Cơ sở hình thành giá trị văn hoá truyền thống của tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Vấn đề gìn giữ và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay (Trang 26)

Ninh

* Điều kiện tự nhiên

Bắc Ninh là vùng đất châu thổ Bắc Bộ, giữa lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình. Đất đai cao thoáng, màu mỡ, giữ nguồn nước, tiện lợi cho con người cư trú, làm ăn, nhất là canh tác nông nghiệp. “Đất tỉnh này nhiều ruộng mùa, mà ít ruộng chiêm” cư dân ở đây hầu như không lâm vào cảnh “sống ngâm ra, chết ngâm xương”, canh tác không bị “chiêm khô, mùa thối”.Ngày nay Bắc Ninh thuộc phía Bắc vùng đồng bằng sông Hồng và tiếp giáp với trung du Bắc Bộ tại tỉnh Bắc Giang. Bắc Ninh là cửa ngõ phía Bắc- Đông Bắc của thủ đô, cách trung tâm Hà Nội 31 km về phía Đông Bắc, phía Tây và Tây Nam, giáp thủ đô Hà Nội, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên.

Về lĩnh vực giao thông thì từ xưa, xứ Bắc đã là nơi gặp gỡ, giao hội của các mạch giao thông thuỷ bộ Nam- Bắc, Đông- Tây, nhất là hệ thống đường thuỷ sông Hồng, sông Cầu, sông Đuống… tạo cho nơi đây sớm trở thành trung tâm giao thương, tiếp xúc kinh tế, văn hoá giữa nước ta với các nước trong khu vực Đông Nam Á, với Trung Quốc, Ấn Độ và các nước ở vùng Trung Á.

27

Sông suối bao quanh, núi đồi rải rác là nét cảnh quan sinh thái đắc sắc của tỉnh Bắc Ninh. Núi đồi tập trung phía Đông Bắc và Đông Nam của tỉnh. Đó là ngọn núi Dinh, núi Kho, núi Trấn, núi Tháo Thủ, núi Phúc Sơn, núi Vũ Ninh Sơn, núi Ba Huyện… Và xưa kia, nơi đây là rừng cây phủ kín, tạo nên màu xanh dịu mát và cảnh sắc “sơn thuỷ hữu tình”. Núi đồi, sông suối là bức hào thành tự nhiên hùng vĩ bảo vệ vùng đất thành phố khiến nơi đấy có vị thế trọng yếu trong chiến lược quân sự, nhưng lại rất thuận lợi cho việc làm ăn phát triển kinh tế. Hệ thống các mạch giao thông thuỷ bộ nối kinh thành Thăng Long với ải Bắc Lạng Sơn, với miền cửa biển Đông Bắc đều chạy qua tỉnh. Chính vì vậy, Nguyễn Trãi đã khẳng định Kinh Bắc là trấn thứ tư trong bốn kinh trấn và là đứng đầu phên dậu phía Bắc.

* Điều kiện kinh tế- xã hội

Kinh Bắc là vùng đất kế cận kinh thành Thăng Long, là một trong những tứ trấn kinh thành. Kinh Bắc xưa là vùng đất rộng lớn bao gồm hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, một số huyện của Hà Nội, Hưng Yên, Lạng Sơn. Với diện tích trải rộng như vậy, Bắc Ninh là vùng đất được con người tụ cư và định cư khai thác kinh tế nông nghiệp lúa nước từ khá sớm. Điều đó được khẳng định qua nghiên cứu khảo cổ ở những di chỉ: Quả Cảm, Nội Gầm (huyện Yên Phong), Phù Lưu, Xuân Ổ, Đình Bảng (huyện Từ Sơn), Lãng Ngâm (Gia Lương)… Qua những di chỉ khảo cổ này đã khẳng định ở vùng đất Bắc Ninh nay là Hà Bắc xưa đã có những làng Việt cổ, có sự phát triển phong phú về đời sống, kinh tế xã hội như chế tác công cụ sản xuất nông nghiệp, trồng lúa nước, các nghề thủ công nghiệp như: dệt vải, làm gốm, đúc đồng, làm tranh,…;đánh bắt, trao đổi hàng hóa phát triển.

Sách “Giao Châu kí” có ghi: “huyện Phong Khê có đê phòng lụt”, sách “Di vật chỉ” có ghi: “ Ở Giao Châu lúa chín hai mùa”, đó là những chứng cứ

28

khẳng định cư dân Việt ở nơi đây sớm lập làng, định cư, khai thác trông trọt, chăn nuôi, trị thủy phục vụ nông nghiệp.

Từ mấy ngàn năm trước, người Việt cổ đã cư trú lập làng ở ven sông Cầu, sông Dâu, sông Đuống… nay còn lại hệ thống các di chỉ khảo cổ thuộc các nền văn hoá Phùng Nguyên, Gò Mun và Đông Sơn, phân bố rộng khắp với các loại hình phong phú: di chỉ cư trú xưởng thủ công, mộ táng… Đó là những dấu tích những làng xóm của cư dân Việt cổ, sống chủ yếu bằng canh tác nông nghiệp, đánh cá, làm các nghề thủ công. Đã có một vùng cư dân chuyên trồng dâu, chăn tằm được mang tên vùng Dâu- tức trung tâm Luy Lâu, nay thuộc huyện Thuận Thành ở bờ Nam sông Đuống.

Cùng với canh tác nông nghiệp, cư dân Bắc Ninh đã biết kết hợp làm các nghề thủ công. Đã tìm thấy ở chân núi Tiêu (Từ Sơn) di chỉ xưởng chế tác đồ trang sức bằng đá lớn nhất tìm thấy ở nước ta thuộc văn hoá Phùng Nguyên. Đặc biệt, ngay trong thành cổ Luy Lâu- trung tâm của vùng Dâu, đã tìm thấy mảnh khuôn đúc trống đồng và hàng loạt di vật đồng với văn hoa đẹp, độc đáo tìm thấy ở các di tích Lũng Ngâm; Đại Trạch, Quả Cảm, Đại Lai… cho biết người xứ Bắc đã tinh xảo trong nghề đúc đồng, chế tác đồ trang sức, làm gốm…

Những chứng tích khảo cổ và lịch sử, văn hoá ở Bắc Ninh ngày nay đã cho thấy, nơi đây thuộc địa bàn sinh tụ chủ yếu của người Việt cổ ở đồng bằng Bắc Bộ, trở thành nôi sinh của dân tộc Việt, bộ phận trọng yếu của quốc gia Văn Lang- Âu Lạc, đồng thời là nơi hình thành tảng nền của văn hoá, văn minh Việt Nam.

Các ngành nghề thủ công nghiệp ở đây rất phát triển: làm gốm, dệt, đúc đồng, rèn sắt, làm tranh với các làng nghề tiêu biểu như: đúc đồng ở Đại Bái, rèn sắt ở Đa Hội, thủ công mĩ nghệ truyền thống ở Đồng Kị đã xuất khẩu đi rất nhiều nơi như: Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Công và một số thi trường

29

khác hiện nay, nghề làm tranh dân gian Đông Hồ với những yên liệu vẽ tranh làm từ tự nhiên trên giấy gió phát triển.

Nhiều làng nghề truyền thống còn tồn tại và phát triển cho tới ngày nay và trở thành một thành phố kinh tế mũi nhọn của địa phương như: trạm khắc gỗ Đồng Kị, giấy Phong Khê, đúc đồng Đại Bái, rèn sắt Đa Hội, đem lại cuộc sông sung túc cho người dân nơi đây.

Bên cạnh thủ công nghiệp thì nền thương nghiệp ở đây cũng khá phát triển. Việc giao lưu, thông thương buôn bán đã khá phát triển với các trung tâm buôn bán lớn: Luy Lâu, Long Biên với các loại hàng hóa phong phú và đa dạng. Khách buôn trong cả nước và nước ngoài: Trung Quốc, Thiên Trúc (Ấn Độ); Chà Và, Chà Oa (Đông Nam Á).

Đặc biệt sang thế kỉ X, nền kinh tế nông nghiệp của cư dân Bắc Ninh phản ánh rõ thông qua các chợ vùng nông thôn. Chợ là nơi tụ họp, phản ánh rõ nhất sự phát triển của vùng đó. Hàng hóa đem ra chợ bán chủ yếu là lúa gạo, thực phẩm, nông, lâm sản và hàng thủ công do dân địa phương và các vùng sản xuất mang tới trao đổi, mua bán. Có nhiều chợ lớn như: chợ Giàu (huyện Tiên Sơn), chợ Bắc Ninh, chợ Chờ (huyện Yên Phong), chợ Đáp Cầu (Bắc Ninh), chợ Song Hồ (Thuận Thành)…

Chợ không chỉ sự phản ánh sự phát triển kinh tế mà còn mang ý nghĩa tôn giáo, tín ngưỡng. Chợ đình tuy không nhiều nhưng gắn liền với phong tục, tập quán của địa phương và đặc điểm thờ Thành Hoàng làng như ở chợ Ó ở Tiên Sơn, chợ Đình Kim ở Thị Cầu,… được gọi là chợ âm- dương, chợ không chỉ họp vào lúc chạng vạng tối (18 giờ). Người ta cho rằng đây là thời gian người và ma hoặc quỷ gặp gỡ, trao đổi thông qua viêc mua bán.

Có thể thấy ngoài hoạt động kinh tế ở chợ thì chợ còn phản ánh đậm nét văn hóa của người Việt ở vùng đất này.

30

Như vậy có thể nói kinh tế của người Việt ở Bắc Ninh sớm phát triển trên cả ba phương diện: sản xuất nông nghiệp lúa nước- trồng trọt- chăn nuôi; phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và buôn bán chợ búa- nội, ngoại thương. Đây là ba đặc điểm chính về kinh tế, đồng thời nó còn là nền tảng, là cơ sở cho sự phát triển văn hóa xã hội cũng như phong tục, tập quán, tôn giáo tín ngưỡng, văn hóa nghệ thuật trên vung đất truyền thống của cư dân Việt.

* Quá trình giao lưu tiếp biến và hội nhập văn hoá của Bắc Ninh

Xứ Bắc- Bắc Ninh giữ vai trò trung tâm của quá trình tiếp xúc, giao lưu, hội nhập liên tục trong suốt thời Bắc thuộc trên cả hai lĩnh vực kinh tế và văn hoá.

Trị sở Luy Lâu- Long Biên- trung tâm chính trị, đồng thời là một trung tâm kinh tế thương mại lớn nhất. Các di tích thành luỹ, các khu cư trú cho thấy bao gồm kho tàng, bến bãi, phố chợ, khu cư trú của quan lại, nơi ỏ của dân, khu vực sản xuất thủ công, nơi buôn bán trên bến, dưới thuyền. Các hoạt động buôn bán, trao đổi ở Luy Lâu thời Bắc thuộc rất nhộn nhịp và sầm uất. Theo các nguồn sử liệu, các nước phương Tây và phương Nam muốn buôn bán giao lưu với Trung Quốc đều phải theo con đường Giao Chỉ.

Quá trình giao lưu, tiếp xúc hội nhập kinh tế diễn ra tại trung tâm Luy Lâu và trên đất Bắc Ninh xưa đã tạo những hội cho làm ăn, phát triển kinh tế. Những tiến bộ, những kinh nghiệm trong sản xuất: làm nông nghiệp, làm các nghề thủ công, đặc biệt là tài năng kĩ xảo giao thương, buôn bán của người Hoa, người Ấn, người Trung Á… được người Việt tiếp thu, vận dụng để làm ăn, mở mang phát triển kinh tế trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của vùng đất, con người xứ Bắc. Hoạt động kinh tế của vùng quê sôi động và đa dạng, không thuần tuý nông nghiệp mà kết hợp làm thủ công, giao thương buôn bán. Phố xá, chợ bến, nhất là chợ làng, chợ chùa mọc lên ở khắp các làng quê. Người dân xứ Bắc ngày càng làm ăn thành thạo, vừa giỏi nghề nông, vừa giỏi

31

nghề thợ, lại tài khéo buôn bán với các mối quan hệ ngày càng mở rộng, tiếp xúc với người Hoa, người Ấn… Những yếu tố đó đã bổ sung và làm giàu thêm cá tính con người xứ Bắc- Bắc Ninh.

Cùng với quá trình giao lưu, hội nhập, trao đổi kinh tế là quá trình tiếp xúc hội nhập văn hoá, tín ngưỡng tôn giáo giữa nước ta với các nước trong khu vực, mà trung tâm vẫn là Luy Lâu. Tại đây, tư tưởng Nho giáo và văn hoá Hán- Đường đã được truyền bá liên tục vào nước ta chủ yếu thông qua hoạt động của bộ máy thống trị và tầng lớp quan lại. Có thể nói Băc Ninh với trung tâm Luy Lâu là nơi đầu tiên có trường dạy chữ và văn hoá Hán ở nước ta. Việc truyền bá này có hệ thống và quy củ, khiến người Vịêt được tiếp xúc với nền văn hoá Hán, qua đó học tập, tiếp thu những gì là tiến bộ, những tinh hoa của nền văn minh cổ đại Trung Hoa, làm phong phú nội dung và bản sắc văn hoá Việt Nam. Trên vùng quê xứ Bắc, tầng lớp nho sĩ người Việt được hình thành và ngày càng đông đảo. Đây là lực lượng giữ vai trò quan trọng trong việc tiếp xúc, thu nhận các thành tựu, tinh hoa văn hoá Trung Quốc và Ấn Độ cổ đại, góp phần tích cực trong việc bảo tồn và phát triểm văn hoá dân tộc, hình thành và phát triển bản sắc văn hoá xứ Bắc- Bắc Ninh: hiếu học, trọng nhân nghĩa, biết tổ chức cuộc sống cá nhân, gia đình và cộng đồng có kỉ cương, nền nếp chặt chẽ…

Quá trình hội nhập, giao lưu, tiếp xúc giữa các nền văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng bản địa và ngoại nhập diễn ra ở Luy Lâu đã chứng tỏ sức sống mạnh mẽ của văn hoá Việt cổ, sự bao dung, cởi mở của dân tộc ta trong quá trình đón nhận các yếu tố ngoại sinh. Nhờ đó, trong cuộc đấu tranh chống xâm lược và chính sách đồng hoá của chúng, nhân dân ta không những không tồn tại nền văn hoá không bị tiêu diệt, mà ngược lại bồi trúc thêm nguồn sinh lực mới làm tăng cường bản lĩnh của một dân tộc vốn có nền văn minh sông Hồng rực rỡ, trong cuộc đấu tranh trường kì gian khổ để tiến tới giành lại nền độc lập dân tộc vào đầu thế kỉ X. Quá trình tiếp biến văn hoá diễn ra hàng

32

nghìn năm đã tích tụ thành nguồn nội lực mạnh mẽ để sang thời Đại Việt kết tinh và phát triển thành văn hoá Kinh Bắc, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hiến và nhân cách Việt Nam.

* Tinh thần hiếu học của người dân Kinh Bắc

Nhiều làng quê xứ Kinh Bắc lấy nghề, nghề thợ làm nguồn sống chính thức như: Phù Lưu, Đình Bảng, Mai Động, Lũng Khê, Đại Tự, Lũng Giang… Số làng quê này ngày một thêm đông, làm cho lang quê xứ Bắc không mang tính thuần nông mà phổ bíên là kết hợp làm ruộng, làm thợ và buôn bán. Chính vì vậy, làng quê Bắc Ninh không tĩnh lặng mà luôn nhộn nhịp sầm uất, sôi động với các hoạt động kinh tế đa dạng, tạo môi trường cho các cá tính và phẩm chất con người xứ Bắc phát triển. Đó là sự năng động, hoạt bát trong làm ăn, tinh tế, văn nhã, khôn khéo trong giao tiếp ứng xử, thông minh trong học tập và thành đạt trong khoa cử.

Người Kinh Bắc nổi tiếng hiếu học. Với trung tâm Luy Lâu, nơi đây xuất hiện trường dạy chữ đầu tiên ở nước ta. Tầng lớp nho sĩ, sư tăng đông đảo, với hệ thống trường học và nhà chùa rộng khắp các làng xã, với nền kinh tế phát triển, đã tạo thuận lợi cho người xứ Kinh Bắc ăn học và thành đạt trên lĩnh vực khoa cử. Trong hơn 800 năm khoa cử phong kiến Việt Nam, Kinh Bắc- Bắc Ninh đứng đầu các địa phương trong nước về số người đỗ đại khoa: trên 600 tiến sĩ, 17 trạng nguyên, chiếm 1/3 tiến sĩ và trạng nguyên cả nước. Hầu hết các bậc danh nhân khoa bảng Kinh Bắc đều ra làm quan và có những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng đất nước, phát triển văn hoá Việt Nam, trở thành những danh nhân lịch sử văn hoá tiêu biểu. Thống kê bước đầu, trong số tiến sĩ Kinh Bắc thời phong kiến có 77 người là xứ giả của triều đình, 20 người là thi sĩ và tác giả văn học, trong đó có 9 người là thành viên “Tao đàn nhị thập bát tú” do vua Thánh Tông sáng lập.

33

Hà Bắc xưa, Bắc Ninh nay là vùng đất khởi sắc nhiều nhân tài. Vì vậy, đã có câu: “một giỏ sinh đồ, một bồ ông cống, một đống trạng nguyên, một thuyền bảng nhãn” để miêu tả truyền thống khoa bảng của vùng đất này.

Như vậy, trong tiến trình hình thành và phát triển nền văn hoá Việt Nam, đã hình thành, tồn tại và phát triển vùng văn hoá Kinh Bắc. Vùng đất ấy với những đặc trưng và sắc thái văn hoá Kinh Bắc được hình thành bởi những điều kiện tự nhiên, vị thế lịch sử và điều kiện xã hội của vùng đất này quy định, đã được nhiều thế hệ các học giả nghiên cứu, đánh giá và phản ánh trong các công trình khảo cứu về lịch sử và văn hoá Việt

34

CHƯƠNG 2

VẤN ĐẾ GÌN GIỮ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG CỦA TỈNH BẮC NINH TRONG

GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Vấn đề gìn giữ và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)