- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
2.1.1. Những thành tựu đạt được trong công tác giáo dục đạo đức mới với việc hình thành, phát triển nhân cách thế hệ trẻ hiện nay
mới với việc hình thành, phát triển nhân cách thế hệ trẻ hiện nay
Một là, sự chủ động của các tổ chức chính trị - xã hội.
Giáo dục là một yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách con người. Gia đình, nhà trường và các tổ chức chính trị - xã hội là các thiết chế, tổ chức có chức năng giáo dục nhằm giúp cho thế hệ trẻ hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách để bước vào cuộc sống độc lập sau này. Kết quả của sự giáo dục ở đây liên quan mật thiết đến tính cách, lối ứng xử của họ, là “hành trang” mà họ sẽ mang theo trong suốt quãng đời còn lại. Thông qua giáo dục con người tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu của xã hội.
Từ khi ra đời cho đến nay, Đảng ta luôn xác định được vai trò quan trọng của giáo dục trong việc hoàn thiện nhân cách của mỗi con người. Đặc biệt là trong giáo dục đạo đức mới cho tầng lớp thanh thiếu niên. Bởi vì, đạo đức mới định hướng cho phát triển, điều chỉnh suy nghĩ và hành vi con người, thông qua cách ứng xử hàng ngày nói lên trình độ nhận thức văn hóa đạo đức của mọi người.
Để tìm ra biện pháp giáo dục đạo đức mới cho thế hệ trẻ, Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị, Đoàn thể xã hội đã có những chính sách xã hội cụ thể thiết thực, quan tâm đến đời sống, việc làm của thanh niên như: chính
dụng thanh niên làm việc trong các cơ quan đơn vị. Việc xóa đói, giảm nghèo, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, thực hiện chính sách với gia đình có công, phụng dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng, hỗ trợ gia đình, cá nhân có hoàn cảnh khó khăn… đều lôi cuốn sự tham gia tích cực, nhiệt tình của các tầng lớp thanh niên.
Đối với các tổ chức Đoàn: Để khuyến khích và động viên thanh niên, học sinh vươn lên trong học tập và rèn luyện, hỗ trợ cho học sinh nghèo, Trung ương Đoàn và Hội liên hiệp thanh niên lập ra quỹ như quỹ hỗ trợ tài năng trẻ, quỹ giúp bạn nghèo vượt khó bên cạnh các loại học bổng truyền thống. Hàng năm các tổ chức Đoàn đều có bình xét “Những gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu trong năm” và nhiều giải thưởng khác. Các hoạt động khuyến tài, khuyến học, hướng nghiệp được tổ chức nhiều ở các trường với hình thức như: Hội nghị nghiên cứu khoa học, Hội thi Olympic các môn học, Olympic tìm hiểu truyền thống… Hơn nữa, việc kết hợp đồng thời hai phong trào “Tuổi trẻ giữ nước” và “Thanh niên lập nghiệp” do Đoàn thanh niên tổ chức đã mang lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục, bồi dưỡng thanh niên về mọi mặt. Đó chính là sự hưởng ứng và tham gia ngày càng tự giác của đông đảo đoàn thanh niên vào các chương trình, các hoạt động của Đoàn, góp phần đào tạo lớp thanh niên mới, năng động, hăng hái đi đầu trong công cuộc đổi mới, mong muốn vươn lên xây dựng cuộc sống ngày càng đầy đủ cho cả bản thân, gia đình và xã hội. Thông qua hai phong trào này, tổ chức Đoàn gần gũi thanh niên hơn, thanh niên đến với Đoàn đông hơn, tự giác hơn, từ đó Đoàn có thể làm tốt hơn công tác đoàn kết, tập hợp, giáo dục thanh niên và xây dựng tổ chức Đoàn.
Hai là, việc giáo dục đạo đức trong nhà trường luôn được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
Hàng năm chúng ta đã tăng đáng kể về mặt ngân sách cho giáo dục đào tạo. Hàng năm các chỉ số ngày càng tăng lên. Ví dụ theo báo cáo tình hình
thực hiện kế hoạch và ngân sách năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ông Nguyễn Văn Ngữ cho biết: Tổng chi ngân sách giáo dục được giao năm 2010 là 4.937,497 tỷ đồng, trong đó vốn trong nước 4.011,31 tỷ đồng, vốn ngoài nước là 926,18 tỷ đồng. Ngày 25/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch và ngân sách năm 2010, dự toán cho năm 2011 các đơn vị trực thuộc Bộ. Theo đó, tổng dự toán chi ngân sách nhà nước 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo là 5.081,6 tỷ đồng, tăng 2,9% so với năm trước. Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự toán ngân sách nhà nước năm 2012 cho ngành giáo dục. So với năm 2011, con số này tăng 5,4% và đạt gần 5.800 tỷ đồng. Nguồn ngân sách nhà nước tăng chứng tỏ việc đầu tư cho giáo dục - đào tạo được chú trọng đặc biệt. Chứng tỏ Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến đầu tư thích đáng cho nguồn nhân lực tương lai.
Sự nghiệp giáo dục “trồng người” trong thế hệ trẻ là nhiệm vụ thường xuyên nhưng vô cùng quan trọng. Ngày nay, sự lạc hậu về giáo dục sẽ phải trả giá đắt trong cuộc chạy đua trong thế kỷ XXI mà thực chất là chạy đua về trí tuệ và phát triển giáo dục trong cách mạng khoa học và công nghệ. Hàng loạt các vấn đề đặt ra đối với thế hệ trẻ, làm sao để họ đủ sức đáp ứng yêu cầu hết sức nặng nề nhưng vẻ vang mà đất nước đặt lên vai họ? Làm thế nào để họ có thể tự định hướng đúng trong đời sống kinh tế thị trường hiện nay và đứng trước âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch… Từ đây, có thể suy ra tầm quan trọng của giáo dục, rèn luyện thế hệ trẻ về các mặt chính trị, tư tưởng, đạo đức và phát triển các năng lực tư duy lý luận… Kết quả thành tựu của hai mươi nhăm năm đổi mới đã chứng minh cho quan điểm đúng đắn của Đảng “giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Đảng đã nhận thức rõ tầm quan trọng của giáo dục - đào tạo. Nhà nước đã có đầu tư thích đáng cho giáo dục, cùng với sự nỗ lực vươn lên của ngành giáo dục, của các trường, của học sinh, sinh viên và toàn thể xã hội.
Hiện nay, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên, sinh viên được các trường học trên khắp cả nước xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Một trong những nét nổi bật về sự chuyển động tích cực tạo nên thành quả giáo dục đạo đức đối với thế hệ trẻ trong trường học là sự xuất hiện nhiều hình thức phong phú để thực hiện giáo dục đạo đức trong nhà trường và sinh hoạt ngoài nhà trường là giáo dục nội khóa gắn liền với giáo dục ngoại khóa với sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Đoàn thanh niên và giáo viên trong nhà trường qua các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” “Tham quan di tích lịch sử”… các hội thi, các đợt du khảo và sinh hoạt ngoài trời, cuộc hành trình về nơi có chiến tích cách mạng “Đi tìm địa chỉ đỏ”, “Địa chỉ cho những tấm lòng từ thiện”… đã đem lại những cảm nhận chân thực và sâu sắc về con người, về cuộc sống trong thời kỳ đổi mới, về cách mạng và truyền thống anh hùng của dân tộc, của Đảng, về lý tưởng sống và ý nghĩa cuộc sống cho sinh viên. Đó thực sự là nguồn nuôi dưỡng tinh thần trong sáng, là hành trang để thanh niên, sinh viên tiếp nhận những giá trị văn hóa và chuẩn mực đạo đức một cách tự nhiên, đồng thời biến nó thành nhu cầu đạo đức và văn hóa đạo đức trong cuộc sống hàng ngày của mình.
Ba là, giáo dục đạo đức, đạo đức mới thông qua các phong trào chính trị xã hội - thực tiễn.
Thế hệ trẻ luôn có tinh thần vươn tới cái đẹp, ngưỡng mộ các thần tượng. Tâm hồn họ trong sáng nên dễ tiếp cận với chân - thiện - mỹ. Hơn nữa, xét về mặt trình độ nhận thức của thế hệ trể bây giờ đã được nâng lên rất nhiều, nên trước những tác động giáo dục có chủ đích của gia đình, nhà trường và các lực lượng xã hội hoàn toàn đủ khả năng nhận thức và tự đánh giá đúng - sai, tốt - xấu. Như Lênin đã nói “chúng ta không tin vào việc rèn luyện, giáo dục và học tập nếu những việc đó chỉ đóng khung trong nhà trường và tách rời cuộc sống sôi nổi”. Nghĩa là học phải đi đôi với hành. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng nhắc rằng: Học phải đi đôi với hành, lý luận phải
đi đôi với thực tiễn. Vì, lý luận mà không có thực tiễn là lý luận suông, thực tiễn mà không có lý luận soi đường là thực tiễn mù quáng. Mọi sự tách rời giữa lý luận với thực tiễn, lời nói với việc làm đều đáng phê phán, có thể nói: “Nhà giáo dục lớn nhất vẫn là thực tiễn, nhà trường lớn nhất vẫn là cuộc đời. Không có gì làm mất uy tín của giáo dục - nhất là giáo dục đạo đức - hơn là sự tách rời giữa lời nói với việc làm, giữa lý luận và thực tiễn”. Với ý nghĩa đó, việc tổ chức một cách hợp lý, có kế hoạch các chương trình, các phong trào hoạt động nhằm giáo dục đạo đức cho sinh viên, thanh niên là việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa to lớn trong điều kiện hiện nay. Đó là việc động viên, tổ chức lôi cuốn thanh niên tham gia các hoạt động: chính trị, xã hội, lao động, sản xuất, kinh doanh, thực nghiệm khoa học kỹ thuật, từ thiện nhân đạo, thể dục thể thao và vui chơi giải trí… qua đó từng bước nâng cao kiến thức, bồi dưỡng tình cảm, phát huy năng lực sáng tạo, rèn luyện kỹ năng, giác ngộ chính trị, ý thức đạo đức cho thanh niên và đoàn kết lực lượng trẻ của dân tộc.
Nhiều tổ chức cơ sở Đoàn và Đoàn trường ở các trường phổ thông bằng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau, đã phát động nhiều phong trào cho sinh viên, học sinh tham gia như: “Thanh niên lập nghiệp”, “Tuổi trẻ giữ nước”, “tháng thanh niên”… và nhiều phong trào do sinh viên phát động mang ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc như: các phong trào đền ơn đáp nghĩa, hiến nguyện, tiếp sức mùa thi… được đông đảo thanh niên, sinh viên ủng hộ và tham gia nhiệt tình. Ngoài ra, còn có nhiều cuộc thi được tổ chức trong nhà trường cho thanh niên, sinh viên có điều kiện tìm hiểu sâu hơn về truyền thống dân tộc như: “Tìm hiểu 1000 năm Thăng Long - Hà Nội”, “Tìm hiểu 75 năm truyền thống của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh”, “Tìm hiểu văn hóa Việt - Nhật”, “Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh sáng mãi tên Người”,…
Bốn là, giáo dục đạo đức mới thông qua các tấm gương “người tốt, việc tốt”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy chúng ta phải lấy “gương người tốt, việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau”, Người cho rằng đây là một trong những cách tốt nhất để xây dựng con người mới, cuộc sống mới. Giá trị văn hóa đạo đức của dân tộc được biểu hiện một cách sinh động, cụ thể trong từng hành vi, từng con người. Bởi lẽ, người tốt việc tốt cũng là người đẹp, việc đẹp đó là những con người sống phù hợp với đạo đức và thẩm mỹ. Người tốt, việc tốt là những người có ý chí phấn đấu vươn lên trong mọi lĩnh vực làm giàu bằng tài năng và ý chí trong kinh doanh, là phát minh sáng chế trong khoa học, là cao hơn, nhanh hơn trong thể thao, là xả thân vì nghĩa lớn trong phòng chống tội phạm… Mọi người tốt, việc tốt có các giá trị thẩm mĩ khác nhau nhưng tựu chung lại vẫn là hướng tới cái đẹp, cái đúng, cái thiện. Qua đó, nó giáo dục con người lòng yêu nước, ý thức cộng đồng và tinh thần quốc tế, đồng thời nó thôi thúc thanh niên sáng tạo nhiều cái đẹp, đó là nền tảng hình thành đời sống văn hóa. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng(báo, đài), các tấm gương điển hình, những cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực khác nhau tạo động lực cho thế hệ trẻ phấn đấu và làm theo. Từ đó, dần hình thành nên các phong trào thi đua sôi nổi, lập thành tích phấn đấu xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.
Ngày nay, xung quanh ta luôn xuất hiện nhiều “người tốt, việc tốt” qua những việc làm âm thầm, lặng lẽ thật đáng tuyên dương. Từ một cô giáo trẻ người Kinh không quản ngại khó khăn, vất vả tình nguyện lên vùng cao chăm lo mở lớp, đi vận động từng gia đình con em đồng bào dân tộc thiểu số được đi học để biết “cái chữ” đến một số tổ chức chính trị - xã hội, địa phương, đơn vị phát động phong trào học tập theo gương anh Nguyễn Văn Thạc, bác sĩ Đặng Thùy Trâm đã khơi gợi lại thanh niên cả nước ngọn lửa truyền thống
“Mãi mãi tuổi 20”, nhiều chương trình hành động thiết thực, bổ ích thu hút đông đảo mọi tầng lớp nhân dân quan tâm, hưởng ứng.
Ngoài ra, một bộ phận thanh niên ngày nay đã chủ động tìm hiểu, say mê tìm hiểu các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc Việt Nam. Tiêu biểu là thầy giáo trẻ Nguyễn Trần Khánh Phong (ở huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế) đã dành tất cả tiền lương của mình để sưu tập các vật dụng và dụng cụ sinh hoạt văn hóa của người Tà Ôi với niềm đam mê và mong muốn sau này xây dựng nên một trung tâm, thông tin văn hóa về người Tà Ôi nhằm lưu giữ và làm phong phú thêm tính đa dạng của văn hóa Việt Nam.