1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cao Bằng

95 1,2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 1,08 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ ĐÀO XUÂN KIÊN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA Ở CAO BẰNG L

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ

ĐÀO XUÂN KIÊN

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG,

VẬT NUÔI ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

HÀNG HÓA Ở CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Hà Nội - 2012

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ

ĐÀO XUÂN KIÊN

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA VÀ SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA 5

1.1 Nông nghiệp hàng hóa - đặc điểm và tính ưu việt 5

1.1.1 Đặc điểm của nông nghiệp hàng hóa 5

1.1.2 Tính ưu việt của nông nghiệp hàng hóa 8

1.2 Sự biến đổi của cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong quá trình phát triển nông nghiệp hàng hóa 11

1.2.1 Cơ cấu ngành kinh tế 11

1.2.2 Xu hướng chủ yếu trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp 13

1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp 16

1.2.4 Một vài kinh nghiệm của việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa ở nước ta 18

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA Ở CAO BẰNG 20

2.1 Những điều kiện thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng tới phát triển nông nghiệp hàng hóa và chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở Cao Bằng 20

2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Cao Bằng không thuận lợi, xa trung tâm thương mại nên gặp khó khăn trong tiêu thụ hàng nông sản 20

2.1.2 Chất lượng đất để canh tác ở Cao Bằng không đồng đều 21

Trang 4

2.1.3 Nguồn nước dồi dào thuận lợi cho phát triển nông nghiệp 23 2.1.4 Tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp cao nhưng phần lớn là lao động giản đơn 25

2.1.5 Đường bộ nội tỉnh phát triển chậm, không có đường sắt và cảng biển nên gặp nhiều khó khăn về vận tải ra ngoài tỉnh 27 2.1.6 Hệ thống thủy lợi được xây dựng nhưng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hóa 28 2.2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở tỉnh Cao Bằng từ năm 2000 đến nay 29 2.2.1 Diện tích trồng lúa giảm, diện tích nuôi trồng các loại cây, con khác tăng 29 2.2.2 Trong chăn nuôi đàn trâu giảm, đàn bò, lợn và gia cầm tăng nhanh 34 2.2.3 Sản lượng và giá trị sản lượng của trồng trọt tăng, chăn nuôi lúc tăng lúc giảm 38 2.2.4 Kinh tế trang trại phát triển theo chiều hướng tăng cả về số lượng và quy mô 42 2.2.5 Lâm nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp và có xu hướng tăng 46 2.2.6 Dịch vụ phục vụ sản xuất chuyển biến tích cực 48 2.2.7 Cơ cấu GDP và cơ cấu lao động theo ngành kinh tế ở Cao Bằng chuyển dịch theo hướng tiến bộ 50 2.3 Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở tỉnh Cao Bằng trong những năm qua 51

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA Ở CAO BẰNG 57

Trang 5

3.1 Phương hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở Cao Bằng trong thời gian

tới 57

3.1.1 Thâm canh tăng năng suất cây trồng để giảm diện tích cây lúa chuyển sang cây, con có giá trị cao 58

3.1.2 Coi trọng các cây hoa màu, rau, quả và cây công nghiệp ngắn ngày…… 59

3.1.3 Chuyển cơ cấu vật nuôi theo hướng tăng đàn trâu, bò, lợn, gia cầm và đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản 61

3.1.4 Chuyển dịch cơ cấu cây trồng lâm nghiệp, mở rộng diện tích vùng nguyên liệu cung cấp cho các cơ sở chế biến 63

3.1.5 Xây dựng và phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung 65

3.2 Một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cao Bằng 66

3.2.1 Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả cao 66

3.2.2 Mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản 67

3.2.3 Thực hiện dồn điền, đổi thửa, hợp tác sản xuất, phát triển kinh tế trang trại 69

3.2.4 Xây dựng chính sách thu hút vốn vào nông nghiệp 69

3.2.5 Xây dựng hệ thống bảo quản, chế biến, đảm bảo sự đồng bộ giữa các nhà máy, vùng nguyên liệu để tiết kiệm chi phí vận chuyển, giảm tỷ lệ hao hụt 70

3.2.6 Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật và kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp 70

3.2.7 Đẩy mạnh việc đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, gắn đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực 72

KẾT LUẬN 74

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

PHỤ LỤC 82

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Lưu lượng nước đo được qua các tháng trong năm 2010 24

Bảng 2.1: Lực lượng lao động theo trình độ đào tạo năm 2010 trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp - thủy sản 26

Bảng 2.3: Sự thay đổi diện tích các loại cây trồng và diện tích nuôi thủy sản 30

Bảng 2.4: Sản lượng trâu, bò, lợn, gia cầm từ 2001 - 2010 34

Bảng 2.5: Sản lượng và giá trị sản lượng trồng trọt và chăn nuôi 38

Bảng 2.6: Cơ cấu trang trại ở Cao Bằng qua các năm 2001, 2006, 2010 42

Bảng 2.7: Giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ trang trại các năm 2001, 2006, 2010 43

Bảng 2.8: Cơ cấu GDP và cơ cấu lao động theo ngành ở tỉnh Cao Bằng các năm 2001, 2005, 2010 50

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Sự thay đổi diện tích các loại cây trồng và diện tích nuôi thủy sản 31

Biểu đồ 2.2: Sản lượng trâu, bò, lợn và gia cầm từ 2001 - 2010 35

Biểu đồ 2.3: Sản lượng trồng trọt và chăn nuôi 39

Biểu đồ 2.4: Giá trị sản lượng trồng trọt và chăn nuôi 39

Biểu đồ 2.5: Giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ trang trại các năm 2001, 2006, 2010 44

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nông nghiệp giữ một vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia Đặc biệt với Việt Nam, từ lâu nông nghiệp đã trở thành một thế mạnh và là chỗ dựa vững chắc để đất nước có thể vượt qua những khó khăn, thử thách để xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh

Trong những năm đổi mới vừa qua, sản xuất nông nghiệp trong nước đã đạt được những thành tựu to lớn Không những cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm cho con người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm mà còn sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng cao, đời sống nhân dân được cải thiện Hiện tại cũng như trong tương lai, nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước, không ngành nào có thể thay thế được

Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp ở nước ta vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc cần được tháo gỡ, đặc biệt là trong bối cảnh suy giảm kinh tế hiện nay Đó là thị trường hàng hóa bị thu hẹp, sản xuất nông nghiệp còn manh mún chưa tập trung, trình độ phát triển nông nghiệp còn lạc hậu, hiệu quả còn chưa cao, thiếu đồng đều giữa các vùng miền…

Cao Bằng là một tỉnh miền núi nằm ở phía Đông Bắc nước ta, có diện tích đất tự nhiên 6.690,72 km2, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, đặc biệt là về trồng trọt và chăn nuôi Tính đến năm 2010, giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh đạt 734 tỷ đồng (giá so sánh năm 1994); giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp đạt 20 triệu đồng; tổng sản lượng lương thực có hạt đạt trên 240.000 tấn (tăng bình quân 4.600 tấn/năm); tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế chiếm 33,2%; độ che phủ rừng đạt 52%; xây dựng được một số vùng nguyên liệu tập trung phục vụ công nghiệp chế biến nhằm thúc đẩy sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi kinh tế nông nghiệp - nông

Trang 8

thôn; đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, từng bước cải thiện đời sống của nhân dân Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của tỉnh còn mang nặng tính tự cấp, tự túc, trình

độ canh tác lạc hậu, nhỏ lẻ, manh mún, chưa chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa gắn với thị trường, chưa thật sự đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp còn thấp, đời sống của người nông dân còn gặp nhiều khó khăn

Nhằm góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi nông nghiệp nói chung và nông nghiệp của tỉnh Cao Bằng nói riêng phải có

sự chuyển biến mạnh mẽ, phát huy những thế mạnh nhằm đạt được năng suất, chất

lượng, hiệu quả cao Vì vậy, tác giả đã chọn “Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi

để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cao Bằng” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc

sỹ

2 Tình hình nghiên cứu

Vấn đề nông nghiệp nói chung và chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển hàng hóa nông nghiệp nói riêng là chủ đề được Đảng, Nhà nước và nhiều người quan tâm nghiên cứu và đã có rất nhiều công trình được công bố, xuất bản như:

- Lê Quốc Sử (Chủ biên) - “Chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển của kinh

tế nông nghiệp Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ thế kỷ XX đến thế kỷ XXI”, NXB Thống Kê - 2001

- Luận án Tiến sĩ - Nguyễn Đăng Bằng - “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Bắc Trung Bộ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa”, Học viện chính trị quốc gia

Hồ Chí Minh - 2001

- Luận án tiến sĩ - Phạm Ngọc Dũng - “Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở vùng lãnh thổ đồng bằng Sông Hồng - thực trạng và giải pháp”, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - 2002

Trang 9

- Luận văn thạc sỹ - Hà Tiến Thăng “ Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Thái Bình”, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Vì vậy, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu đã được công bố, luận văn này góp phần làm sáng tỏ hơn quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cao Bằng

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

3.1 Mục đích của luận văn

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về sự biến đổi cơ cấu kinh tế ngành trong nông nghiệp hàng hóa và khảo sát thực trạng biến đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của tỉnh Cao Bằng, luận văn đề xuất một số phương hướng và giải pháp để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm phát triển nông nghiệp hàng hóa của tỉnh

3.2 Nhiệm vụ của luận văn

- Nghiên cứu lý luận về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp

- Khảo sát thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp ở tỉnh Cao Bằng

- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp của tỉnh thời gian tới

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu chủ yếu sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi của tỉnh

Cao Bằng từ năm 2000 cho đến nay

Trang 10

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận của luận văn

Luận văn dựa trên nền tảng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển nông nghiệp để nghiên cứu

5.2 Phương pháp nghiên cứu của luận văn

Luận văn sử dụng các phương pháp của khoa học kinh tế chính trị Mác - Lênin kết hợp với các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, điều tra

6 Dự kiến đóng góp mới của luận văn

- Luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm về mặt lý luận và thực tiễn của sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cao Bằng

- Luận văn thành công sẽ cung cấp thêm nguồn tư liệu tham khảo cho việc hoạch định chính sách và chỉ đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cao Bằng

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương và 7 tiết

Chương 1: Nông nghiệp hàng hóa và sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi

trong quá trình phát triển nông nghiệp hàng hóa

Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cao Bằng

Chương 3: Phương hướng, giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cao Bằng

Trang 11

Chương 1 NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA VÀ SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

HÀNG HÓA 1.1 Nông nghiệp hàng hóa - Đặc điểm và tính ưu việt

1.1.1 Đặc điểm của nông nghiệp hàng hóa

Nền kinh tế nông nghiệp mang tính chất tự cung tự cấp do những đơn vị kinh tế thuần nhất hợp thành, mỗi đơn vị ấy làm đủ mọi công việc kinh tế, từ trồng trọt, chăn nuôi đến chế biến những nguyên liệu thành sản phẩm tiêu dùng V.I.Lênin đã chỉ rõ:

“Nhân khẩu của một nước mà kinh tế hàng hóa ít phát triển (hoặc hoàn toàn không phát triển) thì hầu như hoàn toàn chỉ là nhân khẩu nông nghiệp; tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là dân cư chỉ chuyên làm nghề nông, mà chỉ có nghĩa là dân cư làm nghề nông đã

tự mình chế biến lấy nông sản, là trong dân cư đó sự trao đổi và sự phân công hầu như không có”[26, tr.25]

Trong nền nông nghiệp ấy những người nông dân phải sống hoàn toàn độc lập với thế giới ngoài làng xóm của mình Sản xuất nông nghiệp gắn với chế độ kinh tế dựa trên lao dịch và kinh tế nông dân gia trưởng, đều dựa trên cơ sở kỹ thuật thủ công, lạc hậu, năng suất lao động rất thấp

Dần dần năng suất lao động tăng lên, xuất hiện sản phẩm thừa và do những điều kiện tự nhiên, truyền thống sản xuất khác nhau dẫn tới cần trao đổi những sản phẩm thừa với nhau Trao đổi tác động trở lại sản xuất, thúc đẩy phân công lao đông xã hội và chuyên môn hóa lao động Do phân công xã hội phát triển, mỗi người lao động chỉ chuyên sản xuất một hoặc vài loại sản phẩm và cung cấp loại sản phẩm đó ra thị trường, đồng thời họ có nhu cầu về những loại sản phẩm khác, gồm cả nhu cầu về tư liệu sản xuất, nên thúc đẩy lưu thông hàng hóa phát triển và mở rộng thị trường Lênin đã nhấn

Trang 12

mạnh: “Khái niệm “thị trường” hoàn toàn không thể tách rời khái niệm phân công xã hội, sự phân công này là cơ sở chung của mọi nền sản xuất hàng hóa Một động tác nào

đó trong quá trình lao động, hôm qua còn là một trong rất nhiều chức năng của cùng một người sản xuất hàng hóa, thì hôm nay đã tách ra khỏi quá trình đó, đứng riêng ra, và chính vì vậy mà đem được cái sản phẩm bộ phận của nó ra thị trường làm một hàng hóa độc lập”[25, tr 114- 115]

Như vậy, sự phân công lao động xã hội tách nền sản xuất nói chung, nông nghiệp nói riêng, thành những ngành riêng biệt, mỗi ngành đó lại chia thành nhiều ngành nhỏ và phân ngành nhỏ; chúng sản xuất ra, dưới hình thức hàng hóa, những sản phẩm riêng và đem trao đổi với nhau Phân công lao động xã hội càng sâu rộng thì sự phân chia ngành nghề càng chi tiết Xu hướng của sự phát triển này là nhằm biến việc sản xuất không những thành từng phần riêng, mà cả việc sản xuất từng bộ phận riêng của sản phẩm, thậm chí cả từng thao tác trong việc chế biến sản phẩm, thành một ngành riêng biệt

Từ những điểm trên đây có thể rút ra đặc điểm cơ bản của sản xuất hàng hóa nói chung và nông nghiệp hàng hóa nói riêng là:

Thứ nhất, hình thành những đơn vị kinh tế không thuần nhất, số lượng những đơn

vị kinh tế thực hiện một chức năng kinh tế giống nhau giảm xuống, số lượng những ngành kinh tế riêng biệt tăng lên

Công nghiệp tách ra khỏi nông nghiệp, sản xuất và trao đổi hàng hóa trở thành phổ biến, các ngành kinh tế mới trong nội bộ nông nghiệp mới có điều kiện phát triển mạnh, thị trường từng bước được mở rộng đưa đến chỗ ngày càng tăng thêm những ngành công nghiệp riêng biệt tách khỏi nông nghiệp Xu hướng phát triển này không những biến việc sản xuất mang tính chuyên biệt tạo ra từng sản phẩm riêng mà còn sản xuất bộ phận riêng của sản phẩm, thậm chí cả từng thao tác trong việc chế biến sản phẩm thành một ngành công nghiệp hoặc dịch vụ riêng Quá trình này cũng diễn ra trong nội bộ ngành nông nghiệp làm nảy sinh những khu vực nông nghiệp chuyên môn hóa, dẫn đến sự trao

Trang 13

đổi sản phẩm nông nghiệp lấy sản phẩm công nghiệp, giữa sản phẩm nông nghiệp với nhau

Thứ hai, sự phân công xã hội ngày càng phát triển dẫn đến sự ra đời của thương

nghiệp Lúc đầu thương nghiệp chỉ đón những sản phẩm thừa ra, về sau nó tác động vào nền sản xuất, hướng sản xuất vốn nhằm vào nhu cầu tiêu dùng trực tiếp chuyển sang sản xuất nhằm vào thị trường và từng bước sát nhập lưu thông thành một khâu của quá trình tái sản xuất và thị trường ngày càng mở rộng Sự phát triển của sản xuất hàng hóa sẽ chấm dứt tình trạng phân tán của những đơn vị kinh tế nhỏ (trong kinh tế tự nhiên) và sẽ tập hợp các thị trường nhỏ địa phương thành một thị trường lớn trong toàn quốc và sau

đó trên toàn thế giới

Theo tiến độ đó xu hướng phát triển tất yếu của sản xuất xã hội là kinh tế tự nhiên

sẽ chuyển thành kinh tế hàng hóa, các ngành kinh tế chuyên môn hóa gắn bó mật thiết với nhau hơn

Kinh tế hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế dựa trên cở sở phân công lao động xã hội, trong đó sản phẩm làm ra nhằm để trao đổi, hay để bán trên thị trường Hễ ở đâu và khi nào có phân công lao động xã hội và sản xuất hàng hóa thì ở đó và khi ấy có thị trường Quy mô của thị trường phù hợp với trình độ chuyên môn hóa của lao động xã hội Nhưng không phải hễ có thị trường là có kinh tế thị trường Kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hóa, trong đó toàn bộ hoặc tuyệt đại bộ phận các yếu tố “ đầu vào” và “đầu ra” của sản xuất đều thông qua thị trường So sánh người Phéc-mi-ê tư bản chủ nghĩa và người tiểu nông, Mác chỉ rõ “Người Phéc-mi-ê bán toàn bộ sản phẩm của mình, và vì vậy trên thị trường phải hoàn lại tất cả các yếu tố sản xuất của anh ta, cho đến cả hạt giống nữa; còn người tiểu nông thì tiêu dùng trực tiếp đại bộ phận sản phẩm của mình, anh ta mua và bán càng ít càng tốt, và trong chừng mực có thể anh ta còn tự chế tạo lấy công cụ lao động, quần áo v.v…”[30, tr 176]

Kinh tế hàng hóa thúc đẩy việc tích tụ, tập trung sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất Thúc đẩy việc không ngừng cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, đổi mới tổ chức

Trang 14

để vừa nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm; vừa giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Sản xuất hàng hóa đòi hỏi phải áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, làm cho năng suất lao động cá nhân và xã hội tăng dần, cải tạo phương pháp, tập quán sản xuất, làm cho sản phẩm làm ra được dồi dào, phong phú và

đa dạng Tiến bộ kỹ thuật áp dụng vào sản xuất sẽ thúc đẩy phân công lao động xã hội, phát triển ngành nghề, chuyên môn hóa sản xuất… từ đó thúc đẩy việc trao đổi hàng hóa,

mở rộng thị trường

Kinh tế hàng hóa phát huy tính năng động, sáng tạo của mỗi người lao động, mỗi đơn vị kinh tế; tạo điều kiện cho sự phát triển tự do, toàn diện của cá nhân; tạo ra cơ chế phân bổ và sử dụng các nguồn lực của xã hội Kinh tế hàng hóa phát triển sẽ thúc đẩy và

mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các địa phương trong cả nước và giữa các quốc gia trên thế giới trên cở sở tôn trọng, hợp tác lẫn nhau và cùng phát triển

1.1.2 Tính ưu việt của nông nghiệp hàng hóa

Nông nghiệp hàng hóa (và kinh tế hàng hóa nói chung) có những ưu điểm sau:

Một là, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh, không ngừng tăng năng suất lao động Nền nông nghiệp tự nhiên chỉ hướng vào giá trị sử dụng nhằm đáp ứng nhu

cầu tiêu dùng trực tiếp của chính người sản xuất, không trao đổi sản phẩm, nên thiếu động lực kích thích lực lượng sản xuất phát triển Trái lại, trong kinh tế hàng hóa, muốn bán được sản phẩm trên thị trường người sản xuất phải quan tâm đến nhu cầu và thị hiếu của người mua, phải ra sức ứng dụng kỹ thuật mới để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa của mình nhằm thu được lợi nhuận siêu ngạch và đứng vững trên thị trường, do đó mà năng suất lao động không ngừng tăng lên, quy mô sản xuất và lưu thông hàng hóa ngày càng mở rộng So sánh kinh tế tự nhiên với kinh tế tư bản chủ nghĩa V.I.Lênin đã chỉ rõ: “Quy luật của những phương thức sản xuất trước chủ nghĩa tư bản là tái diễn quá trình sản xuất theo một quy

mô như cũ, trên một cơ sở kỹ thuật như cũ: kinh tế diêu dịch của địa chủ, kinh tế tự nhiên của nông dân, sản xuất thủ công của những người làm công nghiệp đều như thế cả

Trang 15

Trái lại, quy luật của sản xuất tư bản chủ nghĩa là không ngừng cải tạo phương thức sản xuất và mở rộng vô hạn độ quy mô sản xuất Với những phương thức sản xuất cũ thì các đơn vị kinh tế có thể tồn tại hàng thế kỷ mà không hề thay đổi tính chất và phạm vi, không hề vượt ra ngoài giới hạn của lãnh địa địa chủ, của xóm làng hay của cái chợ lân cận nhỏ bé dành cho những thợ thủ công nông thôn và những người tiểu chủ (gọi là thợ thủ công làm ở nhà) Trái lại, xí nghiệp tư bản chủ nghĩa thì tất nhiên là vượt ra ngoài giới hạn của làng xã, của cái chợ địa phương, của từng vùng rồi vượt ra ngoài cả giới hạn quốc gia nữa”[26, tr 62- 63]

Nông nghiệp hàng hóa phát triển tất yếu sẽ ra đời các trang trại lớn, các vùng chuyên canh sản xuất những khối lượng nông sản hàng hóa lớn, không những đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước mà còn tăng xuất khẩu

Hai là, nông nghiệp hàng hóa đẩy mạnh quá trình xã hội hóa lực lượng sản xuất

Lao động sản xuất hàng hóa mang tính chất hai mặt: lao động cụ thể và lao động trừu tượng Lao động cụ thể mang tính chất tư nhân, vì chọn nghề gì, sản xuất mặt hàng gì là quyền của mỗi người lao động, của mỗi đơn vị kinh tế Nhưng mỗi lao động cụ thể, tư nhân đó lại là một bộ phận của lao động xã hội mà sản phẩm là hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu của người khác, chứ không phải đáp ứng nhu cầu của bản thân người sản xuất, tức là đáp ứng nhu cầu của xã hội Sản xuất hàng hóa lôi cuốn những người sản xuất riêng lẻ hay những đơn vị sản xuất tự chủ, độc lập vào một hệ thống phân công lao động

xã hội Chỉ khi bán được hàng hóa thì lao động tư nhân, độc lập mới được xã hội thừa nhận, và mâu thuẫn giữa lao động tư nhân với lao động xã hội mới được giải quyết, sản xuất và lưu thông hàng hóa mới diễn ra trôi chảy

Tính chất xã hội hóa trong nông nghiệp hàng hóa thể hiện ở chỗ: 1) Sản xuất cho mình biến thàng sản xuất cho xã hội; 2) Thay vào tình trạng phân tán, manh mún trước kia, đã hình thành sự tập trung sản xuất chưa từng thấy, cả trong nông nghiệp và trong công nghiệp; 3) Diễn ra tình trạng lưu động dân cư, chuyển bớt lao động từ trồng cây lương thực sang trồng các loại cây khác hay chăn nuôi, rút bớt lao động trực tiếp làm

Trang 16

nông nghiệp sang làm công nghiệp chế biến hay dịch vụ; 4) Làm thay đổi bộ mặt tinh thần của dân cư nông thôn, thay đổi ngay cả tính chất của những người sản xuất

Ba là, nông nghiệp hàng hóa thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, thúc đẩy mở rộng thị trường hàng tiêu dùng, thị trường lao động và thị trường tư liệu sản xuất Những người làm ăn giỏi sẽ thu được nhiều lợi nhuận, cho phép tích tụ vốn, mở

rộng quy mô kinh tế hộ gia đình thành kinh tế trang trại chuyên doanh hoặc kinh doanh tổng hợp

Đồng thời quá trình cạnh tranh dẫn tới tập trung sản xuất, những đơn vị đạt hiệu quả kinh tế cao sẽ tăng quy mô ngày càng lớn, loại bỏ những đơn vị yếu kém, những đơn

vị này sẽ bị phá sản, bị những doanh nghiệp thắng cuộc thôn tính hoặc phải liên hiệp với nhau thành những doanh nghiệp lớn để tồn tại và đứng vững trên thị trường Những người bị phá sản sẽ trở thành người làm thuê, thành người bán sức lao động, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp Điều quan trọng đối với kinh tế hàng hóa không phải là mức sinh hoạt của người sản xuất mà là khoản thu nhập bằng tiền của họ Người làm thuê trong nông nghiệp có thể có mức sống thấp hơn trước đây nhưng lại phải dùng tiền công mua tư liệu sinh hoạt nhiều hơn trước, nên lại làm cho thị trường mở rộng hơn Mặt khác những người giàu lên, không những tiêu dùng nhiều hơn mà còn phải thuê nhiều công nhân và mua nhiều tư liệu sản xuất hơn, nên mở rộng thị trường hàng tiêu dùng, cả thị trường lao động và thị trường tư liệu sản xuất

Khi kinh tế thị trường phát triển, cạnh tranh gay gắt, thì những đơn vị kinh tế quy

mô nhỏ, canh tác trên những mảnh đất nhỏ sẽ lâm vào tình trạng suy đồi Các xí nghiệp chế biến nông sản đòi hỏi khối lượng nguyên liệu lớn với chất lượng theo những tiêu chuẩn nhất định và gạt ra khỏi thị trường những người sản xuất nhỏ không đảm bảo dược những tiêu chuẩn trên, đồng thời người ta quy định giá nông sản theo chất lượng của nó Khi nói về các kho chứa ngũ cốc thúc đẩy mạnh mẽ việc sản xuất lúa mì hàng hóa và đẩy nhanh sự phát triển kỹ thuật của nó bằng cách cũng quy định giá cả chất lượng, V.I.Lênin viết: “Những chế độ đó đánh vào người sản xuất nhỏ hai vố một lúc Một là,

Trang 17

những cơ quan đó quy định tiêu chuẩn, công nhận chất lượng tốt của lúa mì của những nhà sản xuất lớn và do đó làm cho lúa mì chất lượng kém của nông dân nghèo hoàn toàn

bị giảm giá Hai là, bằng cách tổ chức theo kiểu công nghiệp lớn tư bản chủ nghĩa việc phân loại và cất chứa ngũ cốc, các chế độ đó giảm bớt chi phí của người sản xuất lớn về ngũ cốc, làm cho người sản xuất lớn bán lúa mì của họ được dễ dàng và đơn giản, và do

đó làm cho người sản xuất nhỏ với lối bán lúa thành từng bao, theo lối gia trưởng và thô

sơ trên thị trường, phải hoàn toàn phụ thuộc vào bọn cu - lắc và bọn cho vay nặng lãi”[26, tr.330]

1.2 Sự biến đổi của cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong quá trình phát triển nông nghiệp hàng hóa

1.2.1 Cơ cấu ngành kinh tế

Phân công lao động xã hội dẫn đến phân chia nền sản xuất xã hội thành những ngành lớn như nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, mỗi ngành lớn lại chia thành những phân ngành, và mỗi phân ngành lại chia thành những ngành nhỏ hơn Sản phẩm của các ngành đã phân chia ra như vậy được trao đổi lẫn cho nhau, không những trao đổi sản phẩm nông nghiệp lấy sản phẩm công nghiệp mà còn trao đổi các sản phẩm nông nghiệp với nhau trên thị trường ngày càng mở rộng V.I.Lênin đã nhấn mạnh: “Giới hạn phát triển của thị trường trong xã hội tư bản chủ nghĩa là do giới hạn chuyên môn hóa lao động xã hội quyết định Mà sự chuyên môn hóa đó, xét về bản chất của nó, là vô cùng tận, cũng như sự tiến bộ kỹ thuật vậy”[ 25, tr 115]

Giữa các ngành nói trên có mối quan hệ với nhau hình thành cơ cấu ngành kinh tế Một nền kinh tế lành mạnh, có nhịp độ tăng trưởng ổn định phải có một cơ cấu phù hợp

Đó là cơ cấu đảm bảo được sự hài hòa giữa các yếu tố (bộ phận) thành một hệ thống Mối quan hệ giữa các bộ phận với hệ thống được đo lường bằng tỷ trọng của mỗi bộ phận đó trong từng phân ngành, trong từng ngành hay trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân Trong nội bộ ngành nông nghiệp gồm có trồng trọt và chăn nuôi, trong trồng trọt lại

có trồng cây lương thực, trồng cây công nghiệp, trồng cây ăn quả, trông rau, trồng hoa,

Trang 18

trồng cỏ… Trong trồng cây lương thực có trồng lúa, trồng màu, trong trồng màu lại gồm khoai, ngô, sắn… Trong ngành chăn nuôi cũng phân chia thành chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi gia súc, nuôi thủy sản v.v… Chăn nuôi gia súc gồm nuôi trâu, nuôi bò, nuôi cừu, nuôi dê… Nuôi bò lại có nuôi bò lấy sữa, nuôi bò lấy thịt…

Từ sự phân tích trên, chúng ta có định nghĩa về cơ cấu kinh tế ngành như sau: Cơ cấu ngành kinh tế là tổ hợp các nhóm ngành hợp thành các tương quan tỷ lệ, biểu hiện mối quan hệ giữa các nhóm ngành của nền kinh tế quốc dân Cơ cấu ngành phản ánh trình độ phân công lao động và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của nền kinh tế

Hiện nay cơ cấu ngành kinh tế được phân theo ba nhóm chủ yếu sau:

+ Nhóm ngành nông nghiệp: Gồm nông, lâm, ngư nghiệp

+ Nhóm ngành công nghiệp: Gồm công nghiệp và xây dựng

+ Nhóm ngành dịch vụ: Gồm thương mại và dịch vụ

Để hiểu rõ cơ cấu ngành kinh tế nói chung và cơ cấu ngành trong kinh tế nông nghiệp nói riêng người ta sử dụng nhiều chỉ tiêu đo lường khác nhau, như cơ cấu diện tích các loại cây trồng; cơ cấu về hiện vật và giá trị sản phẩm chủ yếu; cơ cấu lợi nhuận

và thu nhập, cơ cấu lao động v.v…

* Cơ cấu cây trồng, vật nuôi:

Cơ cấu cây trồng, vật nuôi là thành phần các giống và loại cây, con được bố trí theo không gian và thời gian trong hệ sinh thái nông nghiệp nhằm tận dụng hợp lý các nguồn lợi về tự nhiên, kinh tế - xã hội sẵn có của vùng Cơ cấu cây trồng, vật nuôi là một phận của cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nó còn là một nội dung chủ yếu của hệ thống canh tác nông nghiệp Cơ cấu cây trồng còn được hình thành từ nhiều nhóm cây khác nhau như: Nhóm cây lương thực (lúa, hoa màu), cây nông nghiệp ngắn ngày (khoai, lạc, mía, đậu) và cây công nghiệp dài ngày (cao su, điều…) Cơ cấu con vật nuôi được hình thành

từ nhiều nhóm con khác nhau như: Đại gia súc (trâu, bò, ngựa), gia súc (lợn, dê), gia cầm, thủy cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) và con đặc sản (tôm, cua, ốc, ếch, ba ba…)

Trang 19

Định nghĩa chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi tập trung vào chuyển đổi từ cây trồng có giá trị kinh tế thấp sang giá trị kinh tế cao hơn, sang chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, mặc dù cây có giá trị thấp đôi khi được xác định bằng giá trị của nó trên một đơn vị trọng lượng, tuy nhiên hợp lý hơn cả có thể xác định đó là những cây trồng mang lại lợi ích kinh tế trên một đơn vị ruộng đất hay lao động cao

Như vậy, có thể hiểu: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi là chuyển từ trạng thái cây trồng, vật nuôi cũ sang trạng thái cây trồng, vật nuôi mới để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế, phát triển những cây trồng, vật nuôi có triển vọng trên thị trường, có giá trị gia tăng cao

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phải gắn liền với thị trường tiêu thụ và chế biến Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cũng được hiểu là sự thay đổi mối quan

hệ số lượng vật nuôi, sự thay đổi diện tích, phần trăm tỷ trọng cơ cấu, sự thay đổi về giá trị sản xuất và giá trị gia tăng của toàn ngành dưới sự tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường và con người

1.2.2 Xu hướng chủ yếu trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp

Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất đã thúc đẩy quá trình biến đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ Sự tăng năng suất lao động trước hết là nông nghiệp đã tạo tiền đề vật chất cho chuyển dịch nông nghiệp thuần nông tự cấp, tự túc, năng suất lao động thấp sang nền nông nghiệp năng suất cao Nó có vai trò quyết định đối với việc thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Thực chất của nó là phát triển nông nghiệp từ chiều rộng, hiệu quả thấp sang phát triển sản xuất nông nghiệp theo chiều sâu, hiệu quả cao Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp diễn ra tùy tình hình cụ thể của từng vùng, từng nước, nhưng theo đà phát triển của nông nghiệp hàng hóa, xu hướng chủ yếu nói chung trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế diễn ra như sau:

Thứ nhất, tỷ trọng lao động và giá trị sản lượng nông nghiệp ngày càng giảm, lao

động nông nghiệp được rút bớt để chuyển sang công nghiệp và dịch vụ

Trang 20

Cơ cấu ngành nông nghiệp biến đổi phải nằm trong xu hướng phát triển kinh tế nông thôn tổng hợp bao gồm cả công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ

Phân công lao động ở nông thôn diễn ra theo hướng giảm lao động trồng lúa chuyển sang trồng các cây khác và phát triển chăn nuôi, mở rộng ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, với việc mở rộng lao động ra thành thị phục vụ cho nhu cầu phát triển công nghiệp, thương nghiệp và các dịch vụ khác

Nếu nông nghiệp không gắn với công nghiệp chế biến và dịch vụ sẽ kém hiệu quả Thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi dẫn đến tăng sản lượng mà không

có công nghiệp chế biến và dịch vụ tiêu thụ hàng hóa thì dẫn đến thua lỗ, hàng nông sản

ế thừa, hư hỏng Phải kết hợp liên hoàn giữa các khâu từ sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ (trên thị trường trong nước và ngoài nước) để giảm tỷ lệ hao hụt, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận

Các dịch vụ nông thôn như khâu tưới tiêu, khâu làm đất, khâu cung ứng vốn, cung cấp đầu vào và tiêu thụ đầu ra cho nông nghiệp, các dịch vụ cho sinh hoạt như cung cấp hàng tiêu dùng; cũng là nhân tố thúc đẩy chuyển dịch ngành nông nghiệp hợp lý Sự biến đổi cơ cấu ngành công - nông nghiệp - dịch vụ là xu hướng tất yếu của phân công lao động xã hội, dẫn đến tăng năng suất lao động nông nghiệp, tạo điều kiện rút bớt lao động khỏi lĩnh vực nông nghiệp chuyển sang công nghiệp và dịch vụ Đây là vấn đề cấp thiết

và nan giải nhất của nước ta hiện nay

Thứ hai, tỷ trọng giá trị sản phẩm trồng trọt giảm xuống và tỷ trọng giá trị sản

phẩm chăn nuôi tăng lên

Tình trạng độc canh là đặc trưng của nền sản xuất nhỏ, tự cấp Chuyển nền nông nghiệp độc canh sang đa canh, phát triển toàn diện phù hợp với hệ sinh thái, liên kết, bổ sung cho nhau sẽ tạo ra được một nền nông nghiệp hàng hóa phát triển bền vững Việc hình thành một cơ cấu ngành nông nghiệp hợp lý cho phép khai thác tốt nhất các nguồn lực tạo ra sức bật mới trong nông thôn Xu hướng chung là phải phát triển cả nông nghiệp (theo nghĩa hẹp), lâm nghiệp, ngư nghiệp; phải phát triển cả trồng trọt và chăn

Trang 21

nuôi, đưa chăn nuôi trở thành một ngành sản xuất chính Sản xuất thức ăn gia súc, chăn nuôi phát triển nhanh hơn và tỷ trọng của nó lớn dần lên và đến mức lớn hơn tỷ trọng trồng trọt để đáp ứng nhu cầu ăn ngày càng ngon và đủ dinh dưỡng của con người và cũng tương ứng với nhu cầu ngày càng cao của ngành chăn nuôi về kỹ thuật và vốn đầu

Ứng dụng công nghệ sinh học lựa chọn một cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng, thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, thời tiết của từng vùng nhằm đạt được một năng suất, hiệu quả cao nhất trên một đơn vị diện tích

Thứ ba, tỷ trọng giá trị sản lượng lương thực giảm (nhưng sản lượng tuyệt đối thì tăng lên do năng suất lao động cây trồng tăng cao); tỷ trọng các loại cây công nghiệp và rau quả tăng lên

Trong xu hướng toàn cầu hóa nước ta chủ động hội nhập vào các tổ chức kinh tế

và đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), thì hàng hóa nói chung và hàng hóa nông sản nói riêng sẽ phải cạnh tranh với các nước khác không chỉ trên thị trường ngoài nước mà cả thị trường trong nước Bởi vậy, phải giảm dần các cây, con cho năng suất và hiệu quả kinh tế thấp, tăng dần sản lượng cây, con có giá trị gia tăng cao, có thị trường tiêu thụ và có sức cạnh tranh mạnh mẽ, xu hướng chung ở nước ta hiện nay là giảm tỷ trọng cây lương thực tăng giá trị cây thực phẩm, cây

ăn quả, cây công nghiệp; giảm tỷ trọng và giá trị sản phẩm thô, tăng tỷ trọng giá trị sản phẩm chế biến… trong tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp Điều đó cho phép khai thác tiềm năng và lợi thế các vùng khác nhau, kết hợp hợp lý nông - lâm - ngư nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn Trên cơ sở phát triển cây lương thực, việc sản xuất các loại rau đậu các cấp, cây ăn quả và cây công nghiệp được phát triển và trở thành ngành nông nghiệp hàng hóa, trong đó có loại sản phẩm trở thành ngành nông nghiệp hàng xuất khẩu quan trọng Tỷ trọng các ngành đó không ngừng lớn lên, còn tỷ trọng giá trị sản lượng lương thực thì giảm tương ứng

Trang 22

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp ở nước ta hiện nay là từ nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, còn mang nặng tính tự cấp, tự túc sang nền kinh tế hàng hóa; chuyển từ nền kinh tế có công nghệ lạc hậu sang nền nền kinh tế nông nghiệp hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến, hướng về xuất khẩu và chủ động hội nhập, hợp tác quốc tế

1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp

Cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, trong

đó có những nhân tố chủ yếu sau:

Một là, năng suất lao động trong nông nghiệp, nhất là năng suất lao động trong

“Suy rộng ra nữa, toàn bộ lao động nông nghiệp - lao động cần thiết và lao động thặng

dư - của một bộ phận xã hội phải đủ để sản suất ra tư liệu sinh hoạt cần thiết cho toàn thể

xã hội và do đó, cho cả những người lao động phi nông nghiệp; do đó, để có sự phân công lớn giữa người làm nông nghiệp và những người làm công nghiệp, cũng như sự phân công giữa những người làm nông nghiệp sản suất lương thực và những người làm sản suất nông nghiệp nguyên liệu, có thể thực hiện được Như vậy, mặc dù đối với bản thân những người sản suất trực tiếp ra lương thực, lao động của họ cũng chia ra thành lao động cần thiết và lao động thặng dư, nhưng đứng trên quan điểm xã hội mà xét, thì lao động của họ là thứ lao động tất yếu, cần thiết để sản xuất ra tư liệu sinh hoạt”[31, tr 271]

Năng suất lao động và năng suất cây trồng trong ngành lương thực tăng cao, một mặt, vừa có thể rút bớt lao động từ ngành trồng cây lương thực chuyển sang ngành khác

Trang 23

(trồng cây công nghiệp, trồng cây ăn quả, trồng rau, trồng hoa, chăn nuôi…) vừa có thể rút bớt diện tích ruộng đất trồng cây lương thực để tăng diện tích cho các ngành đó, kể cả diện tích trồng cỏ để chăn nuôi Mặt khác, năng suất lao động và sản lượng của ngành lương thực tăng lên, cung lớn hơn cầu, làm cho giá cả lương thực rẻ, ít lợi nhuận sẽ thúc đẩy người sản xuất lương thực sang các ngành khác có lợi nhuận cao hơn, thúc đẩy

chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp

Hai là, điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu

Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống của cây trồng, vật nuôi, việc sinh trưởng và phát triển của chúng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi các yếu tố của tự nhiên tác động Do vậy cơ cấu kinh tế nông nghiệp, trước hết là cơ cấu ngành thường xuyên phụ thuộc vào sự tác động của điệu kiện thổ nhưỡng, khí hậu có vị trí đặc biệt quan trọng, chúng vừa mang lại nguồn lợi cho con người, vừa đe dọa gây nên những rủi

ro trong sản xuất nông nghiệp Không những độ phì của ruộng đất ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, năng suất lao động mà tính đa dạng về thổ nhưỡng mới là nhân tố quan trọng tác động đến việc bố trí cây trồng, vật nuôi Khí hậu liên quan đến mùa vụ cũng tạo điều kiện cho việc đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi

Điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu tạo tiền đề hình thành những vùng chuyên canh, những vùng nông nghiệp thương nghiệp (chuyên trồng cây lương thực, chuyên trồng cây công nghiệp, chuyên chăn nuôi gia súc, chuyên nuôi thủy sản…)

Mỗi một điều kiện tự nhiên cho phép hình thành một cơ cấu sản xuất nhất định Vì vậy, sản xuất nông nghiệp chỉ thực sự có hiệu quả khi bố trí hệ thống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu Do sự phụ thuộc vào điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu nên mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗi địa phương có cơ cấu nông nghiệp khác nhau và sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp có những nét riêng mang tính đặc thù Ngày nay trình độ phát triển của khoa học và công nghệ càng cao, một số nhân

tố tự nhiên không còn là yếu tố bất biến bởi con người đã tạo ra giống cây, giống con mới có năng suất cao và thích ứng với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu từng vùng Để có

Trang 24

một cơ cấu kinh tế nông nghiệp mang lại hiệu quả cao nhất, nhất thiết phải tôn trọng các quy luật phát triển của tự nhiên Đồng thời khuyến khích sự sáng tạo của con người nhằm tranh thủ tốt nhất tự nhiên để phát triển kinh tế, vì thế, muốn bố trí cơ cấu kinh tế hợp lý, trước hết phải điều tra, nắm chắc điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của mỗi vùng Đồng thời, nắm chắc đặc điểm sinh học của từng loại cây trồng, vật nuôi trong sản xuất hoặc dự kiến sản xuất

Ba là, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nhất là giao thông vận tải

Nhờ sự phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông vận tải và thủy lợi … Người

ta có thể khai khẩn những vùng đất hoang hóa ở những nơi xa xôi, hẻo lánh, biến thành những diện tích trồng trọt có tính chất thương phẩm, phát triển những vùng chuyên canh hay những đồng cỏ chăn nuôi mà sản phẩm không những được tiêu thụ trên thị trường trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài

Giao thông vận tải phát triển còn tạo điều kiện cho việc vận chuyển nguyên liệu nông sản về các xí nghiệp chế biến, nhờ đó thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp hàng hóa

Bốn là, sự phát triển công nghiệp chế biến nông sản

Khi nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp thương phẩm ở Nga, V.I.Lênin đã rút ra kết luận: “Sự phát triển của các ngành công nghiệp chế biến nông sản có một ý nghĩa rất lớn đối với vấn đề sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Một là, đó là một trong những hình thức phát triển của nông nghiệp thương phẩm, chính cái hình thức đã chỉ cho thấy rất rõ rằng nông nghiệp đã chuyển biến như thế nào thành một ngành công nghiệp của xã hội

tư bản chủ nghĩa Hai là, sự phát triển của việc chế biến về mặt kỹ thuật các nông sản thường thường gắn liền với sự tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp: một mặt, bản thân việc sản xuất nguyên liệu để chế biến thường thường đòi hỏi phải cải tiến nông nghiệp (thí dụ, việc trồng cây có củ); mặt khác, những phế liệu trong khi chế biến thường đem dùng vào nông nghiệp, làm cho sản lượng nông nghiệp tăng lên và ít ra cũng khôi phục một phần sự thăng bằng và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa nông nghiệp và công nghiệp; sự

Trang 25

thăng bằng và sự phụ thuộc đó bị phá hoại vốn là một trong những mâu thuẫn sâu sắc

nhất của chủ nghĩa tư bản”[26, tr.353 - 354]

1.2.4 Một vài kinh nghiệm của việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa ở nước ta

Qua nghiên cứu, thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở tỉnh Cao Bằng có những điểm tương đồng với Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang… và rút ra một số nhận xét sau:

Một là, quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở các tỉnh mặc dù điều

kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội còn có những điểm khác nhau, nhưng cái chung nhất là dựa trên tiềm năng, thế mạnh của mình, phát triển theo cơ chế thị trường, mỗi tỉnh từng bước xác định cho mình một cơ cấu kinh tế hợp lý

Hai là, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi các tỉnh đều xác

định ngành kinh tế mũi nhọn để tập trung đầu tư, nhằm mang lại hiệu quả cao

Ba là, tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất, thiết bị, nguồn

nhân lực bằng mọi nguồn vốn, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia

Bốn là, để chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khi bố trí cơ cấu kinh tế hợp lý

luôn chú ý tới các vùng miền lãnh thổ, vùng sâu vùng xa phù hợp với điều kiện sinh thái thổ những của từng vùng

Năm là, cụ thể hóa các chủ trương, chiến lược bằng quy hoạch, kế hoạch, chương

trình và biện pháp cụ thể, rõ ràng, phối hợp giữa các ngành, địa phương

Tóm lại, theo đà phát triển lực lượng sản xuất, nông nghiệp mang tính chất tự cung, tự cấp tất yếu chuyển lên nông nghiệp hàng hóa do phân công xã hội ngày càng phát triển Nông nghiệp hàng hóa thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh hơn, không ngừng tăng năng suất lao động; đẩy mạnh quá trình xa hội hóa sản xuất và tích tụ, tập trung sản xuất, mở rộng thị trường hàng tiêu dùng, thị trường lao động, thị trường tư liệu sản xuất…

Trang 26

Chương 2 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA Ở CAO BẰNG

2.1 Những điều kiện thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng tới phát triển nông nghiệp hàng hóa và chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở Cao Bằng

2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Cao Bằng không thuận lợi, xa trung tâm thương mại nên gặp khó khăn trong tiêu thụ hàng nông sản

Về vị trí địa lý, Cao Bằng là tỉnh miền núi, vùng cao biên giới, phía Đông Bắc của

tổ quốc Nằm ở tọa độ địa lý 22o22’ - 23o07’ vĩ Bắc, 105o40’ - 106o40’ kinh Đông Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc, có đường biên giới dài 332 km2 Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn và phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn Tỉnh Cao Bằng có 12 huyện, 01 thị xã với 189 xã, phường, thị trấn Diện tích tự nhiên là 6.707,86 km2 chiếm 2,12% diện tích tự nhiên của cả nước Có

3 cửa khẩu chính: Tà Lùng, Trà Lĩnh, Sóc Giang, nhiều cửa khẩu phụ và cặp chợ biên giới là lợi thế quan trọng tạo tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại và du lịch phát triển

Về khí hậu, Cao Bằng có khí hậu mang tính chất đặc thù của dạng khí hậu lục địa

miền núi cao (khí hậu Châu Á nhiệt đới) thể hiện 4 mùa trong năm nhưng rõ rệt nhất là mùa hè và mùa đông, biên độ nhiệt thay đổi lớn, lượng mưa ít và phân bố không đều Mưa, bão tập trung từ tháng 5 đến tháng 8 với lượng mưa trung bình hàng năm 1.500mm Vùng mưa nhiều gồm các huyện Nguyên Bình, bắc Hà Quảng, Thông Nông, Trà Lĩnh, Quảng Hòa, Hạ Lang là 1.500 - 1.900mm; vùng mưa trung bình: Hòa An, nam

Hà Quảng, Trùng Khánh là 1.300 - 1.500mm Các hiện tượng gió lốc, gió bấc, tuyết rơi, sương muối, mưa đá xảy ra thường xuyên Nhiệt độ trung bình hàng năm cao nhất

Trang 27

350oC, thấp nhất 0oC Hàng năm có 3 tháng mùa hè (từ tháng 6 đến tháng 8) nhiệt độ trung bình là 30 - 34oC; tháng nóng nhất là tháng 7; mùa đông, nhiệt độ trung bình là 5 -

6oC, tháng lạnh nhất là tháng 1 Tần suất sương muối thường xảy ra vào tháng 1 và tháng

2 Với đặc điểm khí hậu đặc thù, đã tạo cho Cao Bằng những lợi thế để hình thành các vùng sản xuất cây con phong phú đa dạng, trong đó có những cây đặc sản như dẻ hạt, hồng không hạt, đậu tương có hàm lượng đạm cao, thuốc lá, chè đắng…mà nhiều nơi khác không có điều kiện phát triển

Nhưng nhìn chung, do vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của tỉnh có nhiều mặt không thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội địa hình hiểm trở, chia cắt phức tạp bởi nhiều dãy núi cao, xen kẽ là những sông suối ngắn, thung lũng hẹp độ dốc lớn, vực sâu, hay xảy ra thiên tai, dịch bệnh, thời tiết lại khắc nghiệt, ở các vùng cao của tỉnh thường xuất hiện sương muối, băng giá gây ra tình trạng rét đậm rét hại kéo dài, mưa to, lũ lụt diễn ra trên diện rộng, các công trình thủy lợi vừa xây xong đã bị cuốn trôi cho nên với nền sản xuất nông nghiệp là chính như Cao Bằng đã gặp rất nhiều khó khăn, nhiều khi gây ra thiệt hại nặng nề cho người dân về tài sản và hoa màu…

Bên cạnh đó, vốn là tỉnh nằm sâu trong nội địa, xa các trung tâm kinh tế lớn trong

cả nước (Thị xã Cao Bằng cách thủ đô Hà Nội 286 km theo Quốc lộ 3) và không nằm trong vùng ảnh hưởng của hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội; điều kiện

cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông, chỉ có một loại hình giao thông duy nhất

là đường bộ còn rất yếu kém, vì vậy giao thương giữa Cao Bằng với ngoài nước (Trung Quốc), với thủ đô Hà Nội cùng các tỉnh, thành trong cả nước và ngay trong nội bộ tỉnh còn rất khó khăn, nhất là ở nông thôn, vùng cao còn khó khăn, đặc biệt là giao thông nông thôn (ô tô chưa đi được bốn mùa) nên ảnh hưởng nhiều đến việc phát triển kinh tế -

xã hội của tỉnh, mức độ phát triển chỉ trong một chừng mực nhất định

2.1.2 Chất lượng đất để canh tác ở Cao Bằng không đồng đều

Trang 28

Tài nguyên đất ở Cao Bằng nhìn chung đa dạng, phức tạp Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 6.707,86 km2, với 5.987 km2 đất nông - lâm nghiệp Đất đai ở Cao Bằng được chia ra làm 3 nhóm đất chính với 24 loại đất khác nhau Đó là:

Nhóm đất núi: đặc trưng cho địa hình núi, có quá trình pheralit yếu, quá trình tích lũy mùn mạnh hơn Đất có hàm lượng mùn khá, có phản ứng hơi chua và tấn mùn dày Trong nhóm đất này có 5 loại đá mẹ là: đá kiểm, đá vôi, nhóm đá biến chất, đá axit (granit) và đá sa thạch Nhóm đất này thường ở địa hình dốc và do địa hình dốc nên rừng

bị tàn phá nhiều Diện tích sử dụng cho nông nghiệp của nhóm này chỉ chiếm khoảng 5,95% so với cả nhóm

Nhóm đất đồi (đất đỏ vàng): đất phát triển trên vùng đồi, núi thấp hoặc địa hình lượn sóng Đất có quá trình tích lũy Fe, Al (sắt, nhôm) có màu đỏ hoặc vàng, hàm lượng NPK không nhiều Mức độ tích lũy này tùy thuộc vào điều kiện khí hậu, địa hình và lớp phủ thực vật Địa hình phần lớn bị chia cắt mạnh, sườn dốc Đất đỏ vàng Cao Bằng chủ yếu phát triển trên các loại đá mẹ: macma, siêu kiềm, macma kiềm, macma axit, đá vôi,

đá trầm tích (phiến thạch, dăm cuội) chiếm diện tích lớn nhất: 47,39%, nghèo đạm và lân; sau đó là nhóm đất phát triển trên đá biến chất (phơrit, gnai, mica) chiếm 31, 23% Ngay trong nhóm đá trầm tích không chứa cacbonnat thì phiến thạch sét chiếm tỉ lệ cao hơn cả, nghèo dinh dưỡng, có phản ứng chua Nhóm đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (F1) đa số có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng Do địa hình dốc, bậc thang, tầng mặt bị rửa trôi sét nên đất có nhẹ đi đôi chút, nhưng tầng sâu thành phần cơ giới thường từ trung bình đến nặng Vì vậy, xét về mặt tổng thể, đất đai Cao Bằng có nhiều mặt ưu thế: đa số đất có tầng dày từ trung bình đến rất dày Nhưng do địa hình bị chia cắt mạnh nên đất có sườn dốc lớn Điều đó làm hạn chế đến sử dụng đất trong nông nghiệp

Nhóm đất bằng - thung lũng: đồi núi Cao Bằng thấp dần từ Bắc xuống Nam và chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam Địa thế hiểm trở, mức độ chia cắt mạnh, núi đá vôi chạy vòng cung dọc biên giới Việt - Trung, từ Bảo Lạc đến Thạch An Cao Bằng

Trang 29

không có những cánh đồng rộng lớn, mà chỉ có những thung lũng nhỏ nằm xen kẽ những vùng núi hoặc lòng máng hẹp ven các con sông tạo thành những dải phù sa nhỏ bé Diện tích nhóm đất này chỉ chiếm khoảng 4,67% so với tổng diện tích điều tra Trong đó bao gồm: nhóm đất phù sa: phù sa được bồi, phù sa không được bồi, phù sa bị glaay, phù sa

có sản phẩm pheralit, phù sa bị ảnh hưởng cacbonnat, phù sa ngòi suối, phù sa bạc màu Nhóm này nhìn chung có thành phần cơ giới nhẹ

Đất thung lũng dốc tụ đa số có thành phần cơ giới trung bình, tầng tích tụ thành phần cơ giới nặng hơn Đất tích cacbonnat ở các thung lũng đá vôi hoặc ở địa hình trũng

bị ảnh hưởng mạch nước chứa cacbonnat, đất thường có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, càng xuống dưới càng nặng hơn Đây là một ưu điểm lớn của quá trình canh tác ở Cao Bằng, đất có nền vững chắc tạo điều kiện cho quá trình giữ nước và phân bón cho cây trồng

2.1.3 Nguồn nước dồi dào thuận lợi cho phát triển nông nghiệp

Cao Bằng có nguồn nước tương đối dồi dào, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp, dịch vụ và đời sống sinh hoạt của nhân dân Mạng lưới sông suối (bảng 2.1) và hồ của Cao Bằng phong phú và đa dạng, hướng dòng chảy chủ yếu theo hai hướng Tây Bắc - Đông Nam hoặc hướng Bắc - Nam Chúng thường được bắt nguồn

từ Trung Quốc và các vùng núi cao như dãy núi Phia Dạ (huyện Bảo Lạc), Phia Oắc (huyện Nguyên Bình) Ngoài hệ thống sông lớn chính như: sông Bằng Giang, sông Hiến, sông Gâm, sông Bắc Vọng, sông Quây Sơn cung cấp một lượng lớn nước cho sản xuất nông nghiệp, Cao Bằng còn có tới 47 hồ lớn nhỏ, trong đó đáng chú ý nhất là Hồ Thang Hen, ngoài việc sử dụng nước cho sinh hoạt hồ còn là nguồn nước phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp Đặc biệt tỉnh còn có trên 100 con sông suối khác với tổng chiều dài hàng ngàn kilômet, có mô đuyn dòng chảy bình quân hàng năm từ 20 - 30 l/giây/km2 Sông, suối Cao Bằng là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho việc tưới các cây nông nghiệp và phát triển thủy điện cỡ nhỏ và trung bình

Trang 30

Bảng 2.1: LƯU LƯỢNG NƯỚC ĐO ĐƯỢC QUA CÁC THÁNG TRONG NĂM 2010 [39, tr.41]

Lưu lượng bình quân tháng (m 3 /giây) Năm

(m 3 /s ec)

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Hiến Bằng Gâm

5,09 1,15 1,32 1,14 1,3 5,87 19,7 13,3

6,67 1,14 1,81 1,11 1,08 5,44 21,6 13,8

8,55 2,13 3,5 1,43 1,65 6,13 27,8 15,3

42,3 4,84 10,2 1,04 4,21 21,3 63,7 40,1

108 12,4 27,7 6,2 9,04

27

158

120

117 14,5 26,9 7,16 10,1 36,4

165

161

141 16,8 32,9 8,94 13,8 46,7

210

188

73,4 6,08 13,2 5,14 5,08 39,4

121

104

40,2 3,77 6,76 3,53 2,97 21,4 66,9 58,3

20,9 2,59 4,32 2,54 2,09 11,8 45,6 39,6

10,2 1,51 2,18 1,7 1,59 8,53 26,5 22,5

48,5 5,7 11,1 3,49 4,53 20,1 79,5 66,5

Nguồn: Chi cục nước tỉnh Cao Bằng

Trang 31

2.1.4 Tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp cao nhưng phần lớn là lao động giản đơn

Cao Bằng là một tỉnh vùng cao có đông đồng bào dân tộc Năm 2010 dân số tỉnh Cao Bằng là 513.108 người, trong đó dân số lao động trong độ tuổi là 324.028 người chiếm 63,15% tổng dân số trong toàn tỉnh

Lực lượng lao động của tỉnh chủ yếu là hoạt động trong các ngành nông nghiệp,

cơ cấu lao động ngành nông - lâm nghiệp năm 2010 chiếm tới 80,4% trong tổng cơ cấu lao động của tỉnh, trong khi đó nhóm ngành công nghiệp - xây dựng chỉ chiếm 6,6%, dịch vụ chiếm 13% Song trình độ học vấn và số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật được đào tạo thấp Đến thời điểm năm 2010, trình độ học vấn của lực lượng lao động tỉnh Cao Bằng vẫn thấp hơn mức trung bình của cả nước và tương đương với mức trung bình của các tỉnh miền núi phía Bắc (lực lượng lao động của Cao Bằng chưa từng được đi học là 51.058 người, tương đương với 16% trên tổng số lao động của tỉnh; trong khi đó lực lượng lao động chưa từng được đi học của các tỉnh miền núi phía Bắc

là 11,3% và cả nước là 4,6%) Lực lượng lao động chủ yếu có trình độ từ không biết chữ đến tốt nghiệp trung học cơ sở khá cao; chất lượng nguồn nhân lực chưa cao lại phân bố không đồng đều; chính sách sử dụng chưa hợp lý Còn thiếu lao động có kỹ thuật và tay nghề cao Đây là một điều vừa hạn chế, vừa là lợi thế Hạn chế là chưa đáp ứng được yêu cầu hiện tại nhưng nếu được đào tạo, sử dụng sẽ có nhiều điều kiện để thúc đẩy tăng trưởng cao

Trang 32

Bảng 2.2 Lực lƣợng lao động theo trình độ đào tạo năm 2010 trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp - thủy sản [55, tr.22]

Số lƣợng Cơ cấu %

I Chưa qua đào tạo 219402 85,53

II Đã qua đào tạo 37114 14,47

Hệ dạy nghề (Tổng cục dạy nghề) 29044 11,32

1 Đào tạo ngẵn hạn (dưới 3 tháng) 19768 7,71

2 Công nhân kỹ thuật 3529 1,38

độ sản xuất nông nghiệp của tỉnh Cao Bằng còn thấp kém, vẫn sản xuất theo kinh nghiệm truyền thống là phổ biến Vì vậy, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng

Trang 33

lao động trong lĩnh vực này đang là trở ngại rất lớn cho phát triển kinh tế và quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi ở tỉnh

2.1.5 Đường bộ nội tỉnh phát triển chậm, không có đường sắt và cảng biển nên gặp nhiều khó khăn về vận tải ra ngoài tỉnh

So với các tỉnh khác trong cả nước, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng còn thiếu và yếu, nhất là giao thông Theo số liệu điều tra năm 2011, toàn tỉnh Cao Bằng có 1.671,57km đường giao thông, trong đó có 5 tuyến quốc lộ đi qua địa bàn với tổng chiều dài 415 km; 6 tuyến đường tỉnh và 91 tuyến đường huyện với chiều dài trên 1.300km và có hơn 1.000 km đường xã, thôn, xóm

Từ năm 2003, tỉnh đã triển khai thực hiện đề án phát triển giao thông nông thôn, đến năm 2011, hoàn thành đưa vào khai thác các tuyến đường quốc lộ quan trọng với chiều dài trên 350 km và 7 tuyến đường tỉnh với chiều dài trên 185 km Đang tiếp tục triển khai các dự án như đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 34, đường tỉnh 206 và một số tuyến đường khác 100% các xã đã có đường ô tô đến trung tâm xã đạt tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn Mở mới, cải tạo, nâng cấp, nhựa hóa mặt đường huyện được 168 km Trong tổng số 8 tuyến đường huyện nằm trong đề án với tổng chiều dài

719 km, hiện nay đã có 5 tuyến với tổng chiều dài 563 km được thông xe 4 mùa; 468

km mặt đường cấp phối và đá dăm; còn lại 156 km mặt đường đất Về đường xã, trong tổng số 1.383 km có 17 km mặt đường bê tông xi măng, 305 km mặt đường cấp phối, còn lại 1.061 km mặt đường đất; xây dựng được 34 cầu treo dân sinh, 55 cầu bê tông cốt thép; các địa phương làm đường dân sinh được 122,7 km

Chất lượng đường bộ nội tỉnh Cao Bằng còn rất thấp, đường cấp phối, đường đá dăm chiếm 24,6%, đường nhựa chỉ chiếm 9,3%, còn lại là đường đất Bên cạnh đó, chất lượng các tuyến quốc lộ qua địa bàn tỉnh được thiết kế với trọng tải và lưu lượng xe dưới 50 xe/ngày đêm, khả năng thông xe và chịu tải rất hạn chế, kết cấu mặt đường láng nhựa đã xuống cấp nghiêm trọng Kết cấu đường không đáp ứng được lưu lượng xe trọng tải lớn, xe chở vượt tải tăng nhanh gây ách tắc và mất an toàn giao thông Hầu hết

Trang 34

các tuyến đường đều thi công dang dở, riêng quốc lộ 3 đã xuống cấp trầm trọng Đường giao thông nông thôn nhỏ, hẹp Nhiều tuyến đường huyện đã xây dựng xong mặt đường nhưng chưa hoàn chỉnh cầu cống, một số tuyến chưa có mặt đường, có đoạn chỉ mới ở dạng khai thông nên vẫn còn 22 tuyến đến xã với tổng chiều dài 156 km chưa được thông xe 4 mùa Đường xã, thôn, xóm còn thiếu và chủ yếu là đường đất (1.061km, chiếm 76,7% so với tổng số) Nhiều tuyến đường đã xây dựng mặt đường cấp phối nhưng nay đã bị xuống cấp nghiêm trọng Các cầu dân sinh nối từ xã về làng, xóm hầu như chưa có (hiện còn thiếu 121 cầu các loại)

Sông, suối Cao Bằng là loại sông, suối nhỏ nhiều ghềnh thác nên khả năng giao thông đường thủy rất hạn chế, chủ yếu vận chuyển theo phương tiện thô sơ là bè, mảng Riêng tuyến sông Bằng Giang từ Mỏ Sắt - thị trấn Nước Hai - thị xã Cao Bằng - thị trấn

Tà Lùng huyện Phục Hòa có điều kiện sử dụng phương tiện giao thông đường thủy lớn hơn, nhưng phải có sự đầu tư của nhà nước để nạo vét lòng sông mở luồng thì mới có thể khai thác được

Mặt khác, một nhược điểm nữa của giao thông Cao Bằng là không có đường sắt

và cảng biển nên việc vận chuyển hàng hóa ra ngoài tỉnh chỉ duy nhất bằng đường bộ, điều này gây ra hạn chế lớn trong việc giao lưu, buôn bán hàng hóa với các tỉnh khác

Trang 35

193 km mương thủy lợi, 12 hồ chứa nước, phục vụ cho 5.601 ha vụ lúa xuân, 14.798 ha

vụ lúa mùa

Tuy nhiên, so với yêu cầu của thực tiễn và so với các tỉnh, thành khác trong cả nước thì hệ thống thủy lợi của Cao Bằng phát triển với tốc độ còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hóa Nguyên nhân là do phần lớn các công trình xây dựng đã lâu nên bị xuống cấp chưa được đầu tư lại Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh

2.2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở tỉnh Cao Bằng từ năm 2000 đến nay

2.2.1 Diện tích trồng lúa giảm, diện tích nuôi trồng các cây, con khác tăng

Đất nông nghiệp cao Bằng chủ yếu được sử dụng trồng cây hàng năm nhưng trong đó tỷ trọng diện tích trồng lúa cũng khá cao, như năm 2001 diện tích trồng lúa chiếm 38,2% trong cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp Vì vậy, trong lĩnh vực xản xuất nông nghiệp của tỉnh Cao Bằng, cây lúa vẫn đóng vai trò là cây chủ lực, đóng góp tích cực vào chương trình an ninh lương thực quốc gia, được tỉnh tập trung chỉ đạo áp dụng các biện pháp thâm canh tiên tiến, tích cực chuyển đổi cơ cấu giống lúa có năng suất cao, chất lượng khá vào sản xuất Với đặc điểm là một tỉnh miền núi biên giới, chịu ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt, không có những cánh đồng rộng lớn, nhiều phù sa như các tỉnh đồng bằng mà chỉ có những cánh đồng nhỏ xen lẫn giữa các thung lũng nhưng việc trồng lúa ở Cao Bằng vẫn được đánh giá cao khi vẫn có những đóng góp tương đối lớn trong tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp trong tỉnh Những thành công của Cao Bằng trên mặt trận sản xuất nông nghiệp không những thể hiện rõ ở năng suất và sản lượng lúa tăng đều theo từng năm mà quan trọng hơn là ở việc bố trí, sắp xếp, thay

đổi cơ cấu diện tích cây trồng, mùa vụ hợp lý

Trang 36

Bảng 2.3: Sự thay đổi diện tích các loại cây trồng và diện tích nuôi thủy sản

Cây ăn quả

Trang 37

Biểu đồ 2.1: Sự thay đổi diện tích các loại cây trồng và diện tích nuôi thủy sản [8]

Thủy sản

Như vậy, trong nội bộ ngành trồng trọt đã diễn ra sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng giảm tỷ trọng diện tích trồng lúa, tăng tỷ trọng diện tích trồng các loại cây khác theo hướng đa dạng hóa sản phẩm hàng hóa Dưới sự tác động của quy luật cung cầu, quy luật giá trị và các quy luật khác theo cơ chế thị trường, nông nghiệp mang tính tự cấp tự túc (chủ yếu là trồng trọt) của tỉnh chuyển dần theo hướng sản xuất hàng hóa, từ sản xuất “để ăn” sang sản xuất “để bán”, phát triển chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản

Với đà tăng dần của tỷ trọng cây trồng ngoài lúa chiếm tới hơn 60% tổng diện tích gieo trồng hàng năm đã đem lại giá trị sản xuất khá lớn trong tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp Năm 2003 tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp là 688,7 tỷ đồng thì trong đó giá trị sản xuất của các loại cây trồng này (15 loại cây) đạt xấp xỉ 281

tỷ đồng, bằng 168% giá trị sản xuất trồng lúa (167,3 tỷ đồng) Đến nay, tính chung giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 20 triệu đồng/ha/năm Cho thấy mức đầu tư thâm canh cây

Trang 38

trồng của Cao Bằng trên một đơn vị diện tích đang theo xu hướng tăng nhanh Phong trào xây dựng cánh đồng 30 triệu/ha ngày càng mở rộng

Số liệu tại bảng 2.3 cũng cho thấy, tỷ trọng diện tích trồng lúa giảm nhưng tỷ trọng và diện tích cây hoa màu, cây ăn qủa, cây công nghiệp đều tăng Ngoài lúa là chủ yếu, Cao Bằng còn chú trọng đầu tư phát triển các cây trồng khác như hoa màu (ngô, khoai, sắn, rau, đậu; cây ăn quả như cam, quýt, bưởi, dứa, nhãn, vải; cây công nghiệp như bông, mía, lạc, thuốc lá, đậu tương, chè đắng…) Kết quả sản xuất các loại cây trồng này những năm qua cũng đưa lại những lợi ích đáng kể làm tăng thêm giá trị trồng trọt, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp Trong đó diện tích của nhóm cây hoa màu và cây công nghiệp tăng nhanh, giá trị sản xuất chiếm tỷ lệ cao nhất trong ngành trồng trọt, đặc biệt là ngô đạt 135,3 tỷ đồng và thuốc lá là 26,5 tỷ đồng năm 2011 Diện tích trồng thuốc lá của tỉnh năm 2011 là 3.436 ha, tăng 109,89% so với năm 2005, năng suất đạt 17,4 tạ/ha, sản lượng 5.972 tấn tăng 138,49% so với năm 2005 Trong chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỉnh Cao Bằng đã sớm xác định phát triển cây thuốc lá thành cây mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp của địa phương

Cây công nghiệp có sự ổn định tương đối bền vững Các loại cây công nghiệp như: trúc sào với diện tích 2.500 ha cung cấp khoảng 2,5 triệu cây trúc mỗi năm cho công nghiệp chế biến; mía nguyên liệu hàng năm được trồng mới 600 đến 1.000 ha, duy trì diện tích mía nguyên liệu khoảng 2000 ha cung cấp cho nhà máy đường đạt 70 – 95% công suất thiết kế; trồng được 890 ha chè đắng, đưa diện tích chè đắng của tỉnh lên khoảng 1.100 ha vừa chế biến tiêu thụ trong nước vừa xuất khẩu; cây hồi được thực hiện lồng ghép trong chương trình 5 triệu ha rừng và hỗ trợ giống đã đạt diện tích khoảng 5.000 ha, chủ yếu ở 2 huyện Thạch An và Trà Lĩnh cho thu hoạch mỗi năm khoảng 350 - 4000 tấn sản phẩm

Tuy nhiên, cơ cấu mùa vụ trên đất ruộng còn nghèo nàn, diện tích lúa xuân 3.559

ha, chiếm 11,8 % diện tích đất trồng lúa cả năm, dân chưa có tập quán trồng cây vụ

Trang 39

đông trên đất 2 lúa và cây vụ đông xuân trên đất lúa 1 vụ, nặng về sản xuất lúa giống cũ của địa phương nên thu nhập không cao

Nhóm cây ăn quả được tập trung chỉ đạo gắn với phong trào cải tạo vườn tạp, đã xuất hiện nhiều mô hình làm kinh tế VAC (vườn, ao, chuồng), VACR (vườn, ao, chuồng, rừng) giỏi Dựa vào khí hậu đặc thù của tiểu vùng núi cao thích nghi nhiều loại cây ăn quả ưa nhiệt và ưa lạnh đạt năng suất cao và chất lượng cao, tỉnh đã chỉ đạo các huyện hướng dẫn nông dân trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao và phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng như: trồng Dẻ ở Trùng Khánh; lê, quýt ở Hà Quảng, Bảo Lạc, Hà Nhì… mà nhiều nơi không có điều kiện phát triển

Bên cạnh đó, dù không phải là tỉnh có lợi thế về thủy sản so với các tỉnh đồng bằng và thủy sản chiếm tỷ trọng rất thấp trong cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp (khoảng 0,29% - năm 2001), Cao Bằng lại có điều kiện địa lý tự nhiên, địa hình phức tạp không thuận lợi cho sự phát triển sản xuất ngành thủy sản một cách chuyên môn hóa

mà chỉ mang tính chất nhỏ lẻ Nhưng so với các tỉnh miền núi, Cao Bằng lại là tỉnh có tiềm năng tương đối lớn về ngư nghiệp với khoảng 1.748 ha, trong đó diện tích ao hồ nhỏ khoảng 185 ha, hồ chứa nhân tạo 230 ha, hồ tự nhiên 40 ha, ruộng trũng 561 ha, và ruộng có khả năng chuyển đổi sang nuôi cá là 732 ha Ngoài ra còn có 2.293 ha sông, suối tự nhiên, có nhiều lưu vực và các loài cá quý hiếm như cá rầm xanh, anh vũ, chiên, lăng Hiện nay, tỉnh đã có sự chuyển dịch bước đầu sang nuôi trồng thủy sản Các loại thủy sản chủ yếu có giá trị kinh tế cao đang được triển khai là cá, tôm Sản lượng thủy sản hàng năm khoảng 260 tấn, chủ yếu là cá do tận dụng những diện tích có mặt nước

để nuôi như ao, hồ, ruộng trũng và một phần (50 tấn) đánh bắt ở sông, suối tự nhiên Những năm gần đây tốc độ phát triển thủy sản khá nhanh, trên 10%/năm Sản xuất ngư nghiệp Cao Bằng đang chuyển dịch từ tập quán nuôi quảng canh, năng suất thấp sang nuôi công nghiệp, nuôi bán công nghiệp và kết hợp nuôi cá trên ruộng trồng lúa nước Giá trị sản xuất ngư nghiệp của Cao Bằng đang từng bước tăng lên Trong những năm

Trang 40

tới Cao Bằng tập trung nâng cao năng suất nuôi trồng thủy sản, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân ngành thủy sản khoảng 30%/năm

Nếu xét về tiềm năng, diện tích đất chưa sử dụng trên địa bàn tỉnh tại thời điểm 01/01/2011 hiện có: 15017,04 ha Trong đó, đất bằng chưa sử dụng 3939,81 ha, đất đồi núi chưa sử dụng 6605,22 ha, núi đá không có rừng cây 4472,01 ha Điều đó đòi hỏi trong quy hoạch nông nghiệp sắp tới của tỉnh cần phải được rà soát và điều chỉnh cho phù hợp với tiềm năng và thực tế sản xuất nông nghiệp của tỉnh

2.2.2 Trong chăn nuôi đàn trâu giảm, đàn bò, lợn và gia cầm tăng nhanh

Số lƣợng (con)

Chỉ số phát triển (%)

Số lƣợng (con)

Chỉ số phát triển (%)

Số lƣợng (con)

Chỉ số phát triển (%)

Ngày đăng: 09/07/2015, 16:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w