1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo dục đạo đức mới với sự hình thành, phát triển nhân cách thế hệ trẻ ở Việt Nam hiện nay

115 753 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VŨ THỊ HUÊ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC MỚI VỚI SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH THẾ HỆ TRẺ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VŨ THỊ HUÊ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC MỚI VỚI SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH THẾ HỆ TRẺ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Chuyên ngành: Triết học Mã số : 60 22 80 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN THẾ KIỆT HÀ NỘI - 2012 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1. ĐẠO ĐỨC MỚI, TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC MỚI TRONG VIỆC HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH THẾ HỆ TRẺ 8 1.1. Nhân cách và những nhân tố tác động đến sự hình thành, phát triển nhân cách thế hệ trẻ 8 1.1.1. Nhân cách và tính quy luật của sự hình thành nhân cách 8 1.1.2. Những nhân tố tác động đến sự hình thành, phát triển nhân cách thế hệ trẻ 22 1.2. Đạo đức mới và vai trò của giáo dục đạo đức mới trong việc hình thành phát triển nhân cách đối với thế trẻ hiện nay 36 1.2.1. Đạo đức mới, giáo dục đạo đức mới 36 1.2.2. Vai trò và nội dung của giáo dục đạo đức mới trong việc hình thành phát triển nhân cách đối với thế hệ trẻ hiện nay 46 Chương 2. GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC MỚI TRONG VIỆC HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH THẾ HỆ TRẺ HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 66 2.1. Thực trạng giáo dục đạo đức mới trong việc hình thành, phát triển nhân cách thế hệ trẻ hiện nay ở Việt Nam và nguyên nhân của nó 66 2.1.1. Những thành tựu đạt được trong công tác giáo dục đạo đức mới với việc hình thành, phát triển nhân cách thế hệ trẻ hiện nay 66 2.1.2. Một số hạn chế trong công tác giáo dục đạo đức mới với việc hình thành và phát triển nhân cách cho thanh niên, sinh viên trong các trường đại học ở Hà Nội hiện nay 72 2.1.3. Nguyên nhân của thực trạng trên 77 2.2. Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức mới với việc hình thành, phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ hiện nay ở Việt Nam 79 2.2.1. Phương hướng 79 2.2.2. Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức mới với việc hình thành, phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ hiện nay ở Việt Nam 87 KẾT LUẬN 104 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 106 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Nếu không có tuổi trẻ, sẽ không có sự phát triển nối tiếp lịch sử của mỗi quốc gia, dân tộc cũng như không có sự phát triển của nhân loại. Kế thừa và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta khảng định: “Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Trong mọi thời kỳ cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ cả về trình độ học vấn, chuyên môn đến lý tưởng cách mạng, bản lĩnh chính trị, đạo đức v.v để tuổi trẻ trở thành người chủ tương lai của dân tộc vừa “hồng” vừa “chuyên”, là lớp người xứng đáng kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc vì mục tiêu “độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”. Do đó, Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và rất cần thiết”. Hiện nay, nước ta đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Cơ cấu xã hội cũng đang trong quá trình biến đổi. Phân hóa giàu nghèo,phân tầng xã hội diễn ra phức tạp. Tình hình trên đã và đang tác động đến thế hệ trẻ về ý thức chính trị, tâm trạng, đạo đức lối sống v.v Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội, mở cửa hội nhập quốc tế đang làm cho những tác động đó ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng hơn. 2 Trải qua hơn 25 năm đổi mới, những thành tựu đạt được trong mọi lĩnh vực đã tác động tích cực đến thanh niên, tạo điều kiện cho họ tiến bộ về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, trình độ học vấn, khoa học công nghệ. Thanh niên đã kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng của Đảng. Trên các lĩnh vực của đời sống xã hội đã và đang xuất hiện những nhà quản lý, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà hoạt động nghệ thuật có đức, có tài trong độ tuổi thanh niên. Nét nổi bật của thanh niên nước ta là ý chí vươn lên, tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, ham mê nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ để thoát nghèo nàn, lạc hậu, làm giàu cho bản thân gia đình và xã hội. Có thể nói, đại bộ phận thanh niên cơ bản giữ vững đạo đức cách mạng, sống trong sạch, giản dị, lành mạnh, biết vươn tới các giá trị chân, thiện, mĩ. Thanh niên sống có hoài bão, có lý tưởng, có niềm tin tương lai tươi sáng của dân tộc. Họ dám đấu tranh để bảo vệ cái đúng, bảo vệ lẽ phải, bảo vệ sự công bằng, lên án cái xấu, cái ác như tham nhũng, lãng phí Những tấm gương cao đẹp hy sinh thân mình vì hạnh phúc của nhân dân luôn được tuổi trẻ ngưỡng mộ, học tập và làm theo. Điều đó cho thấy, thanh niên nước ta hiện nay vẫn ý thức rõ trách nhiệm trước Tổ quốc và nhân dân, mong muốn được đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như Bác Hồ kính yêu hằng mong ước. Tuy nhiên, mặt trái của kinh tế thị trường, những thách thức của hội nhập quốc tế, cùng với những âm mưu thủ đoạn nham hiểm của các thế lực thù địch đang tác động mạnh mẽ đến thanh niên, khiến cho không ít người chạy theo lối sống thực dụng, sa ngã, hư hỏng, xa rời các giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, có thái độ thờ ơ, bàng quan trước các sự kiện kinh tế, chính trị của đất nước. Một số thanh niên mơ hồ về bản chất, âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù. Điều nguy hiểm hiện nay là đã xuất hiện bộ phận thanh niên tôn thờ chủ nghĩa cá nhân, sống ích kỷ, chạy theo lợi ích vật chất, coi trọng đồng tiền là trên hết. Cá biệt có một số thanh niên vi phạm vào các tệ nạn xã hội, vi 3 phạm pháp luật. Nhiều vụ án được khám phá trong thời cho thấy tỉ lệ tội phạm trong thanh niên có chiều hướng gia tăng. Tại Đại hội X Đảng ta chỉ rõ: “Tình trạng suy thoái xuống cấp về đạo đức, lối sống, sự gia tăng tệ nạn xã hội và tội phạm đáng lo ngại nhất là trong lớp trẻ” [16, tr.172-173]. Vậy tại sao trong bộ phận thế hệ trẻ hiện nay lại có sự sa sút về phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức pháp luật như vậy. Làm thế nào để khắc phục tình trạng trên. Làm sao xã hội phải giáo dục bồi dưỡng thế hệ trẻ vươn lên để trở thành những con người phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức có một nhân cách phát triển toàn diện, là động lực cho sự phát triển xã hội Việt Nam? Đây là tình huống có vấn đề mà trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội chúng ta phải chú ý giáo dục, xây dựng. Trong các nhân tố tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ thì giáo dục đạo đức mới có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi chính thông qua giáo dục đạo đức mới sẽ góp phần quan trọng vào việc hình thành trong mỗi con người những phẩm chất đạo đức trong sáng, một nhân sinh quan sống tích cực, giúp thế hệ trẻ đứng vững trên mặt trận văn hóa, tư tưởng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, hội nhập quốc tế hiện nay. Tất cả những điều trình bày trên đây là những lý do tôi chọn đề tài: “Giáo dục đạo đức mới với sự hình thành, phát triển nhân cách thế hệ trẻ ở Việt Nam hiện nay”. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Thời gian gần đây có nhiều công trình bài viết, nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Tiêu biểu là một số công trình sau đây: Một số đề tài nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến đạo đức và giáo dục đạo đức: Đề tài cấp Đại học Quốc gia Hà Nội (2003), “Đạo đức thế hệ trẻ trong quá trình chuyển hóa sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - thực trạng vấn đề và giải pháp”; Thái Duy Tuyên chủ biên (Hà Nội, 1994), “Tìm hiểu định hướng giá trị của Thanh niên Việt Nam trong điều 4 kiện kinh tế thị trường”; Mạc Văn Trang chủ nhiệm (1995), “Đặc điểm lối sống sinh viên hiện nay và những phương hướng, biện pháp giáo dục lối sống cho sinh viên” (mã số B94- 38 - 32 ); Bùi Văn Huệ (1996) “Một số suy nghĩ về giáo dục nhân cách cho giáo sinh ở các trường Sư phạm” tạp chí Đại học và giáo dục chuyên nghiệp số 7; Vương Thị Bích Thuỷ (2000) “Kế thừa và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hoá” Tạp chí lý luận; Phạm Huy Thành (2009), “Vấn đề xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay”. Các công trình nghiên cứu nhân cách, nhân cách thanh niên, nhân cách thế hệ trẻ, xây dựng bồi dưỡng nhân cách cho thế hệ trẻ: Mạc Văn Trang (1992) “Những phẩm chất nhân cách cần giáo dục cho sinh viên” Tạp chí Nghiên cứu Đại học và chuyên nghiệp, số 4; Đỗ Huy (1993) “Thẩm định những chuẩn mực giá trị trên bình diện nhân cách” tạp chí Triết học số 3; Nguyễn Quang Uẩn chủ biên (1995), “Giá trị - định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị”; Lê Đức Phúc (1995) “Hình thành và phát triển nhân cách trong kinh tế thị trường” tạp chí Cộng sản số 6; GS Lê Thi (1997) “Vai trò gia đình trong việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam”; Đặng Cảnh Khanh (2000) “Vấn đề toàn cầu hoá và thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay” Tạp chí Cộng sản, Luận án TS của Đặng Thành Quang (2005), “Xây dựng lối sống có văn hoá cho thanh niên thành phố trong công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa”; Trần Văn Miều (2007) “Bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ” Tạp chí xây dựng Đảng. Hoàng Đức Nhuận chủ biên (1995), “Kết quả điều tra về vai trò của nhà trường trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam”; Nguyễn Trọng Bảo chủ biên (1996), “Gia đình, nhà trường, xã hội với việc phát hiện, tuyển chon, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ người tài”; Đỗ Huy (2002), “Cơ chế, chuẩn mực đạo đức xã hội và những hành vi đạo đức cá nhân”, Tạp chí Triết học, 5 Các công trình nghiên cứu giá trị giáo dục đạo đức với việc phát triển nhân cách sinh viên. Luận án Tiến sĩ: “Giáo dục đạo đức với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Trần Sỹ Phán (2000). Luận án Tiến sĩ: “Vai trò của đạo đức đối với sự hình thành nhân cách của con người Việt Nam trong điều kiện đổi mới hiện nay” của Lê Thị Thủy (2000). Luận văn Thạc sĩ “Giá trị văn hóa tinh thần truyền thống với việc bồi dưỡng nhân cách cho sinh viên Việt Nam hiện nay” của Hà Thị Thùy Dương (2001). Luận án Tiến sĩ Triết học “Giáo dục lý luận Mác-Lênin với việc hình thành và phát triển nhân cách ở sinh viên Việt Nam hiện nay” của Hoàng Anh (2006). Qua những tài liệu tìm được, vấn đề giáo dục đạo đức mới với việc hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ hiện nay vẫn là khoảng đất trống. Và thực tế chúng tôi thấy, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống và khảo sát trực tiếp giáo dục đạo đức mới với sự hình thành và phát triển nhân cách thế hệ trẻ hiện nay ở Việt Nam. Đề tài luận văn này hy vọng có được những đóng góp vào việc nghiên cứu làm rõ vấn đề này. Tác giả luôn ý thức đây là một vấn đề quan trọng và một hướng nghiên cứu mới cần đi sâu. Những thành tựu nghiên cứu cũng như những giá trị khoa học nhiều mặt của các công trình được công bố trong và ngoài nước là tài liệu quý cho tôi tham khảo kế thừa trong quá trình nghiên cứu đề tài luận văn này. 6 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích của luận văn Góp phần làm sáng tỏ vai trò và thực trạng của giáo dục đạo đức mới trong sự hình thành và phát triển nhân cách thế hệ trẻ hiện nay ở Việt Nam, từ đó đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức mới với việc hình thành, phát triển nhân cách của đối tượng này ở Việt Nam hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ luận văn - Làm rõ vai trò của giáo dục đạo đức mới trong việc hình thành phát triển nhân cách thế hệ trẻ. - Làm rõ thực trạng giáo dục đạo đức mới trong việc hình thành, phát triển nhân cách thế hệ trẻ hiện nay ở Việt Nam và nguyên nhân của nó. - Đưa ra phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức mới với việc hình thành, phát triển nhân cách của thế hệ trẻ hiện nay ở Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Thế hệ trẻ là một khái niệm rộng chỉ lực lượng xã hội đông đảo ở nhiều lứa tuổi nhưng luận văn chủ yếu nghiên cứu ở nhóm từ 16 đến 30 tuổi. Do đó, khi nói sự hình thành, phát triển nhân cách thế hệ trẻ chính là đề cập sự hình thành và phát triển nhân cách ở những người thuộc độ tuổi này. - Việc khảo sát những tác động của giáo dục đạo đức mới với sự hình thành, phát triển nhân cách thế hệ trẻ Việt Nam cũng tập trung chủ yếu trong giai đoạn từ 1986 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về thanh niên, về vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ. [...]... Giáo dục đạo đức mới trong việc hình thành, phát triển nhân cách thế hệ trẻ hiện nay - thực trạng và giải pháp 7 Chương 1 ĐẠO ĐỨC MỚI, TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC MỚI TRONG VIỆC HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH THẾ HỆ TRẺ 1.1 Nhân cách và những nhân tố tác động đến sự hình thành, phát triển nhân cách thế hệ trẻ 1.1.1 Nhân cách và tính quy luật của sự hình thành nhân cách 1.1.1.1 Khái niệm nhân. .. được thế hệ trẻ hưởng ứng nhiệt tình - Nhân cách của thế hệ trẻ (thanh niên) Việt Nam hiện nay Mỗi cá nhân đều có sự thể hiện nhân cách đặc trưng phù hợp với vị thế xã hội của mình tùy địa vị xã hội khác nhau mà thể hiện nhân cách khác nhau Nhân cách của thế hệ trẻ (thanh niên) là tổng hợp cụ thể của nhân cách, là hình thức biểu hiện tính người ở một lực lượng xã hội đặc thù Có thể hiểu nhân cách ở thanh... của giáo dục đạo đức mới trong sự hình thành và phát triển nhân cách thế hệ trẻ hiện nay Luận văn đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức mới với việc hình thành, phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ hiện nay * Ý nghĩa thực tiễn của luận văn: Kết quả nghiên cứu của luận văn này có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và nghiên cứu triết học về vấn đề đạo đức, ... nhân này với cá nhân khác 1.1.1.2 Tính quy luật của sự hình thành nhân cách Sự hình thành và phát triển của nhân cách gắn liền với sự phát triển của con người qua quá trình giáo dục, tự giáo dục và hoạt động thực tiễn Phẩm chất xã hội và lý tưởng trong xã hội của chủ thể sáng tạo phù hợp với yêu cầu nhân văn hóa con người trong một đời sống cộng đồng đang hướng tới những giá trị, mục tiêu phát triển bền... thể, nhân cách mỗi người hoà vào nhân cách tập thể Thời Trung cổ, theo Kitô giáo, nhân cách chủ yếu hướng về đời sống tinh thần, về những giá trị đạo đức thuần túy, con người sống nhưng luôn chuẩn bị cho đời sống của mình sau khi chết Thời Cận đại, với sự khẳng định giá trị con người, nhân cách đã mang tính độc lập sáng tạo… 1.1.2 Những nhân tố tác động đến sự hình thành, phát triển nhân cách thế hệ trẻ. .. nhân cách, con người ở các trường Đại học, Cao đẳng, trường Chính trị Tỉnh, Thành phố cũng như ở các cơ quan làm công tác tư tưởng văn hoá, các đối tượng quan tâm đến đề tài 7 Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 4 tiết: Chương 1: Đạo đức mới, tầm quan trọng của giáo dục đạo đức mới trong việc hình thành, phát triển nhân cách thế hệ trẻ. .. trả lời của thế hệ trẻ Hà Nội như sau: 1 Đề đạt với trường, khoa, phòng, ban 15,4% 2 Đề đạt với lớp 26,3% 3 Đề đạt với Hội thế hệ trẻ 3,7% 4 Đề đạt với Đoàn thanh niên 2,8% 5 Tâm sự với bạn bè 54,8% 6 Chịu đựng một mình cho qua 15,3% Như vậy, tình bạn rất quan trọng trong hệ thống nhu cầu tình thần của thế hệ trẻ Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, do có trình độ học vấn, thế hệ trẻ đã có sự tiếp thu... ích chung và sự quan tâm, chia sẻ với những người xung quanh dường như bị lấn át bởi việc thực hiện lợi ích riêng, nhu cầu cá nhân ở một bộ phận thanh niên 1.1.2.3 Những nhân tố tác động đến sự hình thành, phát triển nhân cách thế hệ trẻ - Một là, về đặc điểm tâm lý lứa tuổi: Thế hệ trẻ là một khái niệm rộng chỉ lực lượng xã hội đông đảo ở nhiều lứa tuổi nhưng luận văn chủ yếu nghiên cứu ở nhóm từ 16... cách thế hệ trẻ 1.1.2.1 Thế hệ trẻ, nhân cách thế hệ trẻ Thế hệ trẻ là một khái niệm có nội hàm rộng, chỉ một lực lượng xã hội đông đảo ở nhiều lứa tuổi khác nhau (tất cả những con người từ khi mới lọt lòng cho đến 30 tuổi đều có thể coi là thuộc thế hệ trẻ) Với giới hạn, mục đích, nhiệm vụ của đề tài, luận văn chủ yếu tập trung đề cập thế hệ trẻ ở nhóm thanh niên (những người ở độ tuổi từ 16 đến 30)... thanh niên hiện nay rất năng động Thứ hai, thanh niên hiện nay đề cao vai trò cá nhân, cá tính: Kinh tế thị trường có tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách 27 ở thanh niên Việt Nam hiện nay Thanh niên hiện nay có ý thức cao việc khẳng định vị trí của mình trước trước xã hội bằng cách trau dồi tri thức chuyên môn Đồng thời, họ thể hiện rõ vai trò cá nhân, lợi ích cá nhân trong . thành, phát triển nhân cách thế hệ trẻ 22 1.2. Đạo đức mới và vai trò của giáo dục đạo đức mới trong việc hình thành phát triển nhân cách đối với thế trẻ hiện nay 36 1.2.1. Đạo đức mới, giáo. HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH THẾ HỆ TRẺ HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 66 2.1. Thực trạng giáo dục đạo đức mới trong việc hình thành, phát triển nhân cách thế hệ trẻ hiện nay ở Việt Nam. GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC MỚI TRONG VIỆC HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH THẾ HỆ TRẺ 1.1. Nhân cách và những nhân tố tác động đến sự hình thành, phát triển nhân cách thế hệ trẻ 1.1.1. Nhân cách và

Ngày đăng: 09/07/2015, 14:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w