Chuyển dịch cơ cấu cây trồng lâm nghiệp, mở rộng diện tích vùng nguyên liệu

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cao Bằng (Trang 69)

nguyên liệu cung cấp cho các cơ sở chế biến

Trước xu thế ngày càng phát triển của nền kinh tế - xã hội, đòi hỏi nhu cầu về lâm sản ngày càng lớn cho công nghiệp chế biến, nhu cầu gỗ phục vụ xây dựng dân dụng, nhu cầu gỗ và lâm sản phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân hiện nay riêng trên địa bàn mỗi năm cần cung cấp trên 200.000 m3 gỗ các loại và lâm sản ngoài gỗ. Ngoài ra nhu cầu về lâm sản xuất khẩu đang có triển vọng lớn khi Việt Nam tham gia vào thị trường thế giới. Vì vậy, việc phát triển rừng sản xuất tạo ra những vùng nguyên liệu tập trung đảm bảo đủ khối lượng và chất lượng để cung cấp cho các cơ sở chế biến cần có một chiến lược lâu dài, kế hoạch cụ thể để khai thác và sử dụng có hiệu quả, bền vững tiềm năng rừng và đất lâm nghiệp hiện có của tỉnh.

Do vậy, tỉnh đã xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển rừng và chế biến lâm sản giai đoạn 2010 - 2020 với mục tiêu đến 2015 trồng mới trên 50.000 ha rừng sản xuất, trong đó: từ 2008 - 2010 trồng mới 20.000 ha, từ 2011 - 2015 trồng mới 30.000

71

ha; giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 398,4 tỷ đồng, chiếm 21% giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản; giá trị khai thác lâm sản 354,8 tỷ đồng, gỗ tròn 35.000 - 40.000m3 gỗ/năm, tre, trúc, vầu 15 - 20 triệu cây/năm. Còn đến năm 2020, dự kiến Cao Bằng sẽ đưa tỷ lệ che phủ rừng lên 60%, nâng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 507,3 tỷ đồng, chiếm 27% giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản. Trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu xây dựng lâm phần, đảm bảo cân đối giữa diện tích, chất lượng của rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Chuyển dịch mạnh cơ cấu sang phát triển diện tích rừng sản xuất để chế biến ra các loại sản phẩm chủ lực như chiếu trúc, đồ mộc gia dụng, ván nhân tạo, giấy các loại và các loại hoạt động dịch vụ lâm nghiệp khác, đưa giá trị khai thác lâm sản lên 460,0 tỷ đồng.

Tỉnh chủ trương tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng lâm nghiệp trong những năm tới, tiếp tục mở rộng vùng trúc sào ở Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thông Nông và Hòa An cung cấp nguyên liệu cho chế biến tre trúc. Phát triển và ổn định vùng hồi hàng hóa 5.000 ha tập trung chủ yếu ở huyện Thạch An, Trà Lĩnh, Hạ Lang, Phục Hòa, Bảo Lâm, Bảo Lạc,…phát triển định hình vùng chè đắng 5.000 ha cung cấp nguyên liệu cho cơ sở chế biến chè đắng trong tỉnh. Xây dựng chiến lược phát triển cây lấy gỗ làm gỗ ván dăn, gỗ trụ mỏ, nguyên liệu giấy…đẩy mạnh trồng cây có dầu và lâm sản ngoài gỗ.

Hiện nay, đã có 08 dự án trồng rừng được thẩm định, phê duyệt và đang trong quá trình thực hiện: dự án đầu tư phát triển vùng nguyên liệu gỗ ván công nghiệp; dự án đầu tư phát triển vùng nguyên liệu gỗ bột giấy; dự án đầu tư phát triển vùng nguyên liệu phục vụ nhà máy chế biến gỗ Hối Thăng; dự án đầu tư trồng rừng nguyên liệu D&G; dự án đầu tư phát triển vùng nguyên liệu phục vụ nhà máy chế biến gỗ Hoàng Lâm Hải; dự án đầu tư trồng rừng nguyên liệu giấy huyện Hạ Lang; dự án đầu tư phát triển rừng sản xuất của Công ty cổ phần Đầu tư phát triển HT; dự án đầu tư phát triển rừng sản xuất của công ty Trách nhiệm hữu hạn lâm nghiệp Cao Bằng.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cao Bằng (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)