Thực trạng và những biến đổi trong hôn nhân

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị văn hóa trong hôn nhân và tục lệ cưới xin của người Khơ Mú ở huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái (Trang 59)

Về quan niệm hôn nhân

Từ khi đất nước được giải phóng đến nay, trình độ nhận thức và hiểu biết của đồng bào dần dần được cải thiện và nâng cao. Đồng bào cũng có sự nhận thức sâu sắc hơn về những quan niệm trong hôn nhân. Họ nhận thức được hôn nhân rất quan trọng đối với cuộc đời mỗi con người, là mốc đánh dấu sự trưởng thành và khẳng định vai trò của mỗi người trong gia đình, dòng họ và xã hội. Người Khơ-mú không chỉ nhận thức được kết hôn để nhằm mục đích xây dựng gia đình và duy trì nòi giống mà việc kết hôn và xây dựng gia đình còn góp phần phát triển xã hội và đối với ngưòi Khơ-mú chính là sự phát triển thôn bản, nơi “chôn nhau cắt rốn” của họ. Chính vì vậy kết hôn cũng là trách nhiệm của mỗi người dân trong thôn bản khi họ đến tuổi trưởng thành.

Tuy rằng quan niệm hôn nhân để có thêm nhân lực lao động sản xuất đến nay vẫn tồn tại trong tâm thức người dân nơi đây, nhưng thực tế hiện nay nhân lực lao động không còn là nhu cầu cấp thiết nóng bỏng của đồng bào như trước nữa. Những chính sách về hôn nhân và gia đình của Nhà nước ban hành đã từng bước tác động vào người dân Khơ-mú ở Văn Chấn. Từ những cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch, rồi những khẩu hiệu: “Mỗi gia đình chỉ đẻ một đến hai con để nuôi dạy cho tốt” đã được người Khơ-mú nơi đây nhận thức sâu sắc và thực sự có hiệu quả.

Về tuổi kết hôn

Trước đây, tuổi kết hôn của người Khơ-mú ở Văn Chấn không quá thấp: nam nữ từ 16, 17 tuổi trở lên mới đi tìm hiểu nhau để kết hôn. Mặc dù với quan niệm kết hôn để có thêm nhân lực, lao động, song đồng bào không khuyến khích con cái lấy vợ (chồng) quá sớm. Họ sợ con còn bé chưa biết gì sẽ vất vả khi bước vào cuộc sống gia đình.

Đường lối, chính sách, quy định của Đảng và Nhà nước ta về hôn nhân và gia đình, được quy định cụ thể trong Luật Hôn nhân và Gia đình với những nguyên tắc cơ bản: hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, đã từng bước có những tác động tích cực đến những quan niệm về hôn nhân của người Khơ-mú Nghĩa Sơn, từng bước làm thay đổi đáng kể diện mạo hôn nhân của người dân nơi đây.

Các cuộc vận động kế hoạch hóa gia đình được đồng bào thực hiện nghiêm túc: nữ 18 tuổi trở lên, nam 20 tuổi trở lên mới được đăng ký kết hôn. Cho đến nay, phần lớn tuổi kết hôn của thanh niên Khơ-mú xã Nghĩa Sơn còn cao hơn độ tuổi quy định. Ông Sang cho chúng tôi biết tuổi kết hôn trung bình của nam thanh niên ở xã Nghĩa Sơn hiện nay vào khoảng 22 tuổi. Có một số ít trường hợp hơn 30 tuổi vẫn chưa chịu kết hôn mặc dù bố mẹ họ hàng thúc giục, nhắc nhở, thậm chí trách móc nhưng họ vẫn gạt đi. Phỏng vấn các thanh niên này, chúng tôi cùng được nghe câu trả lời: “Lấy vợ thì sau này cho ăn cái gì”.

Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu trên địa bàn, chúng tôi thấy độ tuổi kết hôn của thanh niên Khơ-mú ở Văn Chấn tăng lên là do lớp thanh niên trong bản nhận thức rõ vai trò quan trọng của kinh tế trong việc xây dựng một gia đình ấm no, hạnh phúc.

Do xã hội ngày càng phát triển, đời sống sinh họat xã hội ngày càng được nâng cao, dẫn đến nhu cầu sinh họat của người dân cũng theo đó mà ngày càng tăng và có yêu cầu cao hơn, và người dân Nghĩa Sơn cũng không

nằm ngoài sự biến đổi và phát triển chung đó. Đặc biệt là lớp thanh niên, họ đã có những thay đổi trong suy nghĩ về việc kết hôn, lập gia đình của bản thân mình. Trong họ không còn nếp nghĩ đến tuổi là phải kết hôn và “trời sinh voi, trời sinh cỏ” như ông cha trước đây. Đối với họ, việc kết hôn, lập gia đình giờ đây phải đi đôi với điều kiện kinh tế. Họ muốn có kinh tế vững vàng trước khi lập gia đình. Nếu bản thân chưa có công việc và thu nhập ổn định để có thể lo cho gia đình nhỏ bé của mình, thì họ chưa sẵn sàng kết hôn để bước vào cuộc sống gia đình. Chính vì vậy, độ tuổi kết hôn của nam nữ Khơ-mú đã tuân thủ luật hôn nhân và gia đình, có xu hướng tăng cao so với tuổi kết hôn truyền thống.

Về nguyên tắc và hình thức hôn nhân

Có thể nói nguyên tắc và hình thức hôn nhân là những yếu tố ít biến đổi nhất trong hôn nhân của mỗi dân tộc. Đó là những yếu tố cơ bản hết sức quan trọng nhằm xác định đặc điểm, sắc thái hôn nhân của các tộc người khác nhau, nhờ đó mà có thể dễ dàng nhận biết hôn nhân của người Thái, người Hmông hay người Khơ-mú... Đồng thời cũng qua đó, thiết chế gia đình, dòng họ của mỗi cộng đồng dân tộc cũng được thể hiện khá rõ nét: Đơn giản hay phức tạp, chặt chẽ hay lỏng lẻo…

Đối với người Khơ-mú, nguyên tắc hôn nhân truyền thống đã được đồng bào xác lập, duy trì và tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Tuy nhiên, tính nghiêm ngặt, việc tuân thủ và duy trì các nguyên tắc và hình thức hôn nhân ở các địa phương khác nhau đã có sự khác biệt. Với người Khơ-mú ở Văn Chấn, do xuất xứ của việc đồng bào di chuyển đến sống tại địa bàn cư trú Nghĩa Sơn, thời gian đầu với số dân rất ít và chỉ tập trung ở một vài dòng họ nên điều kiện để đồng bào thực hiện những nguyên tắc, hình thức hôn nhân truyền thống gặp không ít khó khăn. Do vậy kể từ khi đồng bào về cư trú tại đây, để tháo gỡ những khó khăn, trên cơ sở những nguyên tắc và hình thức truyền thống đồng bào đã linh hoạt trong việc thực hiện những nguyên tắc

cũng như hình thức hôn nhân, để phù hợp với điều kiện cuộc sống còn nhiều thiếu thốn, khó khăn nơi miền quê mới nơi chân chim bóng núi này. Song cái gì là cốt lõi luôn luôn được đồng bào gìn giữ, bảo tồn và duy trì.

Nguyên tắc ngoại hôn dòng họ được coi là nguyên tắc cơ bản nhất luôn luôn được người Khơ-mú Nghĩa Sơn chú trọng để xem xét, quyết định ai được “lấy” ai. Theo nguyên tắc này thì anh em trong dòng họ không được kết hôn với nhau trong phạm vi bốn đời, nhưng ở đây trải qua thời gian, quá trình phát triển lịch sử tộc người, nguyên tắc hôn nhân này cũng có sự thay đổi: anh em trong dòng họ cách ba đời là có thể thiết lập quan hệ hôn nhân với nhau, hoặc cho dù cùng họ nhưng không cùng chung ông tổ, khác vật tô tem cũng được phép kết hôn. Ông Vì Văn Sang cho biết: “Đồng bào ở đây cho dù có cùng họ nhưng khác ma nhà là lấy được nhau”.

Như vậy so với truyền thống, ở đây cũng đã có sự áp dụng “linh hoạt” trong phạm vi cho phép của đồng bào nơi đây và có sự phù hợp với luật hôn nhân gia đình.

Cũng như vậy trong hôn nhân truyền thống của người Khơ-mú, nguyên tắc thuận chiều đã tồn tại phổ biến ở tất cả các bản người Khơ-mú xưa kia cũng được đồng bào Khơ-mú nơi đây duy trì cho đến nay. Tuy nhiên chỉ trong trường hợp kết hôn xảy ra giữa con của anh chị em ruột, tức là chỉ cho phép và khuyến khích trường hợp con trai cô lấy con gái cậu nhưng ngược lại, đồng bào cấm kết hôn giữa con trai cậu và con gái cô.

Trước đây, trong hôn nhân truyền thống của người Khơ-mú, nguyên tắc, nội hôn tộc người được đồng bào tuân thủ một cách chặt chẽ: người Khơ- mú chỉ kết hôn với người Khơ-mú, vì quan niệm lấy người khác tộc không biết phong tục tập quán dân tộc mình, không biết cúng “ma nhà” mình, sẽ rất khó khăn trong cuộc sống gia đình nếu ai đó kết hôn với người khác tộc.

Từ những năm thập niên 80 của thế kỷ XX, trong địa bàn huyện Văn Chấn có sự cộng cư của các đồng bào dân tộc khác như: Kinh, Thái, Dao,

Hmông, Tày, và Mường, nên người Khơ-mú có điều kiện tiếp cận, giao lưu, mở rộng quan hệ với nhiều dân tộc anh em. Từ đó, đồng bào có những thay đổi trong suy nghĩ và nhận thức về hôn nhân. Vì thế, hôn nhân không còn khép kín theo nguyên tắc nội hôn tộc người. Đã có các cuộc kết hôn giữa người Khơ-mú với người khác tộc diễn ra trong các bản ở nghĩa Sơn. Trước hết phải kể đến việc kết hôn với người Kinh (có tỷ lệ cao hơn cả), sau đó là với người Thái, người Hmông, người Tày, người Nùng, người Mường, người Dao...

Một thực tế là các cuộc kết hôn hỗn hợp dân tộc ở Nghĩa Sơn đều là những gia đình có cuộc sống hạnh phúc, kinh tế ổn định. Do đó xu hướng kết hôn với người khác tộc của người dân Khơ-mú ở Nghĩa Sơn thời gian đầu còn ít, (do e ngại trước sự dị nghị của dòng họ và bà con thôn bản) nhưng đến nay đã được phổ biến trong hầu hết các bản trong huyện. Hiện nay có khoảng hơn 30 cặp có vợ hoặc chồng là người khác tộc, trong đó số cặp người Khơ-mú lấy vợ hoặc chồng khác tộc chiếm khoảng 70 - 80%, số còn lại là các cuộc kết hôn giữa các dân tộc khác. Theo số liệu chúng tôi tổng hợp từ phòng tư pháp huyện từ năm 2005 đến thời điểm nghiên cứu tháng 7/2012 trong xã có 76 đôi kết hôn trong đó 23 cặp hôn nhân hỗn hợp dân tộc và trong số 23 cặp hôn nhân hỗn hợp thì có đến 19 cặp có vợ hoặc chồng là người Khơ-mú. Qua số liệu cho thấy tính chất “mở” trong hôn nhân của người Khơ-mú so với dân tộc khác có phần rộng hơn.

Trong những cuộc kết hôn của người Khơ-mú có vợ hay có chồng khác tộc thì đa số họ đều là những cán bộ nhà nước: công nhân, cán bộ, giáo viên, y sĩ, công an, bộ đội… hoặc ít nhất một trong hai vợ chồng làm Nhà nước, hay có công việc ổn định. Tuy nhiên việc kết hôn hỗn hợp dân tộc, phần nào làm cho bức tranh dân tộc thêm đa dạng, những cặp vợ chồng khác tộc sẽ chuyển tải văn hoá cho nhau trong quá trình chung sống, con cái sẽ được hấp thụ văn hoá của cả bố lẫn mẹ

Người Khơ-mú đầu tiên ở Nghĩa Sơn huyện Văn Chấn kết hôn với người khác tộc là anh Lường Văn Căm, một cán bộ lương thực huyện ở bản Noong Khoang. Năm 1980 anh đã kết hôn với cô giáo Đồng Thị Hảo người dân tộc Kinh quê Nam Định. Anh Lò Văn Liếng bản Noong Khoang, một cán bộ tổ chức Ủy ban huyện Văn Chấn có vợ là cô Phan Thị Lan, quê ở Hà Tĩnh, là y tá xã; chị Vì Thị Định, con gái ông Vì Văn Sang hiện là y sĩ (chị đang theo học Đại học tại chức y Thái Nguyên) có chồng là anh Toàn người Kinh quê ở Nam Định... và còn nhiều những trường hợp khác chúng tôi không thể liệt kê hết trong luận văn này.

Tuy vậy, số lượng các cuộc hôn nhân lấy người khác tộc so với số lượng các cuộc hôn nhân nội tộc của người Khơ-mú là không đáng kể. Mặc dù vậy ông Vì Văn Sang cũng đã thổ lộ tâm lí lo lắng của đồng bào Khơ-mú Nghĩa Sơn cho chúng tôi biết: “Càng ngày con gái Khơ-mú càng khó lấy chồng”. Ông Sang giải thích rằng nguyên nhân là do ngày càng có nhiều các chàng trai Khơ-mú thoát ly gia đình, đi làm thêm ở nơi khác. Trong khi đó, các cô gái Khơ-mú cho dù muốn đi làm thêm cũng không có nhiều cơ hội như các chàng trai. Vả lại, nhiều bậc cha mẹ của các cô gái này cũng không muốn con gái của họ làm việc xa gia đình do lo ngại những bất trắc có thể xảy ra. Chính vì vậy, có sự chênh lệch rõ rệt giữa số lượng nam và nữ thanh niên ở bản. Đây chính là nguyên nhân làm cho các bậc phụ huynh người Khơ-mú có con gái trưởng thành lo ngại.

Cùng với các nguyên tắc hôn nhân, các hình thức hôn nhân truyền thống của người Khơ-mú cũng là yếu tố ít nhiều có sự biến đổi, chế độ hôn nhân một vợ một chồng bền vững được đồng bào Khơ-mú ở Văn Chấn đồng lòng hưởng ứng và tuân thủ chặt chẽ. Các hình thức hôn nhân truyền thống cũng được đồng bào duy trì nhưng không còn được tuân thủ nghiêm ngặt, có những biến đổi do ảnh hưởng của các tộc người quanh vùng. Ví như: Người Khơ-mú ở Nghĩa Sơn rất thích hình thức “con cô con cậu” đã tồn tại trong

hôn nhân truyền thống dân tộc Khơ-mú, nhưng lại không cho phép con của hai chị em gái “con dì con già” kết hôn với nhau vốn cũng đã tồn tại trong hình thức hôn nhân truyền thống. Và cũng như vậy, trong các hình thức hôn nhân anh em chồng Levirat và hôn nhân chị em vợ Sororat (tàn dư hôn nhân nguyên thủy) cũng bị đồng bào ở đây cấm đoán...

Vấn đề môn đăng hộ đối

Tiêu chuẩn chọn vợ chọn chồng trong hôn nhân truyền thống của người Khơ-mú ở Văn Chấn được đúc kết từ lâu nay hiện vẫn còn nguyên giá trị trong đa số người dân. Đa số các gia đình cũng như các chàng trai cô gái Khơ-mú Nghĩa Sơn vẫn trên cơ sở những tiêu chí truyền thống để chọn con dâu con rể cũng như chọn vợ chọn chồng cho bản thân mình. Điều này thể hiện rất rõ ở các cuộc kết hôn nội tộc của người Khơ-mú, nhất là với các cặp đôi gắn bó với nhau bằng công việc đồng áng, ruộng nương.

Mặc dù cho đến nay, tiêu chí chọn vợ chọn chồng truyền thống vẫn còn giá trị trong hôn nhân của người dân Khơ-mú ở Văn Chấn, nhưng hiện nay, do có những biến đổi ít nhiều trong quan niệm, độ tuổi, nguyên tắc và hình thức kết hôn, nên tiêu chí chọn vợ, chọn chồng truyền thống cũng như vấn đề môn đăng hộ đối của một bộ phận không đông người dân Khơ-mú nơi đây phần nào cũng bị ảnh hưởng và có sự biến động.

Xuất phát từ người dân ở Văn Chấn với bản chất khiêm tốn, hiếu học nên họ đã cố gắng vượt khó để vươn lên thoát ly công việc ruộng nương vất vả. Một số con em trong xã hiện đã hoàn thành hoặc đang theo học trình độ đại học và cao đẳng, họ trở thành các cán bộ Nhà nước, có công việc ổn định và cuộc sống gia đình khá ốn định. Điều này có thể thấy rõ hơn khi chúng ta so sánh số cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học của xã Nghĩa sơn với xã Nghĩa Lợi, một xã có vị trí khá thuận lợi, chỉ cách khu trung tâm hơn một kilômét là địa cư trú của dân tộc Thái cho đến thời điểm chúng tôi lên khảo sát chưa có ai trong xã có trình độ cao đẳng trở lên.

Bên cạnh đó, ở Nghĩa Sơn huyện Văn Chấn còn có một số thanh niên nam nữ không có điều kiện đi học, để thoát ly công việc ruộng nương, họ đi tìm việc làm ở địa phương khác và lập gia đình ở nơi nào mà họ có cuộc sống thuận lợi nhất. Đó chính là những nhân tố tác động trực tiếp đến tâm lý của các chàng trai cô gái Khơ-mú ở Văn Chấn. Họ mong muốn người chồng hay người vợ của mình có trình độ, là cán bộ Nhà nước, có công việc ổn định; hoặc muốn tìm được một công việc tốt để thoát ly và có cơ hội gặp được ý trung nhân của mình.

Về vấn đề môn đăng hộ đối vốn không phải là điều kiện tiên quyết trong hôn nhân của người Khơ-mú ở Văn Chấn từ xưa, nhưng trong giai đoạn hiện nay với những biến đổi nhiều mặt trong đời sống kinh tế- xã hội nói

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị văn hóa trong hôn nhân và tục lệ cưới xin của người Khơ Mú ở huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)