Qua nghiên cứu về hôn nhân và cưới xin của người Khơ-mú ở Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, chúng tôi thấy rằng trong xu thế hội nhập và phát triển kinh tế hiện nay, không thể bảo tồn và giữ nguyên trạng những nguyên tắc, nghi thức hôn nhân và cưới xin truyền thống của người Khơ-mú ở đây. Những nghi thức và nguyên tắc này cũng cần thiết phải được biến đổi cho phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội mới. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng hiện nay và trong tương lai, hai yếu tố văn hóa truyền thống và hiện đại sẽ cùng tồn tại, đan xen và thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để vừa bảo tồn được những giá trị trong hôn nhân và cưới xin truyền thống tốt đẹp của người Khơ-mú ở Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, vừa có thể tiếp nhận một cách có chọn lọc những yếu tố văn hóa mới?
Giải pháp về nhận thức
Trước hết, phải nhận thức rõ trong khi thực hiện việc vận động xây dựng nếp sống văn hóa mới trong hôn nhân của người Khơ-mú ở Nghĩa Sơn, cần hết sức tôn trọng những nét đẹp trong hôn nhân truyền thống của đồng bào và việc thực hiện này nhất thiết phải được thực hiện trên cơ sở của sự kết hợp giữa yếu tố truyền thống và hiện đại. Nếu như những yếu tố hiện đại đảm bảo cho sự phát triển đúng hướng của xã hội trong giai đoạn mới thì những yếu tố truyền thống lại là một đối trọng, cần thiết cho việc giữ gìn cá tính dân tộc.
Cũng cần tuyên truyền để đồng bào hiểu rõ giá trị văn hóa tộc người, từ đó tiếp tục nâng niu và gìn giữ chúng một cách hiệu quả hơn để duy trì bản sắc dân tộc mình, không bị trộn lẫn với các tộc người khác. Điều này ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh hiện nay, khi số lượng các cuộc kết
hôn ngoại tộc ở Nghĩa Sơn có xu hướng tăng. Nếu không giữ gìn phong tục tập quán hôn nhân truyền thống, người Khơ-mú sẽ đánh mất bản sắc dân tộc mình.
Hôn nhân và gia đình là vấn đề quan trọng trong cuộc sống của mỗi dân tộc. Việc tổ chức đám cưới, mở đầu cho cuộc sống gia đình của đôi bạn trẻ là rất hệ trọng, phải tổ chức sao cho vui vẻ, lành mạnh, phù hợp với phong tục tập quán của dân tộc, phù hợp với hoàn cảnh từng gia đình, bảo đảm văn minh lịch sự, tiết kiệm, tránh phô trương lãng phí.
Không chỉ các cấp lãnh đạo Tỉnh Yên Bái (từ tỉnh đến cơ sở) mà toàn thể nhân dân các dân tộc trong tỉnh, đặc biệt là người Khơ-mú cần có một nhận thức đúng đắn, sâu sắc về vốn di sản văn hoá mà họ đang nắm giữ cũng như trách nhiệm gìn giữ, phát huy chúng trong đời sống văn hoá của cộng đồng. Vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá Khơ-mú truyền thống cần đặt trong tổng thể chính sách của đảng và Nhà Nước về giữ gìn và phát triển văn hoá các dân tộc Việt Nam trong thời đại hiện nay.
Tạo mọi điều kiện cho người dân, nhất là thế hệ trẻ Khơ-mú làm chủ được các giá trị văn hoá mà cha ông họ để lại và có ý thức giữ gìn, phát triển chúng trong đời sống xã hội hiện nay.
Hôn nhân và cưới xin là việc hệ trọng của đời người, trong đó chứa đựng rất nhiều giá trị văn hoá truyền thống. Để bảo tồn được các giá trị tốt đẹp đó cần sớm xây dựng các Quy định trong tổ chức việc cưới xin của người Khơ-mú.
Đặc biệt, việc thực thi Luật Hôn nhân và Gia đình ở vùng đồng bào dân tộc cũng cần được thực hiện một cách thích hợp, phù hợp với điều kiện cụ thể của đồng bào, tránh áp dụng những biện pháp cưỡng chế, áp đặt và nóng vội. Mọi biện pháp hành chính, mệnh lệnh cứng nhắc, không tính đến tính đa dạng tộc người, trình độ phát triển dân tộc đều có thể dẫn đến những kết quả không mong đợi.
Giải pháp về cơ chế chính sách:
Dựa vào các chính sách của nhà nước về bảo tồn, phát triển văn hoá dân tộc người, nhất là cá dân tộc người miền núi còn nhiều khó khăn như Yên Bái.
Dựa vào các kết quả nghiên cứu để bổ sung hoặc điều chỉnh một số nội dung cụ thể trong chính sách văn hoá của tinh Yên Bái, phù hợp với thực tế của tỉnh, đường lối văn hoá của Đảng và Nhà Nước Việt Nam hiện nay. Bổ sung những nội dung cụ thể nhằm thực hiện tốt hơn những chính sách giữ gìn, phát triển bản sắc văn hoá người Khơ-mú, huy động sự tham gia của đông đảo tầng lớp nhân dân vào hoạt động đó.
Thực hiện chính sách bảo tồn những giá trị đặc sắc của văn hoá Khơ- mú truyền thống theo hướng kết hợp chặt chẽ văn hoá với kinh tế, với hoạt động , du lịch, mục tiêu văn hoá gắn bó chặt chẽ với mục tiêu phát triển kinh tế, ổn định xã hội, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, đảm bảo sự phát triển bền vững.
Với những nét đặc sắc trong tập tục, tập quán của người Khơ-mú ở Văn Chấn, tỉnh Yên bái nói riêng và cộng dồng dân tộc Việt nam nói chung, là một kho tàng giá trị nhân văn tạo nên bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam, ngày nay dưới sự chỉ đạo của Đảng Nhà Nước ta trong bối cảnh trước tốc độ phát triển mọi mặt trên thế giới và trong nước, xác định mục tiêu, nhiệm vụ “xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” là một quan niệm đúng đắn và cấp thiết. Nếu chúng ta có ý thức và trách nhiệm từ cá nhân đến cộng đồng và toàn xã hội trong công tác giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc góp phần vào phát triển kinh tế- xã hội, ổn định về chính trị, vững về quốc phòng, an ninh, xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp vững bước tiến lên Chủ nghĩa xã hội.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Hôn nhân của người Khơ-mú ở Văn Chấn, tỉnh Yên Bái trong những năm gần đây vẫn hoạt động bình thường và theo chiều hướng tiến bộ, nhất là trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình theo chủ trương của Đảng và Chính phủ.
Cốt lõi của hôn nhân truyền thống vẫn được giữ vững như các quan niệm; nguyên tắc cơ bản trong hôn nhân; cách chọn vợ chọn chồng; trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc tổ chức hôn lễ vv.
Tuy nhiên, do sự vận động không ngừng của xã hội mà một số phong tục hôn nhân của người Khơ-mú nơi đây cũng đã biến đổi ít nhiều như vấn đề hôn nhân ngoại tộc được tự do thực hiện; độ tuổi kết hôn tăng lên; các nghi thức rườm rà được rút gọn lại; các cuộc hôn nhân đều có giá thú; tục ở rể lỏng lẻo; tổ chức lễ cưới có phông bạt đàng hoàng và không nhất thiết phải tổ chức vào ban đêm như trước. Trang phục của cô dâu, chú rể cũng không quá gò bó; các vật sính lễ có thể quy đổi bằng tiền cho gọn nhẹ; khách khứa, mâm cỗ nhiều hơn; quà mừng đa dạng, có giá trị và mang tính thực tế hơn v.v.
Đó là sự biến đổi tất yếu và hợp quy luật nên đồng bào sẵn sàng chấp nhận.
KẾT LUẬN
Người Khơ-mú ở Việt Nam không nhiều. Theo số liệu thống kê cuộc Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 1999, người Khơ-mú có 56.542 người, họ sống rải rác ở các tỉnh Nghệ An, Thanh hóa, Sơn La, Lai Châu và Yên Bái.
Khơ-mú là một trong sáu tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ- me (của ngữ hệ Nam Á) miền Bắc Việt Nam. Tộc người Khơ-mú ở Việt Nam dành được sự quan tâm chú ý của các nhà nghiên cứu Dân tộc học. Nguồn gốc của tộc người này chưa được khẳng định nhưng nhiều nhà nghiên cứu cho rằng họ ở Lào sang Việt Nam đã vài trăm năm nay. Người Khơ-mú có một nền văn hoá khá phong phú với nhiều loại hình độc đáo, nhất là văn hóa dân gian mà đến nay vẫn còn được lưu giữ ở trong các bản làng.
Trên địa bàn tỉnh Yên Bái, người Khơ-mú cư trú rất ít, chỉ có hơn 1.000 người sinh sống. Nghĩa Sơn là một xã vùng cao của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái và là nơi duy nhất của tỉnh có nhiều người Khơ-mú sống tập trung nhất. Tính đến cuối năm 2008, có 1.083 người thuộc dân tộc Khơ-mú, cư trú tại sáu bản: Nậm Tộc 1, Nậm Tộc 2, Loọng, Bẻ, Noong Khoang 1 và Noong Khoang 2. Ngoài ra, trong xã còn một số dân tộc khác cùng sinh sống như Thái, Kinh, Mường và Hmông.
Trồng lúa nước kết hợp canh tác nương rẫy hiện vẫn là những công việc đem lại nguồn thu nhập chính cho đồng bào nơi đây. Ngoài ra, bà con còn trồng các loại ngô, sắn, bầu, bí, cây ăn quả... Chăn nuôi gia súc, gia cầm phổ biến ở hầu hết trong các gia đình. Nghề thủ công phổ biến và có tiếng nhất của đồng bào Khơ-mú ở Văn Chấn là đan lát.
Tuy đời sống còn nhiều khó khăn, nhưng người dân nơi đây vẫn rất coi trọng việc gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa riêng có của dân tộc mình, thể hiện qua các phong tục, tập quán trong cưới xin, ma chay, thờ cúng tổ
tiên, các lễ hội Xên bản, Xên mường, các nghi lễ liên quan đến sản xuất nông nghiệp, những làn điệu dân ca, dân vũ...
Người Khơ-mú ở Văn Chấn, cũng như các dân tộc khác trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, hết sức coi trọng các nghi lễ vòng đời người, đặc biệt là việc dựng vợ gả chồng cho con cháu. Hôn nhân và tục lệ cưới xin của người Khơ-mú ở Nghĩa Sơn từ trước tới nay luôn thể hiện rõ các đặc trưng văn hóa tộc người, được phản ánh trong các nguyên tắc hôn nhân cũng như các bước tiến hành và tục lệ cưới xin được người dân địa phương bảo tồn và gìn giữ.
Hôn nhân truyền thống của người Khơ-mú ở Nghĩa Sơn được thực hiện theo các nguyên tắc: Một vợ một chồng; không kết hôn ngoại tộc; không kết hôn cùng dòng họ dưới ba đời; cấm loạn luân, ngoại tình và kết hôn nối dây. Hôn nhân truyền thống của người Khơ-mú ở Văn Chấn là một hệ thống nghi lễ khá phức tạp từ lễ dạm hỏi đến lễ lại mặt. Tổng cộng có tới chín nghi lễ cần phải thực hiện để có thể đón cô dâu về nhà chồng. Dù theo chế độ phụ quyền nhưng trước khi làm lễ cưới chính thức để đón cô dâu về ở nhà trai vĩnh viễn thì chú rể phải có một thời gian ở rể tại nhà gái vài ba năm trở lên.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, dưới tác động sự vận động và biến đổi không ngừng của xã hội, đời sống kinh tế ngày một khá lên, cùng với đó là sự giao lưu ảnh hưởng với các dân tộc khác cùng cư trú tại địa phương cũng tăng, hôn nhân và tục lệ cưới xin của người Khơ-mú ở Nghĩa Sơn, một mặt vẫn giữ được những nét đẹp của phong tục tập quán truyền thống, mặt khác, nó cũng chịu ảnh hưởng và có sự tiếp thu các yếu tố văn hóa mới.
Đã có những biến đổi ít nhiều ở tất cả các khía cạnh của phong tục hôn nhân: tuổi kết hôn tăng lên do người dân trong bản, đặc biệt là thanh niên, ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng của kinh tế trong việc xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc; cho phép kết hôn ngoại tộc, nghi thức tiến hành hôn lễ đơn giản hơn nhằm giảm bớt những tốn kém cả về thời gian, tiền bạc và
sức lực cho cả hai bên gia đình, lễ cưới cũng không nhất thiết phải tổ chức vào ban đêm như trước; quy mô lễ cưới lớn hơn do quan hệ xã hội của hai bên gia đình cô dâu và chú rể đều được mở rộng, các cặp kết hôn đều tuân thủ các quy định về thủ tục đăng ký kết hôn và ngày càng coi trọng giá trị của việc đăng ký kết hôn; quà mừng cưới đa dạng và mang tính thực tế hơn, phù hợp với nhu cầu của đôi vợ chồng trẻ khi bắt đầu cuộc sống gia đình... Điều này phản ánh sự thay đổi, thích nghi, hội nhập và phát triển của cộng đồng người Khơ-mú ở Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ănghen. Ph (1984), Nguồn gốc của gia đình, của sở hữu tư nhân và Nhà nước, Tuyển tập Mác-Ănghen, tập VI, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
2. Ban dân tộc Tây Bắc (1954), Báo cáo tình hình người Xá Cẩu, Tài liệu lưu trữ tại khu tự trị Tây Bắc.
3. Trần Bình (1995), "Nghề đan lát của người Khơ-mú ở Tây Bắc", Tạp chí Dân tộc học, (1).
4. Phan Thị Xuân Bốn (2006), Hôn nhân của người Cơ-tu ở xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học, Viện Nghiên cứu Văn hóa.
5. Khổng Diễn (1995), Dân số và dân số tộc người ở Việt Nam, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
6. Haudricourt A.G (1996), Notes de gẻogaphie linguistique austro asiatique, as cona Switzeland.
7. Lê Văn Kỳ (chủ biên), Ngô Đức Thịnh, Nguyễn Quang Lê (2007),
Phong tục tập quán cổ truyền một số dân tộc thiểu số ở nam Tây Nguyên, Nxb. Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
8. Macey (1097), E’tudes ethnographiques sur les Khas. Revue Indochinoise.
9. Bùi Huy Mai (2007), Dân tộc và bản sắc văn hoá vùng Văn Chấn Mường Lò”, Nxb. Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
10. Lã Văn Lô (1978), "Giới thiệu về dân tộc Xá ở Thuận Châu", Tạp chí Dân tộc học, (1).
11. Nguyễn Đình Lộc (1993), Các dân tộc thiểu số ở Nghệ An. Nxb. Nghệ An.
13. Nhiều tác giả (1995), Đặc trưng văn hoá và truyền thống cách mạng các dân tộc ở Kỳ Sơn, Nghệ An. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Những nhóm dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Á ở Tây Bắc Việt Nam (1972), Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội
15. Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII, Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Nxb. Sự thật, Hà Nội.
16. Thailand - past and present (1957), Bangkok.
17. Lê Bá Thảo (1971), Miền núi và con người, Nxb. Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
18. Nguyễn Duy Thiệu (1996), Cấu trúc tộc người ở Lào, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
19. Cầm Trọng - Nguyễn Ngọc Thanh (1993), "Làng bản của các dân tộc thiểu số ở miền núi miền Bắc Việt Nam", Tạp chí Dân tộc học, (2). 20. Vương Hoàng Tuyên (1963), Các dân tộc nguồn gốc Nam Á ở miền Bắc
Việt Nam. Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
21. Vương Hoàng Tuyên (1966), Sự phân bố dân tộc và dân cư ở miền Bắc Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội
22. Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Sơn (2008), Báo cáo của Ủy ban Nhân dân xã Nghĩa Sơnnăm 2008.
23. Đặng Nghiêm Vạn, Cầm Trọng (1964), Quán Tố Mướng (bản dịch, chú thích, dụ khảo), Bản đánh máy.
24. Đặng Nghiêm Vạn (9/1965), “Số liệu về sự thiên di của các bộ lạc Thái vào Tây Bắc Việt Nam”, Nghiên cứu Lịch sử, (78).
25. Đặng Nghiêm Vạn, Nguyễn Trúc, Nguyễn Văn Huy, Thanh Thiên (1972), Những nhóm dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Á ở Tây Bắc Việt Nam,
26. Viện Dân tộc học (1975), Về vấn đề xác định thành phần các dân tộc thiểu số ở miền Bắc Việt Nam, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
27. Viện Dân tộc học (1978), Các dân tộc ít người ở Việt Nam (Các tỉnh phía Bắc), Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
28. Viện Dân tộc học (1980), Góp phần nghiên cứu bản lĩnh, bản sắc các dân tộc ở Việt Nam, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
29. Viện Dân tộc học (1983), Sổ tay các dân tộc ở Việt Nam, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
30. Viện Dân tộc học (1987), Một số vấn đề kinh tế - xã hội các tỉnh miền