1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải mã thế giới ảo trong Liêu trai chí dị dưới góc nhìn của huyền thoại học

98 1,1K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 1,08 MB

Nội dung

đề tài vè : Giải mã thế giới ảo trong Liêu trai chí dị dưới góc nhìn của huyền thoại học

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Hoàng Thị Thùy Dương GIẢI THẾ GIỚI ẢO TRONG LIÊU TRAI CHÍ DỊ DƯỚI GÓC NHÌN CỦA HUYỀN THOẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học nước ngoài số: 60 22 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TRẦN XUÂN ĐỀ Thành phố Hồ Chí Minh - 2010 THƯ VIỆN LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập tại Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, tôi đã nhận được sự giúp đỡ từ những tấm lòng tôi trân trọng tri ân: Tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. Trần Xuân Đề, giảng viên trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, người hướng dẫn luận văn. Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa ngữ văn trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, phòng Khoa học công nghệ và Sau đại học đã tạo điều kiện cho tôi t rong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện và động viên tôi trong thời gian vừa qua. Người viết luận văn Hoàng Thị Thùy Dương MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài Hiếu kỳ dường như là nét tính cách có ở mọi con người trên thế giới rộng lớn này. Không dừng lại ở đó, con người còn có hứng thú đặc biệt với những gì được xem là ảo – giống như thật nhưng không hề có thật. Cho dù đến ngày hôm nay khi khoa học đã rất phát triển, chúng ta vẫn chưa bao giờ thỏa mãn với tất cả những gì khoa học đã soi sáng, bằng chứng là những điều hư ảo, mộng ảo… luôn được tìm kiếm, đón nhận và thưởng thức với thái độ vô cùng thích thú. Trong mỗi con người hôm nay, dù đã cách xa thời nguyên thủy – thời của thần thoại với khoảng cách thời gian được tính bằng đơn vị nghìn năm thì trong tư duy, dù đã phôi phai theo thời gian vẫn in rõ dấu vết của sự tưởng tượng và niềm tin về sự kỳ diệu của thế giới. Mối liên hệ về tư duy của loài người từ th uở ấu thơ đến mãi về sau tuy không có hình hài cụ thể nhưng vô cùng chặt chẽ, hơn nữa cái ảo bản thân nó tuy không có thật nhưng xét cho cùng những đặc điểm riêng biệt của nó thì không phải hoàn toàn hư ảo cho nên con người luôn luôn có hứng thú đặc biệt với đối tượng này, ngay cả trong thời hiện đại. Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới của các nhà nghiên cứu Jean Chevalier, Alain Gheerbrant đã xác định: “Nếu phương Đông thường được đối lập với phương Tây như là tính duy tinh thần đối lập với chủ nghĩa vật chất, đức hiền minh với sự huyên náo, cuộc sống chiêm nghiệm với cuộc sống hoạt động, siêu hình học với tâm lý học – hoặc với logic học – thì đó là do những khuynh hướng sâu sắc và rất hiện thực…” [13, tr.310] . Như vậy, mặc cho “việc Tây hóa từng bước của các giới thượng lưu phương Đông” [13, tr.310], con người phương Đông nói chung vẫn giữ đặc trưng riêng của mình bằng tính hướng nội – hướng vào bên trong, vào thế giới tinh thần của bản thân mình. Chính vì thế, con người phương Đông cũng tìm kiếm, đón nhận và am hiểu những gì ảo diệu trong cuộc sống này không chỉ bằng trí tuệ m à còn bằng cả trái tim. Trung Hoa là một đất nước có lịch sử lâu đời nhất không chỉ ở phương Đông còn là một trong những cái nôi của văn hóa thế giới. Tiêu biểu cho tinh thần của thế giới, đặc biệt là tinh thần phương Đông, từ xưa cho đến tận ngày hôm nay, đất nước này luôn hiếu sử, hiếu sự trên cơ sở sử và sự phải có yếu tố ảo dù ít dù nhiều để thỏa mãn sự hiếu kỳ. Các yếu tố ảo đã trở thành một phạm trù thẩm mỹ của văn hóa Trung Hoa. Văn họcchỉ là bộ phận của văn hóa nhưng là một trong những nơi lưu giữ nhiều và tập trung nhất các yếu tố ảo qua lăng kính nhì n nhận của con người cho nên sự kỳ ảo từ xưa đến nay đã làm nên một sắc thái độc đáo của văn học Trung Quốc. Mặc dù đặc trưng đời sống dân tộc và sự tồn tại của đạo Nho khiến cho kho tàng thần thoại của đất nước này thu thập rất ít nhưng bù đắp lại cái ảo đã tạo nên một dòng chảy bền bỉ, lâu dài xuyên suốt lịch sử văn học Trung Hoa. Ở Trung Hoa, văn học có sử dụng các yếu tố ảo ra đời từ rất sớm, thành một dòng riêng khơi nguồn từ những tình cảm lãng mạn trong các câu chuyện thần thoại thời thượng cổ, được bồi đắp bởi truyền kỳ Đường, thoại bản thời Tống – Nguyên, đặc biệt là dòng văn học mộng ảo đời Minh – Thanh… và hiện những năm gần đây xuất hiện hàng loạt những tác phẩm kỳ ảo gây tiếng vang trên cả thế giới. Tuy nhiên, c ho đến nay, dù Trung Hoa có cả kho tàng tác phẩm văn học có yếu tố ảo thì nhắc đến thế giới kỳ ảo của văn chương vẫn gợi lên trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc nhất với tiểu thuyết Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh thuộc văn học Minh – Thanh “Các tác giả truyện thần quái Trung Quốc kể có đến hàng trăm người nhưng miêu tả sâu sắc đến chỗ vi diệu, truyện hay, sống động t hì chỉ có một họ Bồ thôi” [24, tr.10]. Các yếu tố ảo trong tiểu thuyết Liêu trai chí dị đã để lại ấn tượng vô cùng sâu sắc cho người đọc “chuyện hồ quỷ chiếm quá nửa, minh bạch là câu chuyện bịa đặt, cái hay cứ hay” [45, tr.6]. Có điều Liêu trai chí dị luôn khiến người đọc say mê nhưng không phải là dễ hiểu khi t iếp cận những yếu tố kỳ bí trong một tác phẩm văn học cổ điển. Giải thế giới ảo của tác phẩm này tìm ra cái ma lực hấp dẫn người đọc luôn là thách thức đối với những ai tâm đắc. Nghiên cứu văn học trong mấy chục năm qua đã chứng kiến sự lớn mạnh của huyền thoại học – ngành khoa học nghiên cứu về huyền thoại đặc biệt là huyền t hoại trong các tác phẩm văn học. Điều này đã đáp ứng nhu cầu bức thiết của việc nghiên cứu tác phẩm văn học bởi vì văn họchuyền thoại vừa có quan hệ nguồn gốc lại vừa có quan hệ qua lại với nhau. Tác phẩm văn học sử dụng, sáng tạo rất nhiều yếu tố ảo và xét cho cùng chúng có nguồn gốc từ tư duy huyền thoại từ thời nguyên thủy – một kiểu tư duy vẫn tồn tại cùng lịch sử phát triển của loài người. Giờ đây, các tác phẩm có bàn tay gia công, sáng tạo của nhà văn còn sử dụng các yếu tố ảo của huyền thoại nhằm mục đích nâng cao hiệu quả nghệ thuật. Lý thuyết của huyền thoại học không chỉ tìm hiểu các dạng t hức huyền thoại trong văn học còn chỉ ra nguồn gốc cũng như mục đích sử dụng của nó. Một tác phẩm văn học có giá trị luôn đòi hỏi sự tìm hiểu dưới nhiều góc độ để nó luôn bộc lộ những ý nghĩa mới mẻ. Liêu trai chí dị xưa nay thường được nghiên cứu dưới góc độ xã hội học, thi pháp học… Thử giải tuyệt tác văn học này dưới góc nhìn của khoa học về huyền thoại sẽ thấy cái hay của tác phẩm hiện lên với nhiều chiều kích. Thế giới ảo được tạo nên từ sự kế thừa tư duy huyền thoại – tài sản chung của cả nhân loại, từ đặc tính dân tộc nhưng cũng từ bàn tay, khối óc nhào nặn, sáng tạo của nhà văn Bồ Tùng Linh vì những mục tiêu nghệ thuật của mình. Đó là lí do người viết chọn đề tài “Giải thế giới ảo trong Liêu trai chí dị dưới góc nhìn của huyền thoại học”. 2. Lịch sử vấn đề Liêu trai chí dị thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Trước kia, các nhà Nho chính thống cho rằng Liêu trai chí dị chủ yếu viết về hồ ly, những chuyện quỷ quái hoang đường và nói nhiều về tình yêu trai gái nên họ xếp tác phẩm vào loại sách hoang đường và dâm loạn. Tuy nhiên, các ý kiến không ủng hộ tác phẩm chiếm một tỉ lệ vô cùng ít ỏi. Càng về sau, các nhà nghiên cứu có cái nhìn xác đáng hơn rất nhiều đối với Liêu trai. Về tiểu thuyết Liêu trai chí dị của nhà văn Bồ Tùng Linh cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách chi tiết toàn bộ giá trị của tác phẩm. Các nhà nghiên cứu thường đặt sự đánh giá về Liêu trai chí dị bên cạnh sự đánh giá về các tác phẩm khác của Trung Hoa trong khuôn khổ một giáo trình hoặc chỉ tìm hiểu một khía cạnh, một vấn đề của tác phẩm trong khuôn khổ một bài báo, một bài viết thuộc tập hợp các bài nghiên cứu của cùng một tác giả. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là tuy phạm vi đánh giá của các nhà nghiên cứu đối với Liêu trai như thế nào thì sự đánh giá đó hết sức sâu sắc và xác đáng, các ý kiến hầu như chỉ để bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Đặc biệt, các nhà nghiên cứu đều khẳng định giá trị của tác phẩm là xây dựng được nhiều yếu tố ảo phát huy được hết sức mạnh của m ình. Nhà nghiên cứu Trần Xuân Đề trong cuốn Lịch sử văn học Trung Quốc khẳng định Bồ Tùng Linh có “một phong cách nghệ thuật huyền ảo” [21, tr.210]. Giá trị của Liêu trai được tạo nên nhờ tác giả đã xây dựng được một bức tranh vừa thực vừa ảo: “Trong văn học Trung Hoa nửa cuối thế kỷ XVII – nửa đầu thế kỷ XVIII, Bồ Tùng Linh ( 1640 – 1715) là một cây bút đoản thiên văn xuôi vĩ đại. Với gần 500 truyện ngắn truyền kỳ xen lẫn chí quái tập hợp trong bộ Liêu trai chí dị, ông đã dựng lên cả một thế giới nghệ thuật kỳ ảo muôn hình muôn vẻ, làm say mê biết bao thế hệ bạn đọc trong hơn 300 năm qua, bắt người ta phải nghiền ngẫm khám phá không biết chán bức tranh thực - ảo đầy bí ẩn của ông…” [14, tr.28]. Nhiều người bình đã thể hiện ấn tượng sâu sắc với Bồ Tùng Linh – người đã đưa rất nh iều yếu tố ma mị vào tác phẩm của mình “tài không được như Can Bảo, thường thích việc sưu thần, tính giống như Hàng Châu, ưa nghe nói chuyện quỷ” [58, tr.272 ]. Số lượng các truyện ngắn tập hợp trong tiểu thuyết Liêu trai chí dị chính xác là 431, 445, 491, 505… thì vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau. Tuy số lượng truyện ngắn rất nhiều nhưng sợi dây duy nhất liên kết chúng thành một tiểu thuyết lại dễ dàng được mọi người đồng tình: “Toàn bộ gồm 431 truyện ngắn, đại đa số là chuyện hồ ma, quỷ mị” [39, tr.245]. Theo hai dịch giả Nguyễn Chí Viễn và Trần Văn Từ, Liêu trai “Phần lớn là truyện kể những cuộc tình duyên kỳ ngộ giữa người và hồ ly hoặc ma quỷ” [44, tr.7 ], có một số truyện không có nội dung trên thì cũng kể về các sự việc huyền bí như chuyện hiển linh của thần thánh, Phật, tiên hoặc tục lạ của loài thú, phép thuật của cao tăng, mánh khóe gian manh của cường đạo, các vật lạ trên đời như đá quý, cỏ lạ, hoa yêu… Cũng không ngoài mục đích khẳng định sự tồn tại một cách vô cùng hấp dẫn của rất nhiều yếu tố ảo trong tiểu t huyết Liêu trai chí dị, nhà nghiên cứu Lê Nguyên Cẩn nhận định “Với Liêu trai chí dị, Bồ Tùng Linh trở thành đại diện tiêu biểu của văn học kỳ ảo Trung Hoa và thế giới” [11, tr.232]. Tất cả các nhận dịnh trên đây đều khẳng định sự tồn tại của thế giới ảo trong Liêu trai chí dị và tạo một tiền đề cơ bản để người viết triển khai các ý kiến của m ình. Sau khi nhận định chung về tiểu thuyết Liêu trai chí dị, thông thường các nhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu từng khía cạnh của tác phẩm và nhiên, các yếu tố ảo luôn được chú ý đặc biệt. Thông thường, tác phẩm sẽ được đánh giá theo quan điểm xã hội học. Đây là một hướng nghiên cứu tồn tại khá lâu trong lịch sử nghiên cứu văn học nói chung và Liêu trai chí dị nói riêng. Các công trình, bài viết chủ yếu được tiến hành theo quan điểm g iai cấp, quan điểm xã hội để đánh giá nội dung tư tưởng, ý nghĩa xã hội của tác phẩm. Đối với tiểu thuyết Liêu trai chí dị, các yếu tố ảo được xem xét kết hợp với cái thực để làm nổi bật chức năng xã hội của tác phẩm. Tản Đà khi dịch Liêu trai đã có những cảm nhận riêng của m ình bày tỏ sự hứng thú đối với tác phẩm nói chung và dành nhiều câu chữ trong lời bình ngắn gọn để bày tỏ sự đánh giá cao Liêu trai ở khả năng phản ánh hiện thực cuộc sống:“Cái hay của Liêu trai chí dị là nghìn vạn cảnh trạng ở nhân gian đều thu vào phiến ảnh rất nhỏ bé, cảnh nào tình ấy, nhận cho kỹ sẽ thấy rất rõ ràng” [45, tr. 5]. Lời giới thiệu của một bản dịch Liêu trai chí dị cho rằng hai câu thơ trong truyện Khảo thành hoàng gói gọn triết lý của cả bộ tiểu thuyết Liêu trai. Hai câu thơ đó như sau: “Hữu tâm vi thiện, tuy thiện bất thưởng / Vô tâm vi ác, tuy ác bất phạt” [44, tr.8]. Và nhiên, theo các dịch giả này, các yếu tố ảo đã làm nên giá trị to lớn của tác phẩm bởi vì “tác giả mượn chuyện ma quỷ, hồ ly để gián tiếp lên án các hành vi bỉ ổi của người đời và luôn thể răn đe người đọc p hải tránh tà tâm mới khỏi mắc phải” [44, tr.8]. Bên cạnh các dịch giả, các nhà nghiên cứu dường như cũng rất chú trọng mặt nội dung tư tưởng, ý nghĩa xã hội của tác phẩm. Nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi đã tìm hiểu sâu sắc về nhà văn Bồ Tùng Linh, đặc biệt là tư tưởng. Ông cho rằng tư tưởng của tác giả này là cả một khối phức tạp chứ không thuần nhất, vừa có trong mình nhân tố phi Nho, lại vừa là một đại biểu trung thành của Nho giáo, vừa biết nhập cuộc khẳng định cuộc sống trần thế, lại vừa rất tin vào thuyết luân hồi nhà Phật, cũng không ít cảm tình với phép thuật trường sinh của giới đạo sĩ. Từ nhận định Bồ Tùng Linh đã thể hiện sự mâu thuẫn tư tưởng trong tác phẩm , nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi đã khẳng định giá trị của Liêu trai chí dị như sau: “Sức mạnh của Liêu trai chí dị chủ yếu là ở chỗ, nó là sản phẩm của trí tưởng tượng của Bồ Tùng Linh nhưng lại không tách rời nền tảng hiện thực của thời đại tác giả” [14, tr.32]. Nội dung của Liêu trai chí dị thường đư ợc chia làm ba chủ đề chính: thứ nhất, “vạch trần chế độ chính trị đen tối tham quan ô lại, đả kích các tham quan ô lại, cường hào ác bá, bênh vực những người lương thiện bị oan ức, bị chà đạp, bị bức hại” [62, tr.212]; thứ hai, “đề cập đến tệ hại của chế độ khoa cử, nó đã đầu độc không biết bao nhiêu người, làm cho họ vì công danh mê muội, mất hết cả sự phán đoán sáng suốt” [62, tr.214] ; thứ ba là “đề tài tình yêu và hôn nhân”, “coi tình yêu say đắm là chính đáng, tác giả nhiệt tình ca ngợi những người đang yêu, dựng dậy những hình tượng rạng rỡ, mạnh mẽ và trong sáng của nam nữ thanh niên trong đời sống yêu đương” [62, tr.218]. Nhà nghiên cứu Trần Xuân Đề trong cuốn sách Lịch sử văn học Trung Quốc cũng nhấn mạnh giá trị nội dung của Liêu trai, cho rằng bộ tiểu thuyết này có ba nội dung chính: tố cáo tội ác của giai cấp thống trị, ca ngợi phẩm chất của những người bị áp bức đặc biệt là những người phụ nữ và không chỉ là sự đấu tranh cho tình yêu lứa đôi, cuối cùng là nội dung tố cáo chế độ khoa cử. Cuốn sách Lịch sử văn học Trung Quốc (Nhà xuất bản Giáo dục, 1997) của Sở nghiê n cứu văn học thuộc Viện khoa học xã hội Trung Quốc bên cạnh sự đánh giá ngắn gọn về một vài đặc điểm nghệ thuật đã tập trung đánh giá về ba nội dung chính của Liêu trai chí dị và chứng minh một cách vô cùng thuyết phục rằng các nội dung của bộ tiểu thuyết này đều phản ánh một cách vô cùng chân thực thực trạng xã hội đương thời. Có nhà nghiên cứu khác đã nhận định khái quát “những tác phẩm chiếm địa vị chủ đạo trong bộ Liêu trai chí dị là phê phán xã hội hiện t hực và ảo tưởng về một cuộc sống tốt đẹp. Đó là điều làm cho mọi người yêu thích bộ sách này” [34, tr.60] và đã viết về cuộc đời, tư tưởng phức tạp của Bồ Tùng Linh, phân tích tường tận các nội dung chính của tác phẩm trước khi điểm qua một vài đặc sắc nghệ thuật về ngôn ngữ kể chuyện, về sự kế thừa chí quái và truyền kỳ… Một số dẫn chứng trên đây đã cho thấy các nhà nghiên cứu khi tìm hiểu Liêu trai chí dị thường chú ý nội dung hơn là nghệ thuật, thường đánh giá cái ảo bằng thước đo chức năng xã hội. Tất nhiên, nhận xét trên chỉ là tương đối, tất cả các bài viết, công trình nghiên cứu, các cuốn sách có phân tích về Liêu trai chí dị không ít thì nhiều cũng đề cập và có khi phân tích giá trị nghệ thuật của bộ tiểu thuyết này. Bởi vì nghệ thuật của Liêu trai rất thống nhất, độc đáo và có hiệu quả rất cao, là kiểu mẫu, có sự định hướng đối với các tác phẩm văn học Trung Hoa sau này và cả đối với văn học nước khác. Nhà nghiên cứu Trần Lê Bảo trên tạp chí Văn hóa dân gian (số 1 năm 2000) đã gọi các tác phẩm Trung Hoa thuộc trào lưu quay về với quá khứ, quay về cội nguồn thần thoạiLiêu trai hiện đại, kể cả một số tác phẩm của văn học đương đại Việt Nam. Nhà văn Lỗ Tấn đã nhận định về sự kế thừa một cách đầy sáng tạo mới lạ của Bồ Tùng Linh đối với dòng văn học sử dụng các yếu tố ảo vốn xuyên suốt lịch sử văn học Tr ung Quốc: “dùng phương pháp truyền kỳ để viết theo lối chí quái, tình tiết biến ảo như bày ra trước mắt thật. Lại có khi đổi điệu thay dây, thuật hành vi lạ, tả người đặc kỳ hiếm thấy, ra cõi mộng ảo, vào thế gian tình cờ có thuật chuyện vặt thì cũng giản dị trong sáng, cho nên tai mắt độc giả cũng t hấy mới và hay” [58, tr.273], “các sách chí quái cuối đời Minh đại để đều sơ lược lại lắm điều hoang đường quái đản, không ra tình người. Chỉ một mình Liêu trai chí dị là tường tận lại bình thường, khiến cho yêu hoa tinh cáo đều giống người ta, hiền hòa, giản dị dễ thân, quên mình là giống khác” [58, tr.273]. Tuy nhiên, dường như càng về sau, đặc biệt đến những năm gần đây, các nhà nghiên cứu mới tiếp cận Liêu trai chí dị từ chính những yếu tố cấu thành đặc trưng nghệ thuật của tiểu thuyết này, cũng như lý giải phần nào sức hấp dẫn ma mị của tác phẩm. Nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi đã xác định điểm quy chiếu của tiểu thuyết này là nhân vật thư sinh trong hệ thống nhân vật đa dạng của tác phẩm , phân tích ba điểm trong sự tổ chức về nghệ thuật của tiểu thuyết này: nghệ thuật dựng truyện, miêu tả tâm lý, nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật, trong đó “đóng góp có ý nghĩa sáng tạo của Bồ Tùng Linh vào quá trình phát triển của tư duy tiểu thuyết là việc xây dựng tâm lý nhân vật” [14, tr.34]. Một thời gian sau, có nhà nghiên cứu khác lại khẳng định và chứng minh nhân vật mỹ nữ (hầu hết là nhân vật ảo) là điểm quy chiếu mới của hệ thống nhân vật trong Liêu trai chí dị. Ông không nhìn nhận nhân vật mỹ nữ trong quan hệ với thư sinh nhìn nhận mỹ nữ như một phương tiện nghệ thuật, một biểu tượng nhân dục đời thường. Con đường tiếp cận này rất phù hợp với Liêu trai chí dị vì tác phẩm này có đặc trưng nghệ thuật là sử dụng yếu tố kỳ ảo như một phương tiện nghệ thuật trong xây dựng nhân vật nói riêng và xây dựng tác phẩm nói chung “Xét hệ quy chiếu này không theo cấu trúc tầng bậc của hệ quy chiếu thư sinh. Mỹ nữ được xem như một biểu tượng của nhân dục, điều này phù hợp với đặc trưng nghệ thuật của Liêu trai: Sử dụng cái kỳ ảo như một phương tiện nghệ thuật tạo “nét nhòe” trong xây dựng nhân vật” [32, tr.51] , “nói chuyện Liêu trai trước hết là người đọc nghĩ chuyện gái trai, chuyện mỹ nữ, hồ ly. Đó là tác động khách quan ban đầu khó phủ nhận” [32, tr.51]. Trong thế giới kỳ ảo của Liêu trai, có lẽ các nhân vật ma, hồ ly được nhà văn xây dựng thành công nhất. Ma là “dạng yếu tố kỳ ảo mang tính phổ quát toàn nhân loại” [11, tr.232] cái kỳ ảo là “một phạm trù tư duy nghệ thuật – nó còn là một cách nhận diện con người và cuộc đời” [11, tr.232]. Như vậy, nghệ thuật xây dựng nhân vật ở đây nhân vật kỳ ảo giữ vai trò quan trọng nhất đã quyết định nghệ thuật xây dựng truyện theo hình tượng kỳ ảo. Nhìn chung ý kiến bàn về nghệ thuật của Liêu trai chí dị chủ yếu xoay quanh nghệ thuật xây dựng cốt truyện và nhân vật. Bên cạnh đó, có một vài ý kiến bàn về các th ành tố khác của nghệ thuật như không gian, thời gian… dù rằng rất ít ỏi. Không gian ảo trong Liêu trai chí dị là một sáng tạo của Bồ Tùng Linh “ông đã dùng thế giới quỷ như một tấm gương ảo để mọi người, với mọi trình độ khác nhau, quan niệm sống khác nhau, tư duy thẩm mỹ không đồng nhất đều có thể tìm thấy hình bóng, tiếng vang chân thực của thế giới hiện thực gần gũi với mình” [14, tr.20]. Nhà nghiên cứu Lê Nguyên Cẩn trong bài viết bàn về ma trong Liêu trai cũng dành vài dòng ngắn gọn cho không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật của tác phẩm này. Theo ông, không gian của tiểu thuyết này “Làm ra vẻ giống thật lại hoàn toàn là ảo, làm ra vẻ có địa điểm cụ thể lại không cụ thể chính là thủ pháp căng rộng kích thước không gian, đẩy nó tới mức phi không gian theo kiểu thi pháp cổ tích” [11, tr.235]. Đối với thời gian trong Liêu trai, nhà nghiên cứu này cho rằng “Thời gian nghệ thuật, ở đây được tạo ra nhờ có thủ pháp cô đúc hãm chậm, đẩy nhanh và đảo ngược thời gian” [11, tr.236] . Nói chung, sự nghiên cứu về nghệ thuật của Liêu trai chí dị trong các bài viết, các cuốn sách còn rất chung chung hoặc riêng lẻ từng mặt không được sự ưu ái như nội dung của tác phẩm, dù rằng sự phân biệt nội dung và nghệ thuật là điều hết sức khó khăn và chỉ mang tính tương đối. Tuy nhiên, những năm gần đây đã xuất hiện một số công trình nghiên cứu xoáy sâu vào thế giới nghệ thuật của Liêu trai chí dị như luận văn Cái kỳ trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh, luận án Thế giới nghệ thuật trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh của tác giả Trần Văn Trọng. Có điều, các công trình này dù có cái nhìn bao quát về cái kỳ, về thế giới nghệ thuật bao gồm cả cái kỳ lẫn cái bất kỳ đi nữa thì cũng chưa tìm đến một cách tương đối đầy đủ cội nguồn của các yếu tố ảo cũng như nghệ thuật sử dụng nó – những yếu tố bắt nguồn từ huyền thoại – đầy mới mẻ, sắc sảo trong Liêu trai. Trên hành trình đi tìm nguồn gốc của các yếu tố ảo trong Liêu trai chí dị cũng như cách thức chuyển hóa huyền thoại vào trong t iểu thuyết này, chúng tôi bắt gặp không ít ý kiến khẳng định các yếu tố ảo trong Liêu trai có nguồn gốc lâu đời và là sự kế thừa qua các thời kỳ văn học. Tuy nhiên, việc xác định nguồn gốc sâu xa như thế nào và nhà văn Bồ Tùng Linh đã phải sáng tạo ra sao để gia tài các yếu tố huyền thoại ấy có tính thời sự sâu sắc thì vẫn chưa có ý kiến lý giải một cách đầy đủ. Hầu hết các nhà nghiên cứu khẳng định Liêu trai chí dị ra đời từ sự kế thừa các tác phẩm văn học trước đó, kể cả thần thoại và nhận định nhà văn Bồ Tùng Linh sử dụng c ác yếu tố ảo để phản ánh hiện thực xã hội, tránh búa rìu của lễ giáo đối với nhân vật, tác phẩm và chính bản thân mình. Lỗ Tấn đã đặt Liêu trai chí dị trong hệ thống tiểu thuyết chí quái, chí dị mô phỏng thời Tấn Đường của đời Thanh để khảo sát và phân tích diễn biến của thể loại để cuối cùng rút ra nhận định tuy Liêu trai có sự kế thừa sâu sắc nhưng đã có sự vượt trội so với các tác phẩm cùng loại hình trước đó: “Liêu trai chí dị tuy cũng có sách cùng loại đương thời, không ngoài những chuyện đời xưa nói về thần tiên, ma quái, yêu tinh song mô tả cũng khác, thứ lớp rõ ràng, dùng phương pháp truyền kỳ viết theo lối chí quái, tình tiết biến ảo như bày ra trước mắt thật” [58, tr.273]. Các tác giả của Lịch sử văn học Trung Quốc cũng nhận định: “Bộ Liêu trai chí dị rõ ràng chịu ảnh hưởng của tiểu thuyết chí quái đời Ngụy Tấn và chuyện truyền kỳ đời Đường nhưng cách viết thì lại có nhiều chỗ phát triển và sáng tạo” [57, tr.609]. Riêng đối với nhân vật hồ ly – loại nhân vật ảo chiếm tỉ lệ cao trong hệ thống nhân vật của Liêu trai chí dị, có nhà nghiên cứu đã viết đôi dòng hé lộ nguồn gốc: “Những câu chuyện về hồ ti nh, có nguồn gốc từ lâu trong tiểu thuyết cổ của Trung Quốc nhưng riêng Bồ Tùng Linh đặc biệt có chú ý và có sở trường về loại này” [34, tr.608], “chỉ khi nào người phụ nữ đó được miêu tả là một loại “hồ tinh” do thoát ra ngoài kết cấu cố hữu của xã hội mới không thể dùng chuẩn mực của lễ giáo để đánh giá họ” [34, tr.608] . Ở Việt Nam, cách đây khá lâu nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Khánh khẳng định Liêu trai chí dị là thành quả của sự kế thừa và sáng tạo “tác giả đã để đến hai mươi bốn năm sưu tập trong dân gian, trong các sách chí quái đời Lục triều, truyền kỳ đời Đường, Tống rồi viết lại và đẽo gọt rất công phu mới hoàn thành” [39, tr.245]. Tuy nhiên, điều đáng chú ý nhất là nhà nghiên cứu này giải thích một phần thế giới ảo trong Liê u trai dưới góc nhìn phân tâm học “Thực ra Liêu trai chẳng có sức mạnh huyền bí gì cả nhưng Liêu trai đã nói lên được vấn đề mọi người thường – dù nam hay nữ - đều phải nghĩ tới: vấn đề sinh lý” [39, tr.247]. Ông cho rằng Liêu trai chí dị đấu tranh chống lại quan niệm trọng nam khinh nữ - một biểu hiện của lễ giáo phong kiến vô cùng giả dối, bất công, Liêu trai là tiếng nói khẳng định bản năng sinh lý của mọi người đều phải được phát triển công bằng và tình yêu phải tự do, chân thành, không phân biệt đẳng cấp và nên dẫn tới hôn nhân. Cho dù trong bài viết về Liêu trai c hí dị, nhà nghiên cứu này dùng lối viết hết sức dân dã, tự nhiên nhưng ông đã có những nhận định rất sắc sảo chắc hẳn sẽ có rất nhiều người đồng [...]... CỨU CỦA HUYỀN THOẠI HỌC 1.1 Huyền thoại học 1.2 Thế giới ảo 1.3 Thế giới ảo trong tác phẩm văn học CHƯƠNG 2: THẾ GIỚI ẢO THỂ HIỆN QUA CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT TRONG LIÊU TRAI CHÍ DỊ 2.1 Thế giới ảo thể hiện qua cốt truyện trong Liêu trai chí dị 2.1.1 Truyện bắt nguồn từ quan niệm vạn vật hữu linh trong tư duy huyền thoại 2.1.2 Truyện là chuỗi các sự kiện kỳ ảo 2.2 Thế giới ảo thể hiện qua nhân vật trong. .. thể hiện qua nhân vật trong Liêu trai chí dị 2.2.1 Hệ thống nhân vật kỳ ảo 2.2.2 Quan hệ kỳ ảo giữa các nhân vật CHƯƠNG 3: THẾ GIỚI ẢO THỂ HIỆN QUA KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN TRONG LIÊU TRAI CHÍ DỊ 3.1 Thế giới ảo thể hiện qua không gian trong Liêu trai chí dị 3.1.1 Âm phủ 3.1.2 Những cảnh giới kỳ ảo chốn trần gian 3.2 Thế giới ảo thể hiện qua thời gian trong Liêu trai chí dị 3.2.1 Đêm 3.2.2 Thời gian... từ cái nhìn huyền thoại của nhà văn về thế giới Tác phẩm văn học dân gian, văn học viết nếu dung chứa trong nó các yếu tố ảo luôn được sự quan tâm của huyền thoại học Huyền thoại học sẽ xác định các yếu tố ảo trong tác phẩm, đưa chúng về với cội nguồn huyền thoại, tìm hiểu chức năng – có thể là mới mẻ - của chúng trong tác phẩm Huyền thoại học là khoa học về huyền thoại nên đối tượng nghiên cứu của nó... phú của con người Thế giới ảo trong Liêu trai chí dị rất phong phú và thể hiện ở nhiều phương diện khác nhau đã đưa tác phẩm trở thành đại diện xuất sắc của văn học kỳ ảo Trung Hoa và thế giới Liêu trai chí dị dùng thế giới ảo để phản ánh rõ hơn thế giới thực giúp nhà văn, người đọc thoát khỏi sự buộc tội của chính quyền phong kiến đồng thời làm cho tác phẩm thêm lung linh, đa nghĩa Liêu trai chí dị. .. là thế giới của các yếu tố ảo Văn học là một trong những nơi chứa đựng nhiều yếu tố ảo nhất nên các tác phẩm văn học có sử dụng huyền thoại ngoài sự quan tâm của xã hội học, thi pháp học như các tác phẩm văn học khác còn cần được nhìn dưới góc nhìn của huyền thoại học để khai thác cái hay của tác phẩm không chỉ ở bề rộng còn ở bề sâu Tiểu thuyết Liêu trai chí dị của Trung Hoa – một điển hình của. .. tượng của con người Trong thế giới ảo rộng lớn này có vô số thế giới ảo với phạm vi nhỏ hơn, có thể trong một tác phẩm văn học, trong một nghi lễ, trong một tôn giáo… Và nhiên, thế giới ảo luôn luôn là đối tượng nghiên cứu của khoa học về huyền thoại 2.3 Thế giới ảo trong tác phẩm văn học Thời kì nguyên thủy (man dã) đã trôi qua rất lâu, thời kì thịnh vượng nhất của huyền thoại không còn nữa nhưng huyền. .. với huyền thoại học, đối tượng nghiên cứu là thế giới ảo bởi vì thế giới ảo bao gồm các yếu tố của huyền thoại hoặc sinh ra từ huyền thoại Huyền thoại và văn học có nhiều sự tương đồng nên chúng không chỉ có quan hệ nguồn gốc còn có quan hệ qua lại với nhau Đối với tác phẩm văn học có sử dụng yếu tố ảo, góc nhìn của huyền thoại học sẽ soi chiếu cả sự hiện hữu của các yếu tố ảo lẫn cội nguồn của. .. như Liêu trai Huyền thoại học không chỉ nghiên cứu sự hiện hữu của thế giới ảo trong tác phẩm còn tìm hiểu nguồn gốc sinh thành của nó, không chỉ nghiên cứu về giá trị nghệ thuật của thế giới ảo còn khám phá cả giá trị nội dung, để từ đó có thể hiểu Liêu trai chí dị một cách sâu sắc hơn 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu thế giới ảo trong Liêu trai chí. .. hiểu về thế giới ảo trong tác phẩm văn học về nguồn gốc cũng như về sự sáng tạo của nhà văn Bồ Tùng Linh khi chuyển hóa huyền thoại để xây dựng một thế giới ảo trong tác phẩm mới chỉ được các nhà nghiên cứu hé lộ đôi chút Như vậy, thế giới ảo trong Liêu trai chí dị vẫn còn là một khoảng trống rất lớn đối với huyền thoại học – một ngành nghiên cứu dành cho những tác phẩm văn học mang màu sắc huyền thoại. .. như thế, đồng thời cũng được dùng để chỉ hệ thống quan niệm hoang đường về thế giới [40, tr.4] Hiện nay có rất nhiều tuyển tập Liêu trai chí dị được dịch và xuất bản Năm 1949, tuyển tập Liêu trai chí dị do Nguyễn Văn Thi dịch và xuất bản ở Hà Nội Năm 1989, tuyển tập Liêu trai chí dị xuất bản với lời giới thiệu của nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi Năm 1995, Liêu trai chí dị xuất bản với lời bình của Tản . TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Hoàng Thị Thùy Dương GIẢI MÃ THẾ GIỚI ẢO TRONG LIÊU TRAI CHÍ DỊ DƯỚI GÓC NHÌN CỦA HUYỀN THOẠI HỌC . thuật của mình. Đó là lí do người viết chọn đề tài Giải mã thế giới ảo trong Liêu trai chí dị dưới góc nhìn của huyền thoại học . 2. Lịch sử vấn đề Liêu

Ngày đăng: 11/04/2013, 14:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Aristotle (2007), Nghệ thuật thy ca, Nhà xuất bản Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật thy ca
Tác giả: Aristotle
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động
Năm: 2007
2. Lại Nguyên Ân (1992), “Thần thoại, văn học, văn học huyền thoại”, Tạp chí văn học, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thần thoại, văn học, văn học huyền thoại”, "Tạp chí văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Năm: 1992
3. Lại Nguyên Ân (1999), 150 Thuật ngữ văn học, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 Thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
4. Phạm Thuỷ Ba dịch (1988), Ramayana (3 tập), Nhà xuất bản Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ramayana (3 tập)
Tác giả: Phạm Thuỷ Ba dịch
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn học
Năm: 1988
5. Trịnh Ân Ba, Trịnh Thu Lôi (2002), Văn học Trung Quốc, Nhà xuất bản Thế giới 6. Bakhtin, M. (2006), Sáng tác của Francois Rabelais và nền văn hóa dân gian trungcổ và phục hưng, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Trung Quốc", Nhà xuất bản Thế giới 6. Bakhtin, M. (2006), "Sáng tác của Francois Rabelais và nền văn hóa dân gian trung "cổ và phục hưng
Tác giả: Trịnh Ân Ba, Trịnh Thu Lôi (2002), Văn học Trung Quốc, Nhà xuất bản Thế giới 6. Bakhtin, M
Nhà XB: Nhà xuất bản Thế giới 6. Bakhtin
Năm: 2006
7. Banzắc, Ô. (1985), Miếng da lừa, Nhà xuất bản Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Miếng da lừa
Tác giả: Banzắc, Ô
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn học
Năm: 1985
8. Trần Lê Bảo (2000), “Ảnh hưởng của thần thoại đối với tiểu thuyết Trung Quốc”, Tạp chí văn hóa dân gian, số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của thần thoại đối với tiểu thuyết Trung Quốc”, "Tạp chí văn hóa dân gian
Tác giả: Trần Lê Bảo
Năm: 2000
9. Barthes, R. (2008), Những huyền thoại, Nhà xuất bản Tri thức 10. Tào Tuyết Cần (1999), Hồng lâu mộng, Nhà xuất bản Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những huyền thoại", Nhà xuất bản Tri thức 10. Tào Tuyết Cần (1999), "Hồng lâu mộng
Tác giả: Barthes, R. (2008), Những huyền thoại, Nhà xuất bản Tri thức 10. Tào Tuyết Cần
Nhà XB: Nhà xuất bản Tri thức 10. Tào Tuyết Cần (1999)
Năm: 1999
13. Chevalier, J. – Gheerbrant, A. (2002), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Nhà xuất bản Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới
Tác giả: Chevalier, J. – Gheerbrant, A
Nhà XB: Nhà xuất bản Đà Nẵng
Năm: 2002
14. Nguyễn Huệ Chi (1999), “Một vài phương diện tư tưởng và nghệ thuật của Bồ Tùng Linh trong Liêu trai chí dị”, Tạp chí văn học, số 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một vài phương diện tư tưởng và nghệ thuật của Bồ Tùng Linh trong Liêu trai chí dị”, "Tạp chí văn học
Tác giả: Nguyễn Huệ Chi
Năm: 1999
15. Đào Ngọc Chương (2009), Phê bình huyền thoại, Nhà xuất bản Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phê bình huyền thoại
Tác giả: Đào Ngọc Chương
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2009
16. Thiều Chửu (2002), Hán Việt tự điển, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh 17. Lê Anh Dũng (2000), Giải mã truyện Tây du, Nhà xuất bản Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hán Việt tự điển," Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh 17. Lê Anh Dũng (2000), "Giải mã truyện Tây du
Tác giả: Thiều Chửu (2002), Hán Việt tự điển, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh 17. Lê Anh Dũng
Nhà XB: Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh 17. Lê Anh Dũng (2000)
Năm: 2000
18. Vương Kiến Duy, Dịch Học Kim (2004), Tinh hoa tri thức văn hóa Trung Quốc, Nhà xuất bản Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tinh hoa tri thức văn hóa Trung Quốc
Tác giả: Vương Kiến Duy, Dịch Học Kim
Nhà XB: Nhà xuất bản Thế giới
Năm: 2004
19. Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân (2005), Văn học phương Tây, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học phương Tây
Tác giả: Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2005
20. Trần Xuân Đề (2000), Tác giả, tác phẩm văn học phương Đông (Trung Quốc), Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác giả, tác phẩm văn học phương Đông (Trung Quốc)
Tác giả: Trần Xuân Đề
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2000
21. Trần Xuân Đề (2003), Lịch sử văn học Trung Quốc, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học Trung Quốc
Tác giả: Trần Xuân Đề
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2003
22. Cao Huy Đỉnh, Phạm Thuỷ Ba dịch (1979), Mahabharata, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mahabharata
Tác giả: Cao Huy Đỉnh, Phạm Thuỷ Ba dịch
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm: 1979
23. Phan Quang Định biên dịch (1995), Giải mã các giấc mộng qua ánh sáng phân tâm học, Nhà xuất bản Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải mã các giấc mộng qua ánh sáng phân tâm học
Tác giả: Phan Quang Định biên dịch
Nhà XB: Nhà xuất bản Trẻ
Năm: 1995
24. Lâm Ngữ Đường (1999), Truyện truyền kỳ Trung Quốc, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện truyền kỳ Trung Quốc
Tác giả: Lâm Ngữ Đường
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
Năm: 1999
25. Eliade, M. (2005), “Cái thiêng và cái phàm”, Tạp chí văn học nước ngoài, số 1 26. Eliade, M. (2005), “Cái thiêng và cái phàm”, Tạp chí văn học nước ngoài, số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cái thiêng và cái phàm”, "Tạp chí văn học nước ngoài", số 1 26. Eliade, M. (2005), “Cái thiêng và cái phàm”, "Tạp chí văn học nước ngoài
Tác giả: Eliade, M. (2005), “Cái thiêng và cái phàm”, Tạp chí văn học nước ngoài, số 1 26. Eliade, M
Năm: 2005

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

bằng chuỗi các sự kiện kỳ ảo. Sự kiện xuất hiện nhiều nhất trong Liêu trai là sự kiện biến hình, trong một truyện ngắn thông thường nhân vật phải biến hình nhiều lần, mỗi lần biến hình lại  đóng góp cho sự thúc đẩy diễn biến câu chuyện - Giải mã thế giới ảo trong Liêu trai chí dị dưới góc nhìn của huyền thoại học
b ằng chuỗi các sự kiện kỳ ảo. Sự kiện xuất hiện nhiều nhất trong Liêu trai là sự kiện biến hình, trong một truyện ngắn thông thường nhân vật phải biến hình nhiều lần, mỗi lần biến hình lại đóng góp cho sự thúc đẩy diễn biến câu chuyện (Trang 38)
không thể phân chia nhỏ hơn của văn bản, ngôn bản; đó lành ững sự vật, hình ảnh, là đơn vị - Giải mã thế giới ảo trong Liêu trai chí dị dưới góc nhìn của huyền thoại học
kh ông thể phân chia nhỏ hơn của văn bản, ngôn bản; đó lành ững sự vật, hình ảnh, là đơn vị (Trang 38)
Bảng 2.1: Kết quả thống kê dạng biến hình từ vật thành người trong Liêu trai chí dị. - Giải mã thế giới ảo trong Liêu trai chí dị dưới góc nhìn của huyền thoại học
Bảng 2.1 Kết quả thống kê dạng biến hình từ vật thành người trong Liêu trai chí dị (Trang 38)
Bảng 2.2: Kết quả thống kê dạng biến hình từ người thành vật trong Liêu trai chí dị. - Giải mã thế giới ảo trong Liêu trai chí dị dưới góc nhìn của huyền thoại học
Bảng 2.2 Kết quả thống kê dạng biến hình từ người thành vật trong Liêu trai chí dị (Trang 40)
Bảng 2.2: Kết quả thống kê dạng biến hình từ người thành vật trong Liêu trai chí dị. - Giải mã thế giới ảo trong Liêu trai chí dị dưới góc nhìn của huyền thoại học
Bảng 2.2 Kết quả thống kê dạng biến hình từ người thành vật trong Liêu trai chí dị (Trang 40)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w