Thâm canh tăng năng suất cây trồng để giảm diện tích cây lúa chuyển sang cây,

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cao Bằng (Trang 64)

sang cây, con có giá trị cao

Trong quá trình chuyển đổi đi tới nền nông nghiệp hàng hóa, việc bảo đảm an ninh lương thực là điều kiện quan trọng nhất để người nông dân yên tâm thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Vì vậy, cần phải sử dụng hợp lý quỹ đất theo hướng thâm canh tăng vụ, nâng cao hệ số sử dụng đất để giảm diện tích trồng lúa nhưng vẫn đạt năng suất cao và đưa các loại cây, con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, hình thành vùng sản xuất hàng hóa cho năng suất và chất lượng hiệu quả. Đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp, cây rau quả, cây dược liệu và các cây đặc sản khác. Những vùng có cây chủ lực phải được lựa chọn và tập trung sản xuất lớn ngay từ đầu, nếu khả năng phát triển hàng hóa còn lớn và có điều kiện thì cần có dự án và chính sách khuyến khích mở rộng, gắn với quy hoạch xây dựng cơ sở chế biến tương ứng.

Năm 2011, Cao Bằng có gần 95.000 ha (chiếm 14,12% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh) đất dành cho sản xuất nông nghiệp, trong đó diện tích đất trồng lúa là 29420 ha chiếm 31,6% diện tích đất sản xuất nông nghiệp; đất trồng ngô là 38.454,3 ha; đất trồng cây công nghiệp là 18.000 ha; đất lâm nghiệp là 464.151 ha.

Dự kiến đến năm 2020 đất trồng lúa sẽ giảm bớt 3000 ha và được chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản hoặc theo phương thức lúa cá và chăn nuôi, trồng màu. Mở rộng diện tích cây trồng vụ xuân và vụ đông trên đất ruộng bỏ hóa.

Nâng cao trình độ thâm canh, tăng năng suất, bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm. Tổ chức thâm canh cao diện tích chủ động nước, tăng diện tích lúa xuân

66

bằng cách chuyển dần diện tích lúa một vụ hàng năm theo mức độ khống chế của các công trình thủy lợi. Tổ chức thâm canh trên cơ sở đưa những giống lúa mới năng suất cao, chất lượng tốt, những tiến bộ mới về canh tác, về bảo vệ thực vật vào sản xuất lúa. Chuyển những diện tích lúa một vụ bấp bênh, chờ nước trời sang trồng ngô lai ngắn ngày vào vụ xuân và vụ hè thu hoặc đỗ tương hè thu. Hình thành vùng chuyên canh lúa chất lượng cao 3000 ha tại Hòa An, Thị xã và vùng đồng Hà Quảng. Đưa giống lúa như lúa thơm vào sản xuất; khôi phục giống lúa Sáy mạy trên cơ sở áp dụng những biện pháp canh tác tiên tiến, bón phân cân đối để đảm bảo năng suất, chất lượng cao của giống. Nhân rộng mô hình công thức “3 cây + 1 con”: ngô, lạc, thuốc lá và bò ở Hà Quảng ra toàn tỉnh.

Chuyển diện tích 1 vụ lúa thành vụ thuốc lá đông xuân - lúa màu. Áp dụng tiến bộ kỹ thuật về canh tác để hình thành 1.500 ha thuốc lá chất lượng cao tham gia xuất khẩu. Hỗ trợ nông dân chuyển những diện tích một vụ lúa không chủ động nước, những diện tích trồng ngô và đất đồi dưới 15 độ sang trồng mía, tổ chức thâm canh những diện tích chủ động nước, trồng thêm cây ngô, đỗ tương, lạc xen canh mà vẫn đảm bảo diện tích và năng suất mía hàng năm tăng.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cao Bằng (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)