- Cây ngô: Đến năm 2015, quy hoạch vùng ngô của Cao Bằng là 19.000 ha. Vùng ngô của tỉnh phân bố tập trung chủ yếu ở 5 huyện là Hà Quảng, Trùng Khánh, Quảng Uyên, Bảo Lạc và Bảo Lâm. Tập trung đưa vào sản xuất 100% giống ngô lai, trong đó 80% là giống ngô lai đơn NK6654 cho năng suất cao.
- Cây thuốc lá: Phát triển vùng thuốc lá sấy vàng tập trung ở 6 huyện: Hòa An, Hà Quảng, Trùng Khánh, Thông Nông, Trà Lĩnh, Nguyên Bình và vùng phụ cận tại các huyện Quảng Uyên, Thạch An, Phục Hòa, Hạ Lang và thị xã với sản lượng đạt 12.300 tấn, đáp ứng yêu cầu cơ bản nhu cầu nguyên liệu cho nhà máy chế biến nguyên liệu thuốc lá của Cao Bằng. Nhiều nơi, thuốc lá đã trở thành nghề chính và thu nhập chính của người nông dân.
67
- Cây mía: Xây dựng dự án phát triển mía đường tập trung tại 3 huyện có vùng nguyên liệu trọng điểm với diện tích 3.000 ha, sản lượng mía đạt 208.800 tấn, sản lượng đường đạt 18.900 - 20.800 tấn, tăng gấp 1,8 lần so với năm 2010, tổng công suất chế biến của nhà máy đạt 1.800 tấn mía/ngày.
- Cây trúc sào: Dự án phát triển cây trúc sào được xây dựng với chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2015 trồng mới 500 ha tại các huyện Nguyên Bình, Bảo Lạc, Thông Nông, đưa tổng diện tích trồng trúc toàn tỉnh lên 3.000 ha (hiện vùng nguyên liệu trúc của tỉnh chủ yếu tập trung ở các huyện Nguyên Bình, Bảo Lạc, Thông Nông, Hòa An với 2.500 ha, diện tích khai thác 888 ha. Đây là loại cây dễ trồng, giá mua cây giống rẻ do được nhà nước hỗ trợ 80% giống và hướng dẫn kỹ thuật, khi bán lại được giá cao, bình quân 5.000 đồng/cây, cây to đẹp được giá từ 6.000 - 7.000 đồng/cây. Hàng năm, trúc sào đã đưa lại thu nhập hàng tỷ đồng cho những người nông dân trồng trúc sào.
- Các loại cây rau quả thực phẩm: trồng rau màu các loại cho giá trị kinh tế cao gấp 3 - 4 lần so với trồng lúa. Hơn nữa, đất trồng rau màu còn có thuận lợi là có thể trồng xen canh gối vụ tận dụng hết đất, nâng cao hiệu quả sản xuất. Nên diện tích các loại rau quả thực phẩm của tỉnh cũng được quy hoạch đến năm 2015 đạt khoảng 5.000 ha.
- Cây ăn quả và các loại cây đặc sản khác như cam, quýt, lê, mác, mật, hạt dẻ…. cần được phát triển trên cơ sở mỗi địa phương xác định những loại cây đặc thù có ưu thế ở huyện, xã mình cần trồng tập trung để sản xuất hàng hóa.
- Cây sắn: được hình thành từ diện tích sẵn có và việc chuyển những diện tích đất ruộng chờ nước trời trồng lúa bấp bênh sang trồng sắn đã đảm bảo thu nhập và thu nhập cao hơn cho nhân dân, nhất là nhân dân vùng đặc biệt khó khăn. Phấn đấu đến 2015 đạt diện tích 4.000 ha trồng sắn tại các huyện Hòa An, Thị xã, Nguyên Bình, Miền Tây Thạch An, Quảng Uyên cung cấp nguyên liệu sắn tươi và sắn lát khô cho nhà máy chế biến tinh bột sắn Cao Bằng công suất 14.000 tấn tinh bột/năm.
68
- Cây chè: được nhà nước hỗ trợ 80% cây giống, chuyển giao công nghệ dâm hom tại tỉnh để cung cấp giống cho sản xuất. Xây dựng dự án chè 5.000 ha vào năm 2015 tại Thị xã và các huyện Hòa An, Nguyên Bình, Trùng Khánh, Thạch an, Thông Nông, Trà lĩnh, Bảo Lạc.
- Cây keo lai, bạch đàn lai cũng được phát triển kết hợp tu bổ khai thác tỉa thưa, tận dụng sản phẩm của rừng để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến bột giấy Cao Bằng. Phấn đấu trồng mới 2.000 ha tại các huyện Hòa An, Thạch An, Nguyên Bình, Thông Nông và Thị xã vào năm 2015.