Nguyên nhân của sự biến đổi trong hôn nhân và tục lệ cưới xin

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị văn hóa trong hôn nhân và tục lệ cưới xin của người Khơ Mú ở huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái (Trang 77)

Hôn nhân và cưới xin của người Khơ-mú đã và đang có những thay đổi nhất định. lý giải về sự thay đổi này có nhiều nguyên nhân:

Tác động của thể chế chính trị

Hôn nhân và cưới xin là một trong những yếu tố phản ánh trình độ xã hội. Dưới chế độ xã hội nào thì xẽ có hình thức hôn nhân và cưới xin tương ứng. Dưới chế độ xã hội cũ, hôn nhân của người Khơ-mú đều do luật tục điều chỉnh, bắt buộc mọi người phải tuân thủ. ngày nay, chế độ xã hội chủ nghĩa đã mở ra một bước phát triển mới cho hôn nhân và cưới xin. Hôn nhân được nhà nước bảo vệ và được ghi trong hiến pháp của nước CHXHCN Việt Nam, đảm bảo quyền bình đẳng nam nữ. Năm 1959, nhà nước ban hành Luật Hôn nhân và Gia đình. đây là công cụ để từng bước xóa bỏ những hủ tục không còn phù hợp trong hôn nhân và cưới xin, xây dựng chế độ hôn nhân và cưới xin theo nếp sống mới, tiến bộ hơn. Luật Hôn nhân và Gia đình ban hành nawm1986 có tác dụng quan trọng trong việc phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Năm 2000, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi, cụ thể hóa Hiến pháp năm 1992, có kế thừa và pháp triển những nguyên tắc cơ bản về các quy định còn phù hợp của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986. Đây là một phần trong cuộc cách mạng tư tưởng của Đảng, cơ sở pháp lý quan trọng được xây dựng trên các nguyên tắc cơ bản như: xây dựng chế độ hôn nhân một vợ, một chồng trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng và tiến bộ; đề cao trách nhiệm của các thành viên trong gia đình; khuyến khích đồng bào các dân tộc thiểu số giữ gìn và phát huy những phong tục tập quán tốt đẹp trong hôn nhân và cưới xin… Bên cạch đó là Bộ Luật hình sự nam 1999 quy định về nguyên tắc trong hôn nhân; Bộ Luật dân sự năm 1996, Luật bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em; Pháp lệnh về dân số và kế hoạch hóa gia

đình… đều có chung mục đích xây dựng xã hội văn minh, đượm chất nhân văn; đồng thời chú trọng các chức năng giáo dục và sống có trách nhiệm với nhau.

Tác động của kinh tế

Trong khoảng hơn 20 năm đổi mới, đã và đang mang lại những thay đổi lớn lao về cơ cấu kinh tế, xã hội trong khuôn khổ của cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Những thay đổi quan trọng trong các chính sách đất đai, sở hữu, tài chính, tín dụng, đầu tư và các dịch vụ xã hội, các chương trình quốc gia về phát triển kinh tế- xã hội vùng miền núi, dân tộc đã tạo ra những cơ sở quan trọng trong đời soongsxax hội và đời sống văn hóa của người dân tộc thiểu số nôi chung, trong đó có người Khơ-mú.

Một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự thay đổi trong hôn nhân và cưới xin của người Khơ-mú ở Văn Chấn chính là sự tác động của nên kinh tế thị trường đén thay đổi tư duy. Từ tư duy kinh tế tự túc tự cấp, bắt đầu nẩy sinh tư duy kinh tế hàng hóa đã làm thay đổi nhận thức của họ về quan niệm và nội dung liên quan đến hôn nhân và cưới xin

Tác động của văn hóa-xã hội

cùng với thay đổi về kinh tế, cũng đồng thời tạo ra sự giao lưu văn hóa, xã hội giữa các dân tộc trong vùng. Đó chính là những nhân tố mới, tác động trực tiếp đến hôn nhân và cưới xin của người Khơ-mú nơi đây.

Nền văn hóa đại chúng đã và đang được hình thành cùng với sự hỗ trợ và tác động của các phương tiện thông tin đại chúng như: radio, phát thanh, truyền hình, báo chí, điện thoại bàn và điện thoại di động ngày càng phổ cập, kể cả Internet cũng đã xuất hiện.

Bên cạnh đố, còn phải kể đến các chủ trương, chính sách và nhất là nghị quyết TW 5, khóa VIII về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; các chủ trương về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa, tiếng

nói và chữ viết của các dân tộc… cũng là những nhân tố quan trọng dẫn đến những thay đổi trong hôn nhân và tục lệ cưới xin của người khơ-mú nơi đây.

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị văn hóa trong hôn nhân và tục lệ cưới xin của người Khơ Mú ở huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)