Kinh Bắc xưa, Bắc Ninh nay được mệnh danh là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, là cái nôi văn hóa của người Việt. Vì thế, giáo sư Trần Quốc Vượng đã có nhận xét: “Hà Bắc- Kinh Bắc là cái nôi cốt lõi, là hạt nhân của người Kinh- Việt, là vùng đất chính và chủ yếu của xứ Bắc nằm trong không gian hình bình hành với giới hạn đôi bờ sông Cà Lồ phía Bắc, đôi bờ sông Dâu- sông Đuống ở phía Nam, đôi bờ Nhị Hà ở phía Tây, và quá lên là đôi bờ sông Phú Lương- Nguyệt Đức, phía Đông là không gian Tày nước cổ hòa trộn với không gian Mã Lai cổ ” [23, tr.6- 9].
Với vị thế và đặc điểm lịch sử- xã hội đặc biệt đó đã khiến xứ Bắc- Kinh Bắc trở thành một trong những vùng đất tiêu biểu của nền văn hiến và nhân cách Việt Nam, với những sắc thái đặc trưng riêng, phản ánh trong truyền thống của con người vùng Kinh Bắc: Tinh thần đoàn kết cộng đồng được hình thành sớm và bền chặt, có lòng yêu nước và tinh thần cách mạng, tính cần cù, năng động, tài khéo trong làm ăn buôn bán, truyền thông hiếu học và khoa bảng, lòng say mê và sáng tạo trong các hoạt động văn hoá nghệ thuật, tinh thần thân ái và nghĩa tình trong quan hệ ứng xử “tứ hải giao tình”, “tình chung một khắc nghĩa dài trăm năm”,…
2.1.1. Lễ hội truyền thống
Bắc Ninh là nơi có sự giao hòa Việt- Hán từ rất sớm với sự giao hòa ấy, ở thời kì ngàn năm Bắc thuộc, sinh hoạt văn hóa công đồng làng xã được
35
phản ánh chủ yếu ở lễ hội đền chùa. Mỗi dịp mở hội là cư dân Việt biểu lộ sự sùng bái và diễn lại sự tích các anh hùng dân tộc như: Lạc Long Quân, Thánh Gióng… Các vị này đã trở thành thần Thành Hoàng của nhiều xóm. Không chỉ thế, sinh hoạt lễ hội ở làng xã của người Việt nơi đây còn phản ánh đậm nét tín ngưỡng phồn thực của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, còn thể hiện tinh thần ý nghĩa Phật giáo được Việt hóa như Phật Mẫu Man Nương ở lễ hội chùa Dâu.
Sinh hoạt phật giáo nơi chùa tháp gắn chặt, hoà nhập với lễ hội và sinh hoạt văn hoá dân gian. Vì vậy, Bắc Ninh là xứ sở hay còn được mệnh danh là vương quốc của lễ hội, chủ yếu là hội chùa, hội đền:
“Mồng bẩy hội Khám Mồng tám hội Dâu Mồng chín hội Gióng
Mồng mười hội Bưởi đâu đâu cũng về”
Hầu như làng quê nào cũng có lễ hội được tổ chức váo suốt mùa xuân; trong đó có những lễ hội lớn nổi tiếng cả vùng, cả nước như hội Gióng, hội Dâu, hội Đền Đô, hội Lim, hội Phật Tích, hội Bút Tháp… Hội do làng tổ chức; nhưng cũng có hội lớn do cả xã, cả tổng, cả vùng cùng phối hợp tổ chức như hội Dâu do 12 làng tổ chức, hội Lim do cả tổng Nội Duệ tổ chức… Lễ hội thể hiện trình độ tổ chức cao, sự kết hợp chặt chẽ giữa các làng xã và ý thức trách nhiệm của mỗi thành viên đối với cộng đồng làng xã.
Nhờ vậy mà lễ hội được tổ chức chu đáo, quy mô to lớn, với các nghi thức uy nghiêm trang trọng, các hoạt động văn hoá nghệ thuật hết sức phong phú, hấp dẫn, đậm đà bản sắc mỗi làng quê Kinh Bắc. Mỗi hội một nét riêng, mỗi làng một vẻ, làm nên sự phong phú, hấp dẫn, đậm đà bản sắc mỗi làng quê Kinh Bắc. Mỗi hội một nét riêng, mỗi làng một vẻ, làm nên sự phong phú, đa dạng và sự hoành tráng của lễ hội dân gian xứ Bắc bởi màu sắc rực
36
rỡ, âm thanh nhạc điệu uy nghiêm, rộn rã với sự tham gia diễn xướng của hàng nghìn người. Lễ hội là lúc người Bắc Ninh thể hiện tập trung tiêu biểu tiêu biểu sự tài hoa, tinh tế và lịch lãm trong giao tiếp, ứng xử với bạn bè, quý khách.
Kinh Bắc xưa nổi tiếng là vùng đất của những câu truyện cổ, những sự tích văn hoá. Vì truyền thống này mà nơi đây sở hữu nhiều lễ hội dân gian. Lễ hội được nhiều người quan tâm nhất là Hội Lim tại thị trấn Lim, Tiên Du, Bắc Ninh.
Hội Lim là một sinh hoạt văn hoá - nghệ thuật đặc sắc của nền văn hoá truyền thống lâu đời ở xứ Bắc và dân ca Quan họ trở thành tài sản văn hoá chung của dân tộc Việt, tiêu biểu cho loại hình dân ca trữ tình Bắc Bộ.
Hội Lim chính là hội chùa làng lim và đôi bờ sông Tiêu Tương. Hội Lim trở thành hội hàng tổng (hội vùng) vào thế kỷ 18. Khi quan trấn thủ xứ Thanh Hóa Nguyễn Đình Diễn là người thôn Đình Cả, Nội Duệ, xứ Kinh Bắc, có nhiều công lao với triều đình, được phong thưởng nhiều bổng lộc, đã tự hiến nhiều ruộng vườn và tiền của cho tổng Nội Duệ trùng tu đình chùa, mở mang hội hè, gìn giữ thuần phong mỹ tục. Ông còn cho xây dựng trước phần lăng mộ của mình đặt tên là lăng Hồng Vân trên núi Lim. Do có nhiều công lao với hàng tổng và việc ông đặt hậu ở chùa Hồng ân, nên khi ông mất nhân dân tổng Nội Duệ đã tôn thờ làm hậu thần, hậu Phật hàng tổng. 8h ngày 13/1 Âm lịch, Hội Lim được mở đầu bằng lễ rước. Đoàn rước với đông đảo người dân tham gia trong những bộ lễ phục ngày xưa, sặc sỡ sắc màu và cũng vô cùng cầu kì, đẹp mắt kéo dài tới cả gần km. Trong ngày lễ, có nhiều nghi lễ và tục trò dân gian nổi tiếng, trong đó có tục hát thờ hậu. Toàn thể quan viên, hương lão, nam đinh của các làng xã thuộc tổng Nội Duệ phải tề tựu đầy đủ tại lăng Hồng Vân để tế lễ hậu thần. Trong khi tế có nghi thức hát quan họ thờ thần.
37
Để hát thờ, các bọn quan họ nam và nữ của tổng Nội Duệ đứng thành hàng trước cửa lăng hát vọng vào. Trong khi hát, họ chỉ được hát những giọng lề lối để ca ngợi công lao của thần
Hội Lim đi vào lịch sử và tồn tại và phát triển cho đến ngày nay được hàng tổng chuẩn bị tập rượt rất chu đáo từ ngày 9 và 10, rồi được diễn ra từ ngày 11 đến hết ngày 14 tháng giêng. Chính hội là ngày 13, với các nghi thức rước, tế lễ các thành hoàng các làng, các danh thần liệt nữ của quê hương tại đền Cổ Lũng, lăng Hồng Vân, lăng quận công Đỗ Nguyên Thụy. Trong các nhà thờ họ Nguyễn, họ Đỗ ở làng Đình Cả, dâng hương cúng Phật, cúng bà mụ Ả ở chùa Hồng Ân.
Là lễ hội lớn của vùng Kinh Bắc, với những hoạt động phong phú của lễ và hội đã có nội dung và tầm cỡ lễ hội văn hóa dân gian Kinh Bắc, gần như hội đủ những hoạt động văn hóa nghệ thuật và tín ngưỡng tâm linh của các lễ hội trên vùng quê Bắc Ninh - mảnh đất có nhiều lễ hội dân gian.
Hội Lim đã trở thành nổi tiếng, được nhân dân khắp các vùng ca ngợi, truyền tụng:
“Ba năm hai cái hội chùa, Nào ai có lỡ bỏ bùa cho ai.
Già già, trẻ trẻ, gái trai, Đua nhau ăn mặc, hán hài đi xem.
Hội Lim ai thấy chẳng thèm, Tổ tôm, bài điếm, giò nem thiếu gì.
Đồn sắp có dệt cửi thi,
Cao lâu trăm thức thiếu gì thức ngon”.
Có nhiều trò chơi dân gian như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm. Đặc sắc hơn cả là phần hát hội - Là phần căn bản và đặc trưng
38
nhất của hội Lim. Từ hát mời trầu, hát gọi đò đến con sáo sang sông, con nhện giăng mùng.
Hội thi hát diễn ra khoảng gần trưa, được tổ chức theo hình thức du thuyền hát quan họ. Tại một hồ nước nhỏ sát bên cánh đồng làng Lim, chiếc thuyền hình rồng được sơn son thiếp vàng rời bến trong những câu hát đậm đà nghĩa tình. Một bên thuyền là các liền chị, đối diện là những em nhỏ súng sính trong những tà áo tứ thân. Các liền anh thì đứng hoặc ngồi sát hai phía đầu và cuối thuyền. Tối ngày 12 sẽ là đêm hội hát thi quan họ giữa các làng quan họ. Mỗi làng quan họ có được dựng một trại tại phần sân rộng của đồi Lim. Về với Hội Lim là về với một trời âm thanh, thơ và nhạc náo nức không gian đến xao xuyến lòng người. Những áo mớ bảy mớ ba, nón ba tầm, quai thao, dải yếm lụa sồi, những ô lục soạn, khăn đóng, áo cặp the hoa gấm... như ẩn chứa cả sức sống mùa xuân của con người và tạo vật. Cách chơi hội của người quan họ vùng Lim cũng là cách chơi độc đáo, mỗi cử chỉ giao tiếp đã mang trong nó một sắc thái văn hoá cao.
2.1.2. Dân ca quan họ Bắc Ninh
Sau gần 5 năm (2005 – 2009) triên khai lập hồ sơ khoa học đền cử di sản, ngày 30/9/2009, tổ chức Văn hóa- Khoa học và Giáo dục Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã công nhận “Dân ca quan họ Bắc Ninh là Di sản văn hóa phi vật thể Đại diện của nhân loại”. Sự kiện này không những mang đến cho người dân Bắc Ninh nói riêng, đồng bào cả nước nói chung niềm vui, niềm tự hào dân tộc, đồng thời còn đặt ra nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi trách nhiệm hết sức lớn lao của các ngành, các cấp từ Trung ương đến điạ phương, đặc biệt là các cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản
Vùng Kinh Bắc- Bắc Ninh trước đây được coi là một trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long, nơi đây đã hội tụ, sản sinh ra dân ca quan họ Bắc Ninh- một loại hình nghệ thuật đặc sắc, độc đáo và tiêu biểu trong các hình
39
thức diễn xướng dân gian của vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ. Mĩ học trong dân ca Quan họ Bắc Ninh biểu hiện những quan hệ đẹp đẽ, trong sáng, chất phác về mối quan hệ giữa người với người thông qua thái độ tôn trọng nghĩa tình và lòng trung thủy son sắt. Trong quá trình hình thành và phát triển, với sự sáng tạo tài tình, khéo léo của các nghệ nhân, dân ca Quan họ Bắc Ninh đã tiếp thu và phát triển trên nền tảng của nhiều hình dân ca khác nhau của các vùng miền để tạo nên một phong cách, một lối chơi đặc trưng riêng của dân ca Quan họ Bắc Ninh đòi hỏi tính chất quy củ, khuôn phép chặt chẽ, tuân theo lề lối nhất định thông qua nhiều hình thức diễn xướng như: Hát canh, hát hội, hát chúc, hát mừng, hát thờ… Trong đó, hát canh và hát thờ là hai hình thức đặc trưng tiêu biểu và độc đáo của dân ca Quan họ Bắc Ninh.
“Trong sáu tỉnh người đà chưa tỏ Ngoài năm thành chỉ có Bắc Ninh
Yêu nhau trở lại xuân đình Nghề chơi Quan họ có tinh mới tường”
Nhiều nhà nghiên cứu đánh giá nét độc đáo của dân ca Quan họ Bắc Ninh là truyền thống ứng tác tại nơi trình diễn. Trên các lời ca cũ, các liền anh, liền chị Quan họ có thể ứng tác đặt lời để đối giọng, đối nghĩa. Với 213 giọng điệu khác nhau, dân ca Quan họ Bắc Ninh có tổng số giọng điệu cao nhất trong các loại hình dân ca Việt Nam. Về phương diện bài ca, giới sưu tầm nghiên cứu và cộng đồng dân tộc xác nhận có chừng 500 bài ca. Quyết định số 4. COM 13.76- Ủy ban liên Chính phủ Công ước UNESCO 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể đã ghi: “Các bái hát Quan họ thể hiện tinh thần, triết lí và bản sắc địa phương của công đồng ở trông vùng, thắt chặt mối quan hệ ở trong làng và giữa các làng cùng chia sẻ thực hành diễn xướng này”.
40
Dân ca Quan họ Bắc Ninh là sự sáng tạo nghệ thuật trong việc xử lí quan hệ giữa âm nhạc và ca từ, Quan họ Bắc Ninh là loại dân ca nhiều nhạc điệu. Mỗi giọng lại có lời ca riêng phù hợp. Giữa nhạc và lời gắn bó hữu cơ với nhau, lời chính là nhạc. Với việc sử dụng 4 kĩ thuật hát: vang, rền, nền, nảy, dân ca Quan họ Bắc Ninh đã đạt đến độ nhuần nhuyễn theo những quy chuẩn nhất định.
Người sáng tạo, người trình diễn dân ca Quan họ Bắc Ninh là những nông dân, nhưng khi trình diễn, thay bộ quần áo giản dị thường ngày, khoác lên mình trang phục của người Quan họ, thì các liền anh, liền chị đã tạo dựng cho mình những nét riêng của trang phục, phù hợp với quan điểm thẩm mĩ của Quan họ. Đặc trưng tiêu biểu nhất của dân ca Quan họ Bắc Ninh là hát đối đáp nam nữ, một cặp nam hát đối với một cặp nữ. Mỗi cặp nam hay nữ phân công người hát dẫn, người hát luồn nhưng giong hai người trong một cặp hát phải hòa âm, đồng thanh để nghe như một. Trong hát dân ca Quan họ Bắc Ninh, một cặp nữ của làng này hát với một cặp nam của làng kia bằng một bài hát bằng giai điệu, khác về ca từ và giọng đối. Các bài ca Quan họ là những bài ca với một chủ đề: tình yêu nam nữ, những lời ca mộc mạc, trữ tình, đằm thắm, gắn với không gian của đồng quê lễ hội. Vì thế, bao đời nay, những bài dân ca Quan họ luôn cuốn hút và làm say đắm bao lòng người. Nỗi buồn man mác, sâu lắng khi chia xa, nỗi vui mừng khôn xiết, sự thổn thức của con tim được gặp lại nhau sau thời gian xa cách thể hiện trong các lời ca Quan họ Bắc Ninh luôn trinh phục trái tim các thế hệ con người.
2.1.3. Một số làng nghề truyền thống
* Làng tranh Đông Hồ
Tranh dân gian góp phần không nhỏ vào việc lưu giữ các vốn văn hoá cổ xưa của dân tộc, làm cho đời sống tinh thần của người Việt Nam thêm phong phú và đa dạng. Trong các dòng tranh dân gian, tranh Đông hồ khá gần
41
gũi với đại đa số dân chúng Việt Nam, nhắc tới hầu như ai cũng đều biết. Tranh gần gũi vì nó gắn với làng quê, ngõ xõm, với cuộc sống lao động của người nông dân bình dị, chất phác và hình ảnh của nó đã đi vào thơ, văn:
“Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”
Trước kia tranh được bán ra chủ yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán, người dân nông thôn mua tranh về dán trên tường, hết năm lại lột bỏ, dùng tranh mới. Tranh Đông Hồ xuất xứ từ làng Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Làng Mái là tên gọi dân gian xưa kia của làng tranh Đông Hồ bây giờ. Vào thế kỷ XVI tranh Đông Hồ xuất hiện nhưng không ai thống kê hết được có bao nhiêu mẫu tranh mà chỉ biết gồm có 5 loại là: Tranh thờ, Tranh lịch sử, Tranh chúc tụng, Tranh sinh hoạt và Truyện tranh. Từ cuối thế kỷ XIX đến 1944 là thời kì cực thịnh của làng tranh. Lúc ấy, trong làng có 17 dòng họ thì tất cả đều làm tranh. Đến hẹn lại lên, cứ khoảng tháng 7, tháng 8 hàng năm là cả làng đã tất bật để chuẩn bị cho mùa tranh Tết, khắp làng rực rỡ sắc màu của giấy điệp, không một mảnh đất trống nào không được người dân làng Hồ tận dụng để phơi giấy: từ sân nhà, sân đình, ven các ngõ xóm, đường làng, dọc theo triền đê cho đến các nóc nhà, nóc bếp….Không khí trong làng rộn rạo từ sáng đến tối suốt mấy tháng liền như thế.
Mỗi năm, chợ tranh chỉ nhộn nhịp và tấp nập nhất vào tháng Chạp, họp 5 phiên vào các ngày 6, 11,16, 21 và 26. Bà con, du khách thập phương đổ về mua tranh đông vui, tấp nập. Hàng nghìn, hàng triệu bức tranh các loại được mang ra xếp gọn lại bán cho những lái buôn, hoặc bán lẻ cho các gia đình mua về làm tranh treo tết để mang phú quý, vinh hoa cho nhà mình. Sau phiên chợ tranh cuối cùng (26/12 âm lịch) những gia đình nào còn lại tranh đều bọc