Những yêu cầu chung trong xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở

Một phần của tài liệu Vấn đề phát huy giá trị văn hóa tinh thần truyền thống trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở của thành phố Thanh Hóa hiện nay (Trang 35)

Văn hoá tác động đến đời sống cộng đồng và quá trình xây dựng con người một cách toàn diện, sâu sắc với rất nhiều phương thức và góc độ khác nhau. Xây dựng đời sống văn hoá tốt đẹp nhằm định hướng đúng đắn và lành mạnh hoá, năng động hoá sự tác động đó trong một chỉnh thể thống nhất hữu cơ. Do vậy cần thiết phải có những yêu cầu cụ thể trong công tác xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở để phát triển con người và cộng đồng ngày càng văn hoá hơn.

Trước hết, chúng ta hiểu: Cơ sở là đơn vị hay tổ chức xã hội mà xuất phát từ đó tạo nên một hệ thống tổ chức xã hội, tổ chức quản lý xã hội, thống nhất, hoàn chỉnh.

Đơn vị cơ sở là hình thức tổ chức cơ bản của xã hội. Đó là những cộng đồng dân cư hay cộng đồng người liên kết chặt chẽ với nhau trong các lĩnh vực sinh hoạt vật chất và tinh thần diễn ra trong đời sống hàng ngày; là những cộng đồng người

có địa bàn sinh sống, học tập, lao động, công tác ổn định và có cách thức tổ chức hành chính, kinh tế xã hội, văn hoá xác định.

Theo tinh thần của Chỉ thị số 30/CT-TW ngày 12/8/1998 của Bộ Chính trị “Về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở” thì đơn vị cơ sở bao gồm: xã, phường thị trấn, cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp, trường học, bệnh viện, lâm trường, nông trường,…

Theo tinh thần Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII “Về xây dựng và phát triển văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, thì đơn vị văn hóa còn là gia đình, thôn làng, bản, ấp, phun, sóc, khu tập thể, dân phố… Cơ sở là nơi đông đảo các tầng lớp nhân dân sinh sống hằng ngày, nơi liên tiếp diễn ra các hoạt động sản xuất kinh doanh, lao động, học tập công tác, vui chơi, giải trí, nảy sinh hằng ngày những nhu cầu bức xúc về kinh tế, văn hoá, tín ngưỡng, xã hội của nhân dân.

Đảng ta đã chỉ rõ: “Làm cho văn hoá thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng con người, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta một đời sống văn hoá cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học và phát triển, phục vụ đắc lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội” [14, tr.54-55].

Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khoá VIII cũng khẳng định cốt lõi của vấn đề xây dựng đời sống văn hoá cơ sở hiện nay theo những yêu cầu sau:

- “Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý thức vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu…

- Có ý thức tập thể, đoàn kết phấn đấu vì lợi ích chung.

- Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng, có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái.

- Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng xuất cao vì lợi ích bản thân, gia đình, tập thể và xã hội.

- Thường xuyên học tập nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực” [14, tr.58-59].

Ở nước ta hiện nay, việc đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở không chỉ là vấn đề tất yếu mà còn là vấn đề cấp bách xuất phát từ yêu cầu: Là loại bỏ cái cũ, xây dựng cái mới cái tiến bộ. Bên cạnh những cái tốt, cái tiến bộ, tồn tại không ít những cái lỗi thời, lạc hậu, bảo thủ, những tư tưởng, lối sống lệch lạc, đời sống ở cơ sở của cộng đồng dân cư còn nghèo nàn.

Công tác xây dựng đời sống văn hoá cơ sở là một quá trình lâu dài và khó khăn, phức tạp, không được nóng vội chủ quan duy ý chí.

Công tác xây dựng đời sống văn hoá cơ sở ở từng địa phương, từng địa bàn từng cộng đồng dân cư, từng gia đình và mỗi con người… phải kết hợp với xây dựng đời sống văn hoá trên phạm vi toàn xã hội, trong đó việc xây dựng đời sống văn hoá ở từng đơn vị cơ sở có vị trí rất quan trọng. Đó là điểm khởi đầu cho công tác xây dựng đời sống văn hoá văn minh cho toàn xã hội.

Trong công tác xây dựng đời sống văn hoá cơ sở còn phải luôn chú ý tới nội dung: “Xây” phải đi đôi với “Chống”, trong xây dựng cái mới phải cải tạo cái cũ, đề phòng, ngăn ngừa những khuynh hướng lệch lạc.

1.2.3. Nội dung công tác xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở

Xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Nó mang ý nghĩa chiến lược lâu dài và thực hiện trong suốt thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Tăng cường sự quan tâm của cấp uỷ, Chính quyền, sự phối hợp của MTTQ, các ngành đoàn thể, các cấp thực hiện phương châm giao đất, nhân dân đóng góp xây dựng nhà văn hoá để hoàn thành mục tiêu xây dựng nhà văn hoá phố thôn mà Nghị quyết Đảng bộ thành phố Thanh Hoá lần thứ XVIII(Nhiệm kỳ 2005-2010) đề ra. Giai đoạn 2006- 2010 việc xây dựng nhà văn hoá phố, thôn đã tăng lên rất nhiều lần (năm 2005) từ 55 nhà văn hoá ở các phố, thôn đã tăng lên 195 nhà văn hoá (2010), tăng tỷ lệ từ 2,12% lên 11,9%. Bảng số liệu tổng số nhà văn hoá được xây dựng ở các phố thôn, UBND thành phố cung cấp.

Bảng 1.1. Tổng số nhà văn hoá được xây dựng ở các phố, thôn từ năm 2005-2010 Năm Số xây dựng thêm Tổng số Tăng tỷ lệ (%) Tổng (%)

2005 5 55 2,12 23,40 2006 30 85 12,76 36,16 2007 35 120 14,89 51,05 2008 30 150 12,76 63,81 2009 25 175 10,63 74,44 2010 20 195 11,9 82,29

Nguồn: Ủy ban nhân dân Thành phố Thanh Hóa

Thứ nhất, tổ chức xây dựng mạng lưới các thiết chế văn hoá tạo cơ sở cho

việc tiến hành các hoạt động văn hoá đa dạng ở cơ sở.

Thiết chế văn hoá ở cơ sở là những tổ chức, cơ quan cùng với cơ chế vận hành của nó nhằm chuyển tải những giá trị văn hoá và tổ chức đời sống văn hoá trong cộng đồng dân cư ở cơ sở. Trước đây, đình làng là thiết chế văn hoá của làng xã. Chùa, nhà thờ là thiết chế văn hoá của tôn giáo, tín ngưỡng. Thiết chế văn hoá ở cơ sở của nước ta hiện nay bao gồm: nhà văn hoá, trung tâm văn hoá, thư viện, bảo tàng, trường học, sân bãi.

Để thực hiện tốt chức năng của mình, các thiết chế văn hoá cần phải có đủ ba yếu tố: có bộ máy điều hành gồm cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn, có thể chế vận hành, tức là có điều lệ, quy chế cho hoạt động văn hoá, chế độ đãi ngộ cho cán bộ và mạng lưới cộng tác viên, có cơ sở vật chất tối thiểu (hội trường, sân khấu, thiết bị chuyên dùng…) đảm bảo cho tổ chức các hoạt động văn hoá.

Thực tế xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở những năm qua cho thấy, trung tâm văn hoá là mô hình thích hợp nhất cho hoạt động văn hoá ở cơ sở. Trung tâm văn hoá là là một thiết chế văn hoá tổng hợp có thể tổ chức nhiều hoạt động văn hoá khác nhau: biểu diễn văn nghệ, đọc sách báo, tổ chức vui chơi giải trí, thể dục thể thao, phổ biến khoa học kỹ thuật. Để trung tâm văn hoá thực hiện tốt chức năng của mình, cần phải nằm ở trung tâm khu dân cư, có cơ sở vật chất tối thiểu, có bộ máy quản lý và điều hành, có quy chế hoạt động, có kế hoạc công tác, tháng, quý, năm, có tài chính tối thiểu.

Thứ hai, nắm bắt nhu cầu văn hoá của tầng lớp nhân dân trên cơ sở đó tổ

chức các hoạt động văn hoá nhằm đáp ứng nhu cầu văn hoá đa dạng, lành mạnh của các tầng lớp nhân dân.

Hoạt động văn hoá là tổng thể các hoạt động hướng vào việc thoả mãn những nhu cầu văn hoá của con người. Hoạt động văn hoá ở cơ sở có các dạng hình thức phổ biến như: hoạt động thông tin, tuyên truyền cổ động, hoạt động câu lạc bộ, hoạt động khai dân trí, hoạt động thư viện, đọc sách báo, hoạt động bảo vệ, tu bổ các di tích lịch sử văn hoá, hoạt động giáo dục văn hoá truyền thống, hoạt động văn nghệ quần chúng, hoạt động xây dựng gia đình văn hoá, nếp sống văn hoá, hoạt động từ thiện nhân đạo, hoạt động văn hoá tín ngưỡng, tôn giáo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sự phân chia các hình thức hoạt động văn hoá nói trên là có tính tương đối. Trên trhực tế người ta có thể ghép nhiều dạng hoạt động văn hoá nào đó thành nhiều hoạt động nhỏ.

Tất cả các hoạt động văn hoá ở cơ sở đều nhằm vào mục tiêu là tạo ra ở cơ sở một đời sống văn hoá - xã hội lành mạnh, phong phú, bồi dưỡng, xây dựng con người mới về tư tưởng, tình cảm, đạo đức, lối sống nhân cách, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước.

Thứ ba, tạo ra những điều kiện thuận lợi để thu hút ngày càng đông đảo nhân

dân ở cơ sở tham gia một cách tích cực, chủ động, tự giác, tạo ra các giá trị văn hoá mới; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hoá, trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị lịch sử - văn hoá, các công trình văn hoá - nghệ thuật, các danh lam thắng cảnh, trong xây dựng nếp sống, lối sống văn minh, lịch sự, trong việc xoá bỏ những phong tục tập quán, thói quen lỗi thời, lạc hậu, trong ngăn chặn tàng trữ và lưu hành các văn hoá phẩm phản động, đồi trụy, chống lại những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch bằng “diễn biến hoà bình” trên lĩnh vực tư tưởng - văn hoá.

Thứ tư, đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hoá - gia đình, ấm no,

Gia đình đoàn kết, tương thân tương ái, sống có nghĩa tình trong quan hệ họ hàng, thân tộc, thông gia, hàng xóm, láng giềng, ứng sử văn minh, lịch sự với mọi người.

Trong gia đình là quan hệ dân chủ, bình đẳng, tôn trọng, hoà thuận, hiếu thảo hoà thuận với ông bà cha mẹ, anh em đoàn kết, thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Gia đình và các thành viên trong gia đình thực hiện tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, những quy ước của cộng đồng dân cư, quy định của chính quyền và các đoàn thể ở địa phương, tích cực phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, các phong trào xã hội, nhân đạo, từ thiện khác như xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn…

Thứ năm, tổ chức các hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng đối với nhân

dân, hình thành nhân cách công dân. Có ý thức đầy đủ về quyền và nghĩa vụ công dân, tôn trọng hiến pháp và pháp luật, sống theo đạo lý “ mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”, có ý thức lao động tự giác, có phẩm chất đạo đứcc và tình cảm lành mạnh trong quan hệ ứng xử trong gia đình ra ngoài xã hội.

Như vậy, tổng kết 15 năm thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, Ban thường trực Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam xây dựng đề án tiếp tục nâng cao chất lượng cuộc vận động này với 3 mục tiêu:

1. Xây dựng khu dân cư đoàn kết, tương trợ, phát triển bền vững vì mục tiêu “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

2. Phấn đấu hầu hết các khu dân cư, không còn hộ nghèo thiếu ăn, không còn nhà ở dột nát, không có tội phạm, đẩy lùi tệ nạn xã hội.

3. Hầu hết các khu dân cư, hộ gia đình đăng ký, thực hiện các nội dung tiêu chí: “gia đình văn hoá”, “khu dân cư văn hoá”.

Đối với tỉnh Thanh Hoá hiện nay nói chung và thành phố Thanh Hoá nói riêng đã và đang thực hiện tốt nội dung cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”. Để góp phần cho sự thành công của công cuộc này trong giai đoạn mới, tỉnh Thanh Hoá ngoài việc thực hiện tốt những chủ

trương chính sách của Đảng và Nhà nước về văn hoá như trên còn bổ sung vào nội dung “xây dựng đô thị văn minh công dân thân thiện” góp phần xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở ngày càng tốt đẹp, văn hoá, văn minh, đặc biệt nhằm phát huy vai trò các giá trị văn hoá tinh thần truyền thống của dân tộc.

Từ việc phân tích nội dung xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở cho thấy hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đặt ra nhiệm vụ chăm lo phát triển văn hoá tập trung vào bốn nội dung quan trọng, Đại hội XI nêu rõ:

Một là, củng cố và tiếp tục xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, phong

phú, đa dạng; tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội…; triển khai cuộc vận động xây dựng gia đình Việt Nam góp phần giữ gìn và phát triển những giá trị truyền thống của văn hoá, con người Việt Nam, nuôi dưỡng giáo dục thế hệ trẻ.

Hai là, phát triển sự nghiệp văn học nghệ thuật bảo tồn, phát huy các giá trị

các di sản văn hoá truyền thống, cách mạng. Theo đó, tiếp tục phát triển nền văn học nghệ thuật Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc giàu chất nhân văn dân chủ phản ánh chân thật, sâu sắc đời sống văn hoá dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước, cổ vũ, khẳng định cái đúng, cái đẹp đồng thời lên án cái xấu cái ác…

Ba là, chú trọng phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo dục, tổ chức và

phản biện xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích của quần chúng nhân dân.

Bốn là, đổi mới, tăng cường việc giới thiệu truyền bá văn hoá, văn học đất

nước con người Việt Nam với thế giới, ngăn chặn đẩy lùi, vô hiệu hoá sự xâm nhập và tác hại của các sản phẩm đồi truỵ, phản động từ bên ngoài vào nước ta; bồi dưỡng và nâng cao sức đề kháng của công chúng nhất là thế hệ trẻ.

Như vậy, đến Đại hội XI các quan điểm của đảng về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam theo mục tiêu tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc tiếp tục được khẳng định.

Quá trình xây dựng môi trường văn hoá phải đặc biệt chú trọng xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, vì đó là bước đi ban đầu của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá. Xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở cần phải được tổ chức bài bản, có chủ

trương chiến lược, và từ trong từng gia đình Việt Nam, trong thôn, bản, khu phố, trong các tổ chức đoàn thể…, không chỉ là vài cuộc liên hoan văn nghệ quần chúng theo định kỳ hay chào mừng, cổ vũ một vài ngày kỷ niệm, sự kiện nào đó.

Đối với văn học, nghệ thuật hay bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá cũng phải có mục tiêu cụ thể, nhằm đạt đến kết quả cuối cùng là có giá trị tư tưởng nghệ

Một phần của tài liệu Vấn đề phát huy giá trị văn hóa tinh thần truyền thống trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở của thành phố Thanh Hóa hiện nay (Trang 35)