Một số hạn chế trong công tác giáo dục đạo đức mới với việc hình thành và phát triển nhân cách cho thanh niên, sinh viên trong các

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức mới với sự hình thành, phát triển nhân cách thế hệ trẻ ở Việt Nam hiện nay (Trang 76 - 81)

- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

2.1.2. Một số hạn chế trong công tác giáo dục đạo đức mới với việc hình thành và phát triển nhân cách cho thanh niên, sinh viên trong các

hình thành và phát triển nhân cách cho thanh niên, sinh viên trong các trường đại học ở Hà Nội hiện nay

Bên cạnh những kết quả đạt được như trên, công tác giáo dục đạo đức mới trong sự hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ vẫn còn tồn tại những bất cập, hạn chế đó là:

Thứ nhất, về nhận thức một số cán bộ còn quan niệm chưa đúng về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức. Họ cho rằng chỉ cần trang bị những gì mà thế hệ trẻ cần - đó là chuyên môn nghề nghiệp, tiềm năng. Khi kinh tế thị trường phát triển thì trình độ đạo đức của thế hệ trẻ tự khắc được nâng lên. Việc coi nhẹ giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên không chỉ dừng lại trong các nhà trường mà còn là điểm yếu của toàn xã hội. Một số nơi, cấp ủy Đảng thiếu sự chỉ đạo thường xuyên, chính quyền buông lỏng quản lý. Một số tổ chức chính trị - xã hội tập trung đầu tư công sức nhiều vào làm kinh tế , tham gia quản lý, điều hành các dự án… mà ít quan tâm tới trách nhiệm phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo và đoàn thanh niên trong công tác giáo dục thế hệ trẻ.

Chẳng hạn, trên địa bàn thành phố Hà Nội mấy năm trở lại đây đã có những sai phạm rất nghiêm trọng của một số trường đại học. Vụ sai phạm ở

trường Quốc tế châu Á (năm 2002), vụ sai phạm ở trường Đại học dân lập Đông Đô (năm 2001 - 2002). Vụ một số cán bộ, giảng viên trường đại học Thương mại có biểu hiện tiêu cực trong kỳ thi tuyển năm 2002.

Nhà trường có nơi đã bị thương mại hóa nên tình trạng mua bằng, bán điểm xảy ra nghiêm trọng. Hàng loạt vụ tiêu cực trong quản lý thi cử đã không xử lý nghiêm. Những vi phạm kỷ cương phép nước và truyền thống đạo lý nghề dạy học của một số người, ở một số nơi đã làm ảnh hưởng đến việc tuyên truyền, giáo dục đạo đức lối sống cho sinh viên, học sinh.

Ở các trường phổ thông, hiện tượng coi nhẹ các môn lý luận, đặc biệt là môn Lịch sử là đáng báo động.

Từ những năm 30 của thế kỷ trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta sớm quan tâm đến vấn đề giáo dục cho thế hệ trẻ qua kiến thức về lịch sử.

Người viết:

“Dân ta phải biết sử ta,

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”

Tại sao cần phải học, phải biết lịch sử? Bởi, người xưa có câu “ôn cố tri tân”, tức là ôn chuyện ngày xưa để suy ngẫm chuyện ngày nay. Lịch sử chính là điểm tựa của chúng ta, là nơi hội tụ, kết tinh những giá trị tinh thần vô giá của dân tộc. Lịch sử giúp cho chúng ta tự hào về truyền thống anh hùng, bất khuất, mưu trí, sáng tạo của tổ tiên. Qua những trang sử của dân tộc và nhân loại, thế hệ trẻ hôm nay sẽ hiểu sâu sắc hiện tại, tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh cho ngày nay và xây dựng cơ sở cho sự phát triển hợp quy luật của tương lai.

Với môn Lịch sử, tình trạng học sinh không nắm được trị thức cơ bản, nhớ nhầm lẫn niên đại, tên đất, tên người là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Hiểu biết của thanh niên về những vấn đề lịch sử, văn hóa của dân tộc là rất đáng báo động. Theo tác giả Nguyễn Kiến Phước, một cuộc điều tra xã hội ở

Thành phố Hồ Chí Minh mà đối tượng khảo sát là 1.800 học sinh, sinh viên, công nhân, thanh niên nội, ngoại thành thu được kết quả như sau:

- 39% người được hỏi không biết vua Hùng là ai, trong đó có một số học sinh trường phổ thông Hùng Vương.

- 64% không biết Trương Định là ai, thậm chí có phiếu ghi đó là một trong 108 anh hùng Lương Sơn Bạc.

- 49% không biết Trần Quốc Toản là ai

- 43% trả lời Việt Nam có hơn 100 dân tộc [19, tr.126]

Việc xem Lịch sử là “môn phụ” trong nhà trường là một quan niệm sai lầm, phản giáo dục, làm cho kiến thức học sinh què quặt, nông cạn, thiếu toàn diện khiến cho suy nghĩ và hành động của các em trở nên mất phương hướng.

Thứ hai, bản thân ngành Giáo dục, trước hết là các nhà trường còn nhiều yếu kém và lúng túng trong việc giảng dạy các môn lý luận chính trị, thể hiện chủ yếu trên các mặt:

Một là, ở những mức độ khác nhau, các nhà trường đều nhận thức được tầm quan trọng của công tác chính trị, tư tưởng và đã tổ chức các hoạt động giáo dục bồi dưỡng cho thanh niên, sinh viên theo quy định của ngành. Việc giảng dạy các môn lý luận chính trị cho sinh viên còn bị coi nhẹ, còn mang tính hình thức, một số môn học cắt xén cả về thời gian học tập và nội dung. Ví dụ như, môn đạo đức học. Môn học này chỉ được dạy ở một số trường như Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn hay các trường sư phạm, Học viện An ninh, Học viện cảnh sát nhân và hệ thống trường Đảng trong toàn quốc… còn một số trường khác do quan niệm học chuyên môn là chính nên đã không quan tâm đến môn học này. Các chủ trương, chính sách cụ thể liên quan đến đời sống, học tập, việc làm của học sinh, sinh viên thì thông tin quá ít ỏi và thường chậm, việc giải thích, hướng dẫn thực hiện thiếu sự nhất quán, thậm chí nhiều chủ trương thay đổi liên tục gây thắc mắc, lúng túng trong thanh niên, sinh viên. Nhiều sai phạm kéo dài không được uốn nắn, chấn chỉnh kịp

thời. Nhìn chung, trong thời gian qua, hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, chính trị con rất thấp và còn mang tính hình thức chung chung, cố gắng lấy thành tích và báo cáo cho phù hợp.

Hai là, việc giáo dục, hướng nghiệp cho thanh niên sinh viên ít được chú ý theo định hướng, nhu cầu của đất nước (về số lượng, tỷ lệ cơ cấu theo ngành nghề, cấp bậc đào tạo…), mà có lúc còn bị lạc hướng, chạy đua, tập trung vào các ngành nghề hiện được coi là “mốt”. Việc mở các lớp đại học tại chức, đại học từ xa tràn lan và cấp bằng có khi tùy tiện, vô hình trung tạo ra một lớp người coi thường việc rèn luyện, phấn đấu vì giá trị lao động và trí tuệ đích thực; coi trọng các hư danh và giá trị vật chất, thiếu trách nhiệm với gia đình, quê hương, đất nước. Như vậy, đây không còn thuần túy là vấn đề đào tạo chuyên môn, mà là cả vấn đề đạo đức, nhân cách, trách nhiệm của toàn xã hội đối với thế hệ trẻ.

Ba là, vấn đề đời sống, đảm bảo điều kiện sinh hoạt, học tập, rèn luyện, vui chơi cũng có ảnh hưởng lớn đến giáo dục đạo đức, ý thức chính trị cho thế hệ trẻ. Các hoạt động văn hóa văn nghệ vui chơi giải trí chỉ được tổ chức trong những thời điểm nhất định, mang tính chất phong trào, không có hình thức vui chơi giải trí cho mọi sinh viên, hàng ngày sau những giờ học tập căng thẳng. Các phương tiện giải trí khác như truyền hình, sách báo và các phương tiện vui chơi trong các trường còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu số đông thế hệ trẻ.

Ở các trường đại học hiện nay, đời sống của thanh niên, sinh viên, nhất là thanh niên sinh viên từ các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, khó khăn gay gắt (đặc biệt là vấn đề nhà ở của thanh niên sinh viên. Hiện nay, số lượng phòng ngủ trong ký túc xá chỉ đáp ứng được khoảng 30% có chỗ ở cho thanh niên, sinh viên trừ những trường hợp ở ngoại thành như trường Đại học Nông nghiệp I…). Bên cạnh việc đại bộ phận số thanh niên, sinh viên này cố gắng khắc phục khó khăn, bảo đảm học tập bằng các việc làm chính đáng, cũng còn

một số ít tìm cách xoay sở bằng mọi cách, kể cả vi phạm pháp luật và các quy định chuẩn mực về nếp sống đạo đức. Môi trường văn hóa xã hội quanh các trường không phải ở mọi nơi đều lành mạnh. Những kẻ xấu vì đồng tiền sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn dụ dỗ, lôi kéo, giăng cạm bẫy để đưa học sinh, sinh viên sa ngã vào con đường bất chính như, cờ bạc, nghiện hút, ma túy, ăn chơi, trụy lạc, mại dâm, trộm cắp… Từ đó, các âm mưu và thủ đoạn “diễn biến hòa bình” có mảnh đất thuận lợi để thực hiện. Bị thất bại trong chiến dịch “chuyển lửa về quê nhà” cuối những năm 80, 90 của thế kỷ XX các thế lực thù địch và kẻ xấu chuyển sang những thủ đoạn tinh vi và nguy hiểm hơn như: tăng cường tiếp sức cho việc buôn bán ma túy nhằm vào đối tượng học sinh, sinh viên; đưa sách báo văn hóa phẩm độc hại bằng kỹ thuật cài đặt vào các chương trình máy tính, tổ chức các hoạt động tôn giáo trái pháp luật trong thanh niên, sinh viên… Mặt khác, do tác động của mặt trái kinh tế thị trường dẫn tới hiện tượng thương mại hóa trong các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí… đều ảnh hưởng không nhỏ đến sự rèn luyện phấn đấu cho thanh niên, sinh viên.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ ba (khóa VIII) của Đảng đã giao nhiệm vụ giáo dục trong nhà trường phải tăng cường giảng dạy các môn khoa học xã hội - nhân văn, đưa việc giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh thành bộ môn trong nhà trường, tổ chức giảng dạy và học tập tốt môn Triết học Mác -Lênin. Ở tất cả các cấp học phải dạy tốt, học tốt môn ngữ văn, văn học, lịch sử và địa lý Việt Nam, địa phương học để từ đó giáo dục lòng yêu quê hương để các em lớn lên trong tình cảm yêu thương, đoàn kết gắn bó với Tổ quốc và dân tộc. Nền giáo dục nước ta phải đào tạo nên những con người có bản lĩnh làm chủ đất nước mình, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Thứ ba, về phía gia đình, vấn đề giáo dục đạo đức cũng chưa được quan tâm đúng mức. Gia đình là môi trường quan trọng trong hình thành nhân

cách của thanh niên, sinh viên. Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con cái thành người. Tất cả mọi lời nói, cử chỉ của thành viên trong gia đình đều ảnh hưởng sâu sắc đến con trẻ, trong khi đó nhiều gia đình, các ông bố, bà mẹ mải lo làm ăn kinh tế, ít quan tâm tới viêc giáo dục con cái, thậm chí một số còn làm gương xấu cho con cái. Hiện nay, một số bậc cha mẹ đẩy trách nhiệm giáo dục cho nhà trường. Chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa gia đình và nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ.

Để đánh giá về thực trạng đạo đức của thanh niên, sinh viên giai đoạn 1998 - 2003, Trung ương Hội sinh viên đã tổng kết sau:

- Còn có một bộ phận sinh viên còn mơ hồ về lý tưởng cách mạng, ngại tham gia các hoạt động đoàn thể, ý chí phấn đấu chưa cao.

- Một số sinh viên còn lười học, có một số vi phạm nội quy, quy chế, thiếu trung thực trong học tập, gian lận trong thi cử. Hiện tượng mua bán điểm còn ngấm ngầm xảy ra trong một số trường. Vẫn còn một số sinh viên chỉ thích hưởng thụ, không nghĩ đến nghĩa vụ và trách nhiệm với nhau, xa lạ với đạo đức của người Việt Nam. Tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc trong sinh viên tuy có giảm nhưng chưa triệt để. Những hiện tượng này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập và kết quả rèn luyện của sinh viên.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức mới với sự hình thành, phát triển nhân cách thế hệ trẻ ở Việt Nam hiện nay (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)