1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề thủ công truyền thống ở Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay

138 746 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG 2

MỞ ĐẦU 3

1 Tính cấp thiết của đề tài 3

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 4

3 Mục tiêu nghiên cứu 7

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

5 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng 8

6 Đóng góp của đề tài 9

7 Bố cục của đề tài 10

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo tồn và khai thác giá trị của làng nghề thủ công truyền thống 11

1.1 Một số khái niệm liên quan đến làng nghề thủ công truyền thống 11

1.2 Quan điểm về bảo tồn và phát huy giá trị của làng nghề thủ công truyền thống 20

1.3 Bài học kinh nghiệm bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề thủ công truyền thống trong và ngoài nước 24

Chương 2: Khái quát về làng nghề thủ công truyền thống ở Thanh Hóa 40

2.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hoá tác động đến sự phát triển làng nghề 39

2.2 Đặc điểm của làng nghề thủ công truyền thống ở Thanh Hóa 43

2.3 Một số làng nghề thủ công tiêu biểu ở Thanh Hóa 53

Chương 3: Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề thủ công truyền thống ở Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay 73

3.1 Thực trạng làng nghề thủ công truyền thống ở Thanh Hóa 73

3.2 Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của làng nghề thủ công truyền thống Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay 96

3.3 Một số giải pháp bảo tồn, phát triển làng nghề thủ công truyền thống ở Thanh Hóa 99

KẾT LUẬN 117

TÀI LIỆU THAM KHẢO 118

PHỤ LỤC 122

Trang 3

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Ở Thanh Hóa, do đặc điểm về điều kiện tự nhiên và lịch sử, văn hóa, cácnghề và làng nghề thủ công, các trung tâm sản xuất, chế tác được hình thành từrất sớm Theo kết quả thống kê bước đầu, Thanh Hóa có gần 500 làng có nghề,trong đó có 127 làng nghề với 59 làng nghề đã được công nhận Trong số 59làng nghề đã được công nhận có 41 làng nghề truyền thống Nhiều làng nghềcó lịch sử lâu đời và nổi tiếng trên cả nước, như chế tác đá An Hoạch (TP.Thanh Hóa), gốm Lò Chum (TP Thanh Hóa), đúc đồng Trà Đông (Thiệu Hóa),dệt nhiễu Hồng Đô (Thiệu Hóa); chiếu cói Nga Sơn; bánh gai Tứ Trụ (ThọXuân); nước mắm Do Xuyên (Tĩnh Gia); rèn Tất Tác (Hậu Lộc), mộc Đạt Tài(Hoằng Hóa), dệt xăm súc (Sầm Sơn), làm nem chua (TP Thanh Hóa)… Ởvùng trung du, miền núi có nghề dệt thổ cẩm, đan lát…

Mỗi sản phẩm của làng nghề được gắn với một địa danh văn hóa truyềnthống, được bàn tay khéo léo, tài hoa của các nghệ nhân tạo nên và được coi làbiểu tượng của cái đẹp mang đặc trưng văn hoá truyền thống dân tộc, bản địađược lưu giữ qua một quá trình dài lâu

Nghề và làng nghề truyền thống đã góp phần tạo dựng bản sắc văn hoáxứ Thanh, đóng góp vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, nhất làđối với các vùng nông nghiệp, nông thôn Mặt khác, làng nghề truyền thống làđặc điểm góp phần vào sự phân công lao động trong nền kinh tế nông nghiệptruyền thống Việt Nam thành ba ngành công - nông - thương nghiệp Cơ cấukinh tế này đã thực sự tạo cho làng xã Thanh Hóa nói riêng và làng xã ViệtNam nói chung có thể ổn định lâu dài, vững chắc Vì vậy, trong xu thế hộinhập kinh tế và văn hoá giữa các nước ngày càng phát triển, việc bảo tồn vàphát triển các đặc trưng văn hoá của một vùng, một quốc gia là điều vô cùngquan trọng, nó vừa giữ gìn và phát triển giá trị truyền thống của dân tộc để"hoà nhập quốc tế nhưng không hoà tan", vừa góp phần tích cực tạo động lựcthúc đẩy xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho dân cư và đổi mới bộ mặtnông thôn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế nông thôntheo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đặc biệt, những giá trị và vẻ đẹphiện thực của các làng nghề như cảnh quan, sinh thái, cuộc sống lao động sảnxuất (làm nghề) và sinh hoạt thường ngày của người dân; các công trình văn

Trang 4

hoá, lịch sử; các lễ hội; trở thành những yếu tố hấp dẫn và kích thích sự khámphá, để mời gọi du khách, do vậy là yếu tố thúc đẩy du lịch làng nghề hìnhthành và phát triển Mặt khác, phát triển du lịch làng nghề lại là yếu tố thúc đẩycác làng nghề phát triển hơn.

So với các địa phương khác trong cả nước, làng nghề truyền thống củaThanh Hóa nhiều về số lượng, nhưng chưa mạnh về thương hiệu, quy mô nhỏ,phân tán Trải qua những thăng trầm của lịch sử và sự canh tranh của nhữngloại vật liệu mới, công nghệ mới khiến nhiều làng nghề ở Thanh Hóa không thểtrụ vững và có nguy cơ bị mai một, thất truyền Kinh tế làng nghề ở Thanh Hóavẫn mang nét cục bộ, được duy trì thông qua việc nối truyền của các thế hệ,dựa trên đúc rút kinh nghiệm là chủ yếu Bên cạnh đó, sản phẩm làng nghềchưa thể vươn ra thị trường trong nước và quốc tế, do đó hiệu quả kinh tế cònthấp Cho đến nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chưa có một làng nghề truyềnthống nào trở thành điểm du lịch nổi tiếng hấp dẫn du khách

Đề tài "Nghiên cứu các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề thủcông truyền thống ở Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay" là một đề tài mới, cósự kế thừa song không trùng lặp với các công trình đã công bố

Vì những lý do trên, việc nghiên cứu để đề xuất những giải pháp có tínhkhoa học và khả thi nhằm phát huy giá trị lịch sử - văn hoá của làng nghề thủcông truyền thống ở các địa phương nói chung, Thanh Hóa nói riêng trong giaiđoạn hiện nay là vấn đề bức thiết, góp phần "xây dựng nền văn hoá tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc" như Nghị quyết Trung ương V khoá VIII đã chỉ rõ.Đồng thời, việc thực hiện đề tài sẽ góp phần thực hiện Chương trình Phát triểndu lịch - là một trong 5 chương trình trọng tâm của Nghị quyết Đại hội đại biểuĐảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1 Các công trình nghiên cứu về nghề thủ công truyền thống Thanh Hóa

Trong thời kỳ Pháp thuộc, một số học giả Pháp đã quan tâm đến vấn đề

văn hóa tộc người xứ An Nam Charles Robequain trong cuốn Tỉnh Thanh Hóa(Le Thanh Hoa) (Nxb Thanh Hóa, 2012) đã dành một chương (chương IV: Thợ

thủ công) để khảo cứu các nghề thủ công chính (nghề dệt, đan lát, mộc, luyện

kim, đẽo đá, gốm) và các nghề thứ yếu (làm gạch, nung vôi, chế biến thựcphẩm, đan quạt, làm đồ thờ, làm trang sức) ở Thanh Hóa Tuy các thông tin vềcác làng nghề còn sơ lược và tản mạn do đặc trưng cuốn sách mang tính chấttổng quan về tỉnh Thanh Hóa nhưng lại là những ghi chép thực tế và bước đầuđưa ra nhận định về sự phát triển và vai trò kinh tế - xã hội của các nghề thủ

Trang 5

công đối với cộng đồng dân cư trong bối cảnh đầu thế kỷ XX Vì vậy, đây lànhững tư liệu quý trong nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển các làngnghề thủ công ở Thanh Hóa.

Đáng kể là các nhà nghiên cứu Thanh Hóa đã có nhiều công trình nghiêncứu, giới thiệu về nghề thủ công

Ban Nghiên cứu và Biên soạn lịch sử Thanh Hóa đã biện soạn bộ sách

Nghề thủ công truyền thống tỉnh Thanh Hóa gồm 4 tập (Nxb Thanh Hóa, 1999,

2001, 2003, 2009) Công trình này tập hợp 83 bài viết của nhiều tác giả vềnhững nghề thủ công tiêu biểu ở Thanh Hóa Các bài viết đã cố gắng thể hiệnđược các giá trị lịch sử, văn hóa và kinh tế - xã hội của các nghề và làng nghề.Trong lời nói đầu của bộ sách, Ban biên soạn đã nhận định "Đây chỉ là bướcđầu, vì vậy những nghề và làng nghề truyền thống được nêu trong tập sách nàykhông xuất phát từ một tiêu chí lựa chọn chuyên môn hay một tiêu chí nàokhác Các tác giả thấy nghề nào có thể tạm đủ tư liệu, đủ cơ sở chứng cứ thìtiến hành biên soạn" Đây là nguồn tư liệu quan trọng để thực hiện đề tài.

Bộ Địa chí tỉnh Thanh Hóa (tập I, II, III, IV) do Tỉnh ủy - Hội đồng nhândân - Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa tổ chức biên soạn (Nxb Văn hóa Thôngtin, 2002, 2010, 2015), đã cung cấp tư liệu về các vùng nguyên liệu cho cáclàng nghề thủ công ở Thanh Hóa, giới thiệu khái quát nghề thủ công truyềnthống ở các địa phương và sơ lược về một số ông tổ nghề, sự hình thành vàphát triển của một số nghề thủ công truyền thống Đây là nguồn chỉ dẫn thôngtin để thực hiện đề tài.

Bên cạnh Địa chí tỉnh Thanh Hóa, các huyện, xã trong những năm qua đãtổ chức biên soạn một hệ thống địa chí phong phú, trong đó nghề thủ côngtruyền thống của địa phương là một nội dung quan trọng được đề cập đến

Cuốn Làng nghề thủ công và làng khoa bảng thời phong kiến ở đồng

bằng sông Mã (Nxb Từ điển bách khoa, 2009) của tác giả Hà Mạnh Khoa Các

làng nghề thủ công được nghiên cứu, khảo tả trong công trình này là: nghềchạm khắc đá ở An Hoạch (huyện Đông Sơn), nghề đúc đồng ở làng Trà Đông(huyện Thiệu Hóa), nghề dệt ở làng Phú Khê (huyện Hoằng Hóa) Trong côngtrình này, tác giả đã đưa ra nhận định khái quát về sự hình thành và phát triểncủa các nghề, làng nghề thủ công ở đồng bằng sông Mã Đối với từng nghề cụthể, tác giả đề cập đến quá trình hình thành và phát triển của làng nghề, lựclượng và công cụ chế tác, phương pháp khai thác nguyên liệu, phương pháp, kỹthuật chế tác, những sản phẩm tiêu biểu, quần thể di tích liên quan

Trang 6

Một số công trình, bài viết đề cập đến nghề, làng nghề thủ công cụ thểnhư: Các tác giả Phạm Văn Đấu, Trần Thị Liên, Lê Thị Thảo nghiên cứu vềnghề chế tác đá An Hoạch; tác giả Phạm Văn Kính có bài viết về nghề gốm ởLò Chum; tác giả Vũ Văn Tuyến có bài viết về nghề đúc đồng Trà Đông Tuynhiên, số lượng bài viết chuyên sâu so với sự phong phú của hệ thống làngnghề thủ công truyền thống ở Thanh Hóa còn ít ỏi

2.2 Các công trình nghiên cứu về vấn đề phát huy giá trị của các làng nghềthủ công truyền thống ở Thanh Hóa

Các làng nghề thủ công truyền thống có tiềm năng trong phát triển kinhtế - xã hội, do vậy đã có nhiều công trình đề cập đến vấn đề phát huy giá trị củacác làng nghề thủ công truyền thống nói chung

Năm 1996, Bộ Công nghiệp và Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hiệp

quốc đã tổ chức Hội thảo quốc tế về Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền

thống Việt Nam ở Hà Nội Trong hội thảo này, các tác giả đã phân tích một số

vai trò của làng nghề đối với phát triển kinh tế xã hội và bước đầu đề xuất giảipháp thực hiện

Năm 2003, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD) Việt Nam

và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã công bố công trình Nghiên cứu

quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công theo hướng công nghiệp hoá, hiệnđại hoá nông thôn Việt Nam, Trung tâm PTQT Nhật Bản và công ty ALMEC

phát hành.

Một số tác giả cũng đã xuất bản sách chuyên khảo về vấn đề này như:

Dương Bá Phượng (2001), Bảo tồn và phát triển làng nghề trong quá trình

CNH, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; Mai Thế Hởn (chủ biên) (2003), Pháttriển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Văn Phúc (2004), Công nghiệp nông

thôn Việt Nam thực trạng và giải pháp phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Một số luận văn Thạc sỹ cũng đề cập đến vấn đề này, như: Đỗ Quang

Dũng (1997), Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển làng nghề truyền

thống trong quá trình CNH, HĐH nông thôn Hà Tây, Luận án Thạc sỹ kinh tế,

Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội; Nguyễn Trọng Tuấn (2006), Nghề truyền

thống trên địa bàn Hà Nội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn

thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội; Trần Minh

Yến (2003), Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong quá

Trang 7

trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị

quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

Tuy không trực tiếp đề cập đến vấn đề phát huy giá trị của làng nghề thủcông ở Thanh Hóa nhưng những công trình trên góp phần định hướng phươngpháp tiếp cận vấn đề nghiên cứu của đề tài

Năm 2003, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết số 03 - NQ/TUvề phát triển ngành nghề, TTCN Năm 2006, Sở Công nghiệp Thanh Hóa xâydựng đề án phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp Thanh Hoá giai đoạn

2006-2010, định hướng đến 2015 và tổ chức Hội thảo khoa học Xây dựng quy

hoạch phát triển mạng lưới cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp vừa và nhỏThanh Hoá thời kỳ 2002- 2010 Các tài liệu này đã đề cập khái quát đến hệ

thống nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh, tuy nhiên, chủ yếu khaithác ở góc độ sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế.

Tóm lại, từ việc đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu về các làng

nghề thủ công truyền thống ở Thanh Hóa và việc bảo tồn, phát huy giá trị của

chúng, chúng tôi thấy rằng, đề tài Nghiên cứu các giải pháp bảo tồn, phát huy

giá trị làng nghề truyền thống Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay là một đề

tài mới, có sự kế thừa song không trùng lặp với các công trình đã công bố.

3 Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu được giá trị của làng nghề thủ công Thanh Hóa;- Đánh giá được thực trạng làng nghề thủ công Thanh Hóa;

- Đề xuất được giải pháp phát huy giá trị làng nghề thủ công Thanh Hóa.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các làng nghể thủ công truyền thốngở Thanh Hóa hiện đang còn tồn tại, đặc biệt tập trung vào những làng nghề nổitiếng, có các sản phẩm độc đáo.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian của đề tài giới hạn trong địa bàn tỉnh Thanh Hóahiện nay, là một tỉnh có địa giới ổn định trong suốt chiều dài lịch sử, có đầy đủcác dạng địa hình: miền núi, trung du, đồng bằng, ven biển Các nghề thủ côngtruyền thống ở Thanh Hóa trải khắp các khu vực đó, tuy nhiên tập trung chủyếu ở vùng đồng bằng, ven lưu vực các con sông lớn, đặc biệt là sông Mã vàsông Chu, do vậy phạm vi nghiên cứu của đề tài cũng tập trung nghiên cứu khuvực này.

Trang 8

- Phạm vi thời gian của đề tài hướng tới nghiên cứu những làng nghề thủcông truyền thống đang còn hiện hữu đến hiện tại Tuy nhiên, do giới hạn củathời gian khảo sát, nghiên cứu thực tế, các thông tin, số liệu được cập nhật đếnthời điểm tháng 11 năm 2015 Các làng nghề thủ công truyền thống cũng đượcxác định là các làng nghề đã xuất hiện ít nhất cách ngày nay 50 năm

5 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng

5.1 Cách tiếp cận đề tài

Cách tiếp cận đề tài theo 3 quan điểm nghiên cứu sau đây:

- Quan điểm thực tiễn

+ Nghiên cứu làng nghề thủ công truyền thống ở Thanh Hóa, nhất lànghiên cứu những giá trị lịch sử - văn hóa của chúng phải đặt trong bối cảnhhiện nay Cách tiếp cận này giúp cho người nghiên cứu tập trung tìm hiểunhững giá trị phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thế giới, tránh tìnhtrạng quá đi sâu vào những yếu tố đã từng được coi là “giá trị” nhưng khôngcòn phù hợp với cuộc sống hiện đại.

+ Chỉ nghiên cứu, tìm hiểu các làng nghề đang còn hiện hữu, nhất lànhững làng nghề đang thu hút được nhiều nhân công và có đóng góp cho kinhtế - xã hội địa phương Đồng thời đề tài chỉ nghiên cứu về những làng nghề thủcông truyền thống, những làng nghề được hình thành cách ngày nay ít hơn 50năm không được đề cập bởi giá trị và vai trò của chúng đối với cộng đồng dâncư cần có thêm thời gian để khẳng định

+ Các giải pháp phát huy giá trị của làng nghề ở Thanh Hóa phải phùhợp với đặc điểm, tình hình cụ thể của địa phương, cũng như phong tục, tậpquán của cộng đồng dân cư

- Quan điểm lịch sử

+ Tôn trọng và phản ánh khách quan những đặc điểm lịch sử của làngnghề truyền thống, tránh hiện đại hóa những yếu tố có tính chất lịch sử củalàng nghề.

+ Kế thừa kết quả nghiên cứu về làng nghề truyền thống ở Thanh Hóacủa những nhà khoa học đi trước, đồng thời đưa ra những kết quả nghiên cứumới.

- Quan điểm hệ thống - lôgic

+ Nghiên cứu làng nghề thủ công truyền thống ở Thanh Hóa trong tổnghể hệ thống làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam, bên cạnh những đặcđiểm chung, cần làm rõ những đặc trưng riêng của nghề thủ công truyền thốngThanh Hóa.

Trang 9

+ Nội dung nghiên cứu phải đảm bảo trình tự logic: Khảo sát, thống kêhệ thống làng nghề thủ công truyền thống ở Thanh Hóa - Nhận diện những giátrị đặc biệt, một số làng nghề tiêu biểu - Đánh giá thực trạng - Đề xuất giảipháp bảo tồn và phát huy giá trị.

5.2 Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng* Phương pháp luận

Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủnghĩa duy vật lịch sử, quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam và Tư tưởng HồChí Minh làm cơ sở lý luận để tiếp cận, phân tích, đánh giá một cách khoa họcvà khách quan các vấn đề nghiên cứu của đề tài

* Phương pháp nghiên cứu liên ngành

Vận dụng phương pháp nghiên cứu của nhiều ngành để giải quyết cácnội dung của đề tài: Sử học, Địa lý, Văn học, Dân tộc học, Khảo cổ học, Xã hộihọc, Kinh tế học, Khoa học quản lý… Các phương pháp được sử dụng linh hoạtnhằm đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

* Phương pháp chuyên gia

Trong quá trình thu tập tư liệu và tổ chức nghiên cứu, tập thể tác giả sẽthường xuyên tranh thủ ý kiến, trao đổi của các nhà khoa học chuyên sâu.

Tổ chức hội thảo để thảo luận các nội dung liên quan đến đề tài.

* Phương pháp thu thập, thống kê và phân tích tài liệu

Tổ chức thu thập, tập hợp, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn tàiliệu liên quan đến hệ thống làng nghề thủ công truyền thống ở Thanh Hóa đangđược lưu giữ trong các thư viện, kho lưu trữ, phòng tư liệu và trong cộng độngdân cư trên phạm vi cả nước.

Tiến hành các đợt điền dã, khảo sát hệ thống làng nghề thủ công truyềnthống ở các địa phương trong tỉnh; từ đó lập bảng thống kê tổng hợp theonhững tiêu chí đề ra

Tổ chức thu thập thông tin về thực trạng làng nghề thủ công truyền thốngở Thanh Hóa.

*Sử dụng phương tiện kỹ thuật:

Máy ảnh, máy quay camera, máy ghi âm trong điều tra, khảo sát, thuthập tài liệu.

6 Đóng góp của đề tài

6.1 Về lý luận

- Góp phần làm rõ hệ thống lý luận khoa học về nghề và làng nghề thủcông truyền thống ở Thanh Hóa.

Trang 10

- Cung cấp và bổ sung hoàn thiện giá trị của hệ thống nghề, làng nghề ởThanh Hóa, đặc trưng của một số nghề, làng nghề tiêu biểu.

- Cung cấp luận điểm khoa học để quy hoạch nghề và làng nghề thủ côngtruyền thống trong bối cảnh hiện nay.

6.2 Về thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần cung cấp luận cứ khoa họcvà thực tiễn về phát huy giá trị của làng nghề thủ công truyền thống ở ThanhHóa trong bối cảnh hiện nay

- Là tài liệu tham khảo cho giảng viên và sinh viên giảng dạy chuyênngành Quản lý văn hóa, Văn hóa - Du lịch tại trường Đại học VH,TT&DLThanh Hóa.

Trang 11

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẢO TỒN VÀ KHAI THÁC GIÁ TRỊ CỦA LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG1.1 Một số khái niệm liên quan đến làng nghề thủ công truyền thống

1.1.1 Nghề truyền thống

Theo từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ Việt Nam), nghề là công việchằng ngày làm để sinh nhai Một cách khái quát, có thể hiểu “nghề” là một lĩnhvực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có đượcnhững tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinhthần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội

Nghề thủ công là những nghề được tiến chủ yếu dùng sức lao động củacon người và công cụ thô sơ, ít có sự can thiệp của máy móc hiện đại.

Truyền thống là thuật ngữ dùng để chỉ các giá trị, yếu tố, quan niệm củamột cộng đồng người hay của xã hội lưu giữ trong một thời gian dài từ thế hệnày qua thế hệ khác Truyền thống biểu hiện tính kế thừa là chủ yếu tuy nhiêncũng có sự phát triển theo lịch sử.

Nghề thủ công truyền thống là những nghề thủ công được hình thành,tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, được sản xuất tập trung tại một vùnghay một làng nào đó và được lưu truyền từ đời này qua đời khác (truyền nghề),lưu giữ kỹ thuật sản xuất (bí quyết nghề nghiệp), đúc kết kinh nghiệm Nghềtruyền thống thường được lưu giữ trong một gia đình, một dòng họ, một làng,một vùng.

Theo quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,một nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đảm bảo ba tiêu chí sau:

1 Đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đượccông nhận.

2 Tạo ra sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc.

3 Gắn với tên tuổi của một hoặc nhiều nghệ nhân hoặc tên của một làngnghề.

Còn theo TS Trần Minh Yến: Nghề truyền thống bao gồm những nghềtiểu thủ công nghiệp xuất hiện từ lâu trong lịch sử, được truyền từ đời này quađời khác còn tồn tại đến ngày nay, kể cả những nghề đã được cải tiến hoặc sửdụng những loại máy móc hiện đại để hỗ trợ sản xuất nhưng vẫn tuân thủ công

Trang 12

nghệ truyền thống, và đặc biệt sản phẩm của nó vẫn thể hiện những nét văn hóađặc sắc của dân tộc [55; tr.21].

Việc phân loại các nhóm nghề truyền thống không phải là dễ vì một sốnghề có thể được coi là ở nhóm này song cũng có thể vừa thuộc cả nhóm khác.Có nhiều cách phân loại khác nhau nhưng chúng cũng chỉ mang tính chất tươngđối.

Dựa vào giá trị sử dụng của sản phẩm, còn có thể phân loại các ngànhnghề truyền thống theo các nhóm sau:

+ Các ngành nghề sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như: khảmgỗ, vàng bạc, thêu thùa.

+ Ngành nghề phục vụ sản xuất và đời sống như: nghề mộc, đúc đồng,sản xuất vật liệu xây dựng.

+ Ngành nghề sản xuất các mặt hàng tiêu dùng thông thường như: khâunón, dệt chiếu.

+ Ngành nghề chế biến lương thực, thực phẩm, như: xay xát, nấu rượu,làm bánh.

Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 của Chính phủ về việc pháttriển ngành nghề nông thôn đã phân chia các ngành nghề ở nông thôn nước tathành 7 nhóm chính:

- Chế biến, bảo quản nông, lâm, thuỷ sản.

- Sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệtmay, cơ khí nhỏ.

- Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nôngthôn.

- Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.- Gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh.

- Xây dựng, vận tải trong nội bộ xã, liên xã và các dịch vụ khác phục vụsản xuất, đời sống dân cư nông thôn.

- Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề; tư vấn sản xuất, kinh doanh tronglĩnh vực ngành nghề nông thôn.

Trang 13

lệ người theo nghề thấp, thời gian xuất hiện chưa có "thâm niên", sản phẩm

chưa mang lại tên tuổi cho làng thì chỉ được gọi là nghề (của làng) Tuy

nhiên, cách gọi này chỉ mang tính tương đối, bởi trên thực tế, có những làng cónghề chỉ mới xuất hiện trong một thời gian ngắn, nhưng đã có tiếng tăm do làm

ăn phát đạt, dân gian vẫn gọi là làng nghề, và ngược lại, có những nghề tồn tại

lâu đời, nhưng cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, eo hẹp, không có cơ hội phát triển, cả làng

chỉ có một vài người hành nghề, nên dân gian chỉ gọi là nghề

Theo quy định hiện hành của Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn, làngnghề phải đảm bảo ba tiêu chí sau:

- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngànhnghề nông thôn.

- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thờiđiểm được công nhận.

- Chấp hành tốt chính sách pháp luật của nhà nước.

Các tiêu chí trên chỉ có tính chất tương đối vì với các nghề khác nhau tỷlệ trên ở các làng nghề cũng khác nhau mặt khác số lượng lao động làm nghềcũng có sự biến động thường xuyên Như vậy khái niệm làng nghề cần đượchiểu là những làng ở nông thôn có các ngành nghề không phải là nông nghiệpmà chúng chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và tỷ trọng thu nhập so với nghềnông.

Làng nghề thủ công truyền thống là làng nghề được tồn tại và phát triểnlâu đời trong lịch sử, trong đó gồm có một hoặc nhiều nghề thủ công truyềnthống, là nơi quy tụ các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề, là nơi có nhiều hộgia đình chuyên làm nghề truyền thống lâu đời, giữa họ có sự liên kết, hỗ trợnhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Họ có cùng tổ nghề và đặc biệt cácthành viên luôn ý thức tuân thủ những ước chế xã hội và gia tộc.

Với một số làng tuy chưa đạt đầy đủ các tiêu chí làng nghề vì giá trị kinhtế, thu nhập, số hộ làm nghề chiếm tỷ lệ rất nhỏ nhưng có ít nhất một nghềtruyền thống thì được công nhận là làng nghề truyền thống (công nhận danhhiệu làng nghề mang ý nghĩa về văn hóa nhiều hơn về kinh tế).

Làng nghề thủ công truyền thống có những đặc điểm sau đây:

- Đặc điểm về mối quan hệ với nông nghiệp và nông thôn

Nghề thủ công truyền thống bắt nguồn từ nông nghiệp mà ra và gắn liềnvới sự phân công lao động ở nông thôn Trước đây hàng loạt các nghề thủ côngtruyền thống ra đời nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt tự cung tự cấp của ngườinông dân và chủ yếu phục vụ nông nghiệp Không những vậy, nghề truyền

Trang 14

thống còn dựa vào nông nghiệp để phát triển Nông nghiệp là nguồn cung cấpnguyên liệu, nguồn nhân lực, nguồn vốn chủ yếu và là thị trường tiêu thụ rộnglớn.

Lao động trong các làng nghề truyền thống chủ yếu là những người nôngdân, địa điểm sản xuất của nghề thủ công truyền thống là tại gia đình họ Họ tựquản lý, phân công lao động, thời gian cho phù hợp với việc sản xuất nôngnghiệp những lúc mùa vụ và với nghề thủ công những lúc nông nhàn

Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, làng nghề ngày càng có tính độc lậphơn đối với nông nghiệp Bởi vì, nguyên liệu cho sản xuất của làng nghề đượcđa dạng hoá trong đó có cả sản phẩm của các ngành công nghiệp ở thành thị.Hơn nữa, hiện nay nước ta đã là thành viên chính thức của WTO, việc thựchiện các cam kết thương mại quốc tế, đã làm cho nguyên liệu của các làng nghềbị cạnh tranh quyết liệt từ các bạn hàng nước ngoài Do tác động của cáchmạng khoa học công nghệ, lợi thế tài nguyên có nguồn gốc trực tiếp từ tự nhiêngiảm xuống, làm cho sự tồn tại và phát triển làng nghề gắn liền với nguyên liệutại chỗ từ nông nghiệp có xu hướng giảm xuống

- Đặc điểm về sản phẩm

Sản phẩm của làng nghể thủ công truyền thống hầu hết là các vật dụnghàng ngày, hay những sản phẩm vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị thẩm mỹhoặc chỉ là vật để dùng trang trí ở nhà, công sở, nơi tôn nghiêm như đình chùa.Dưới những bàn tay tài hoa của người thợ thủ công từ ốc trai, vỏ trứng có thểbiến hoá thành những bức tranh có giá trị nghệ thuật cao Các sản phẩm nghềthủ công truyền thống bộc lộ những nét tinh xảo điêu luyện, đạt tới đỉnh caonghệ thuật trang trí Sản phẩm công nghiệp nếu như không ghi mác nhãn thì nósẽ xoá nhoà gốc tích, ngược lại, với sản phẩm nghề thủ công truyền thống nhìnvào nét hoa văn độ tinh xảo của sản phẩm là có thể biết xuất xứ sản phẩm.Thậm chí trong làng nghề truyền thống thì người ta có thể đánh giá gia đìnhnào đã làm ra sản phẩm này.

Truyền thống nghề với truyền thống văn hóa vùng miền, tập quán, phongtục từng vùng được hòa quyện trong sản phẩm Nó thể hiện sự gắn bó khăngkhít văn hóa và nghề truyền thống Cùng sản phẩm đồ gốm nhưng nhìn màumen người ta có thể phân biệt được đó là gốm Bát Tràng, gốm Đông Triều haygốm Thổ Hà.

Các sản phẩm của nghề thủ công truyền thống mang tính chủ quan sángtạo, hoàn toàn phụ thuộc bàn tay người thợ Cũng vì thế ở các làng nghề truyềnthống, sản phẩm chia loại chất lượng phụ thuộc trình độ người thợ, phụ thuộc

Trang 15

thị hiếu, mức tiền người tiêu dùng Do đặc điểm điều kiện sản xuất kinh doanh,sản phẩm thủ công in đậm dấu ấn người thợ nên khó sản xuất đại trà, mà chỉsản xuất đơn chiếc Nhược điểm về sản phẩm như vậy đã làm cho làng nghềtruyền thống khó đáp ứng được đơn đặt hàng lớn, chất lượng sản phẩm khôngđồng đều.

- Đặc điểm về kỹ thuật công nghệ

Kỹ thuật sản xuất đặc trưng trong làng nghề truyền thống là công cụ thủcông, phương pháp, công nghệ mang tính cổ truyền do lịch sử để lại và dochính người lao động trong làng nghề tạo ra Kỹ thuật đặc biệt nhất của làngnghề truyền thống là đôi bàn tay vàng của người thợ được tích luỹ qua nhiềuthế hệ, giữ được tính chất bí truyền của nghề Đặc điểm kỹ thuật này quyết địnhchất lượng sản phẩm Đôi bàn tay người thợ thủ công là công đoạn kỹ thuật khócó máy móc nào có thể thay thế Nó làm cho nghề thủ công truyền thống cótính đơn chiếc, phụ thuộc chủ quan người sản xuất Điều này được thể hiện rõnhất ở nghề thêu ren, chạm khắc Nhược điểm kỹ thuật của làng nghề truyềnthống không tổng kết thành lý luận, không được ghi chép, mà truyền miệngtrong gia đình, trong dòng họ, trong làng nên trong lịch sử nhiều bí quyết đã bịthất truyền Thực tế có những sản phẩm truyền thống hiện nay về độ tinh xảo,tính độc đáo không sánh được với sản phẩm của cha ông ta trước đây Nhiềulàng nghề đúc đồng nhưng chưa có nơi nào có thể làm trống đồng đạt chuẩnmực như trống đồng trong thời kỳ văn hóa Đông Sơn cách đây hàng nghìnnăm.

Có một số nghề thủ công truyền thống có những công đoạn kỹ thuật đặcbiệt phụ thuộc thời tiết Ví dụ: công đoạn dệt nhuộm gặp nhiều khó khăn khithời tiết có gió nồm hoặc mưa phùn; Một sản phẩm sơn mài phải mất khoảng51 ngày mới hoàn thành được tùy theo mẫu, nếu thời tiết quá nóng hoặc quálạnh sẽ không khô được Kỹ thuật đặc biệt này là lý do bất khả kháng làm chậmtiến độ giao hàng ở các làng nghề truyền thống Lao động làm nghề truyềnthống chủ yếu là lao động sáng tạo kỳ diệu của những nghệ nhân và thợ nghề.Không giống sản phẩm công nghiệp được sản xuất đồng loạt theo công nghệdây chuyền, mỗi sản phẩm của LN được coi là một tác phẩm nghệ thuật, chứađựng phong cách riêng, nét sáng tạo riêng, đầu óc mỹ thuật riêng của người làmra chúng.

- Đặc điểm về tổ chức sản xuất kinh doanh.

Như trên đã phân tích về mối quan hệ giữa nông dân và thợ thủ công: sựgắn bó giữa nông nghiệp và nghề thủ công truyền thống tạo nên mô hình sản

Trang 16

xuất kinh doanh truyền thống phổ biến nhất ở các làng nghề truyền thống làhình thức hộ gia đình.

Hộ gia đình là mô hình sản xuất đặc biệt trong đó lao động là các thànhviên trong gia đình, chỉ khi thời vụ hoặc khi chạy hàng thì có thể thuê thêm laođộng Mọi thành viên trong gia đình đều có thể tham gia, tùy theo độ tuổi, trìnhđộ tay nghề để làm công việc phù hợp nhưng bao giờ cũng có ít nhất 1 hoặc 2người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật, quản lý, điều hành, giao dịch Vìvậy mô hình sản xuất hộ gia đình là qui mô nhỏ.

Hộ gia đình là mô hình tổ chức sản xuất phù hợp nhất với cơ sở vật chấtở làng nghề hiện nay nên đã phát huy được nhiều ưu điểm trong sản xuất kinhdoanh: Tận dụng, tranh thủ mọi thời gian lao động; Linh hoạt trong sản xuấtkinh doanh; Hiệu quả kinh tế được hạch toán cụ thể, kịp thời, kích thích sảnxuất nhanh nhất và có sự phù hợp giữa qui mô, năng lực sản xuất với trình độquản lý.

Tuy nhiên, các chủ hộ không có kiến thức về quản lý kinh tế, khó tiếpcận và chậm ứng dụng khoa học công nghệ; Năng lực sản xuất hạn chế; Một ưuđiểm và cũng là nhược điểm mọi độ tuổi đều có thể tham gia lao động tạo rathu nhập cho gia đình nên hiện tượng bỏ học sớm để làm kinh tế là phổ biến ởmột số làng nghề.

Hiện nay, ở các làng nghề đã xuất hiện nhiều hình thức tổ chức sản xuất,kinh doanh mới như tổ sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp Tuy nhiên, hìnhthức sản xuất theo hộ gia đình vẫn là chủ yếu

Nghề thủ công truyền thống không chỉ bó hẹp trong phạm vi làng nghềmà còn mở rộng hơn như: xã nghề, phố nghề, phường nghề, hội nghề.

Phố nghề là kết quả của quá trình đô thị hoá và mở rộng thị trường mớivà những người thợ thủ công từ các làng nghề tụ họp lại trên cùng một địa điểmđể sản xuất hoặc kinh doanh Ví dụ: Thủ đô Hà Nội có phố nghề làm đồ kimhoàn như Hàng Bạc, Phố tiện gỗ Tô Tịch, Phố cắt may áo dài Cầu Gỗ.

Xã nghề để chỉ sự lan tỏa của nghề vượt khỏi phạm vi từ làng này sanglàng khác.

Còn phường nghề, hội nghề là những thợ thủ công cùng nghề nhóm họplại thành một tổ chức có luật lệ riêng.

Ngoài ra còn phải nói đến tổ nghề là những người có đức, có công dạynghề, hay phát minh ra nghề Tổ nghề thì không nhất thiết phải là người ở địaphương đó Một số làng tổ nghề được suy tôn là thành hoàng làng hoặc đượclập miếu thờ Một nghề có thể có thờ nhiều tổ nghề khác nhau ở các vùng khác

Trang 17

nhau vì tổ nghề là người có công khởi xướng truyền nghề ở một vùng, một địaphương.

1.1.3 Giá trị làng nghề thủ công truyền thống

Trong nhiều ngôn ngữ trên thế giới, thuật ngữ “giá trị” (tiếng Anh: value,tiếng Pháp: valeur; tiếng Nga: ценность, tiếng Trung: 价值 / 價值) được hiểulà tốt, đáng giá Trong ngôn ngữ phương Tây, thuật ngữ “giá trị” từ valere của

tiếng La-tinh ban đầu được dùng để chỉ việc một thứ gì đó đáng giá Giá trị là

thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong các tài liệu triết học và xã hội học để chỉý nghĩa con người, xã hội và văn hoá của những hiện tượng thực tế nhất định.

Là một thuật ngữ được sử dụng rất rộng rãi, song ở khái niệm “giá trị”cho đến nay chưa có sự thống nhất trong giới nghiên cứu với tính cách là mộtkhái niệm khoa học chặt chẽ, chính xác như nhiều khái niệm khác trong cácngành khoa học xã hội và tự nhiên Dù người ta có thể xem nó là khái niệm củatriết học, của tâm lý học, của nhân học, của giáo dục học, của giá trị học haycủa bất cứ ngành khoa học xã hội, nhân văn nào đi nữa thì tình trạng ấy cũngđều đang hiện hữu Hệ giá trị, như nhiều nhà nghiên cứu hiện nay quan niệm,có thể được nhìn từ nhiều góc độ khác nhau, bao gồm trong nó nhiều loại giá trịkhác nhau: có loại giá trị cốt lõi, có giá trị phổ quát, có loại giá trị chung nhânloại, có loại giá trị dân tộc - quốc gia, có loại giá trị cộng đồng tộc người, cóloại giá trị cá thể, có loại giá trị xã hội, có loại giá trị con người,… Trong mỗiloại giá trị như vậy lại có nhiều giá trị nhỏ khác nhau Bản thân mỗi giá trị, phụthuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể lại là một biến số, có giá trị vĩnh hằng,dù vị trí trong thang bậc cũng có thể không cố định, lại có giá trị chỉ là giá trịtrong một giai đoạn lịch sử nào đó Sự thay đổi vị trí, thang bậc trong bảng giátrị càng khiến cho các quan điểm, quan niệm, cách hiểu về giá trị càng thêmkhác biệt.

Tuy nhiên, trên bình diện chung nhất có thể hiểu rằng giá trị là những sự

vật, hiện tượng, quá trình hay tất cả những thứ được con người xem là có ýnghĩa nhất định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của con người, xãhội Nó bao hàm cả mặt chủ quan lẫn khách quan gắn bó chặt chẽ, không táchrời nhau1 Bản thân các sự vật, hiện tượng, quá trình, sự biến, tồn tại khách

quan, nhưng nếu không có sự đánh giá của con người, không được con ngườixem là có ý nghĩa đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của họ thì các sựvật, hiện tượng, quá trình, sự biến đó không có giá trị Giá trị là phần cốt lõi,

1 PGS TSKH Lương Đình Hải (2015), Xây dựng hệ giá trị Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Kỷ yếu hội

Trang 18

trục chính, căn bản của văn hóa, nhưng không thể quan niệm rằng nó là mộthình thái tinh thần Giá trị nằm ngay trong bản thân các sự vật, hiện tượng, quátrình, nó có khía cạnh khách quan, hay nói cách khác, nó tồn tại khách quan.Đây là điều kiện cần của mọi giá trị.

Theo cách hiểu trên, giá trị của làng nghề thủ công truyền thống đượcbiểu hiện ở vai trò, ý nghĩa tích cực của nó đối với sự phát triển của kinh tế,văn hóa, xã hội Có thể nêu ra một số giá trị chủ yếu của làng nghề thủ côngtruyền thống như sau:

- Làng nghề góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân

Làng nghề truyền thống phát triển đóng vai trò quan trọng thu hút việclàm, tận dụng lao động tránh tình trạng phát triển chợ lao động tự phát lúc tráivụ, di dân tự do Ở các làng nghề truyền thống có sự gia tăng giá trị sản phẩm,tạo ra một khối lượng sản phẩm đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế chung vàtrên từng địa phương Đối với thị trường thế giới thì sản phẩm của làng nghềthủ công truyền thống được xếp vào nhóm hàng có khả năng cạnh tranh cao bởitính độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc, là sự kết hợp giữa kỹ thuật và thẩmmỹ, không thể sản xuất hàng loạt bằng máy móc được Hiện nay hàng thủ côngmỹ nghệ được xếp vào 6 mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu lớn tại Việt Nam(báo cáo dự án hỗ trợ xúc tiến thương mại và phát triển xuất khẩu VIE 61/94),có thị trường ở gần 100 nước, vùng lãnh thổ [37; tr.28].

- Phát triển làng nghề góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩyquá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề chính là con đường chủ yếuđể chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng chuyển từ lao động nôngnghiệp năng suất thấp, thu nhập thấp sang lao động ngành nghề có năng suất vàchất lượng cao với thu nhập cao hơn Mục tiêu nâng cao đời sống của cư dânnông thôn một cách toàn diện cả về kinh tế và văn hóa cũng chỉ có thể đạt đượcnếu trong nông thôn có cơ cấu hợp lý của nông thôn mới, có nông nghiệp, côngnghiệp và dịch vụ, có nông thôn vận động và phát triển thanh bình với hệ thốnglàng nghề tiếp nối truyền thống văn hóa làng nghề với chuỗi đô thị nhỏ vănminh, lành mạnh.

Bên cạnh đó, sản phẩm làng nghề còn góp phần quan trọng vào kimngạch xuất khẩu Nhiều mặt hàng thủ công truyền thống của Thanh Hóa đượcngười nước ngoài ưa chuộng như: đồ đồng Trà Đông, chiếu cói Nga Sơn, đámỹ nghệ An Hoạch

- Phát triển làng nghề truyền thống là phát huy lợi thế so sánh

Trang 19

Từ sau năm 1986, Nghị quyết các kỳ Đại hội Đảng đều đặt ra vấn đề pháthuy nội lực đất nước trong quá trình xây dựng đất nước Làng nghề truyềnthống chính là nguồn lực còn bỏ ngỏ trong nước Do có tính độc đáo, nên sảnphẩm của làng nghề truyền thống được xếp vào nhóm hàng có năng lực cạnhtranh, là lợi thế của một nước nông nghiệp Có giá trị thực thu lớn vì nguồnnguyên liệu nhập khẩu dưới 10%; trong khi đó, các mặt hàng điện tử, dệt may,giày da nguyên liệu nhập khẩu trên 80% nên giá trị thực thu thấp [38; tr29].Chính vì vậy, hầu như tất cả các quốc gia ở châu Á khi tiến hành công nghiệphóa nông nghiệp nông thôn đều đặt ra nhiệm vụ phát triển làng nghể thủ côngtruyền thống.

- Phát triển làng nghề truyền thống góp phần giữ gìn bản sắc văn hóadân tộc

Giá trị văn hóa thể hiện rõ nét nhất trong các sản phẩm làng nghề gắn vớitrí thông minh, bàn tay khéo léo và kỹ thuật tinh sảo của các nghệ nhân đượclưu truyền từ hàng trăm năm nay đang được kế thừa, khôi phục Mỗi sản phẩmlàng nghề không chỉ là một sản phẩm hàng hóa thông thường mà còn là nơi gửigắm tâm hồn, tài năng, thể hiện khiếu thẩm mỹ, sự thông minh, sáng tạo, tinhthần lao động của nghệ nhân - những người lưu giữ những tinh hoa văn hóa dântộc trong các sản phẩm làng nghề, đồng thời không ngừng sáng tạo để làngnghề có thêm nhiều sản phẩm mới vừa phát huy được truyền thống văn hóa dântộc vừa thể hiện sức sáng tạo của nghệ nhân trong điều kiện mới.

Ở một số làng nghề truyền thống, ngày hội làng chính là ngày giỗ tổnghề, trong đó lòng tôn kính nghề nghiệp đã trở thành sinh hoạt văn hoá cộngđồng Ngoài ra có nhiều nghi lễ, phong tục xuất hiện từ văn hóa nghề mà ra.Cùng với những thiết chế nghi lễ đó thì các quần thể công trình kiến trúc để suytôn, tưởng niệm các vị tổ nghề đã ra đời như đình, chùa, miếu, đền Nếu làngnghề truyền thống đó phát triển, kinh tế tăng trưởng thì diện mạo của các côngtrình trên càng được tu bổ giữ gìn

- Phát triển làng nghề góp phần tạo thành các sản phẩm du lịch đặc sắc.

Phát triển du lịch làng nghề là phát triển loại hình du lịch văn hóa chấtlượng cao Du lịch làng nghề khai thác các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể,các sản phẩm do lao động làng nghề làm ra, như là một đối tượng tài nguyên dulịch phục vụ cho việc tìm hiểu văn hóa, tham quan, vui chơi, giải trí Khách dulịch có thể trực tiếp xem và tham gia vào một số công đoạn sản xuất sản phẩmđặc trưng của làng nghề.

Trang 20

Du lịch làng nghề được khai thác một cách bài bản, chuyên nghiệp, sẽ làphương tiện giao lưu, quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam mộtcách sâu rộng và có hiệu quả, góp phần tôn vinh, bảo tồn và giới thiệu rộng rãicác giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Du lịch làng nghề góp phần thúcđẩy sự phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng các làng nghề Du lịch làng nghềđược quảng bá và thị trường các sản phẩm của làng nghề được mở rộng sẽ nângcao thu nhập của cư dân làng nghề, mang lại lợi ích kinh tế không nhỏ cho làngnghề và cho địa phương có làng nghề.

- Phát triển làng nghề thủ công truyền thống góp phần phát triển xã hội

Làng nghề là một lực lượng có vị thế, một cộng đồng có sự liên kết bềnchặt bởi những mối liên hệ khăng khít, nhiều mặt: về lãnh thổ, dòng họ, về hoạtđộng kinh tế, có chung Thành hoàng làng và Tổ nghề; có chung văn hóa và tâmlinh.

Người thợ thủ công trong làng nghề gắn bó với làng, không chỉ vì yếu tốkinh tế mà do nhiều yếu tố tâm linh, thiêng liêng, hình thành một cộng đồngđoàn kết, gắn bó từ nhiều đời, hình thành “vốn xã hội” của cộng đồng dân cưtrong làng nghề.

1.2 Quan điểm về bảo tồn và phát huy giá trị của làng nghề thủ côngtruyền thống

Làng nghề thủ công truyền thống là một di sản văn hóa của các cộngđồng cư dân trong quá khứ gìn giữ, phát triển và lưu truyền đến hiện tại Chođến nay, đã có nhiều quan điểm về "bảo tồn" và "phát huy" đối với di sản vănhóa Tựu chung lại có thể tập hợp thành 2 nhóm quan điểm: bảo tồn nguyênvẹn và bảo tồn trên cơ sở kế thừa.

Quan điểm bảo tồn nguyên vẹn, theo Gregory J.Ashworth, được pháttriển đầu tiên từ những năm 50 của thế kỷ XIX Quan điểm bảo tồn nguyên vẹnnày được khá nhiều học giả ủng hộ, đặc biệt là các nhà bảo tồn, bảo tàng tronglĩnh vực di sản văn hóa Những người theo quan điểm bảo tồn nguyên vẹn chorằng, những sản phẩm của quá khứ nên được bảo vệ một cách nguyên vẹn nhưnó vốn có, cố gắng phục hồi nguyên gốc các di sản văn hóa cũng như cách ly disản khỏi môi trường xã hội đương đại Họ cho rằng mỗi di sản chứa đựngnhững giá trị văn hóa - xã hội nhất định mà không pải lúc nào thế hệ hiện tại cóhiểu biết một cách cụ thể để có thể phát huy những giá trị ấy một cách thíchhợp Hơn nữa, những giá trị văn hóa ấy luôn biến đổi theo thời gian do nhữngtác động của xã hội hiện tại và sẽ tạo nên những lớp văn hóa khác không trùngnghĩa với lớp văn hóa mà thế hệ trước chuyển giao cho thế hệ sau, vì thế, có thể

Trang 21

làm cho các thế hệ sau nữa không thể truy nguyên được những giá trị di sảnđang tồn tại Chính vì như vậy, những người theo quan điểm này cho rằng, dochúng ta chưa có đủ thông tin, trình độ hiểu biết để có thể lý giải giá trị của cácdi sản văn hóa, chúng ta nên giữ nguyên trạng những di sản này để khi có điềukiện, các thế hệ tiếp nối có thể xử lý, giải thích và tìm cách kế thừa, phát huy disản một cách tốt hơn

Gần đây, trong lĩnh vực di sản văn hóa, người ta quan tâm nhiều đếnquan điểm bảo tồn trên cơ sở kế thừa Đại diện của nhóm quan điểm này có thểkể đến Alfrey, Putnam, Ashworth và P.J.Larrkham Các học giả này xem disản như một nguyên liệu cho ngành công nghiệp và cần phải có cách thức quảnlý di sản tương tự với cách thức quản lý của một ngành công nghiệp văn hóavới những logic quản lý đặc biệt, phù hợp với tính đặc thù của các di sản Hoặccác nhà nghiên cứu Anh, Mỹ như Boniface, Fowler, Prentice thì cho rằngkhông thể không đề cập đến phát triển du lịch trong vấn đề bảo tồn và phát huydi sản Một số tác giả như Horner và Harvay cũng cho rằng việc quản lý di sảncần đặt dưới một cách tiếp cận toàn cầu hóa, nhìn nhận di sản là một đối tượngsống động, có phát sinh, phát triển và biến đổi Ngoài ra, các tác giả như Moorevà Caulton cũng cho rằng cần quan tâm làm thế nào lưu giữ được các di sảnvăn hóa thông qua cách tiếp cận mới và phương tiện kỹ thuật mới Nhìn chung,các tác giả này quan niệm mỗi di sản cần phải thực hiện nhiệm vụ lịch sử củamình ở một thời gian và không gian cụ thể Khi di sản ấy tồn tại ở thời gian vàkhông gian hiện tại, di sản ấy cần phát huy giá trị văn hóa - xã hội phù hợp vớixã hội hiện nay và cần phải loại bỏ những gì không phù hợp với xã hội ấy

Cả hai nhóm quan điểm trên đều có những ưu điểm và hạn chế riêng Vớinhóm quan điểm thứ nhất, dường như bảo lưu các sản phẩm văn hóa trong môitrường khép kín để tránh mọi tác động bên ngoài làm phương hại đến chúng.Khuynh hướng này mang lại một số kết quả rất đáng quan tâm, nhờ đó, trongnhiều năm qua, chúng ta đã lưu giữ được nhiều sắc thái văn hóa dân tộc Tuynhiên, văn hóa nói chung, trong đó có làng nghề thủ công luôn gắn bó với cuộcsống con người, với môi trường xã hội, do đó nó luôn biến đổi để phù hợp vớimọi thay đổi của cuộc sống Bởi vậy, bảo tồn theo khuynh hướng này bộc lộhạn chế là làm khô cứng các sản phẩm văn hóa.

Với nhóm quan điểm thứ hai dường như thả nổi các di sản văn hóa Sảnphẩm văn hóa nào có sức sống mãnh liệt, có giá trị, có nền tảng vững chắc dođược chắt lọc, được thử thách qua nhiều bước thăng trầm của lịch sử sẽ cónhiều cơ hội và lợi thế tự khẳng định mình nhiều hơn Điều đó phụ thuộc vào

Trang 22

các tiêu chí và hệ giá trị Bởi vậy, khi chúng ta sử dụng hệ giá trị hôm nay làmthước đo sự thay đổi các sản phẩm văn hóa truyền thống, khuynh hướng thả nổisẽ đẩy nhanh quá trình làm biến dạng các tiêu chí và chuẩn mực vốn đã đượcđịnh hình từ lâu Những sản phẩm văn hóa truyền thống tuy mang đậm nét đặcthù nhưng khi đặt trong hệ quy chiếu mới nếu không được điều chỉnh sẽ khó cócơ hội tồn tại lâu dài.

Tham khảo các quan điểm chung về bảo tồn và phát huy giá trị di sảnvăn hóa nói chung, chúng tôi tạm đưa ra những quan điểm về bảo tồn và pháthuy giá trị của làng nghề thủ công truyền thống như sau:

* Quan điểm về bảo tồn giá trị làng nghề thủ công truyền thống

- Bảo tồn nguyên dạng giá trị cốt lõi của làng nghề thủ công truyềnthống Có nhiều quan điểm cho rằng bảo tồn di sản văn hóa cần phải bảo tồn

nguyên vẹn các yếu tố gốc của từng loại hình văn hóa bao gồm cả văn hóa vậtthể và phi vật thể Quan điểm này đúng với những di sản không có cộng đồngdân cư sinh sống trong lòng nó như Thánh địa Mỹ Sơn hay Kinh thành Huế Nhưng làng nghề thủ công truyền thống lại gắn bó chặt chẽ với cộng đồng cưdân hiện tại, từng ngày, từng giờ tiếp nhận các nhu cầu mới của thời đại mới thìquan điểm bảo tồn nguyên dạng đối với làng nghề thủ công truyền thống cần

được hiểu là bảo tồn nguyên dạng giá trị cốt lõi của làng nghề như: kỹ thuật

truyền thống, tính đơn chiếc, độc đáo của sản phẩm làm theo lối thủ công, cácsinh hoạt văn hóa tốt đẹp liên quan đến làng nghề (thờ tổ nghề, tôn vinh nghệnhân giỏi ) Ngoài ra, có thể bổ sung hoặc thay thế bằng những yếu tố mới khicần thiết (công nghệ bảo quản sản phẩm, một số công nghệ, dụng cụ mới hỗ trợkỹ thuật truyền thống, cách thức tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm) nhưngkhông đánh mất đi giá trị cốt lõi của nó, hoài hòa giữa cũ và mới, đáp ứng đượcnhu cầu của xã hội hiện đại

- Bảo tồn giá trị làng nghề thủ công truyền thống gắn với công tácnghiên cứu khoa học và giáo dục cộng đồng Nếu bảo tồn làng nghề truyền

thống mà không có những công trình nghiên cứu đi trước làm cơ sở khoa họcthì việc bảo tồn sẽ đi chệch hướng, dễ dàng đánh mất tính chân xác, những giátrị quý báu của làng nghề Nếu bảo tồn làng nghề mà không giáo dục cộngđồng thì cộng đồng không nhận diện được giá trị của làng nghề đó dẫn tới chưaquý trọng và chưa có ý thức bảo tồn làng nghề.

- Bảo tồn và phát huy giá trị của làng nghề thủ công truyền thống phải

chú ý đáp ứng các nhu cầu của cộng đồng: Bảo tồn làng nghề cần gắn với sự

nỗ lực chung một cách tự nguyện của cả cộng đồng về mọi mặt bao gồm ý

Trang 23

thức, tài lực, vật lực chứ không phải là sự bảo tồn bằng cách hô hào, gượngép Bởi vì làng nghề là một "di sản sống" nên nó chỉ thực sự "sống" được khikết hợp hài hòa lợi ích của cộng đồng dân cư vào vấn đề bảo tồn, phát huy giátrị di sản Khi bảo tồn các giá trị truyền thống của làng nghề phải quan tâm đếnviệc đáp ứng nhu cầu của cộng đồng bao gồm cả nhu cầu về vật chất và nhucầu về tinh thần.

* Quan điểm về phát huy giá trị làng nghề thủ công truyền thống

Bảo tồn làng nghề thủ công truyền thống không phải là cất giữ cho khỏimất mát, biến dạng mà bảo tồn là để phát triển, khai thác các giá trị tuyềnthống, làm cho nó có thể sống lại, là cho các giá trị đó tồn tại trong đời sốngthực, nặng động hóa các hình thức tồn tại của làng nghề trên cơ sở thu hút sựquan tâm của các tầng lớp xã hội, nhờ đó mà các giá trị được vận hành, thâmnhập vào cuộc sống hiện tại Và ngược lại, phát huy giá trị của làng nghề thủcông truyền thống chính là để đưa các giá trị của nó đến với cộng đồng, giúpcộng đồng phát triển kinh tế, giúp đáp ứng cho công tác bảo tồn hoàn thiệnhơn

Chúng tôi đưa ra quan điểm phát triển làng nghề thủ công truyền thốngphải hướng tới phát triển bền vững Có thể hiểu phát triển bền vững làng nghềtruyền thống chính là quá trình phát triển sản xuất, kinh doanh của các làngnghề truyền thống nằm thoả mãn nhu cầu đa dạng và ngày càng phát triển củathế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của cácthế hệ tương lai.

Phát triển bền vững làng nghề thủ công truyền thống cần đảm bảo đượcnhững nội dung sau:

- Thực hiện tốt công tác dạy nghề, truyền nghề trong làng nghề Thế hệ

lao động trẻ theo nghề có khả năng duy trì, bảo tồn các kỹ xảo truyền thống củacha ông, ngày càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm, trong lao động, đảm bảosự thành thục, khéo léo.

- Có khả năng ứng dụng công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất Cósự đầu tư nghiên cứu hiện đại hóa từng công đoạn nhưng vẫn đảm bảo sự tinhxảo, độc đáo của nghề truyền thống Gia tăng hàm lượng chất xám trong sảnphẩm Nghiên cứu, sử dụng công nghệ hiện đại thay thế công nghệ cũ để tiếtkiệm tiêu hao năng lượng, giảm bớt chi phí mức độ nặng nhọc cho người laođộng, giảm thiểu ô nhiễm Nâng cao hiệu suất sử dụng tư liệu sản xuất Giảmbớt sự phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên trong quá trình sản xuất.

Trang 24

- Phát triển bền vững làng nghề thủ công truyền thống cần thúc đẩy sựchuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn theo hướng thu hẹp tỷtrọng nông nghiệp, phát triển các hoạt động phi nông nghiệp mang lại hiệu quảkinh tế cao hơn, đồng thời hình thành những khu vực nông nghiệp chuyên mônhóa, tạo ra năng suất lao động cao hơn và sản phẩm đạt chất lượng hơn

- Phát triển bền vững làng nghề thủ công truyền thống cần tạo việc làm,thu nhập ổn định cho người lao động, xóa đói giảm nghèo, tăng quỹ phúc lợi,nâng cao trình độ dân trí, xây dựng nông thôn mới, bảo tồn văn hóa vùng miềnở Làng nghề, vùng nghề

- Phát triển bền vững làng nghề truyền thống cần đảm bảo sự bền vữngvề tài nguyên và môi trường làng nghề thể hiện ở việc sử dụng có hiệu quả, hợplý các tiềm năng và tài nguyên thiên nhiên môi trường làng nghề và các vùngxung quanh Việc khai thác, sử dụng tài nguyên của làng nghề truyền thốngkhông chỉ thoả mãn nhu cầu của hiện tại mà còn đảm bảo cho nhu cầu củanhiều thế hệ Bên cạnh đó trong quá trình phát triển, các tác động của làng nghềđến môi trường phải được hạn chế đi đôi với những đóng góp cho các nỗ lựccải tạo tài nguyên, bảo vệ môi trường

1.3 Bài học kinh nghiệm bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề thủcông truyền thống trong và ngoài nước

1.3.1 Bài học kinh nghiệm bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề thủcông truyền thống ở một số quốc gia

1.3.1.1 Nhật Bản

Nhật Bản tiến hành công nghiệp hóa đất nước từ một nước có nền nôngnghiệp cổ truyền, sản xuất manh mún Trong quá trình công nghiệp hóa, họ đãcó những sáng tạo, những ngành nghề tiểu thủ công truyền thống không bị mấtđi mà là một trong những nội dung của công nghiệp hóa Tại Nhật Bản có hơn867 nghề truyền thống bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau như chế tác kimhoàn, sơn mài, chế biến lương thực phẩm Nhật Bản đã có nhiều biện pháptích cực nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của các làng nghề thủ công truyềnthống, trong đó đáng chú ý là phong trào "mỗi làng một sản phẩm".

Phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” (OVOP - One village one product)được khởi phát từ năm 1979 tại làng Oyama, tỉnh Oita, Nhật Bản, là cách thứcđưa nông nghiệp của tỉnh tăng trưởng và phát triển theo kịp với sự phát triểnchung của đất nước Phong trào OVOP được xây dựng dựa trên ba nguyên tắcchính:

Trang 25

Một là “Từ địa phương tiến ra toàn cầu” Nguyên tắc này thể hiện mụctiêu cao nhất của sản xuất hàng hóa nông nghiệp Nhật Bản là chiếm lĩnh thịtrường nông sản thế giới Sản phẩm của OVOP được xác định ngay từ đầu làkhông những phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng tại địa phương, trong nước mà cònđể cạnh tranh với sản phẩm của các nước khác trên thị trường thế giới Do đó,chất lượng nông sản phải không ngừng được nâng cao, đáp ứng được nhu cầu,thị hiếu và tiêu chuẩn trong nước cũng như quốc tế Cùng với đó, các hoạt độngxúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm cũng được tăng cường tại hầu khắpcác nước trên thế giới.

Hai là,“Tự tin - Sáng tạo” Phong trào OVOP quan tâm đến tất cả cáckhâu của chu trình sản xuất - tiêu thụ sản phẩm khuyến khích những cách làmsáng tạo bao gồm việc nghiên cứu mẫu mã, chất liệu, quy cách đóng gói bao bì;cách tiếp thị, quảng bá, đưa sản phẩm ra thị trường sao cho ấn tượng, thu hútkhách hàng… Chất lượng nông sản được đảm bảo cùng với nhiều cách thứcbán hàng, tiếp cận người tiêu dùng độc đáo đã giữ vững và mở rộng thị trườngtiêu thụ nông sản Nhật Bản được, kinh tế của các hộ nông dân, của làng xã ởNhật Bản ngày càng thịnh vượng.

Ba là, “Tập trung phát triển nguồn nhân lực” Tại Nhật Bản, nông dânkhông những được đào tạo bài bản, có kiến thức về sản xuất nông nghiệp, hiểubiết sâu về sản phẩm, ứng dụng thành thạo khoa học - kỹ thuật, công nghệ tiêntiến vào sản xuất hàng hóa, họ còn được cung cấp những kiến thức về kinhdoanh, về nghệ thuật marketing để có thể tự xây dựng các chiến lược kinhdoanh, cạnh tranh sản phẩm của mình Họ còn nhận được sự hỗ trợ từ Chínhphủ, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp bằng những chính sách hiệuquả.Nhờ đó, họ tạo được nhữngsản phẩm có thương hiệu như: Chanh Kobosu;thịt bò Bungo; nấm Oita (nấm shiitake) là loại nấm thượng hạng ở Nhật Bản,chiếm 28% thị trường nấm trên toàn quốc; hàng gỗ mỹ nghệ ở thị trấn Yufuin;cam, cá khô ở làng Yonouzu; chè và măng tre ở làng Natkatsu,… Trong 20năm (1979-1999), phong trào OVOP đã tạo ra được 329 sản phẩm với tổngdoanh thu là 141 tỷ yên/năm (1,1 tỷ USD).

Phong trào OVOP như một điển hình của việc phát triển ngành nghềnông thôn trên cơ sở tận dụng các nguồn lực địa phương Phong trào đã lan tỏatrên khắp đất nước Nhật Bản, là một trong những nhân tố quan trọng góp phầnvào sự phát triển thần kỳ của ngành nông nghiệp nói riêng cũng như nền kinh tếNhật Bản nói chung Kinh nghiệm từ phong trào OVOP được áp dụng ở nhiềunước trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia ở châu Á và châu Phi Tại Trung

Trang 26

Quốc có các phong trào, như: “Mỗi nhà máy một sản phẩm”, “Mỗi thành phốmột sản phẩm”, “Mỗi làng một báu vật”; tại Thái Lan có chương trình OTOP,tại Philippine có phong trào Mỗi thị trấn một sản phẩm, tại Malaysia có phongtrào Mỗi làng một sản phẩm, phong trào "mỗi làng một nghề; tại Hàn Quốc cóchương trình "Mỗi làng một nhãn hiệu”, tại Inđônêsia (Đông Java) có phongtrào “Trở lại làng quê”, tại Campuchia, Malawi Nhờ áp dụng từ kinh nghiệmOVOP của Nhật Bản, các nước đã tận dụng tốt các nguồn lực của địa phương,phát huy sức mạnh cộng đồng, bảo tồn và phát triển các làng nghề truyềnthống… thu được những thành công nhất định trong phát triển nông nghiệpthôn.

1.3.1.2 Thái Lan.

Chương trình “Mỗi làng một sản phẩm” ở Thái Lan được gọi là: One

Tambon One Product (OTOP) do Chính phủ Thái Lan thực hiện với mục tiêu

nâng cao thu nhập, phát triển khả năng sáng tạo của cộng đồng Đây là cuộcvận động mang tính chiến lược toàn quốc nhằm khuyến khích các làng nghềhuy động mọi nguồn lực, chuyển tải khả năng văn hóa, truyền thống của địaphương mình vào các sản phẩm đã được lựa chọn làm cho chúng trở thành sảnphẩm đặc trưng của địa phương mình, của làng mình Chương trình là cơ hội đểcác làng nghề truyền thống có lịch sử hàng trăm năm khôi phục Tháng11/2001, Chính phủ lập ủy ban quốc gia nhằm ban hành chính sách, vạch kếhoạch cụ thể, có các biện pháp trợ giúp kịp thời về kinh phí ban đầu, kỹ thuật,thuế ưu đãi Ba nguyên tắc để thực hiện chương trình là:

- Thúc đẩy sản phẩm nổi bật của địa phương.

- Tăng cường sức sáng tạo và tính tự lập của cộng đồng.- Phát triển nguồn nhân lực.

Giai đoạn đầu tiên, chương trình tuyên truyền các hoạt động nhằm làmcho cộng đồng hiểu biết về mục tiêu chương trình, để họ lựa chọn quyết địnhsản phẩm nổi bật của địa phương mình tham gia chương trình.

Giai đoạn tiếp theo lập danh sách các sản phẩm tham gia chương trình,dự tính kinh phí, tiến hành sản xuất và tiếp thị sản phẩm Việc lựa chọn sảnphẩm của các làng nghề không mấy khó khăn do nhân dân họp bàn quyết định.Ví dụ tại tỉnh Lóp-bu-ri, huyện Tha-vung, làng Húa-xắm-rông lựa chọn sảnphẩm trứng muối, gạo rứt; làng Ban Xái, huyện Ban Mi lựa chọn dệt vải mắtmì.

Khâu quản lý sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mới là vấn đề cần có sự trợgiúp của Chính phủ Nhà chức trách địa phương đã tìm đến những người cao

Trang 27

tuổi, nghệ nhân và nhất là những người tình nguyện đi đầu trong sản xuất.Chính phủ hỗ trợ một phần nguồn vốn và kết nối các địa phương với thị trườngthế giới Sau đó địa phương đó phải tự hình thành xưởng sản xuất, ban đầu tậphợp những người theo nghề tận dụng nguyên liệu và cơ sở vật chất có sẵn củađịa phương Tiếp đó thu hút lao động trong làng chủ yếu là nữ Từ xưởng sảnxuất đã làm cho tình làng nghĩa xóm và trật tự cộng đồng được thiết lập vàcủng cố.

Khó khăn là tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm, sản xuất nhỏ, chất lượng sảnphẩm chưa đáp ứng một số tiêu chuẩn, bao bì chưa được quan tâm đúng mức,chưa tỏ sức hấp dẫn Nên các sản phẩm của chương trình mới chỉ có mặt tại cáccửa hàng tạp hóa nhỏ, quầy bán xăng dầu, bến xe, nhà ga, chưa đặt chân vàosiêu thị, cửa hàng lớn.

Chính phủ đã kêu gọi sự trợ giúp của các tổ chức nước ngoài trongnghiên cứu thiết kế, tiêu chuẩn hóa sản phẩm trong tiếp thị và tổ chức các kênhphân phối trong ngoài nước Thực hiện chương trình tháng 3 năm 2002, tổ chứcxúc tiến ngoại thương Nhật Bản (JETRO) đã có mặt Đoàn chuyên gia thiết kếsản phẩm truyền thống Nhật Bản đã đến Thái Lan nhằm thiết kế sản phẩmtruyền thống của Thái Lan cho phù hợp thị hiếu người tiêu dùng Nhật bản đồngthời sưu tập, giới thiệu triển lãm các sản phẩm truyền thống của Thái Lan (đãcó 600 sản phẩm được giới thiệu trong dịp này) Chính phủ đã có sự quan tâmđặc biệt, đích thân Thủ tướng ThakSin Shinawatra tiếp chủ tịch phân banJETRO tại BanKok vào tháng 8 năm 2002, để nghe báo cáo quá trình nghiêncứu các mẫu thiết kế sản phẩm thủ công truyền thống Ngoài ra còn có hàngloạt các cuộc hội thảo phục vụ chương trình “mỗi làng một sản phẩm”.

Đối với hàng hóa thủ công mỹ nghệ, Thái Lan có sự quan tâm đặc biệt vềmẫu mã Đó là sản phẩm được làm kỹ có độ tinh xảo, phù hợp thị hiếu mọi lứatuổi, được nghiên cứu thiết kế khoa học vừa có tính thực dụng, vừa mang đậmbản sắc văn hóa vùng đã sinh ra nó, đáp ứng được thị hiếu du khách phương tâyvà giá cả phải chăng

Để có thể giúp làng nghề truyền thống tiêu thụ sản phẩm, Thái Lan đãtìm ra giải pháp:

- Chính phủ Thái Lan đã tổ chức hội chợ quốc tế lần thứ nhất về sảnphẩm truyền thống với sự có mặt của Thủ tướng ThakSin Shinawatra và sựtham gia của 16 quốc gia trong khu vực và thế giới Sau đó một thời gian mộthội chợ tương tự như vậy được tổ chức tại Trung Quốc đã quảng bá mạnh mẽcác sản phẩm thủ công của Thái Lan.

Trang 28

- Hàng hóa thủ công mỹ nghệ được bày bán phần lớn ở các chợ đêm.- Chú trọng xây dựng tuor du lịch làng nghề truyền thống.

Đầu tiên khách tham quan các loại nguyên liệu, những loại cây, con đểlàm sản phẩm thủ công Sau đó là tham quan công đoạn sản xuất Du kháchđược quan sát việc xử lý nguyên liệu, hoàn thiện sản phẩm, nếu du khách cónhu cầu có thể trực tiếp tham gia một số công đoạn Thợ thủ công ngồi đanhoặc hoàn thiện những công đoạn cuối cùng trên lối đi vào khu trưng bày sảnphẩm nên du khách có thể xem, xin làm thử hoặc được hỏi ý nghĩa văn hóatượng trưng của sản phẩm Quy định ở những khu vực này rất chặt chẽ nêntuyệt nhiên không có hiện tượng chèo kéo khách mua hàng Tới khu trưng bàydu khách được lịch sự hướng dẫn tìm hiểu mua các sản phẩm, giới thiệu lịch sửvăn hóa, con người Thái Lan qua các nét văn hóa truyền thống trên sản phẩm.

Tổng kết giai đoạn đầu chương trình đã thu lợi hơn 32,5% Doanh số bánsản phẩm thủ công năm 2003 của Thái Lan đạt trên 30 tỷ Bạt, tăng 13% so vớinăm 2002 Ngoài lợi nhuận là mục đích đầu tiên thì có thể nói một thành côngnữa của chương trình là hình thành các nhóm nghề từ cộng đồng, cải thiện chấtlượng rõ rệt sản phẩm địa phương, thiết lập một trật tự xã hội trong cộng đồngnghề nghiệp Chương trình cũng giúp nâng cao nhận thức của nhân dân về bảnsắc văn hóa dân tộc và những nét đặc trưng của văn hóa các vùng miền.

Thái Lan không phải là nước đi đầu thể nghiệm chương trình “mỗi làngmột sản phẩm” nhờ thế mà rút ra nhiều bài học từ các nước đi trước như NhậtBản Sự quan tâm đặc biệt của chính phủ đã làm cho nghề thủ công truyềnthống của Thái Lan trở thành "con gà đẻ trứng vàng" của Thái Lan.

1.3.1.3 Hàn Quốc

Hàn Quốc là nơi có ít ruộng đất, tiến hành công nghiệp hóa từ nền kinhtế lạc hậu Đầu tiên, Hàn Quốc đã huy động mọi tiềm lực để xây dựng côngnghiệp quy mô lớn ở đô thị, sau đó mới tập trung vào công nghiệp hóa nôngthôn và hiện đại hóa nông nghiệp Trong thời gian từ năm 1965 đến 1995, HànQuốc đề ra nhiều chương trình, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn để phát triển nôngthôn Công cuộc phát triển các xí nghiệp công nghiệp nông thôn được thực hiệntừ năm 1967 thông qua các chương trình phát triển ngành nghề ngoài nôngnghiệp của các hộ nông dân, chương trình phát triển các xí nghiệp phong tràocộng đồng mới ở nông thôn Chương trình này tập trung vào các ngành nghề sửdụng lao động thủ công, công nghệ đơn giản và sử dụng nguồn nguyên liệu sẵncó ở địa phương, sản xuất qui mô nhỏ Các hộ nông dân được nhà nước hướngdẫn tổ chức các cơ sở sản xuất nhỏ, khoảng 10 hộ gia đình liên kết thành một tổ

Trang 29

hợp, được vay vốn lãi suất thấp Kết quả chương trình đã tạo thêm việc làm cho12,3% lao động nông thôn Từ những năm 70, Hàn Quốc triển khai chươngtrình phát triển các nghề thủ công truyền thống, đến năm 1980 đã hình thànhhàng nghìn cơ sở sản xuất, cơ sở ngành nghề truyền thống chiếm khoảng 3%tổng số các xí nghiệp vừa và nhỏ, thu hút 23.000 nghìn lao động, trong đó môhình sản xuất tại gia đình chiếm ưu thế Nhà nước đã tổ chức ra gần 100 côngty dịch vụ thương mại để hỗ trợ cho hoạt động ngành nghề truyền thống.

Tại Hàn Quốc, Khoa nghề thủ công và nghề thiết kế Trường Đại họcquốc gia Seoul, đã ra đời từ năm 1945 cùng với quy định giáo dục thiết kế bắtbuộc Đến những năm 1960 khi sản xuất công nghiệp phát triển, thiết kế HànQuốc có những bước tiến mạnh mẽ.

Những năm 1960 gọi là giai đoạn nghệ thuật ứng dụng trong ngành thủcông mỹ nghệ Để giảm bớt sự lệ thuộc nước ngoài và độc lập kinh tế, để khắcphục tình trạng bất ổn xã hội và tiến tới hiện đại hoá nền kinh tế, năm 1962,Hàn Quốc lập ra “Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm” với khẩu hiệu “Mở rộngsản xuất và xúc tiến xuất khẩu” và nhận thức thiết kế như một nguồn tài nguyêncủa công nghiệp, xã hội thừa nhận các nhà thiết kế Giai đoạn này gọi là giaiđoạn “Nhà thiết kế” Trung tâm nghiên cứu thiết kế nghề thủ công Hàn Quốc,trường Đại học quốc gia Seoul (1965) và các phòng thiết kế trong công ty đượcthành lập

Giai đoạn những năm 1970 và 1980 là giai đoạn xuất khẩu tăng trưởng,đã phát động phát triển thiết kế trong nhiều lĩnh vực như thiết kế công nghiệp,thiết kế đồ họa cho ngành sản xuất sản phẩm Thiết kế sản phẩm của nghề thủcông cũng dược đẩy mạnh

Những năm 90 là giai đoạn thiết kế đi vào chiều sâu, nâng cấp các bộluật về sở hữu, bản quyền thiết kế đã tạo ra sức mạnh cho công nghiệp và sựcạnh tranh quốc gia thực sự Hiện nay, ngành giáo dục cung cấp mỗi năm trên1000 sinh viên thiết kế có bằng cấp tại 120 trường Cao đẳng và Đại học Báocáo của các trường thiết kế cho thấy có 131.247 chuyên đề giảng dạy về thiếtkế và sinh viên theo học là 10.814 người Nguồn nhân lực cho thiết kế chiếm tỷlệ cao trên dân số Hàn Quốc và có vị trí cao trên thế giới Ngân sách chính phủhỗ trợ 9.000 tỷ won cho công tác nghiên cứu và công nghệ thiết kế Với sự đầutư về chiều sâu như vậy, đã làm cho không có đối thủ nào cạnh tranh được vớisản phẩm truyền thống của Hàn Quốc trên thị trường nội địa.

1.3.2 Bài học kinh nghiệm từ một số địa phương trong nước

1.3.2.1 Hà Nội

Trang 30

Đến nay với việc tiếp nhận toàn bộ địa bàn tỉnh Hà Tây - vùng đất đượcmệnh danh là “đất trăm nghề”, Hà Nội đã trở thành nơi hội tụ của sự tài hoa,khéo léo trong ngành thủ công mỹ nghệ cả nước Những làng nghề truyềnthống không chỉ mang lại việc làm cho nhân dân, sản xuất hàng hóa phục vụ xãhội mà còn góp phần đáng kể vào công cuộc phát triển kinh tế, thay đổi diệnmạo nông thôn, đặc biệt đã và đang trở thành những khu, vùng, điểm du lịchhấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Nhằm khai thác tiềm năng của các làng nghề truyền thống, Hà Nội đãxây dựng chương trình phát triển du lịch làng nghề Hà Nội cũng định hướnghình thành mới 6 khu du lịch tổng hợp: Khu du lịch sinh thái và vui chơi giải tríTuần Châu, khu du lịch sinh thái cao cấp An Khánh, hồ Quan Sơn, hồ ĐồngMô, hồ Suối Hai- Ba Vì và khu du lịch lịch sử- văn hóa làng cổ Đường Lâm.Song song với việc tiếp tục đẩy mạnh đầu tư khai thác tiềm năng du lịch tại 6điểm di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội là xây dựng 1 trung tâm dịch vụ du lịchlàng nghề truyền thống, đầu tư phát triển 3 làng nghề thành các điểm du lịch:nghề tạc tượng ở Sơn Đồng, nghề khảm Chuyên Mỹ và mây tre đan Phú Vinh.

Tuy nhiên, để phát triển du lịch làng nghề đòi hỏi phải có sự kết nối sâurộng hơn giữa các làng nghề để khai thác triệt để những tiềm năng còn bỏ ngỏ.Đây còn là phương thức nhân lên sức mạnh thương hiệu, góp phần giải quyếtmối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển làng nghề trong hội nhập Nhưng trênthực tế, những người lao động trong các làng nghề vốn chưa quen làm du lịch,dịch vụ, nên còn hạn chế trong cung cách phục vụ Do đó, vấn đề cần đượcquan tâm khi phát triển loại hình du lịch này là cần có định hướng và sự hỗ trợtích cực từ các cấp, ngành hữu quan Đặc biệt là phát triển và nâng cao chấtlượng sản phẩm du lịch, có giải pháp quản lý chất lượng dịch vụ từ các khâuchuyên chở, phục vụ, đón tiếp, hướng dẫn và điều hành, đồng thời có biện pháphữu hiệu để loại bỏ các tệ nạn trong khu vực di tích, lễ hội, nhằm tạo cảm giácthoải mái và an toàn cho du khách Bên cạnh đó, xây dựng từng loại hình dulịch phù hợp, tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng, đáp ứng nhu cầu của từngđối tượng khách du lịch.

Trong giời gian gần đây, Hà Nội đã đưa vào khai thác tour thăm quan cáclàng nghề, song nhìn chung khách đi tour này còn quá ít Theo đánh giá, hiệnviệc phát triển các tour du lịch làng nghề trên địa bàn Thủ Đô còn nhiều khókhăn, nhất là vấn đề cơ sở hạ tầng, giao thông, phong cách phục vụ thiếu sựchuyên nghiệp…

Trang 31

Để hỗ trợ các làng nghề phát triển nhanh, mạnh và bền vững, nhất là khaithác tiềm năng du lịch, dịch vụ, trong năm 2009, Sở Công Thương Hà Nội đãthực hiện nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ phát triển nghề và làng nghề, điển hìnhnhư thực hiện đánh giá thực trạng môi trường làng nghề lưu vực sông Nhuệ,sông Đáy Tổ chức thu thập thông tin về các làng nghề để xuất bản sách và sảnxuất phim giới thiệu về tiềm năng phát triển nghề và làng nghề… Đặc biệt, từnguồn kinh phí khuyến công quốc gia và khuyến công địa phương, Trung tâmKhuyến công Hà Nội đã tổ chức được 45 lớp đào tạo truyền nghề, nhân cấynghề mây tre đan, thêu ren, sơn mài, dệt khăn, điêu khắc… cho 2.250 học viên,triển khai 7 chương trình lớn tập trung vào công tác truyền nghề, nhân cấy vànâng cao tay nghề, hỗ trợ đổi mới công nghệ tại các làng nghề, nâng cao kỹnăng quản trị cho các chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất…; tổ chức cho doanhnghiệp tham gia hội chợ triển lãm, giới thiệu sản phẩm làng nghề nhằm quảngbá và xúc tiến đầu tư, liên kết kinh doanh, hợp tác sản xuất giữa các vùng vàđịa phương, tạo tiền đề quan trọng để các làng nghề bảo tồn, phát triển các giátrị văn hóa ngày càng hiệu quả.

1.3.2.2 Bắc Ninh

Hầu hết các làng nghề ở Bắc Ninh có lịch sử phát triển lâu dài, thậm chíđã tìm thấy dấu tích làng nghề từ những thế kỷ trước công nguyên Ở thiên niênkỷ sau công nguyên, đã hình thành những trung tâm làng nghề bao quanh thủphủ Luy Lâu - Long Biên Trong thời kỳ phong kiến Việt Nam, nhất là thời Lý- Trần - Lê, nghề thủ công và các làng nghề phát triển rộng khắp làng nghề thủcông ở đây thật sự phong phú, đa dạng từ việc chế biến nông sản, thực phẩmlàm các món ăn đặc sản, sản xuất các vật dụng gia đình, chế biến tạo công cụsản xuất nông nghiệp, đến làm các mặt hàng mỹ nghệ, các sản phẩm phục vụcho hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, sinh hoạt lễ hội, các sản phẩm nghệ thuật,làm các nghề xây dựng nhà cửa, đình, chùa, đền miếu

Toàn tỉnh Bắc Ninh có 62 làng nghề thủ công, trong đó có 31 làng nghềthủ công truyền thống Trong số đó, hiện có 28 làng nghề phát triển ổn định với25 làng nghề truyền thống Lượng khách du lịch đến tham quan các làng nghềtruyền thống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh khoảng từ 20 đến 25 nghìn lượt kháchmỗi năm, chiếm tỷ lệ 11% đến 14% khách du lịch đến Bắc Ninh Một số làngnghề bước đầu đã thu hút được khách như Gốm Phù Lãng, Tranh Ðông Hồ, GỗÐồng Kỵ, làng quan họ cổ Diềm Bên cạnh việc được chiêm ngưỡng và tự taytham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm truyền thống, du khách còn đồng thờiđược khám phá những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc luôn gắn liền với

Trang 32

lịch sử phát triển của sản phẩm làng nghề Các di tích lịch sử văn hóa làng nghềđã được quan tâm tu bổ, tôn tạo, nhiều di tích tiêu biểu như đình, chùa, đền,nhà thờ tổ sư đã được Nhà nước cấp bằng công nhận là di tích lịch sử cấp quốcgia hoặc cấp tỉnh như: lăng mộ tổ sư nghề đồng Nguyễn Công Truyền ở ÐạiBái, lăng mộ và đền thờ tổ sư nghề đúc đồng Nguyễn Công Nghệ ở Quảng Bố,đình chùa làng Ðồng Kỵ, đình đền làng Trang Liệt, đền thờ Thái bảo Quậncông Trần Ðức Huệ ở Ða Hội, đình chùa làng Phù Lưu, đình Ðình Bảng, đềnÐô, đình làng Dương Nỗ

Để phát triển du lịch làng nghề ở Bắc Ninh tiếp tục hoàn thiện quy hoạchhệ thống các làng nghề phục vụ du lịch và đẩy mạnh đầu tư nhằm hoàn thiệnđồng bộ để hình thành ở mỗi làng nghề là một điểm đến Trong đó, ưu tiên cảitạo và xây dựng mới cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho làng nghề gắn với chương trìnhvăn hóa nông thôn mới, tập trung vào hệ thống công trình giao thông đi lạitrong từng làng nghề quá trình đầu tư có tính đến sự phù hợp của hệ thống đốivới cảnh quan tự nhiên của các làng nghề nhằm thu hút khách du lịch.

Ðẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá về du lịch làng nghề như tổchức tham gia các hội chợ triển lãm, hội chợ du lịch trong nước và quốc tế.Giới thiệu thông tin chi tiết về các sản phẩm làng nghề trên các tạp chí, cácphương tiện thông tin đại chúng, các sách báo, ấn phẩm mà khách du lịchthường quan tâm theo dõi Ðẩy mạnh việc trưng bày, Giới thiệu sản phẩm ở cácthành phố, đô thị lớn là nơi tập trung nhiều du khách Các cửa hàng trưng bàynày có thể kết hợp Giới thiệu về những truyền tích, giai thoại về các vị tổ sư,những người thợ cùng với kinh nghiệm kết tinh trí tuệ nét đẹp văn hóa củanhững làng nghề.

Tập trung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về du lịch để hình thành một độingũ du lịch tại chỗ theo hai hướng: hình thành đội ngũ quản lý và điều hànhhoạt động du lịch tại làng nghề; huy động cộng đồng dân cư tại làng nghề thamgia vào quá trình hoạt động du lịch Trong đó, ưu tiên vinh danh những nghệnhân và khuyến khích những nghệ nhân này trực tiếp hướng dẫn khách du lịchtham gia vào quá trình hướng dẫn sản xuất sản phẩm cho các du khách.

Ða dạng hóa sản phẩm làng nghề, tập trung sản xuất các mặt hàng có giátrị nghệ thuật, phù hợp với thị hiếu của du khách Hầu hết du khách khi đi dulịch ít khi mua các sản phẩm có kích thước và trọng lượng lớn Họ thường cóxu hướng mua các sản phẩm vừa và nhỏ, độc đáo, lạ mắt, có giá trị nghệ thuậtđể làm đồ lưu niệm hoặc làm quà cho người thân Các làng nghề cần tìm hiểunắm bắt được nhu cầu này của khách du lịch để tạo ra các sản phẩm phù hợp.

Trang 33

Ðối với Một số làng nghề, khi khách du lịch tới tham quan các cơ sở sản xuấtcó thể hướng dẫn họ tự làm Một số sản phẩm đơn giản du khách thường tìmhiểu quy trình sản xuất, cách làm và đặc biệt thích tự tay mình làm được mộtsản phẩm nào đó dù rất đơn giản dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân haynhững người thợ ở đây Khi đó những trải nghiệm mà du khách có được sẽcàng có giá trị và ấn tượng mạnh mẽ về chuyến đi Nó cũng sẽ tạo nên sự khácbiệt, điểm nhấn độc đáo của chuyến tham quan.

Liên kết xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các công ty du lịch của tỉnhvà các địa phương khác để xây dựng sản phẩm, thường xuyên cập nhật thôngtin và có nguồn khách ổn định Các đơn vị kinh doanh lữ hành cần phối hợp cơquan quản lý Nhà nước tổ chức tốt các tua du lịch làng nghề để thông qua dukhách có thể quảng bá sản phẩm bằng hình thức truyền miệng từ người nàysang người khác.

Khuyến khích phát triển các cụm công nghiệp làng nghề và đa nghềnhằm quy hoạch lại cơ sở sản xuất, đưa sản xuất lên quy mô lớn… Các doanhnghiệp vào cụm công nghiệp được hưởng ưu đãi: miễn tiền thuế đất trong 10năm liền và giảm 50% cho những năm tiếp theo hoặc được miễn và giảm thuếthu nhập doanh nghiệp được xét hỗ trợ thêm 10-30% giá trị đền bù thiệt hại vềđất nếu có Việc quy hoạch lại làng nghề, hình thành cụm công nghiệp làngnghề có tác dụng lớn trong việc giải quyết tình trạng thiếu mặt bằng sản xuất,giảm thiểu nạn ô nhiễm môi trường do các làng nghề tạo ra

Để giúp các làng nghề tiếp tục phát triển, tỉnh đã quan tâm đến việc đổimới thiết bị công nghệ, kết hợp yếu tố cổ truyền với hiện đại Cho đến nay đãcó khoảng hơn 10 chương trình như vậy dược vay vốn từ nguồn ngân sách củatỉnh 32 Sự phát triển nhanh chóng của các làng nghề đã tạo cho Bắc Ninh cóđiều kiện chủ động đi bằng "hai chân" trong phát triển công nghiệp (vừa xâydựng các cơ sở sản xuất quy mô lớn ở khu công nghiệp, vừa phát triển cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ trong cụm công nghiệp làng nghề), góp phần tích cựctrong phát triển công nghiệp của tỉnh, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế,thực hiện tốt nhiều mục tiêu của các giai đoạn trong quá trình CNH, HĐH.

1.3.2.3 Thừa Thiên - Huế

Với định hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn,Thừa Thiên Huế đang phấn đấu thực hiện mục tiêu đề ra: đón ba triệu kháchvào năm 2015, trong đó có gần 50% khách quốc tế Để đạt mục tiêu trên, vấnđề đặt ra là đẩy mạnh liên doanh, liên kết, tích cực thu hút các nguồn vốn trong

Trang 34

nước và ngoài nước để triển khai lồng ghép các tour, tuyến du lịch gây ấntượng.

Mấy năm gần đây, tỉnh quan tâm đến tour du lịch làng nghề, xem đây làloại hình du lịch văn hóa tổng hợp đưa du khách tham quan, thẩm nhận các giátrị văn hóa và mua sắm những hàng hóa đặc trưng của các làng nghề truyềnthống.

Toàn tỉnh có 88 làng nghề, trong đó có 69 làng nghề thủ công truyềnthống có thể xây dựng và phát triển thành các tour du lịch làng nghề với nét đặctrưng riêng như làng gốm Phước Tích, làng thêu Thuận Lộc, làng nón PhúCam, đúc đồng Phường Đúc, điêu khắc Mỹ Xuyên, đan lát Bao La…

Vào những năm lẻ, Thừa Thiên Huế có festival nghề truyền thống là dịpphô diễn, quảng bá sản phẩm thủ công mỹ nghệ Đây cũng là điểm nhấn đểhình thành tour du lịch làng nghề Điểm lại hoạt động khai thác tuyến du lịchlàng nghề, thấy rằng công việc hãy còn là sự khởi động ban đầu Việc đầu tư, tổchức khai thác tuyến du lịch làng nghề vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là việc tổchức kết nối các làng nghề truyền thống để đưa vào các hoạt động du lịch nhằmtạo việc làm, tăng thu nhập ổn định cho người dân làng nghề và cơ hội kinhdoanh bền vững cho các doanh nghiệp du lịch.

Các nhà quản lý chuyên ngành du lịch cho rằng, tuyến du lịch làng nghềlà xu hướng thu hút du khách, nó tạo sự hấp dẫn, mới lạ Rất nhiều du khách đãvề tận các làng nón để được tận mắt chứng kiến và tham gia vào các công đoạncủa nghề làm nón Du khách đã thật sự bất ngờ, thích thú khi được người thợnón lưu tên, ảnh của họ vào chiếc nón bài thơ mang về làm vật kỷ niệm củachuyến du lịch về vùng đất Cố đô Huế Khi các làng nghề đã có thương hiệutrên thị trường sẽ tạo nên sức mạnh giúp giải quyết được một lượng lớn laođộng thu nhập thấp ở nông thôn có việc làm ổn định, tăng thu nhập Đây cũnglà hướng đi góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn theo hướngxây dựng hình ảnh nông thôn mới.

Phát triển ngành nghề truyền thống, chú ý tour du lịch làng nghề cần cócơ chế chính sách hỗ trợ cho làng nghề bảo tồn và phát triển Đây là vấn đề đặtra cho nhiều ngành, nhiều cấp Một vài hình ảnh mà Công ty Du lịch HươngGiang, Công ty Lữ hành Hương Giang khi xây dựng tour du lịch sinh thái làngquê đã nối kết được với sự phát triển của nghề truyền thống, nó khơi dậy trongngười dân những suy nghĩ mới về nghề nghiệp của mình.

Những thành quả trong hướng phát triển du lịch làng nghề vẫn còn nhiềutồn tại, hạn chế như hiệu quả kinh doanh của du lịch vẫn chưa tương xứng với

Trang 35

tiềm năng hiện có; tính bền vững chưa cao, sản phẩm làng nghề còn đơn điệu,chưa mang tính cạnh tranh… Đó là những vấn đề đặt ra cho các nhà hoạch địnhchiến lược phát triển du lịch suy nghĩ, tìm hướng phát triển để khai thác tốtnhất thế mạnh dịch vụ - du lịch của Thừa Thiên Huế Du lịch làng nghề phảiđược xem là dự án phát triển trong tầm nhìn chiến lược phát triển du lịch tổngthể của tỉnh để thế mạnh này không chỉ là những nhà hàng, khách sạn, lăng tẩmtrên địa bàn thành phố Huế mà nó được mở rộng ra về các làng nghề, đô thịmới ở các huyện, thị xã; làm phong phú địa chỉ tham quan du lịch, hấp dẫn dukhách bốn phương

1.3.2.4 Quảng Nam

Quảng Nam có 61 làng nghề, đa dạng về quy mô và loại nghề truyềnthống Những làng nghề này sau khi khôi phục hoạt động khá tốt còn trở thànhnhững điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.

Làng rau Trà Quế (thôn Trà Quế, xã Cẩm Hà, thành phố Hội An) là mộttrường hợp điển hình Cũng những công việc hàng ngày như cuốc đất, vunluống, bón phân, gieo hạt, trồng rau… nhưng ngoài thu hoạch sản phẩm, nhàvườn ở đây còn có nguồn thu đáng kể từ du lịch Từ năm 2003, khi tour "Mộtngày làm cư dân phố cổ" ra đời, nhiều du khách, đặc biệt là khách nước ngoài,đã đến thăm Trà Quế và trực tiếp tham gia việc trồng rau với các nhà vườn.

Tại làng gốm Thanh Hà, nằm bên bờ sông Thu Bồn, thuộc xã Cẩm Hà,cách phố cổ Hội An khoảng 2km về hướng Tây, người dân nơi đây đã mở racác dịch vụ như hướng dẫn du khách cách làm gốm từ khâu nhào đất sét, nắnhình thù đến cách nung sao cho có màu bóng đẹp không bị cháy, bị chai

Du khách đến đây, ngoài việc tha hồ lựa chọn các sản phẩm lưu niệmbằng gốm độc đáo, còn được tận mắt chứng kiến những thao tác điêu luyện từnhững bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng nghề này.

Gốm Thanh Hà được sản xuất hoàn toàn bằng thủ công, sản phẩm chủyếu là đồ dùng phục vụ đời sống sinh hoạt hằng ngày như chén, bát, chum, vại,bình hoa, chậu cảnh, Điểm đặc biệt của sản phẩm gốm Thanh Hà là nhẹ hơnso với các sản phẩm cùng loại của những địa phương khác.

Làng đúc đồng Phước Kiều cũng vậy, nằm kề bên quốc lộ 1A, thuộc xãĐiện Phương huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam Đây là một làng nghề truyềnthống đã nổi tiếng từ nhiều thế kỷ trước với các sản phẩm bằng đồng phục vụtrong các dịp tế lễ, hội hè như chuông, chiêng, kiểng, mõ, phèng la; các vậtdụng thông thường trong đời sống như lư hương, chân đèn, nồi niêu, xoongchảo, chén bát và cả các loại binh khí cổ như gươm, dao, giáo, mác

Trang 36

Một số làng nghề khác như làng nghề dệt Mã Châu, làng dệt chiếu cóiBàn Thạch cũng khá nổi tiếng Để duy trì được các làng nghề này, ngoài việcgắng giữ nét độc đáo truyền thống của làng nghề mình, người dân và chínhquyền địa phương còn phải luôn tạo ra những sản phẩm mới mẻ, dịch vụ đadạng để có thể thu hút được du khách.

Hiện lãnh đạo địa phương và người dân của những làng nghề này đangnỗ lực trong việc tiếp cận với khách du lịch nhằm tạo thêm nguồn thu chongười dân làng nghề, điều mà các làng nghề như làng rau Trà Quế, gốm ThanhHà đã làm rất hiệu quả.

1.3.2.5 Bình Dương

Bình Dương là tỉnh miền Đông Nam Bộ, nằm trong khu vực kinh tế trọngđiểm phía Nam, có một số ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống nổi tiếngnhư gốm, sứ, sơn mài, điêu khắc gỗ… Làng nghề Bình Dương có truyền thốnglâu đời Tuy nhiên, sản xuất ở đây theo mô hình hộ vẫn là chủ yếu Làng nghề ởđây tuy không nhiều như ở đồng bằng sông Hồng nhưng tỉnh vẫn phát triển tậptrung, đặc biệt là những làng nghề truyền thống như gốm sứ ở Thủ Dầu Một, sơnmài ở Tương Bình Hiệp, điêu khắc ở Phú Thọ và Lái Thiêu… Nhiều làng nghề,vùng nghề phát triển mạnh với sự ra đời của hàng chục doanh nghiệp với nhữngchi phí đầu tư trang bị máy móc công nghệ lên tới hàng triệu đô la Mỹ Các hộphát triển tốt đã nhanh chóng chuyển thành công ty có quy mô lớn Nghề gốm sứở Thủ Dầu Một có nhiều cơ sở tư nhân nổi lên, trở thành các công ty TNHH nhưMinh Long 1, Minh Long 2, Cường Phát,… Nghề gốm ở Bình Dương ngày nayđứng đầu cả nước về quy mô và chất lượng sản phẩm với sự có mặt của gần 500cơ sở sản xuất, đóng góp gần 30% giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp, kimngạch xuất khẩu trên 31 triệu USD và có mặt ở thị trường nhiều nước như Pháp,Đức, Mỹ, Canada, Lào, Campuchia… Nhằm phát huy sức mạnh của làng nghề,vùng nghề Bình Dương đã có nhiều giải pháp như thành lập những cụm côngnghiệp làng nghề, phát triển dự án làng gốm sứ Bình Dương với số vốn đầu tư300 tỷ đồng Để giữ nghề và phát triển nghề, một số doanh nghiệp của BìnhDương đã chú ý đầu tư đào tạo nghề cho lao động Ví dụ như doanh nghiệpHùng Vương đã bỏ khoản kinh phí khá lớn để đào tạo nghề cho thanh niên vớimức trung bình 500.000đ/người/tháng Đối với người học từ các tỉnh khác đếndoanh nghiệp lo cho chỗ ở trọ và tiền cơm ngày 3 bữa Sự phát triển của một sốngành nghề thủ công ở Bình Dương gặp phải những khó khăn Nghề sơn mài ởTương Bình Hiệp có xu hướng đi xuống Nếu như trước năm 1995, toàn xã cóđến 90% số hộ gia đình sản xuất sơn mài, thì đến năm 2001, chỉ còn lại một nửa

Trang 37

và đang có dấu hiệu mất dần do sản phẩm của các hộ trước đây được bán ra theokiểu tự sản, tự tiêu, nay các hộ không đủ điều kiện đáp ứng những đòi hỏi caocủa khách hàng nước ngoài, hàng hoá của họ phải tiêu thụ qua trung gian nên lợinhuận không cao… Sản xuất ở làng nghề chỉ còn ở những cơ sở lớn, có sự đầutư và thị trường tiêu thụ Nghề điêu khắc ở Phú Thọ đang gặp nhiều khó khăn,một số hộ đã chuyển sang nghề khác, song các nghệ nhân đang tìm hướng sảnxuất sản phẩm mới từ các gốc cây để vượt qua những khó khăn không có nguyênvật liệu do đóng cửa rừng…

1.3.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Thanh Hóa trong việc bảo tồnvà phát huy giá trị làng nghề thủ công truyền thống

Trên cơ sở kinh nghiệm của một số nước ở châu Á và một số tỉnh, thànhtrong cả nước, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm để tỉnh Thanh Hóatham khảo và vận dụng trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề thủcông truyền thống như sau:

- Một là, cần nhận thức rõ giá trị của làng nghề thủ công truyền thống đốivới sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, đất nước một cáchbền vững Đồng thời cần chú trọng phát triển làng nghề thủ công truyền thống,coi đây là một nội dung quan trọng

- Hai là, đề cao vai trò của nhà nước và chính quyền địa phương trongviệc đề ra các chính sách, quan tâm đến làng nghề thủ công truyền thống.Khuyến khích giúp đỡ, hỗ trợ làng nghề dưới những hình thức, các lĩnh vựckhác nhau như bằng cơ chế, chính sách tín dụng, kỹ thuật, marketing kịp thờicho các ngành nghề, cho các hộ thủ công Các chính sách đã được xuyên suốttừ trung ương đến các địa phương, bao gồm tổng thể các giải pháp để hỗ trợphục hồi, phát huy tiềm năng các làng nghề.

Trong đó thiết thực nhất là trợ giúp tài chính Nhà nước thông qua các dựán cấp vốn, lãi suất ngân hàng thấp, thủ tục đơn giản, thời gian cho vay dài hạntại các làng nghề Đối với những nghề đặc biệt, có độ rủi ro cao hoặc trong thờikỳ đầu của sự phục hồi nghề thủ công truyền thống thì nhà nước có sự bảo lãnhvốn, cho vay không cần thế chấp Có chính sách đồng bộ như vậy với vùngcung cấp nguyên liệu Dựa trên sự hỗ trợ này các làng nghề lựa chọn conđường sản xuất kinh doanh, gắn kỹ thuật công nghệ phù hợp, cải tiến mẫu mã,nâng cao chất lượng cạnh tranh, giúp cho sản phẩm có chỗ đứng trên thịtrường Vai trò trợ giúp của nhà nước còn thể hiện đồng bộ ở cả hệ thống chínhsách: chính sách thuế phù hợp để kích thích sự phát triển làng nghề: chính sáchthị trường mềm dẻo tạo điều kiện hoạt động tốt nhất cho các doanh nghiệp

Trang 38

trong làng nghề Sự đồng bộ của hệ thống chính sách sẽ nâng đỡ kích thích làngnghề phát triển.

- Ba là, song song với hệ thống chính sách nhà nước còn hiện đại hoá kỹthuật sản xuất nghề thủ công truyền thống theo phương châm nhà nước hỗ trợkhoa học công nghệ, thành lập các trung tâm nghiên cứu trợ giúp kỹ thuật, cònvốn thì nhà nước và nhân dân cùng làm.

- Bốn là, phân loại những ngành nghề truyền thống có khả năng tồn tạiphát triển, lựa chọn tìm những sản phẩm đặc trưng để đầu tư, những ngành cónguy cơ đào thải có quyết sách phù hợp Đối với hàng thủ công mỹ nghệ coitrọng thị trường xuất khẩu Tập trung phát triển những làng nghề có kim ngạchxuất khẩu lớn Tổ chức hội chợ, triển lãm, kết hợp làng nghề với các tuor dulịch, phối hợp chặt chẽ ban ngành để tìm giải pháp cho đầu ra của sản phẩm.

- Năm là, đối với làng nghề truyền thống thì thợ cả - nghệ nhân phải cósự quan tâm từ nhà nước đến các địa phương Chú trọng đào tạo thế hệ laođộng trẻ cho làng nghề.

- Sáu là, tập trung, đột phá khâu thiết kế sản phẩm Coi đó là chiến lượccạnh tranh bền vững, bởi sự khác biệt với sản phẩm nước ngoài giúp bảo vệ thịtrường sản phẩm làng nghề truyền thống Chú trọng, đào tạo các nhà thiết kếtrong hệ thống giáo dục Phối hợp giữa các cơ sở đào tạo ngành mỹ thuật vớinghề sản xuất truyền thống Nhận thức thiết kế như một nguồn tài nguyên củacông nghiệp nói chung và làng nghề truyền thống nói riêng.

- Bảy là, giải pháp để phát triển bền vững môi trường trong sản xuất nghềthủ công là đa dạng hóa nguồn nguyên liệu, thay thế nguyên liệu tự nhiên bằngnguyên liệu tổng hợp (đá, gỗ nhân tạo ).

* Tiểu kết chương 1

Nghề và làng nghề truyền thống đã góp phần tạo dựng bản sắc văn hoácho dân tộc Việt Nam, đóng góp vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xãhội, nhất là đối với các vùng nông nghiệp, nông thôn vậy, trong xu thế hộinhập kinh tế và văn hoá giữa các nước ngày càng phát triển, việc bảo tồn vàphát triển các đặc trưng văn hoá của một vùng, một quốc gia là điều vô cùngquan trọng, nó vừa giữ gìn và phát triển giá trị truyền thống của dân tộc để "hoànhập quốc tế nhưng không hoà tan", vừa góp phần tích cực tạo động lực thúcđẩy xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho dân cư và đổi mới bộ mặt nôngthôn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế nông thôn theohướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Trang 39

Thanh Hóa hiện nay có 27 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 1 thànhphố trực thuộc tỉnh, 2 thị xã và 24 huyện; 577 xã, 30 phường và 28 thị trấn.Thanh Hóa có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng Phía Bắc giáp với ba tỉnh SơnLa, Hòa Bình, Ninh Bình; phía Nam và Tây Nam giáp Nghệ An; phía Tây giáptỉnh Hủa Phăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào); phía Đông giáp biển Đôngvới đường bờ biển của dải đất liền dài hơn 100km và một thềm lục địa khárộng Như vậy, Thanh Hoá là tỉnh nằm trong vùng ảnh hưởng của những tácđộng từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểmkinh tế Trung bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ nên có một vịtrí rất thuận lợi trong giao lưu với các tỉnh, thành phố trong cả nước và giao lưuquốc tế.

Với diện tích khá lớn, Thanh Hóa có địa hình đa dạng, thấp dần từ Tâysang Đông, chia làm 3 vùng rõ rệt:

- Vùng núi và trung du có diện tích đất tự nhiên 839.037 ha, chiếm75,44% diện tích toàn tỉnh gắn liền với hệ núi cao phía Tây Bắc và hệ núiTrường Sơn phía nam Rừng Thanh Hoá chủ yếu là rừng cây lá rộng, có hệthực vật phong phú, có các loại gỗ quý hiếm như: lát, pơ-mu, sa mu, lim xanh,táu, sến, vàng tâm, dổi, de, chò chỉ Đặc biệt, Thanh Hoá là tỉnh có diện tíchluồng lớn nhất trong cả nước với diện tích năm 2006 trên 50.000 ha Vùng đồinúi thấp có đất đai màu mỡ, có hệ thống sông ngòi phong phú, tạo điều kiện tốtđể phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc

- Vùng đồng bằng có diện tích đất tự nhiên là 162.341 ha, chiếm 14,61%diện tích toàn tỉnh, được bồi tụ bởi các hệ thống Sông Mã, Sông Bạng, SôngYên và Sông Hoạt, xen kẽ có các đồi thấp và núi đá vôi độc lập Đồng bằng

Trang 40

Sông Mã có diện tích lớn thứ ba sau đồng bằng Sông Cửu Long và đồng bằngSông Hồng Bên cạnh ưu thế phát triển cây lương thực, cây ăn quả, trồng cói ởvùng ven biển và chăn nuôi gia súc, gia cầm, đồng bằng còn có lợi thế để pháttriển công nghiệp, TTCN, dịch vụ

- Vùng ven biển có diện tích 110.655 ha, chiếm 9,95% diện tích toàntỉnh, từ Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Quảng Xương đến Tĩnh Gia.Đường bờ biển dài 102km có dạng cánh cung, địa hình tương đối bằng phẳng.Dọc bờ biển có 5 cửa lạch lớn thuận tiện cho tàu bè ra vào Biển Thanh Hóa cóbãi tắm Sầm Sơn nổi tiếng và các khu nghỉ mát khác như Hải Tiến (HoằngHoá) và Hải Hoà (Tĩnh Gia) ; có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi choviệc nuôi trồng thuỷ sản và phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ kinh tếbiển

Khí hậu Thanh Hóa mang tính chất trung hòa giữa khí hậu Bắc kỳ vàTrung kỳ Đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, nhiệt độ bình quân năm 24,30C,số giờ nắng trong năm là 1.573 giờ, lượng mưa các các tháng trong năm là1679mm, rất thuận lợi cho cây trồng, vật nuôi sinh trưởng và phát triển Mặtkhác, do địa hình đa dạng, phức tạp nên Thanh Hóa có những vùng tiểu khí hậuriêng biệt Đặc thù về khí hậu đó là yếu tố thuận lợi để phát triển ở Thanh Hóamột nền nông nghiệp đa dạng, có các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới là chính,nhưng do có mùa đông lạnh, kéo dài 3 đến 4 tháng với nhiệt độ xuống dưới200C nên còn có thể sản xuất nhiều nông sản của vùng cận nhiệt, ôn đới

Thanh Hoá có diện tích tự nhiên 1.113.341 ha, trong đó đất sản xuất nôngnghiệp 824.122 ha chiếm 74% Trong diện tích đất nông nghiệp, đất sản xuấtnông nghiệp 245.726 ha chiếm 29,8%, đất lâm nghiệp có rừng là 566.040 hachiếm 68,7%; đất nuôi trồng thủy sản là 11.275 ha chiếm 1,3 %; đất nôngnghiệp khác chiếm 1,5% Có nhiều nhóm đất thích hợp cho phát triển câylương thực, cây lâm nghiệp, cây công nghiệp và cây ăn quả.

Thanh Hóa có 4 hệ thống sông chính là sông Hoạt, sông Mã, sông Bạng,sông Yên với tổng chiều dài 881km, tổng diện tích lưu vực là 39.756km2.Ngoài ra còn có một hệ thống ao hồ phong phú: Hồ Yên Mỹ, hồ sông Mực, đậpBái Thượng… và hàng trăm hồ đập nhỏ nằm rải rác ở các vùng Đây là nguồncung cấp nước dồi dào cho sản xuất nông nghiệp.

Với tất cả các đặc điểm về điều kiện tự nhiên như trên sẽ tạo ra điều kiệnđể Thanh Hóa phát triển ngành kinh tế đa dạng, các ngành thủ công nghiệpcũng có điều kiện phát triển.

Ngày đăng: 01/08/2017, 21:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w