Mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cao Bằng (Trang 73)

Mở rộng thị trường là một trong những điều kiện thúc đẩy mạnh mẽ việc tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân. Vì vậy, trong hệ thống giải pháp đồng bộ để chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi không thể thiếu giải pháp này. Trong quá trình thực hiện giải pháp này cần chú ý:

Đối với thị trường trong tỉnh, tổ chức thông suốt và rộng rãi hệ thống điều hòa, lưu thông lươn thực thực phẩm giữa các vùng trong tỉnh, bằng cách khuyến khích công ty kinh doanh lương thực và tiểu thương lập mạng lưới đại lý, cửa hàng ở các thôn bản, trung tâm xã, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân mua lương thực, đảm bảo thường

75

xuyên cung cấp đủ lương thực với giá cả ổn định cho lực lượng phi nông nghiệp, những vùng chuyên canh lớn, cây công nghiệp và người nông dân ở vùng sâu vùng xa thiếu lương thực. Hình thành mạng lưới dịch vụ đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngày càng tăng về thịt, cá, trứng, sữa…hàng ngày của nhân dân.

Việc vận chuyển hàng hóa từ Cao Bằng đến các tỉnh thành trong cả nước chỉ duy nhất bằng đường bộ nên còn nhiều khó khăn, do vậy phải chú ý sản xuất các loại sản phẩm có chất lượng cao, ít bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển hoặc tăng chế biến, bảo quản.

Đối với các loại con gia súc, gia cầm trước khi vận chuyển cần chú ý nâng cao thể trạng con vật, sử dụng phương tiện vận tải thích hợp, chế độ vận chuyển phù hợp để đảm bảo an toàn, tỉnh phải có kế hoạch đầu tư, xây dựng các cơ sở chế biến thực phẩm, sản xuất đồ hộp, nhằm nâng cao giá trị nông sản hàng hóa của tỉnh.

Đối với thị trường nước ngoài: Cao Bằng có tiềm năng về thị trường rộng lớn nhất là thị trường Trung Quốc vì cậy cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế, chú trọng hợp tác với Trung Quốc. Thị trường Trung Quốc là một thị trường lớn và tương đối “dễ tính”. Hợp tác với Trung Quốc, nông dân Cao Bằng sẽ có cơ hội lớn, đó là có thể sản xuất được các sản phẩm lớn, cung cấp cho Trung Quốc sản phẩm có chất lượng cao hơn do giảm được chi phí vận chuyển. Sản phẩm của Cao Bằng thu hái tại ruộng chỉ sau vài tiếng là đã có mặt ở bên kia biên giới. Đặc biệt, hợp tác với Trung Quốc, nông dân Cao Bằng sẽ biết được những yêu cầu của việc xuất khẩu hàng hóa và nhu cầu của thị trường thế giới để chủ động điều chỉnh việc khai thác hiệu quả tiềm năng của mình.

Bên cạnh đó, cần phát triển mạng lưới thông tin, nâng cao trình độ tiếp thị, khuyến khích các doanh nghiệp trực tiếp giao dịch, tiếp xúc thị trường nước ngoài, vừa nâng cao nghiệp vụ giao tiếp kinh doanh, vừa nắm vững thị trường giá cả, để ký kết các hợp đồng kinh tế và hoạch định chiến lược phát triển sản phẩm hàng hóa.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cao Bằng (Trang 73)