Nguyên nhân của thực trạng trên

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức mới với sự hình thành, phát triển nhân cách thế hệ trẻ ở Việt Nam hiện nay (Trang 81 - 83)

- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

2.1.3. Nguyên nhân của thực trạng trên

Một là, sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa cao độ với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nên kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường. Chính sự chuyển đổi này đã làm biến đổi thang giá trị, các chuẩn mực đạo đức khác nhau. Mặt khác, hệ thống pháp luật còn thiếu đồng bộ, việc kiểm tra giám sát và thực thi pháp luật chưa nghiêm, nhiều nơi buông lỏng. Trong xã hội, tình trạng buôn bán gian lận, tham nhũng… làm hàng giả thậm chí làm bằng giả ngày một gia tăng. Những hiện tượng tiêu cực trong nhà trường và xã hội do tác động mặt trái kinh tế thị trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống đạo đức của thế hệ trẻ. Mối quan hệ thầy trò

ngàn đời “tôn sư trọng đạo” đã bị phai nhạt dần. Quan hệ tình bạn, tình yêu bị thương mại hóa, bị lợi dụng theo chiều hướng xấu. Lối sống thực dụng, ích kỷ cá nhân ngày càng lấn át trong đời sống của thế hệ trẻ. Đây là tình huống có vấn đề mà đòi hỏi trong quá trình xây dựng, giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ phải chú ý đến giải quyết. Phải có những giải pháp thiết thực, hướng dẫn, giúp đỡ họ trong việc chuyển đổi hệ thống giá trị cũ bằng những giá trị trong việc rèn luyện, xây dựng đạo đức.

Hai là, nền kinh tế nước ta hiện nay đứng trước nhu cầu phải mở cửa giao lưu, hội nhập. Đây là cơ hội tốt cho các thế lực thù địch lợi dụng (đứng đầu là Đế Quốc Mỹ) với âm mưu diễn biến hòa bình. Thực chất nó chính là “chiến thắng không cần chiến tranh” đối với tất cả các nước xã hội chủ nghĩa và Việt Nam là một trong những mục tiêu. Chúng tìm mọi cách nói xấu tuyên truyền văn hóa phẩm độc hại vào nước ta nhằm mục đích phá hủy công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Việt Nam và phá hủy tầng lớp trẻ ưu tú Việt Nam bằng cách mua chuộc, khống chế, lôi kéo thanh niên, sinh viên vào con đường sa đọa về đạo đức, lối sống.

Ba là, thế hệ trẻ là những người có tinh thần ham mê học hỏi, tích cực học tập những cái mới, ưa mạo hiểm, thích khám phá. Tuy nhiên, bên cạnh đó họ cũng có những yếu điểm như ham chuộng hình thức, thiếu kiến thức thực tế, thích đua đòi, chạy theo cái lạ, dễ bị kích động, lôi kéo. Họ thích hành động theo mình,thích được hơn người… do đó dẫn đến tệ tiêu xài hoang phí. Những hành động cao đẹp, chân chính dường như bị mờ nhạt dưới cơ chế thị trường.

Bốn là, một bộ phận thế hệ trẻ còn thiếu ý thức tu dưỡng, không chịu học hành. Bộ phận ấy, một phần do họ được sinh ra trong gia đình khá giả đã ỷ lại bố mẹ, một phần còn lại do họ đua đòi học theo chúng bạn. Lối sống ăn tiêu hoang phí, chơi trội đã ảnh hưởng trực tiếp và họ nắm bắt rất nhanh. Tệ nạn xã hội và ma túy xâm nhập giảng đường làm hoen ố môi trường sư phạm.

Tình trạng sinh viên nghiện hút có chiều hướng tăng (trong số những thanh niên sinh viên còn thiếu và yếu về mặt tu dưỡng đạo đức).

Tóm lại, công tác giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ đã đạt được một số thành tựu đáng kể, nhưng bên cạnh đó vẫn còn không ít những tồn tại chúng ta cần khăc phục trong quá trình giáo dục đạo đức mới với sự hình thành, phát triển nhân cách thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức mới với sự hình thành, phát triển nhân cách thế hệ trẻ ở Việt Nam hiện nay (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)