Thực hiện dồn điền, đổi thửa, hợp tác sản xuất, phát triển kinh tế trang

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cao Bằng (Trang 74)

76

Từ thực tế sản xuất nông nghiệp của cả nước nói chung và tỉnh Cao Bằng nói riêng có thể thấy ruộng đất manh mún sẽ không thể sản xuất khối lượng hàng hóa lớn, đồng đều về chất lượng, khó hình thành những vùng chuyên canh. Thực hiện dồn điền đổi thửa sẽ tạo ra điều kiện cho sản xuất hàng hóa tập trung theo vùng, theo điều kiện nông thôn. Vì vậy, trong thời gian tới tỉnh cần chú ý đến giải pháp dồn điền đổi thửa, tiếp tục vận động nông dân tự nguyện thực hiện dồn điền đổi thửa và thành lập các tổ hợp tác hay hợp tác xã khuyến khích tập trung ruộng đất để hình thành trang trại. Đặc biệt cần coi trọng phát triển các trang trại quy mô vừa và nhỏ, triển khai mạnh mẽ mô hình liên kết xây dựng trang trại chăn nuôi tập trung hiện đại. Xây dựng quy hoạch các vùng phát triển kinh tế trang trại nhằm phát huy lợi thế cây trồng vật nuôi phù hợp với khí hậu, đất đai để sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hóa có chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh trên thị trường.

3.2.4. Xây dựng chính sách thu hút vốn đầu tư vào nông nghiệp

Muốn sản xuất hàng hóa với khối lượng lớn phải biết khai thác các loại nguồn vốn và sử dụng chúng có hiệu quả gồm vốn trong dân, vốn ngân sách, vốn tín dụng, vốn đầu tư của nước ngoài. Nhu cầu vốn đầu tư cho thủy lợi, giao thông, xây dựng trang trại, mua các loại thiết bị máy móc, giống, vật tư, bảo quản, chế biến sau thu hoạch ngày một tăng. Để đáp ứng nhu cầu về vốn cần nâng cao chất lượng hoạt động của các ngân hàng, mở rộng các dịch vụ ngân hàng mới. Các tổ chức tín dụng tích cực huy động vốn, chủ động cùng với doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ cá thể tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh cho vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh. Thực hiện tốt việc cho vay để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và chính sách cho vay đối với hộ nghèo.

Tạo môi trường hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào nông nghiệp. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách, ODA viện trợ của nước ngoài sử dụng chủ yếu vào việc nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư, tránh đầu tư dàn trải. Cần chuyển mạnh vốn của các doanh nghiệp nhà nước sang tín dụng đầu tư…để kích thích đầu tư,

77

mở rộng diện cho vay đối với các thành phần kinh tế trong những lĩnh vực ưu tiên như trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chế biến nông, lâm thủy sản. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sử dụng chủ yếu vào các cơ sở sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu, đầu tư vào những khu du lịch sinh thái, tham quan… để tận dụng công nghệ, trình độ quản lý, giới thiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình.

3.2.5. Xây dựng hệ thống bảo quản, chế biến, đảm bảo sự đồng bộ giữa các nhà máy, vùng nguyên liệu để tiết kiệm chi phí vận chuyển, giảm tỷ lệ hao hụt nhà máy, vùng nguyên liệu để tiết kiệm chi phí vận chuyển, giảm tỷ lệ hao hụt

Khi xây dựng nhà máy chế biến cần tính đến khả năng chế biến các sản phẩm khác thời vụ để tận dụng công suất máy. Đa dạng hóa các sản phẩm chế biến, kết hợp chế biến các nông sản thực phẩm khác nhằm tận dụng trang thiết bị, nhân lực, tiết kiệm vốn đầu tư, hạ giá thành sản phẩm. Nâng cấp hệ thống chuyên chở và bảo quản, áp dụng các kỹ thuật mới.

Để phát triển chế biến các sản phẩm nuôi trồng của tỉnh cần xây dựng quy hoạch chi tiết các vùng nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến. Xây dựng các mô hình chăn nuôi kết hợp xử lý chất thải bằng hệ thống Biôga ở các địa phương; Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ một phần về giống, đất đai, cơ sở chuồng trại…; Phát triển sản xuất thức ăn gia súc bằng nguyên liệu trong nước nhằm giảm giá thành sản phẩm; Đa dạng hóa các loại sản phẩm; Gắn sản xuất với chế biến bằng việc ký hợp đồng sản xuất giữa cơ sở chế biến với cơ sở nuôi trồng để tạo thị trường ổn định cho người nông dân; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra môi trường, vệ sinh thực phẩm và quản lý tốt hơn về thuốc thú y.

3.2.6. Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật và kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp nghiệp

Kết cấu hạ tầng tốt vừa tạo điều kiện cho sản xuất, lưu thông vừa nâng cao đời sống ở nông thôn, làm giảm bớt sự chênh lệch giữa nông thôn với thành thị, tạo điều diện thuận lợi cho lưu thông hàng hóa giữa các vùng. Tỉnh Cao Bằng đã xác định tăng cường đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn gắn với

78

chương trình xây dựng nông thôn mới. Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, đồng thời có chính sách ưu đãi thu hút vốn của các thành phần kinh tế đầu tư cho ngành nông nghiệp.

Đối với tỉnh thuần nông như Cao Bằng thì công tác thủy lợi cần phải được chú trọng hàng đầu. Vì vậy, công tác thủy lợi luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân quan tâm. Trong giai đoạn qua, nhiều công trình thủy lợi đã được xây dựng và hoàn thiện đưa vào khai thác, tăng công suất tưới tiêu đáp ứng ngày càng tốt cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp.

Trong thời gian tới, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác quy hoạch và quản lý việc thực hiện quy hoạch xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ cho sản xuất, phát triển kinh tế và đời sống nhân dân. Rà soát bổ sung quy hoạch thủy lợi, có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình thủy lợi nhằm từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển của nền nông nghiệp cũng như tạo cơ sở vững chắc cho quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa.

Tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào xây dựng hệ thống thủy lợi và công tác tưới tiêu phù hợp với từng loại cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo ra các vùng chuyên canh có khối lượng hàng hóa lớn, tập trung; chủ động việc phòng chống, hạn chế tác hại của thiên nhiên.

Cải tạo hệ thống lưới điện nông thôn, đưa nhanh các hệ thống thông tin liên lạc, bưu điện, bưu chính viễn thông vào nông thôn:

Về giao thông: cần tăng cường công tác duy tu, bảo dưỡng và từng bước nâng cấp những công trình hiện có để khai thác tối đa khả năng hoạt động, phát huy tác dụng của chúng, đồng thời phải quy hoạch, mở rộng và xây dựng mới những đường giao thông thiết yếu nhất theo hướng ưu tiên các công trình trọng điểm đầu mối. Xây dựng đường tới tất cả các huyện, xã, thôn, bản hiện chưa có đường ô tô tới.

3.2.7. Đẩy mạnh việc đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, gắn đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực

79

Cao Bằng là một tỉnh vùng cao biên giới còn nhiều hạn chế về nguồn lực tài chính và nguồn tài nguyên đang bước đầu được khai thác, nguồn lực con người đóng vai trò khá quan trọng. Do vậy, việc xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực tỉnh Cao Bằng đến năm 2020 là hết sức cần thiết trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Cơ cấu lao động trong ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản toàn tỉnh chiếm tỷ trọng cao nhất (80,4%) trong tổng số lao động. Như vậy, nguồn nhân lực trong nông nghiệp của Cao Bằng có thể nói là khá dồi dào, nhưng trình độ chuyên môn còn thấp, tỷ lệ lao động không được đào tạo nghề ở Cao Bằng rất cao, chiếm tới hơn 80%, còn thiếu lao động có kỹ thuật và tay nghề cao, hệ số sử dụng lao động ở nông thôn mới đạt khoảng trên 70%, năng suất lao động thấp. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động ở Cao Bằng có sự chênh lệch rất lớn giữa thành thị và nông thôn. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động nông thôn quá thấp đang là trở ngại lớn cho phát triển kinh tế và quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở tỉnh.

Xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành nông nghiệp Cao Bằng hiện nay đã trở thành yêu cầu cấp bách, mở ra điều kiện thuận lợi cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa. Để làm được như vậy cần có chính sách thỏa đáng để bồi dưỡng, đào tạo lại và hỗ trợ sử dụng thật tốt nguồn nhân lực hiện có, tổ chức đào tạo lại cho cán bộ kỹ thuật trung tuổi bằng các hình thức bồi dưỡng ngắn hạn, tập huấn theo chuyên ngành ở các trường đại học, các viện nghiên cứu, cập nhật các thông tin khoa học. Đồng thời, phấn đấu đẩy mạnh công tác đào tạo chuyên môn cho lao động nông nghiệp bằng nhiều hình thức.

Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, các cơ sở đào tạo nghề trong các lĩnh vực để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Có chính sách ưu tiên phát triển đào tạo dạy nghề của tỉnh. Nâng cấp những trung tâm dạy nghề có đủ năng lực thành trường dạy nghề để trung tâm được quyền tự quyết trong việc cấp bằng nghề.

80

Hàng năm dành khoản vốn thích đáng cho bồi dưỡng, đào tạo nghề. Xác định ngành nghề trọng điểm, định hướng chương trình đào tạo nghề phù hợp. Chú trọng công tác bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại để nâng cao năng lực, trình độ nhất là kiến thức về kinh tế thị trường…cho đội ngũ cán bộ công chức quản lý nhà nước, đội ngũ cán bộ quản lý các doanh nghiệp, đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, thợ lành nghề, lực lượng lao động trong các ngành nghề ở tỉnh đang thiếu như chế biến nông sản thực phẩm. Tăng cường sự liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các cơ sở sản xuất. Tăng cường năng lực của cán bộ các cấp các ngành trong các hoạt động hình thành, xây dựng dự án, quản lý dự án để có thể đẩy nhanh hơn nữa các hoạt động thu hút và triển khai dự án.

Mặt khác, Cao Bằng cần thực hiện một số chính sách thông thoáng hơn nhằm thu hút nhân tài, kể cả ký hợp đồng nghiên cứu những vấn đề lớn, bức xúc mang lại hiệu quả cao cho xã hội.

Đồng thời trong thời gian tới, Cao Bằng cần đưa trí thức về nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn, mỗi xã cần có ít nhất 1 kỹ sư nông nghiệp làm nòng cốt cho việc thay đổi cách thức làm ăn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để không ngừng tăng năng suất, chất lượng nông sản hàng hóa, tăng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác cho bà con nông dân.

Ngoài ra, tỉnh cần xây dựng chính sách và dành một khoản ngân sách tỉnh để ưu đãi về tiền lương, tiền thưởng và các loại phụ cấp bằng tiền khác cho những chuyên gia, nhân tài về tỉnh công tác, nghiên cứu. Ưu tiên tăng chi ngân sách đầu tư cho giáo dục - đào tạo, đặc biệt chú ý đến vấn đề đào tạo lại cho nhân lực đang làm việc. Hoàn thiện và phát triển mạng lưới thông tin thị trường lao động và dịch vụ về đào tạo, tìm kiếm, giới thiệu việc làm.

81

KẾT LUẬN

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa nói riêng là một trong những nội dung và định hướng chủ yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta trong những năm đầu của thế kỷ 21.

Là một trong những tỉnh nghèo nhất trong cả nước, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, xuất phát điểm đi lên của kinh tế Cao Bằng rất thấp, cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn lạc hậu, chưa chuyển dịch kịp thời theo sự biến động nhanh của nhu cầu thị trường trong và ngoài tỉnh cũng như quốc tế. Sản xuất hàng hóa phát triển chưa mạnh, chất lượng thấp, giá thành sản phẩm còn cao, khối lượng hàng hóa nhỏ bé, sức cạnh tranh trên thị trường còn kém. Vì thế, chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp một cách hợp lý phù hợp với nhu cầu thị trường để xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập và làm giàu cho các hộ nông dân trong tỉnh là mối quan tâm hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh. Đó cũng là yêu cầu khách quan cần phải được giải quyết để mở đường cho sự phát triển lâu dài và bền vững cho nền kinh tế tỉnh nhà, hòa vào nhịp độ phát triển chung của cả nước trong sự nghiệp công nghiệp, hiện đại hóa đất nước.

Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, trong những năm qua Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh đã có nhiều chủ trương, giải pháp để đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhờ đó đã đạt được những thành công nhất định trên mặt trận sản xuất nông nghiệp: cơ cấu sản xuất nông nghiệp của Cao Bằng đã có sự chuyển dịch mạnh theo hướng giảm tỷ lệ trồng trọt tăng tỷ lệ chăn nuôi, năng suất và sản lượng lúa tăng, việc bố trí, sấp xếp, thay đổi cơ cấu diện tích cây trồng, mùa vụ hợp lý, nuôi trồng và khai thác thủy sản cũng có những bước phát triển; cơ cấu giá trị sản lượng và cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của tỉnh cũng chuyển dịch theo hướng tiến bộ; sản phẩm nông nghiệp hàng hóa đã tạo nguyên liệu cho một số nhà máy chế biến đi vào sản xuất ổn định, tăng nguồn thu nhập trên địa bàn, mối quan hệ tác động qua lại

82

lẫn nhau giữa nông nghiệp và công nghiệp được gắn kết chặt chẽ hơn, tạo động lực cho nhau cùng phát triển.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa ở Cao Bằng còn tồn tại nhiều yếu kém như: việc sử dụng đất nông - lâm nghiệp chưa hợp lý, đất nông nghiệp còn bị bỏ hóa nhiều trong vụ sản xuất đông xuân, hệ số quay vòng đất thấp, khai thác chưa đạt hiệu quả cao các tiểu vùng có khí hậu á nhiệt đới; đất chưa sử dụng có khả năng nông nghiệp (độ dốc dưới 20%) đang bị khai thác sai mục đích - trồng rừng theo hướng phòng hộ qua việc thực hiện các dự án trồng rừng. Cơ cấu nông - lâm nghiệp chưa cân đối, nông nghiệp vẫn đã và đang là ngành sản xuất chiếm tỷ trọng lớn (70 - 80%) trong đó chủ yếu là sản xuất lương thực, lâm nghiệp là ngành sản xuất còn chiếm tỷ trọng ở mức thấp (15 - 20%) và thủy sản chiếm tỷ trọng chưa đáng kể (dưới 1%) so với toàn ngành nông - lâm nghiệp nói chung. Tốc độ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm. Tuy đã có sự đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi nhưng sản lượng ít, chất lượng thấp, chủ yếu mới chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội tỉnh, chưa hình thành được những vùng sản xuất hàng hóa trọng điểm với khối lượng lớn, có giá cao, chưa xác định rõ ngành nghề mũi nhọn và đâu là bước đột phá. Năng suất cây trồng, vật nuôi nhìn chung còn thấp, sức cạnh tranh thấp, năng lực chế biến yếu kém, nông dân phải tự tiêu thụ lấy sản phẩm ở dạng nguyên liệu thô nên giá trị gia tăng không cao và sản phẩm hàng hóa chưa vươn ra được thị trường ngoài tỉnh và nước ngoài một cách bền vũng. Một số nhà máy chế biến sản phẩm

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cao Bằng (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)