Chuyển cơ cấu vật nuôi theo hướng tăng đàn trâu, bò, lợn, gia cầm và đẩy mạnh

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cao Bằng (Trang 67)

đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản

Cho tới nay, chăn nuôi vẫn giữ một tỷ trọng thấp trong cơ cấu nông nghiệp (khoảng 30%) và có tốc độ tăng trưởng chậm. Hiện nay, việc đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, xây dựng và phát triển vùng chăn nuôi tập trung tại các xã, phường; chăn nuôi theo quy mô trang trại đang dần hình thành. Phát triển dịch vụ nhà nước, hình thành các thể chế thông qua liên kết nông dân như các hợp tác xã hay hiệp hội. Hoàn thiện và nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống thú y từ tỉnh đến cơ sở.

Ngành chăn nuôi của Cao Bằng đang chủ trương tập trung vào các loại gia súc lớn như trâu, bò, ngựa; gia súc nhỏ như lợn, dê và các loại gia cầm. Dự kiến tăng đàn trâu lên 114.860 con vào năm 2015, tăng bình quân 1% hàng năm; đàn bò tăng 195.640 con, tăng bình quân 5%/năm; đàn lợn tăng 414.630, tăng 4%/năm; đàn gia cầm tăng 2,5 triệu con, tăng bình quân 3%/năm.

Đối với nhóm gia súc ăn cỏ như trâu bò, được coi là thế mạnh của tỉnh miền núi, được tập trung phát triển tại các vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi (vùng gò đồi nơi có diện tích trồng cỏ lớn) chuyển dịch một số chăn nuôi trâu, bò cày kéo tại một số xã vùng thấp sang chăn nuôi trâu, bò thịt. Chăn nuôi của tỉnh đang chú trọng đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trâu, bò thịt theo phương pháp bán công nghiệp, tiến tới quy hoạch vùng chăn nuôi bò thịt chất lượng cao. Chú trọng phát triển đàn bò, dự án phát triển đàn

69

bò đã được triển khai từ đầu năm 2011, được thực hiện tại tất cả các xã, phường, thị trấn có chăn nuôi trâu, bò trên toàn tỉnh; ưu tiên các huyện có tiểm năng phát triển trồng cỏ lớn, như: Nguyên Bình, Bảo Lạc, Thông Nông, Thạch An với nhiệm vụ chủ yếu là bảo đảm nguồn thức ăn cho đàn bò, công tác giống; phấn đấu đến năm 2015 ít nhất 10.000 hộ nông dân áp dụng hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật, bảo đảm nguồn thức ăn cho đàn bò, phát triển giống bò U H’Mông có trọng lượng lớn, chất lượng tốt cung cấp thịt bò cao cấp cho các siêu thị trong nước và khu vực, cải tạo đàn bò Cóc, mở rộng diện tích trồng cỏ. Trong thời gian tới, tỉnh cũng có dự án phát triển bò thịt, thực hiện theo hai hướng lai (giữa bò cỏ và bò Lai Sin, giữa bò U H’mông và bò Lai Sin) để nâng cao tầm vóc và chất lượng. Còn tại các huyện vùng núi đá, để phát triển đàn bò thịt thì cần tạo ra sự chuyển đổi một phần diện tích đất trồng trọt cây lương thực sang trồng cỏ và cải tạo đồng cỏ tự nhiên. Riêng đối với đàn trâu, do đặc tính sinh sản chậm nên khó có thể chuyển đổi ngay được cần phải có quy trình lâu dài, trước mắt tập trung thực hiện cải tạo đàn trâu bằng phương pháp chọn lọc nhân đàn từ trâu nội để từng bước khắc phục sự suy thoái do hiện tượng tự giao trong đàn.

Đối với chăn nuôi lợn, gia cầm: Chăn nuôi lợn và gia cầm rộng khắp ở các địa phương trong tỉnh, tỉnh đã đầu tư xây dựng trại lợn giống có tỷ lệ nạc cao, tăng cường đầu tư chăn nuôi lợn công nghiệp quy mô vừa để cân đối nguồn thịt lợn cho tỉnh; đẩy mạnh công tác thú y, quản lý tốt dịch bệnh, quản lý giết mổ để đảm bảo nguồn thực phẩm sạch cho người tiêu dùng. Chăn nuôi lợn, gia cầm đòi hỏi phải sử dụng lương thực vì vậy cần tập trung phát triển ở các vùng thấp, giữ ổn định đầu con, tập trung nâng cao chất lượng. Chú trọng áp dụng kỹ thuật tiến bộ để cải tiến chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng để rút ngắn thời gian nuôi, giảm chi phí thức ăn, tăng hệ số sử dụng chuồng trại, tăng năng suất. Tập trung chăn nuôi gia cầm theo hướng chăn nuôi gà đồi, sử dụng giống gà địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa. Khuyến khích phát triển chăn nuôi gia cầm tập trung, đặc biệt tập trung vào các giống gà, vịt trứng cao sản (ví dụ như gà Ai cập) để đáp ứng nhu cầu trứng cho thị trường. Chú trọng công tác chọn lọc giống gà

70

địa phương, sản xuất cung ứng các giống gà lông màu như Lương phượng, Tam hoàng…

Đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản, khai thác tốt diện tích mặt nước có để phát triển nuôi trồng thủy sản, tổ chức nuôi cá thâm canh ở những diện tích có đủ điều kiện, sử dụng hết diện tích ao hồ vào chăn nuôi thủy sản, mở rộng diện tích cá + lúa, khuyến khích nông dân chuyển đổi diện tích trồng lúa không hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, quan tâm phát triển cá nước mát.

Ngoài ra, tỉnh cũng quan tâm tới phát triển chăn nuôi gia đình, chú trọng phát triển các đối tượng đặc sản của tỉnh như: lợn đen Lục Khu (Hà Quảng), lợn Táp Ná (Thông Nông), lợn đen Bảo Lạc… Phát triển chăn nuôi các loại động vật hoang dã có giá trị kinh tế như: nhím, hon, lợn rừng, cá sấu, dúi…Phấn đấu nâng thu nhập từ chăn nuôi chiếm tỷ lệ ngày càng tăng và thu hẹp dần khoảng cách so với thu nhập từ ngành trồng trọt.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cao Bằng (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)