Xây dựng và phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cao Bằng (Trang 70)

Trong định hướng phát triển ngành nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011 - 2015, Cao Bằng vẫn chủ trương đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế

72

nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa. Tiếp tục hình thành và phát triển các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa gắn với chế biến và thị trường. Định hướng này một lần nữa được khẳng định trong chương trình “Phát triển sản xuất hàng hóa nông - lâm - nghiệp giai đoạn 2011 - 2015”. Đây là một chủ trương lớn có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình chuyển đổi từ nông nghiệp tự cung, tự cấp sang nền sản xuất hàng hóa. Chủ trương chung của chương trình là khai thác tất cả các lợi thế của các vùng sinh thái khác nhau của tỉnh để thành hàng hóa với khối lượng đủ lớn, chất lượng tốt có sức cạnh tranh cao trên thị trường để nâng cao và ổn định thu nhập cho người sản xuất. Cụ thể:

Năm 2011 vùng trồng thuốc lá của tỉnh mới chỉ đạt diện tích 3.435,9 ha thì phấn đấu đến 2015 sẽ nâng lên diện tích 5.000 ha, tập trung chủ yếu ở 2 huyện Hòa An và Hà Quảng. Phát triển vùng thuốc lá sấy vàng chất lượng cao để xuất khẩu.

Đến năm 2015, đưa diện tích vùng trồng mía nguyên liệu lên 3.000 ha tại 4 huyện: Phục Hòa, Quảng Uyên, Hạ Lang, Thạch An. Hình thành vùng nguyên liệu sản xuất chuyên canh cung cấp cho Công ty cổ phần mía đường Cao Bằng và xuất khẩu.

Xây dựng vùng ngô hàng hóa với tổng diện tích 19.000 ha, tập trung ở 5 huyện: Trùng Khánh, Quảng Uyên, Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hà Quảng.

Mở rộng vùng đậu tương với diện tích 6.300 ha tập trung tại 4 huyện: Trùng Khánh, Quảng Uyên, Hạ Lang và Trà Lĩnh vào năm 2015, tập trung chỉ đạo đưa giống mới vào sản xuất, phấn đấu đạt năng suất 18 - 25 tạ/ha.

Vùng sản xuất lạc giống với diện tích 2.000 ha tại 5 huyện: Nguyên Bình, Thông Nông, Thạch An, Hạ Lang và Hà Quảng.

Xây dựng vùng trồng trúc sào với diện tích 3.500 ha, tập trung tại 4 huyện: Nguyên Bình, Bảo Lạc, Thông Nông và Hòa An cung cấp nguyên liệu cho Công ty cổ phần chế biến trúc tre xuất khẩu Cao Bằng.

Phát triển vùng chăn nuôi bò tập trung tại 4 huyện: Bảo Lạc, Bảo Lâm, Nguyên Bình và Trùng Khánh.

73

Tập trung xây dựng vùng trồng hồi chủ yếu tại 4 huyện: Thạch An, Trà Lĩnh, Bảo Lạc, Bảo Lâm với diện tích 7.000 ha.

Vùng núi đất Nguyên Bình, Bảo Lạc, Bảo Lâm, vùng tây Thạch An trồng cây lấy gỗ và lâm sản ngoài gỗ (song, mây, dược liệu...).

Phát triển cá nước lạnh ở Phja Oắc - Phja Đén, Tĩnh Túc (huyện Nguyên Bình). Trồng cây ăn quả có múi ở thị xã Cao Bằng, nam Hòa An; trồng Mác mật tại các huyện Thạch An, Trà Lĩnh, Hạ Lang; trồng Dẻ ăn quả ở Trùng Khánh.

Trong đó, chương trình tập trung trước hết vào 4 sản phẩm hàng hóa truyền thống như: thuốc lá, mía, trúc sào và bò. Bốn sản phẩm hàng hóa này sẽ duy trì và mở rộng quy mô, tập trung đầu tư chiều sâu nâng cao năng suất, chất lượng và khối lượng sản phẩm hàng hóa để tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cao Bằng (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)