1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề gìn giữ và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay

72 514 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 554,79 KB

Nội dung

Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Lan – K33A GDCD 1 LỜI CAM ĐOAN Khoá luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của giảng viên Lê Thị Minh Thảo. Tôi xin cam đoan rằng: Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Lan TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ ******** NGUYỄN THỊ LAN VẤN ĐỀ GÌN GIỮ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG CỦA TỈNH BẮC NINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học Người hướng dẫn khoa học : GV. LÊ THI MINH THẢO HÀ NỘI - 2011 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Lan – K33A GDCD 2 LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới giảng viên Lê Thị Minh Thảo- người cô đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này. Em xin bày tỏ lời cảm ơn tới các quý thầy, cô trong Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; đặc biệt là các thầy, cô Khoa Giáo dục chính trị và các thầy cô trong tổ Chủ nghĩa xã hội đã giảng dạy em trong suốt thời gian qua. Em cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn tới gia gia đình, bạn bè và Trung tâm văn hoá- thông tin tỉnh Bắc Ninh đã tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành khoá luận. Với điều kiện hạn chế về thời gian cũng như kiến thức của bản thân, nên khoá luận khó tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự chỉ bảo của các thầy, cô cũng như của các bạn sinh viên. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội tháng 05 năm 2011 TÁC GIẢ KHOÁ LUẬN Nguyễn Thị Lan Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Lan – K33A GDCD 3 MỤC LỤC MỞ ĐẦU…………………………………………………………………….1 CHƯƠNG 1 : LÍ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HOÁ…………………………7 1.1. Sơ lược các quan điểm về văn hoá 7 1.2. Định nghĩa văn hoá và văn hoá truyền thống 13 1.3. Cấu trúc và chức năng của văn hoá 18 1.4 Cơ sở hình thành giá trị văn hoá truyền thống của tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay 23. CHƯƠNG 2 : VẤN ĐỀ GÌN GIỮ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG CỦA TỈNH BẮC NINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 31 2.1. Những giá trị văn hoá truyền thống của tỉnh Bắc Ninh 31 2.2. Những hoạt động bảo tồn và quảng bá văn hoá truyền thống của tỉnh Bắc Ninh hiện nay 44 2.3. Một số giải pháp nhằm gìn giữ và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay 61 KẾT LUẬN 66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 68 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Lan – K33A GDCD 4 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trải qua hàng chục thế kỉ, Việt Nam đã tạo được một cốt cách, tâm hồn, một dáng vẻ độc đáo rất riêng. Đó là một đất nước có nền văn hiến lâu đời với những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp. Những giá trị đó tồn tại lâu đời và xuyên suốt quá trình hình thành, phát triển của dân tộc. Lịch sử dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều bước thăng trầm với bao biến cố. Song đó cũng là minh chứng cho sức mạnh hùng hồn và tác dụng to lớn của giá trị văn hoá truyền thống. Chính nó đã được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và trở thành hệ quy chiếu trong lối sống, cách nghĩ, cách ứng xử, trong mối quan hệ của con người. Ngoài ra, giá trị văn hoá truyền thống còn ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành, phát triển nhân cách của con người. Xã hội ngày càng phát triển và muốn phát triển vững mạnh thì con người lại càng phải hiểu biết sâu sắc về giá trị truyền thống của dân tộc mình. Đất nước ta đang bước vào giai đoạn cách mạng mới với nhiệm vụ mới- thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tham gia hội nhập và toàn cầu hoá tạo tiền đề và động lực cho sự phát triển đất nước. Trong xu thế đó, bên cạnh những thời cơ thuận lợi do các trào lưu mới mang lại thì con người không ít chịu những ảnh hưởng tiêu cực đến từ các lĩnh vực của đời sống xã hội mà nhất là phong cách lối sống, mối quan hệ giữa con người với con người. Ngày nay, sự phát triển của mỗi quốc gia không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào mức độ tăng trưởng kinh tế, sự phát triển khoa học- kĩ thuật mà còn phụ thuộc vào chất lượng cuộc sống, vào sự giàu có cả về vật chất lẫn tinh thần. Do đó, văn hoá nói chung và giá trị văn hoá truyền thống nói riêng Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Lan – K33A GDCD 5 không thể thiếu trong chiến lược phát triển lâu bền của mỗi quốc gia. Điều này đã được khẳng định ở các kì Đại hội IV, VII, VIII, IX, X của Đảng, ở Đại hôị X khẳng định: “ Xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội”. Như vậy, để tồn tại và phát triển, đất nước ta phải biết kết hợp giữa truyền thống và hiện đại và tạo được mạch nguồn, sức mạnh dân tộc làm động lực và là chỗ dựa vững chắc. Từ những vấn đề cấp thiết trên, một yêu cầu đặt ra là phải nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của những giá trị văn hoá truyền thống trong quá trình phát triển đất nước- đặc biệt là Việt Nam đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội thì vấn đề này phải được quan tâm và nghiên cứu, từ đó đưa ra những phương hướng và giải pháp cho việc gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống đó. Cần phải nghiên cứu thực trạng ở từng cơ sở địa phương để đưa ra phương hướng, giải pháp phù hợp với văn hoá truyền thống ở địa phương đó. Bắc Ninh là một vùng quê rất giàu văn hoá, đậm đà bản sắc dân tộc. Đến bất cứ nơi đâu mảnh đất Bắc Ninh- miền quê “địa linh nhân kiệt”, nơi đây nghìn đời xưa cho đến hiện nay luôn là phên dậu phía Bắc của Kinh thành Thăng Long- Đống Đa- Hà Nội, cũng đầy ắp những kỉ niệm lịch sử được kết tinh trong những di sản văn hoá tiêu biểu ở khắp các làng quê của vùng đất này. Đặc biệt Bắc Ninh còn được mệnh danh là vương quốc của lễ hội, quê hương của sinh hoạt văn hoá dân gian đặc sắc và phát triển tới đỉnh cao. Hầu như làng nào cũng có lễ hội, trong đó có nhiều lễ hội, trong đó có nhiều lễ hội tiêu biểu cả vùng, cả nước. Người Bắc Ninh: thông minh, cần cù, tài khéo, năng động và tinh xảo trong hoạt động kinh tế, sáng tạo trong hoạt động văn hoá văn nghệ và bao trùm là hoạt động sống “uống nước nhớ nguồn”, quý trọng cái tình cái nghĩa, sự chung thuỷ trong quan hệ ứng xử giữa người với người “bốn biển một nhà”, “tình chung một khắc, nghĩa dài trăm năm”, tôn Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Lan – K33A GDCD 6 vinh tình yêu thương con người và sự say mê các hoạt động văn hoá nghệ thuật. Vì vậy, về với Bắc Ninh là về với quê hương của thi ca, nhạc hoạ, về với cội nguồn dân tộc và văn hoá Việt Nam. Nhưng do những thay đổi về sự vận hành kinh tế, văn hoá Bắc Ninh nói chung và đặc biệt là giá trị văn hoá của tỉnh đang phải đối diện với những giá trị của nền văn minh thế giới hiện đại, đã thấy sự cần thiết phải tiếp thu, nhưng vẫn còn lúng túng, đối diện với những giá trị mới nhưng vẫn còn ngỡ ngàng, chưa tìm được vị trí thích đáng. Tình hình đó đòi hỏi phải có sự nhìn nhận, lựa chọn và vận dụng sao cho phù hợp. Xuất phát từ những lí do trên tôi đã chọn đề tài: Vấn đề gìn giữ và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài. Nói về văn hoá nói chung và văn hoá truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh nói riêng đã có rất nhiều tài liệu bàn tới vấn đề này cụ thể: Trong cuốn “Hà Bắc văn hiến” tập 1, của tác giả Thanh Hương và Phương Anh viết đầy đủ chi tiết về nghệ thụât, kiến trúc của các di tích lịch sử Bắc Ninh. Đây là một trong những nét nổi bật của văn hoá truyền thống Bắc Ninh “đây là những mái đình Việt Nam, những mái đình Hà Bắc với triết lí “ phép vua thua lệ làng”. Đây là những ngôi chùa ẩn trong luỹ tre xanh, biểu hiện lòng nhân ái của con người Bắc Ninh. Tất cả nổi bật thành những công trình hoành tráng giữa non sông gấm vóc, hoà với thần thoại, truyền thuyết, tiếng nói, giàu và đẹp cốt cách làm ăn, phong tục tập quán,lề lối ứng xử xã hội- tạo thành văn hoá Bắc Ninh” [14, tr.7]. Trần Đình Luyện với cuốn “văn hiến Kinh Bắc” tập 1 giới thiệu một số di tích lịch sử văn hoá, làng quê, và những danh nhân khoa bảng tiêu biểu trên nền tảng tinh thần- xã hội tạo dựng “văn hiến Kinh Bắc” là mối liên kết đặc biệt giữa con người và cộng đồng. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Lan – K33A GDCD 7 Trong quyển “Hà Bắc ngàn năm văn hiến” tập 3, các tác giả đã trình bày những suy nghĩ về văn hoá Lí- Trần trên đất Kinh Bắc xưa, đặc biệt cuốn sách viết khá rõ về văn hoá sinh hoạt của người dân Kinh Bắc tiêu biểu là sinh hoạt hát Quan họ với 49 làng quê. Cuốn “Lịch sử Hà Bắc” tập 1- hội đồng lịch sử Hà Bắc xuất bản năm 1986, đã trình bày về quá trình hình thành và phát triển của thành Luy Lâu, ngoài ra tác giả có đề cập về một số lễ hội tiêu biểu của Bắc Ninh, cũng như những làng nghề truyền thống, đặc biệt là làng tranh Đông Hồ. Cuốn “Địa chí Hà Bắc” thư viện tỉnh Hà Bắc xuất bản 1982. Đây là cuốn sách tổng hợp nhất khi viết về văn hoá truyền thống Bắc Ninh trên rất nhiều mặt. Có thể nói là cuốn sách cổ ghi chép khá chi tiết về phong tục tập quán, lễ hội, các di tích lịch sử, sinh hoạt văn hoá của người dân Kinh Bắc xưa. Ngoài ra, một số bài nghiên cứu về từng khía cạnh nào đó của văn hoá trưyền thống Bắc Ninh đăng trên các tạp chí nghiên cứu lịch sử như: - “Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam” của Giáo sư Trần Văn Giàu (nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội). - “Tìm hiểu tính cách dân tộc” của Giáo sư Nguyễn Hồng Phong (nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội 1963). - “Giá trị truyền thống- nhân lõi và sức sống bên trong của sự phát triển đất nước, dân tộc” của PGS. PTS Nguyễn Văn Huyên (tạp chí triết học số 4 năm 2006). - “Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển” của Giáo sư Nguyễn Trọng Chuẩn (tạp chí triết học số 6 năm 2002). Đồng thời vấn đề giá trị văn hoá truyền thống cũng là một lĩnh vực nhận được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước. Do đó, nó cũng nhận Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Lan – K33A GDCD 8 được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu cũng như quần chúng nhân dân, đặc biệt là đội ngũ trí thức ở nước ta hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích Trên cơ sở nghiên cứu lí luận chung về văn hoá, về vai trò của nó, khoá luận làm rõ hơn vấn đề gìn giữ và phát huy một số giá trị văn hoá truyển thống cơ bản của tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay, và đề xuất một số giải pháp có tính định hướng trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay * Nhiệm vụ Để đạt được mục đích trên khoá luận phải thực hiện các nhiệm vụ sau: - Nêu một số quan niệm về văn hoá, xác định khái niệm, cấu trúc, chức năng của văn hoá, nêu lên cơ sở hình thành nền văn hoá truyền thống Bắc Ninh. - Tìm hiểu về một số giá trị văn hoá truyền thống cơ bản của tỉnh Bắc Ninh từ truyền thống đến hiện đại, thực trạng và vai trò của văn hoá truyền thống của tỉnh Băc Ninh trong giai đoạn hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng chiến lược phát triển văn hoá hướng tới sự phát triển bền vững của tỉnh Bắc Ninh nói riêng và của đất nước nói chung. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu - Khoá luận nghiên cứu đề tài: Vấn đề gìn giữ và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay. * Phạm vi nghiên cứu - Khoá luận đi sâu vào tìm hiểu các vấn đề: Văn hoá, cơ sở hình thành văn hoá, thực trạng và vai trò của văn hoá đối với sự phát triển lâu bền của Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Lan – K33A GDCD 9 Bắc Ninh. Do hạn chế về thời gian và kiến thức nên khoá luận chỉ tập trung đi sâu vào một số giá trị văn hoá truyền thống cơ bản của tỉnh Bắc Ninh. - Khoá luận lí giải dưới góc độ chủ nghĩa xã hội vấn đề: Vấn đề gìn giữ và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nêu trên, khoá luận đã dựa vào một số cơ sở lí luận; phương pháp luận của chủ nghĩa xã hội khoa học; phân tích- tổng hợp; phương pháp lịch sử; hệ thống hoá; khái quát hoá;… 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Khoá luận làm rõ hơn cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài: Vấn đề gìn giữ và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay. - Khoá luận có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên trong việc tìm hiểu và nghiên cứu giá trị văn hoá truyền thống của tỉnh Bắc Ninh nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung. 7. Kết cấu của khoá luận - Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo còn có phần nội dung. Phần nội dung thì bao gồm 3 chương cụ thể như sau: + Chương 1 : Lí luận chung về văn hoá + Chương 2 : Vấn đề gìn giữ và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Lan – K33A GDCD 10 CHUƠNG 1 LÍ LUẬN CHUNG VĂN HOÁ 1.1. Sơ luợc các quan điểm về văn hoá Văn hóa là sản phẩm do con nguời sáng tạo, từ thủa bình minh của xã hội loài người. Văn hoá là khái niệm mở, có tính xã hội và tính lịch sử. Cùng với sự phát triển của xã hội, khái niệm văn hoá luôn đuợc bổ sung và mở rộng. Vì vậy, từ lâu văn hoá đã đuợc các nhà nghiên cứu cả phương Tây lẫn phương Đông quan tâm. * Quan niệm của phương Tây Ở phương Tây, thuật ngữ văn hoá bắt nguồn từ tiếng Latinh là Cultus (Cultusagri) có nghĩa là trồng trọt vun xới ngoài đồng, sau đuợc chuyển thành trồng trọt tinh thần (Cultusanimi). Vào thế kỉ XVIII, khái niệm văn hoá đuợc tiếp cận như một thuật ngữ khoa học Pu-phen-đoóc (Pufendorf)- nhà nghiên cứu pháp luật nguời Đức là nguời đầu tiên đưa thuật ngữ văn hoá vào khoa học. Ông cho văn hoá là tất cả những gì đối lập với tự nhiên. Quan điểm này hiểu văn hoá quá rộng sau Pu- phen-đoóc, Hécđe (Hender) cho rằng: “Văn hoá là sự hình thành lần thứ hai của con người”, ông nói: lần thứ nhất con người xuất hiện như một thực thể tự nhiên, lần thứ hai con người hình thành như một thực thể xã hội, tức là văn hoá theo nghĩa toàn vẹn của từ này. Đây là quan niệm tiêu biểu nhất của thế kỉ này, nó có ý nghĩa to lớn đánh dấu việc con người bằng văn hoá đã vạch ra đường ranh giới tách mình ra khỏi các hình thức tồn tại khác của vật chất, tách con người ra khỏi giới động vật. Nó đánh dấu việc chuyển từ tư duy tôn giáo sang tư duy trí tuệ, khắc phục những hạn chế trong quan niệm trung cổ về con người. [...]... và văn hoá Việt 33 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Lan – K33A GDCD CHƯƠNG 2 VẤN ĐẾ GÌN GIỮ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG CỦA TỈNH BẮC NINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 2.1 Những giá trị văn hoá truyền thống của tỉnh Bắc Ninh Kinh Bắc xưa, Bắc Ninh nay được mệnh danh là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, là cái nôi văn hóa của người Việt Vì thế, giáo sư Trần Quốc Vượng đã có nhận xét: “Hà Bắc- ... riêng lẻ mà là nói đến tổng thể các giá trị vật chất và giá trị tinh thần Trong đó mọi giá trị văn hoá đều quan hệ với nhau và cùng phát triển theo sự phát triển của xã hội Nói văn hoá là một tổng thể vì chúng có mặt trong mọi hoạt động sống của con người: văn hoá, giáo dục, văn hoá đạo đức, văn hoá chính trị, văn hoá pháp luật… đặc biệt văn hoá trong 16 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Lan – K33A GDCD... tồn tại của mọi hoạt động văn hoá - Ngoài những chức năng cơ bản trên, văn hoá con các chức năng khác như: chức năng thẩm mĩ, chức năng giải trí… thể hiện vai trò của văn hoá trong đời sống xã hội 1.4 Cơ sở hình thành giá trị văn hoá truyền thống của tỉnh Bắc Ninh * Điều kiện tự nhiên Bắc Ninh là vùng đất châu thổ Bắc Bộ, giữa lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình Đất đai cao thoáng, màu mỡ, giữ nguồn... chất phát triển cao hơn Do đó, những sáng tạo vật chất và tinh thần tác động thúc đẩy nhau cùng phát triển * Chức năng của văn hoá Văn hoá thực hiện chức năng cơ bản sau: - Chức năng tổ chức xã hội Đây là chức năng quan trọng của văn hoá Cơ sở xuất phát hình thành chức năng nay là đặc trưng tính hệ thống của văn hoá Văn hoá có tính hệ thống, hệ thống đó bao gồm những giá trị vật chất và những giá trị. .. nhau giữa các dân tộc Phạm Văn Đồng- nhà chính trị, nhà văn hoá Việt Nam, trong tác phẩm văn hoá và đổi mới” đưa ra định nghĩa: “Nói một cách đơn giản và theo nghĩa rộng thì văn hoá là tất cả những gì không phải của thiên nhiên mà là tất cả những gì ở trong con người do con người làm ra” Trường Chinh trong “chủ nghĩa Mác và văn hoá Việt Nam”(1949): văn hoá là một vấn đề rất lớn bao gồm cả văn hoá, văn. .. phi giá trị và xấu xa Văn hoá vì vậy là thước đo giá trị nhân bản của xã hội và con người Nhờ việc thường xuyên sàng lọc, tích luỹ và tạo nên giá trị mà văn hoá thực hiện được chức năng điều chỉnh xã hội Trong những điều kiện lịch sử nhất định, hệ giá trị cũng được thay đổi để nâng cao hiệu quả điều chỉnh của văn hóa Văn hoá là căn cứ để đánh giá đúng, sai của hoạt động con người Mọi sinh hoạt đều... tồn tại của văn hoá (văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể) chính là cơ sở của cách phân chia này Văn hoá vật chất là toàn bộ những giá trị sáng tạo của con người được thể hiện trong các sản phẩm vật chất do xã hội tạo ra, kể cả các tư liệu sản xuất cho đến các tư liệu tiêu dùng của xã hội Trong các giai đoạn khác nhau của xã hội, các sản phẩm do xã hội tạo ra cũng khác nhau, phản ánh các giai đoạn khác... triển nhu cầu của con người,… văn hoá tinh thần còn thể hiện trong những phong tục, tập quán, trong những phương thức giao tiếp và ngôn ngữ 22 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Lan – K33A GDCD Việc phân chia văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần chỉ là tương đối, không thể quá tách bạch giữa các lĩnh vực Bởi lẽ, ngay trong văn hoá vật thể lại có văn hoá phi vật thể và ngược lại Những giá trị văn hoá thường... để cai trị thiên hạ Văn là cái đẹp, hoá là hoá thành cái đẹp, giáo là giáo dục văn trị giáo hoá là dùng cái đẹp để giáo dục thiên hạ, 12 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Lan – K33A GDCD để họ cảm nhận được chân lí và tuân theo Văn hoá với hàm nghĩa văn tự giáo hoá được dùng tới thế kỉ XIX Như vậy, từ thời cổ đại quan niệm về văn hoá ở phương Đông và phương Tây đều có điểm giống nhau: coi văn hoá gắn... nhà văn hoá học người Mĩ là Cô- rô- bơ và Cơ- lác- khôn, tính đến năm 1950 đã có 164 định nghĩa văn hoá Theo nhà xã hội học người Pháp là Moles, đến năm 1967 có 250 định nghĩa, và đến năm 1994 theo Phan Ngọcnhà nghiên cứu văn hoá Việt Nam, tổng kết có khoảng 400 định nghĩa văn hoá 1.2 Định nghĩa văn hoá và văn hoá truyền thống * Định nghĩa văn hoá Tiếp thu tinh thần chung của các quan niệm văn hoá . đoạn hiện nay 23. CHƯƠNG 2 : VẤN ĐỀ GÌN GIỮ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG CỦA TỈNH BẮC NINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 31 2.1. Những giá trị văn hoá truyền thống của tỉnh Bắc Ninh. bảo tồn và quảng bá văn hoá truyền thống của tỉnh Bắc Ninh hiện nay 44 2.3. Một số giải pháp nhằm gìn giữ và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay 61. chọn đề tài: Vấn đề gìn giữ và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài. Nói về văn hoá nói chung và văn hoá truyền thống

Ngày đăng: 17/07/2015, 06:00

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w