Những nét văn hóa trong tục lệ cưới xin của người Khơ-mú

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị văn hóa trong hôn nhân và tục lệ cưới xin của người Khơ Mú ở huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái (Trang 37)

Tục lệ cưới xin là hệ thống các nghi lễ quan trọng để thực thi các quan niệm, nguyên tắc, tín ngưỡng trong hôn nhân của mỗi dân tộc với mong muốn lứa đôi sống chung thuỷ, hạnh phúc. Cũng như nhiều dân tộc khác, các nghi lễ trong phong tục cưới xin truyền thống của người Khơ-mú ở Văn Chấn là một hình thức văn hóa dân gian mang đậm bản sắc riêng. Tục lệ cưới xin của

người Khơ-mú ở đây trải qua nhiều bước, nhiều lễ thức khác nhau như: Tìm hiểu; Dạm ngõ (Prkhát cămbrạ); Ăn hỏi (gio maanh căm brạ); lễ hỏi ở rể (Maanh veech gút cămbrạ); lễ tiễn ở rể (Srông veech gút cămbrạ); lễ kết hôn (Pưn đệ); lễ cưới (căm brạ) và lễ lại mặt (hấp êm). Mỗi nghi thức trong đám cưới lại diễn ra theo các bước và các thủ tục mang đậm bản sắc riêng, rất đặc sắc của đồng bào Khơ-mú nói chung và đồng bào Khơ-mú vùng Văn Chấn nói riêng.

Bước tìm hiểu

Người Khơ-mú rất chú ý quan tâm chăm sóc con cái ngay từ bé cho đến khi chúng trưởng thành, đặc biệt con trai hay con gái đều được họ coi trọng như nhau.

Ngày xưa, trước khi con trai con gái đến tuổi trưởng thành, tuổi yêu đương tìm hiểu xây dựng gia đình, họ đều được bố mẹ chỉ bảo công việc làm ăn cũng như cách giao tiếp, cư xử để “nam biết làm việc của nam, nữ biết làm việc của nữ”, để đến khi lấy vợ lấy chồng họ đều biết làm tất cả các công việc trong gia đình, biết bổn phận và trách nhiệm của mình và còn để chứng tỏ mình là trai tài gái giỏi. Ngoài ra, các chàng trai Khơ-mú còn phải học đánh đàn, đánh đao, thổi sáo thổi khèn, trước là để vui chơi giải trí trong các dịp lễ hội như Xên bản, Xên mường, dịp lễ tết… sau là để sử dụng trong thời gian đi chơi, tìm hiểu bạn tình.

Người Khơ-mú hiếm khi ép duyên con cái. Trai gái Khơ-mú khi bước vào tuổi biết yêu, họ được quyền làm quen và lựa chọn người bạn đời. Mùa đông và mùa xuân là thời điểm trai gái Khơ-mú có nhiều cơ hội gặp gỡ tìm hiểu nhau. Bởi mùa đông là mùa đồng bào có nhiều việc làm tập thể như làm nhà, sửa nhà, lên nhà mới, thu hoạch nương lúa… Khi mùa xuân đến, ngoài dịp lễ tết, đồng bào lại tổ chức các lễ hội của dân tộc như Xên bản, Xên mường; Lễ rước hồn lúa; lễ hội mùa măng mọc… Đây là lúc tập trung nhiều thanh niên nam nữ trong các thôn bản đến giúp nhau, họ cùng nhau làm việc,

ăn uống, vui chơi, đánh chiêng, múa hát. Qua công việc, qua cách ứng xử giao tiếp với mọi người, họ sẽ dễ dàng nhận ra ai là người phù hợp với mình, ai là người mà mình lựa chọn. Khi tìm được người ưng ý, họ cùng nhau lao động để làm thân, để tìm hiểu về nhau, về gia đình của nhau.

Theo phong tục, chàng trai khi ưng ai, nếu có ý định xây dựng gia đình với người ấy thì khi chàng trai đến nhà người yêu bao giờ cũng phải đi có đôi, cùng một người bạn trai thân của mình.

Ngày xưa, khi trai gái Khơ-mú tìm hiểu nhau, họ bắt buộc phải tuân theo phong tục tập quán. Buổi tối khoảng 8 - 9 giờ, sau khi cơm nước xong xuôi, chàng trai đến nhà bạn gái. Họ không lên nhà mà bao giờ cũng phải ở dưới gầm sàn đánh đàn, thổi sáo, đánh đao… (giống như hình thức chọc sàn của người Thái), thông báo việc họ đến xin được tìm hiểu con gái của gia đình. Tiếng đàn tiếng sáo được các chàng trai chơi theo thứ tự: đầu tiên là bài xin phép bố mẹ bạn gái, tiếp theo là bài xin bạn gái mở cửa. Khi giai điệu như ru ngủ của bài thứ nhất được chàng trai thổi vừa dứt, bố mẹ cô gái biết ý, họ lên giường đi ngủ để cho chàng trai tự nhiên thực hiện mục đích của mình. Sau đó chàng trai tiếp tục đàn sáo bài thứ hai, nghe tiếng đàn điệu sáo này, người con gái nếu ưng thuận sẽ ra mở cửa cho chàng trai lên nhà.

Khi chàng trai vào nhà, họ chào nhau bằng câu ca dao có ý tựa như: “Hôm nay chàng đến chơi, nhà em nghèo, ghế không có, em biết lấy gì cho chàng ngồi”, nói vậy nhưng trong khi đó cô gái đã lấy ghế mời chàng trai ngồi, chàng trai đáp lời sau đó ngồi xuống ghế, cô gái đun nước pha trà, mời chàng trai ăn trầu uống nước rồi họ tâm sự cùng nhau…

Cuối cùng nếu hai người ưng nhau, họ bắt đầu cùng nhau nhuộm răng bằng cách đốt dao rựa cho cháy đen rồi đem chà vào răng. Việc đôi trai gái cùng nhau chà răng bên bếp lửa là hình thức thể hiện họ nguyện đính ước với nhau, sẽ thành vợ thành chồng.

Sau ba ngày liền chàng trai cùng bạn mình đến chơi nhà người yêu, biết ý của chàng trai nếu bố mẹ cô gái ưng thuận thì họ bố trí người thân trong gia đình gặp gỡ, tiếp chuyện. Người tiếp chuyện hai chàng trai không phải là bố mẹ cô gái mà là một người thân của gia đình, thường là ông cậu hoặc ông bác, chú của cô gái.

Sau buổi tối trực tiếp tiếp kiến bố mẹ và người thân của gia đình người yêu, chàng trai sẽ về thưa chuyện với bố mẹ và anh chị em trong gia đình. Nếu bố mẹ, gia đình chàng trai ưng ý, họ sẽ chuẩn bị trầu cau nhờ người (thường là hai bà) mang đến gửi nhà cô gái với ngụ ý đặt vấn đề chính thức xin cho con trai họ được tìm hiểu để xây dựng gia đình với cô gái, và xem bên gia đình cô gái có nhận lời hay không.

Trước mặt hai người bên nhà trai, cô gái được bố mẹ gọi ra hỏi ý kiến, nếu cô gái và gia đình ưng thuận thì họ nhận trầu cau và sau đó đem chia cho họ hàng và người thân của gia đình để thông báo con gái mình đã có nơi đến gửi trầu cau. Dù xa hay gần, dù ít hay nhiều thì cũng phải chia đủ cho mọi người trong gia đình dòng họ…Chia trầu cau cho họ hàng ngoài ý nghĩa để thông báo như đã nói ở trên còn để hỏi hoặc xin ý kiến của mọi người trong họ. Ý kiến của họ hàng cũng góp phần quyết định việc đi đến kết hôn của đôi trẻ, chủ yếu họ xem xét đôi trẻ lấy nhau có phạm nguyên tắc hôn nhân của đồng bào hay không. Không giống như người Kinh và một số dân tộc khác, người Khơ-mú không quan tâm đến tuổi, hay mệnh của đôi trẻ có hợp nhau hay không. Sau khi thông báo và xin ý kiến họ hàng, nếu được họ hàng ủng hộ, họ báo cho gia đình chàng trai thông qua đôi trẻ. Lúc đó gia đình chàng trai mới bắt đầu công việc lo chuẩn bị để thực hiện các nghi lễ cưới hỏi tiếp theo đó.

Các lễ ăn hỏi

Trong hôn nhân truyền thống của người Khơ-mú, để tiến tới tổ chức lễ cưới chính thức (lễ cưới con dâu) thì họ phải thực hiện đầy đủ các nghi lễ hỏi

vợ (lễ ăn hỏi). Theo phong tục, việc hỏi vợ gồm 5 bước: (Lễ dạm ngõ- Lễ hỏi chính thức- Lễ hỏi ở rể- Lễ tiễn ở rể- Lễ kết hôn).

Để tiến hành các bước trong nghi lễ hỏi vợ cũng như việc thực hiện các nghi thức trong đám cưới của người Khơ-mú, công việc trước hết là bên gia đình nhà trai tiến hành chọn hai ông mối (lam), trong đó một ông là mối trưởng (lam tút) và một ông là mối phó (lam tuông) để thay mặt nhà trai sang nhà gái trao đổi, bàn bạc và thống nhất mọi vấn đề như: thời gian, lễ vật… để tổ chức tốt đẹp hôn sự cho đôi trai gái. Có thể nói ông mối (lam) có vai trò đặc biệt quan trọng trong nghi thức cưới xin của người Khơ-mú, đó là một trong những thành phần quan trọng không thể thiếu trong hôn lễ.

Người được chọn làm ông mối phải là người hiểu biết, thông thạo phong tục tập quán, có khả năng nói năng giao tiếp ứng xử tốt. Thông thường, khi tổ chức cưới vợ cho con trai, gia đình người Khơ-mú hay chọn anh em trai hoặc em rể của chủ nhà làm ông mối cho đám cưới của con trai mình. Nếu gia đình không có người, hay người trong gia đình không đảm đương nổi vai trò ông “lam” thì họ mới nhờ đến hàng xóm, hay bạn bè thân thiết của gia đình.

Đồng bào Khơ-mú Văn Chấn cũng quan tâm đến việc chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức các nghi lễ cưới xin. Họ tránh những ngày kiêng của hai bên gia đình (ngày mất của người trong gia đình; ngày sinh của đôi trai gái…). Họ cho rằng những ngày giữa tháng là những ngày đẹp, cho nên họ tránh những “ngày cao”, “ngày thấp” trong tháng âm lịch (ngày “cuối tháng”, “đầu tháng”). Đối với đồng bào Khơ-mú, mùa lấy vợ (mùa ở rể) tập trung vào tháng hai và có thể vào tháng tư (âm lịch); mùa cưới con dâu về nhà chồng sẽ tập trung từ tháng 10 đến 25 tháng 12 âm lịch, và có thể sang tháng hai nếu điều kiện chưa chuẩn bị kịp.

Một đặc trưng đậm nét trong hôn nhân truyền thống của người Khơ-mú là tất cả các nghi thức trong việc cưới hỏi đều tiến hành vào buổi tối với lý do phải trình báo ma nhà và vào buổi tối mới có đông đủ mọi người.

* Lễ dạm ngõ

Dạm ngõ tiếng Khơ-mú gọi là Prkhát cămbrạ. Đây là bước đầu tiên trong các bước hỏi vợ của người Khơ-mú, vì vậy đồng bào còn gọi là lễ hỏi dạm ngõ hay lễ ăn hỏi lần một.

Dạm ngõ là một lễ nhỏ nhưng có ý nghĩa rất lớn trong cuộc hôn nhân. Đây là sự gặp gỡ đầu tiên của hai bên gia đình trong việc đại sự của con cái. Nhà trai xin đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được tự do đi lại, tiếp tục quá trình tìm hiểu nhau một cách kỹ càng hơn, trước khi đi đến quyết định hôn nhân. Sự thống nhất trong lễ dạm ngõ là tiền đề cơ bản nhất cho các bước tiếp theo vì lễ dạm hỏi không được chấp thuận có nghĩa nhà gái từ chối ý định cầu hôn của nhà trai và cuộc hôn nhân đã không thành công ngay từ buổi gặp gỡ đầu tiên. Đây là điều mà nhà trai không muốn có. Vì vậy, trước khi làm lễ dạm ngõ, đôi trai gái phải tự tìm hiểu thật đầy đủ về nhau và gia đình của nhau để cuộc hôn nhân của mình đi đến thành công ngay từ buổi đầu.

Khi đã chọn được “lam tút”, “lam tuông”, gia đình chàng trai tiến hành chọn ngày lành tháng tốt, chuẩn bị lễ vật mang sang nhà gái để làm lễ dạm ngõ.

Lễ nhà trai mang đi dạm ngõ gồm: một con gà trống (1,5 kg trở lên), hai chai rượu, hai cân gạo cùng các gia vị kèm theo và trao cho hai ông mối “lam tút” và “lam tuông”.

Để lễ dạm ngõ diễn ra tốt đẹp, trước đó nhà gái được “lam tút” sang thông báo ngày giờ nhà trai dự định. Nhà gái xem xét nếu thống nhất với kế hoạch của nhà trai thì nhà trai sẽ triển khai công việc theo kế hoạch đã định, hai bên gia đình bàn bạc và thống nhất việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tổ chức các nghi thức cưới xin, nghi thức cưới xin của người Khơ-mú phụ thuộc vào cả hai bên gia đình và đôi trẻ. Họ phải tránh những ngày kiêng kị của hai gia đình và ngày sinh của đôi trai gái như đã trình bày ở trên.

Về bản chất, lễ này chỉ là một ứng xử văn hóa, thông qua đó hai gia đình biết cụ thể về nhau hơn (về gia cảnh, gia phong), từ đó dẫn tới quyết định tiếp tục hay không quan hệ hôn nhân của hai gia đình. Lễ vật của lễ chạm ngõ theo truyền thống rất đơn giản.

*Lễ hỏi chính thức

Trong tiếng Khơ-mú, ăn hỏi gọi là Gio maanh cămbrạ (nghĩa là: đi hỏi vợ). Từ lễ dạm ngõ đến lễ hỏi chính thức người Khơ-mú không quy định thời gian mà tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh cũng như sự thỏa thuận và thống nhất của hai bên gia đình chàng trai và cô gái. Nếu gia đình cần về ở rể ngay thì họ tiến hành lễ hỏi chính thức sau dạm ngõ một tháng, trường hợp nếu lễ dạm ngõ mang tính chất “đánh dấu địa phận, cô gái đã có nơi có chốn, không ai được xâm phạm” thì họ có thể kéo dài vài ba tháng đến nửa năm.

Lễ vật trong lễ hỏi chính thức cũng giống như lễ dạm ngõ, chỉ có điều số lượng các lễ vật nhiều hơn: một con gà to (từ 2 kg trở lên), rượu bốn chai, gạo 4 kg cùng các thực phẩm gia vị khác.

Thành phần nhà trai sang nhà gái trong lễ hỏi chính thức vẫn chỉ có hai ông mối, có thể lần này chàng rể sẽ sang phụ giúp ông mối làm cơm tiếp nhà gái, nhưng chàng rể thường đến sau. Về phía nhà gái, trong lễ hỏi chính thức họ hàng hai bên bố mẹ được mời rộng hơn. Ngoài ra, cả những người hàng xóm thân thiết nhất của gia đình cũng có thể được mời dự.

Theo người Khơ-mú, việc ăn hỏi được đồng bào ví như việc buộc lạt: “Buộc lạt thì phải buộc hai vòng mới chắc”. Sau lễ dạm ngõ (còn gọi là lễ hỏi lần một) người Khơ-mú tiến hành lễ hỏi chính thức cho đôi trai gái. Sau lễ hỏi chính thức (còn gọi là lễ hỏi lần hai) đôi trẻ chính thức thuộc về nhau, là người đã có nơi có chốn. Chàng trai hoặc cô gái không được nhận lời với người khác.

Sau lễ ăn hỏi chính thức, giữa hai bên gia đình sẽ bàn bạc định ngày và lễ vật để tiễn con đi ở rể. Trong buổi trao đổi này, nhà trai mang lễ sang nhà gái để hỏi thủ tục về ở rể (ngày đi ở rể; thời gian ở rể; lễ vật đi ở rể…). Vì vậy đồng bào gọi đây là lễ hỏi về ở rể (maanh veéch gút cămbrạ).

Thời gian từ lễ ăn hỏi chính thức đến lễ hỏi về ở rể không quy định cách bao lâu mà do hai bên gia đình thống nhất cho phù hợp cả đôi bên. Nội dung lễ hỏi lần này tập trung bàn về thời gian tổ chức tiễn con đi ở rể và số lượng lễ vật gồm lợn, gà, rượu, trầu cau... mà nhà trai phải mang sang nhà gái. Thành phần nhà trai sang nhà gái trong lễ hỏi về ở rể vẫn chỉ có hai ông mối cùng với các lễ vật như: một con gà; hai chai rượu; 2 kg gạo kèm theo gia vị và thực phẩm khác. Các đồ lễ này nhà trai mang sang để làm cơm mời nhà gái. Thành phần bên nhà gái cũng chỉ có những người chủ chốt, có vai vế trong gia đình, dòng họ như: ông bà, bố mẹ, ông cậu, chú, bác của cô gái…

* Tiễn ở rể (Srông veech gút cămbrạ)

Đây là một nghi thức quan trọng không thể thiếu trong hôn nhân của người Khơ-mú cũng như của các dân tộc có tục ở rể. Lễ tiễn ở rể còn được đồng bào gọi là lễ cưới chú rể hay lễ cưới nhỏ. Sau lễ tiễn ở rể, chàng trai chính thức sang nhà bố mẹ vợ làm bổn phận của chàng rể theo phong tục tập quán của dân tộc mình. Nghĩa vụ của chàng rể trong thời gian ở rể là tham gia lao động sản xuất, chăm sóc gia đình bên vợ, học cách làm ăn cũng như các công việc của một người chồng, người chủ gia đình sau này.

Thời gian tổ chức lễ tiễn ở rể cũng như các lễ vật nhà trai chuẩn bị mang sang nhà gái trong lễ ở rể đã được hai bên gia đình bàn bạc và ấn định trong lễ hỏi về ở rể trước đó. Thông thường lễ vật nhà trai mang sang nhà gái lần này gồm có: một con lợn từ 5 kg trở lên, rượu từ 5 đến 10 lít, gạo từ 5 đến 10 kg cùng gia vị và thực phẩm cần thiết khác.

Khác với ba lễ hỏi trước, trong lễ tiễn ở rể này đoàn nhà trai sang nhà gái phải đi từ sáng để các thanh niên nhà trai giúp nhà gái làm việc, công việc gì là do nhà gái yêu cầu như: phát nương rẫy hay làm cỏ lúa…

* Lễ kết hôn (Pưn đệ glệ cămbrạ)

Trong hôn nhân truyền thống của người Khơ-mú, Pưn đệ là một nghi

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị văn hóa trong hôn nhân và tục lệ cưới xin của người Khơ Mú ở huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)