức tộc người - ĐNV) đi liền với sự củng cố của cộng đồng, tính thống nhất không mâu thuẫn không bài trừ tính đa dạng - tính độc đáo của một dân tộc hay tộc người” [22, tr.98]. Những nét độc đáo riêng biệt đó là bạn đồng hành cùng nhân dân xứ Thanh tiếp tục phát huy trên con đường xây dựng đời sống văn hóa “tiên tiến đậm đà bản sắc” dân tộc.
2.1.3. Mối quan hệ giữa các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc với việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở thành phố Thanh Hóa