truyền thống của tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay
Để khắc phục những yếu kém, tiếp tục gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu của xã hội và con người trong điều kiện phát triển mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế, quốc tế thì tỉnh Bắc Ninh cần có những giải pháp sau:
64
- Một là, xây dựng môi trường xã hội trong sạch, lành mạnh đảm bảo việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá của tỉnh Bắc Ninh hiện nay. Xây dựng môi trường trong sạch, lành mạnh trước hết là xây dựng môi trường văn hoá. Môi trường văn hoá là môi trường sống của con người chứa đựng các giá trị văn hoá của quá khứ và hiện tại trong đó bao gồm các hoạt động văn hoá của con người.
- Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên tryền, vận động quần chúng nhân dân tích cực tham gia các hoạt động văn hoá, đặc biệt là phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Phát hiện và biểu dương kịp thời các gương điển hình, các cá nhân tập thể có đóng góp tiêu biểu cho việc xây dựng đời sống văn hoá. Tập trung xây dựng các làng xã văn hoá ở các địa phương. Chú trọng đầu tư xây dựng và phát huy hiệu quả các thiết chế văn hoá phát triển và nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hoá, làng ấp, khu phố văn hoá. Phát huy tinh thần sáng tạo, tìm tòi, áp dụng những mô hình thích hợp cho hoạt động văn hoá từng vùng, từng miền.
- Ba là, chú trọng bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá, bản sắc và truyền thống của tỉnh Bắc Ninh nói riêng, coi trọng sưu tầm, khai thác các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể. Tiếp tục tổ chức ngày hội văn hoá của một số làng xã có bản sắc văn hoá tiêu biểu nhằm nâng cao ý thức gìn giữ và tôn vinh các giá trị văn hoá truyền thống của các địa phương trong tỉnh. Giữ gìn các tác phẩm nghệ thuật, bảo vật, cổ vật và di vật có giá trị đắc sắc. Nâng cao chất lượng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình văn hoá có kế hoạch đầu tư cho khâu sáng tác, kịch bản, giàn dựng chương trình, vở diễn, đào tạo tài năng nghệ thuật, tổ chức các cuộc thi sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật đặc biệt là dân ca Quan họ Bắc Ninh để có các tác phẩm đỉnh cao và các chương trình nghệ thuật hấp dẫn, có tính giáo dục tư tưởng thẩm mĩ cao, phục vụ nhân dân, đẩy lùi các hoạt động tiêu cực trong hoạt động văn hoá.
65
- Bốn là, phát triển xã hội văn hoá thông qua các hoạt động văn hoá, văn nghệ, huy động các nguồn lực và sức sáng tạo của tỉnh Bắc Ninh để đầu tư xây dựng các công trình và thiết chế văn hoá, khuyến khích các tổ chức, cá nhân, các hộ gia đình đoàn thể, tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, quản lí, bảo vệ di tích, di sản văn hoá. Nâng cao chất lượng và phổ biến các sản phẩm văn hoá đáp ứng nhui cầu hưởng thụ văn hoá ngày càng cao và đa dạng của các tầng lớp nhân dân, làm cho văn hoá thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện hệ giá trị con người mới của tỉnh Bắc Ninh nói riêng và của cả nước nói chung.
- Năm là, mở rộng hợp tác giao lưu văn hoá trong và ngoài nước. Tiếp thu có chọn lọc các giá trị nhân văn, khoa học tiến bộ của các vùng trong cả nước và của cả các nước trên thế giới. Tích cực giới thiệu rộng rãi những tinh hoa, bản sắc văn hoá Bắc Ninh, những thành tựu to lớn của 20 năm đổi mới tỉnh Bắc Ninh trong xu thế chung của cả nước và chính sách quan tâm của tỉnh đã góp phần nâng cao vị thế của tỉnh Bắc Ninh trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực văn hoá và tranh thủ nguồn tài trợ của các doanh nghiệp, các tổ chức cho sự phát triển sự nghiệp văn hoá.
- Sáu là, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và có biện pháp quản lí hiệu quả đối với các hoạt động văn hoá, xuất bản, báo chí, bảo tồn các giá trị văn hoá, biểu diễn nghệ thuật, bản quyền tác giả, quảng cáo các hoạt động dịch vụ văn hoá, karaôkê, vũ trường, internét công cộng, kinh doanh văn hoá phẩm, in nhãn băng đĩa hình, băng đĩa lậu…kiên quyết chống lại các hiện tượng phản văn hoá, phi văn hoá.
- Bảy là, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ văn hoá là người ở chính các địa phương đó. Đội ngũ cán bộ văn hoá cơ sở cần phải được tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng mạnh hơn nữa mới đủ khả năng đáp
66
ứng yêu cầu gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa ở tỉnh Bắc Ninh trong thời kì đổi mới, góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới toàn diện đất nước.
- Tám là, kết hợp với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay với việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa hiện nay ở nước ta. Giáo giục việc giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống của tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay thì phải bắt đầu từ gia đình- tế bào của xã hội. Có thể nói gia đình là môi trường quan trọng bậc nhất của việc giáo dục, là nơi bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của tỉnh Bắc Ninh nói riêng và của dân tộc nói chung. Vì vậy, việc củng cố, xây dựng gia đình văn hoá, sống hoà thuận là điều kiện hết sức quan trọng và cần thiết. Phải tuyên truyền pháp luật cho nhân dân trong tỉnh là yếu tố cấp bách không thể xem nhẹ. Việc kết hợp giữa giáo dục và pháp luật để có tác dụng thực sự ngấm sâu, lan rộng trong cộng đồng, trong thực tiễn đời sống.
Tóm lại, giải pháp đồng bộ về dân sinh, dân trí, dân quyền các quá trình chuyển đổi cơ chế quản lí, điều hành xã hội, kết hợp mọi tiềm năng của Bắc Ninh với mở cửa hoà nhập với bên ngoài. Đó cũng chính là việc gìn giữ và phát huy giá trị truyền thống của tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng nhấn mạnh: “Làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người hoàn thiện hệ giá trị mới của con người Việt Nam, kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá của loài người, tăng sức đề kháng chống văn hoá đồi trụy. Nâng cao tính văn hoá trong mọi hoạt động kinh tế chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân [7, tr. 213]. Văn hoá bản thân nó đã là mục tiêu và động lực phát triển xã hội. Có chủ chương và chính sách đúng đắn, thích hợp càng khơi dậy và phát huy cao độ các tiềm năng văn hoá của từng cá nhân và của cả xã hội, góp phần tạo thành sức mạnh tổng hợp từ bên trong các lĩnh
67
vực hoạt động xã hội của công cuộc xây dựng tỉnh Bắc Ninh ngày càng giàu đẹp nói riêng và của cả nước nói chung lên một tầm cao mới.
68
KẾT LUẬN
Văn hoá và các vấn đề liên quan đến văn hóa đã được các nhà nghiên cứu quan tâm từ rất lâu. Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề gìn giữ và phát huy giá trị truyền thống là vấn đề có tính thời sự trong cuộc sống xã hội hiện nay. Giá trị truyền thống là của quý của dân tộc. Chúng đã là những động lực tinh thần mạnh mẽ, đã là niềm tự hào cho bao thế hệ con người Việt Nam. Nhưng đó là thành quả của lịch sử, nếu không gìn giữ và phát huy thì khi đề cập chỉ là nói tới điều đã qua, khi ca ngợi chỉ là dĩ vẵng. Và như vậy thì khó có sự tác động đối với hoạt động thực tiễn trước mắt, vì sự vận động của xã hội đã sang một giai đoạn khác đòi hỏi những phát triển tương ứng.
Đặc biệt đến với mảnh đất Bắc Ninh- miền quê “địa linh nhân kiệt”, quê hưong của thi ca, nhạc hoạ, về với cội nguồn dân tộc và văn hoá Việt Nam thì vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của tỉnh nói riêng và của dân tộc nói chung là vấn đề cần được quan tâm và giải quyết kịp thời. Trong xu thế giao lưu và hợp tác quốc tế, tỉnh Bắc Ninh đã tiến hành đổi mới, tiếp thu những thành tựu văn hoá nhân loại: khoa học, quản lí kinh tế, xã hội… tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong sự nghiệp chung của cả nước. Ngoài cơ sở kinh tế, văn hoá và đăc biệt là nhân tố con người có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hoá truyền thống và tạo điều kiện cần thiết cho tỉnh Bắc Ninh phát triển một cách bền vững.
Bên cạnh đó tỉnh Bắc Ninh cũng phát huy vai trò và ảnh hưởng của văn hoá đối với sự phát triển, khắc phục những hạn chế trong quan niệm truyền thống. Để tác động thiết thực, giá trị truyền thống phải được nâng lên một tầng cao hơn. Những hiện tượng yêu nước, siêng năng cần cù, tính cộng đồng, lối sống trong sạch, giản dị… đã chứng tỏ sức sống bền vững trong lịch sử
69
như nhiều người đã thừa nhận giờ đây phải được tăng cường, đổi mới và hoàn thiện cả về nội dung, phương hướng và trật tự trong phân loại.
Cùng với việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị và văn hoá trong thời kì đổi mới của tỉnh Bắc Ninh, một loạt các giá trị mới của dân tộc đang hình thành, trong đó giá trị cũ được nâng lên, giá trị mới được nhìn nhận và xây dựng. Ở đây, cả cũ và mới đang bổ sung cho nhau để trở thành một hệ thống các động lực thúc đẩy xã hội. Hệ thống đó sẽ trở nên mạnh mẽ nếu nó trở thành ý thức và hành động của mọi người.
Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, những di sản văn hoá quý giá của quê hương Bắc Ninh- Kinh Bắc đang được bảo tồn và phát huy, góp phần xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hiến Kinh Bắc.
70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Toan Anh (1992), Nếp cũ làng xóm Việt Nam, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Nguyễn Tử Chi (1988), “Từ một vai trò diễn trong lễ hội làng”, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật Việt Nam, Hà Nội.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Thanh Hương, Phương Anh (1998), “Hà Bắc văn hiến”, tập1, Nxb Văn hoá thông tin, Bắc Ninh.
9. Hội đồng lịch sử Hà Bắc (1986), “Lịch sử Hà Bắc”, tập 1.
10. Nguyễn Văn Huyên (2004), Văn hoá làng xã Việt Nam, Nxb văn hoá thông tin, Hà Nội.
11. Lê Danh Khiêm (2010), Về miền quan họ, Nxb Sở văn hoá- thể thao và du lịch tỉnh Bắc Ninh.
12. Lê Thị Lan (2002), “Quan hệ giữa các giá trị truyền thống và hiện đại trong xây dựng đạo đức”, Tạp chí Triết học số 7 (tr.134).
71
13. Nguyễn Hồng Phong (1963), Tìm hiểu tính cách dân tộc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
14. Trần Đình Luyện (1999), Luy Lâu lịch sử và văn hoá, Nxb Sở văn hoá thông tin, Bắc Ninh.
15. Trần Đình Luyện (1999), Bảo tồn và phát huy giá tri truyền thống cuả tỉnh Bắc Ninh, Nxb Sở văn hoá thông tin, Bắc Ninh.
16.C.Mac- Ph.Ănggen (1996), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
17. C. Mác và Ănggen (2001), Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
18. Hồ Chí Minh (1981), Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận, Nxb Văn hoá, Hà Nội.
19. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
20. Nguyễn Văn Phúc (1998), “Phát huy các giá trị truyền thống trong phát triển và xây dựng đất nước”, Tạp chí Cộng sản số 17 (tr.25), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
21. Sở văn hóa thông tin Hà Bắc (1989), Hội xứ Bắc, tập2, Nxb Văn hoá thông tin, Bắc Ninh.
22. Sở văn hoá thông tin tỉnh Bắc Ninh (2003), Lễ hội Bắc Ninh, Nxb Văn hoá thông tin, Bắc Ninh.
23. Sở văn hoá thông tin tỉnh Bắc Ninh (2010), Kết quả công tác văn hoá, thể thao và du lịch năm 2010, Tài liệu lưu hành nội bộ.
24. Hà Xuân Trường (1994), Văn hoá- khái niệm và thực tiễn, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.
25. Ty Văn hoá thông tin- thư viện tỉnh Bắc Ninh (1982), Địa chí Hà Bắc, Nxb Văn hoá thông tin tỉnh Bắc Ninh.
72
26. Trần Nguyên Việt (1994), “Giá trị nhân văn truyền thống văn hoá Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá”, Tạp chí triết học số 2 (tr.135). 27. Lê Trung Vũ (1992), Lễ hội cổ truyền, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 28. Trần Quốc Vượng (1995), “Xứ Bắc- Kinh Bắc một cái nhìn địa văn
hoá”, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật số 6 (tr.13), Nxb Văn hoá thông tin, Bắc Ninh.