Hệ thống nhân vật kỳ ảo

Một phần của tài liệu Giải mã thế giới ảo trong Liêu trai chí dị dưới góc nhìn của huyền thoại học (Trang 46 - 54)

LIÊU TRAI CHÍ DỊ

2.2.1 Hệ thống nhân vật kỳ ảo

Liêu trai chí dị tồn tại với số lượng rất nhiều các nhân vật ảo. Đó là ma, là hồ ly, tinh của vô số loài động vật khác, tinh thực vật và các vật thể, ngoài ra còn có thần, Phật, tiên, đạo sĩ, quỷ, yêu quái… Các nhân vật này được xác định là nhân vật ảo chủ yếu là từ nguồn gốc xuất

thân của nhân vật. Nguồn gốc khác thường này sẽ lý giải những khả năng, tính cách khác thường của các nhân vật ảo.

Dạng nhân vật ảo phổ biến nhất trong Liêu trai chí d là ma và hồ ly. Khi trà trộn vào thế giới của người sống, ma có thể mượn lại hình dạng của mình lúc còn sống, đội lốt chính mình. Trong Liêu trai chí d, rất nhiều nhân vật thân xác đã chết, nhiều khi chỉ còn lại bộ xương trắng hằng trăm năm, chỉ còn lại linh hồn quanh quẩn bên cái xác của mình hoặc thơ thẩn chốn trần gian nhưng vẫn trở về trong hình dạng con người như Vương Lục Lang (truyện Vương Lục Lang), Chương A Đoan (truyện Chương A Đoan), Lý (truyện Liên Hương), Liên Toả (truyện Liên Tỏa)… Các nhân vật này hiện ra trước mắt các chàng thư sinh với vóc dáng vô cùng xinh

đẹp, yểu điệu. Cũng như các nhân vật ảo là ma, hồ ly có thể có hồ ly đực như trong truyện Tửu bằng, Hiệp nữ… nhưng đa số là các hồ ly cái hiện lên trong vóc dáng vô cùng yểu điệu, xinh đẹp. Đó là Kiều Na (truyện Kiều Na), người vợ bé (truyện Hồ thiếp), Liên Hương (truyện Liên Hương), cô Tân (truyện Tân Thập Tứ nương), Phong Tam Nương (truyện Phong Tam Nương)… và rất nhiều nhân vật hồ ly khác không tên.

Trong tác phẩm này còn tìm thấy tinh các loài động vật khác như chim câu (truyện Cáp

dị), thuồng luồng, cá (truyện Tây Hồ chúa), ba ba (truyện Bát đại vương), quạ (truyện Trúc Thanh), chim anh vũ (truyện A Anh), ong (truyện Liên Hoa công chúa)… cũng có thể biến hoá

thành người. Trong Cáp d, chim câu trắng hóa thành chàng thư sinh. Trong truyện Tây Hồ

chúa thì bà chúa Tây Hồ vô cùng lộng lẫy thực ra là thuồng luồng, thị nữ theo hầu là con cá nhỏ

luôn ngậm đuôi thuồng luồng lúc chủ gặp nạn. Trong truyện Liên Hoa công chúa, công chúa Liên Hoa cùng vua quan, binh lính thực ra là cả một đại gia đình nhà ong… Các nhân vật vốn là thực vật tuy xuất hiện không nhiều bằng các loài động vật nhưng cũng không kém phần ấn tượng. Đó là hai chị em Cát Cân, Ngọc Bản nhà mẫu đơn (truyện Cát Cân), hai chị em Hoàng Anh, Đào nhà họ cúc (truyện Hoàng Anh)… Rất độc đáo là sự xuất hiện của của những vật thể vốn được xem là vô tri cũng trở nên có linh tính, có thể mượn hình dạng người sống tạm cõi trần như những sợi tóc đã biến thành rất nhiều những người tí hon chỉ cao hơn một thước (truyện Tiểu kê), một thanh niên nho nhã bị đánh hiện nguyên hình chỉ toàn là đất (truyện Nê

thư sinh). Các nhân vật này không khỏi làm cho người đọc không liên tưởng tới hai nhân vật chính trong một tiểu thuyết khác cũng xuất phát từ quan niệm vạn vật hữu linh của tư duy huyền thoại. Tiểu thuyết Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần cũng có chàng Bảo Ngọc xuất thân

Ngọc vốn là cây Giáng Châu chịu ơn của Thần Anh mà xuống trần quyết lấy nước mắt đền ơn chăm tưới của ân nhân.

Liêu trai chí dị còn phổ biến dạng nhân vật là tiên: cha con Thanh Nga thành tiên trong động sâu (truyện Thanh Nga), nàng tiên Phiên Phiên cùng các chị em, bạn bè của mình ở chốn núi sâu (truyện Phiên Phiên), các vị tiên ở đảo đầy hoa thơm cỏ lạ (truyện Phấn Điệp)… Bên

cạnh đó còn có các nhân vật là đạo sĩ có nhiều phép thuật sống ung dung giữa trời đất. Rất nhiều thần linh sống ở trên trời, giữa trần thế, dưới âm phủ, thủy cung. Trong Liêu trai chí d, ngoài Phật còn có Diêm Vương trông coi cõi âm, Thượng đế trông coi cả ba cõi (Truyện Thủy mãng thảo, Lôi Tào…).

Về hình dạng, các nhân vật ảo hầu hết phải mượn của con người, chủ yếu hiện ra trong vóc dáng của các mỹ nhân vô cùng xinh đẹp hơn hẳn người thường. Tất nhiên, vì đội lốt nên đôi khi hình dạng các nhân vật không khỏi có chỗ kỳ quặc như hồ ly trong truyện Đổng Sinh

mặt mày rất xinh đẹp nhưng lại có cái đuôi chồn, nàng ma họ Lý trong Chồn quỷ tranh chồng

thân hình nhẹ bổng… Thừa hưởng sự tưởng tượng vô cùng phong phú của tư duy huyền thoại như bất kỳ con người nào trên thế gian này, Bồ Tùng Linh còn xây dựng những nhân vật có hình dạng vô cùng kỳ quặc cho đến bây giờ có lẽ khoa học vẫn chưa thể chứng minh thế gian lại có những sự vật bằng xương bằng thịt như thế.

Dân gian vẫn quan niệm rằng hình dạng kỳ lạ là một dấu hiệu bề ngoài báo hiệu nhân vật chắc chắn có năng lực kỳ lạ, nói lên rằng trong nhân vật tiềm ẩn hoặc là những sức mạnh tự phát của tự nhiên, hoặc là sức mạnh công phu tu luyện tự giác lâu ngày. Tất nhiên, năng lực kỳ lạ hoàn toàn không phải chỉ có ở những nhân vật có ngoại hình kỳ lạ.

Thật vậy, hầu hết các nhân vật ảo trong Liêu trai chí d đều có năng lực kỳ lạ. Trong truyện cổ tích, các nhân vật khó có thể biến hóa nếu không có sự trợ giúp của các lực lượng siêu nhiên nhưng trong Liêu trai chí d các nhân vật có thể tự mình biến hóa chỉ trong tích tắc như trong thần thoại, các vị thần có khả năng biến hóa phi phàm. Đầu tiên, điều ấy thể hiện ở khả năng biến đổi hình dạng của mình, chim anh vũ phút chốc hóa thành cô gái đẹp, con chồn tỉnh ngủ cựa mình biến thành thư sinh nho nhã… Các nhân vật ảo còn có thể biến hóa các sự vật khác, có thể phân thân (truyện A Anh), có thể lấy vật mình cần bất chấp không gian cách trở (truyện Hồ thiếp), có thể tiên đoán cho dù hiện tại, tương lai hay ở cả cõi khác. Trong truyện Bát đại vương, Phượng Tiên có thể thổi một đống giày biến mất trong tích tắc… Nhân vật ảo còn có tính cách kỳ lạ dám làm và làm được những việc không ai dám làm và cũng không thể

nào làm được, đặc biệt là có tình yêu lứa đôi vô cùng say đắm, mãnh liệt. Xét về mặt tính cách, trong hệ thống nhân vật thực cũng có nhiều yếu tố ảo. Đó là thái độ vô cùng kỳ lạ đối với các lực lượng siêu nhiên của các chàng thư sinh, khi gặp những mỹ nhân xinh đẹp thì lập tức quên phắt nguồn gốc quái dị của các nàng.

Hệ thống các nhân vật ảo trong Liêu trai chí d hình thành từ tư duy huyền thoại. Tư duy huyền thoại còn được gọi là tư duy nguyên thủy, tư duy man dã chỉ hệ thống quan niệm hoang đường về thế giới, là cái nhìn huyền thoại về thế giới. Trong thời nguyên thủy, con người chưa có hiểu biết đáng kể về tự nhiên, cảm thấy vô cùng lo sợ trước tự nhiên đầy bí ẩn mà lại chưa phân biệt mình với tự nhiên nên đã đem những hiểu biết về bản thân mình gán cho tất cả những sự vật, hiện tượng xung quanh và tin rằng cả vũ trụ được điều khiển bởi các lực lượng siêu nhiên có quyền hành vô hạn. Mưa, gió, biển… cũng trở thành các vị thần: thần mưa, thần gió, thần biển… Các vị thần này kiểm soát, chi phối tất cả các sự vật, hiện tượng trên mặt đất bằng sức mạnh vô biên, bằng phép thuật cao cường. Thần thoại Trung Quốc cũng quan niệm dưới vua Vàng là vị vua tổng quản có bốn vị thần cai quản bốn phương: Chuyên Húc, Thiếu Hạo, Thần Nông, Phục Hy. Xuất phát từ tư duy huyền thoại, dần dần các tôn giáo bồi đắp thêm cho quan niệm có các vị thần cai quản mặt đất, sinh ra Bụt gắn liền với Phật giáo, tiên gắn liền với đạo giáo, Chúa trời gắn liền với Thiên Chúa giáo… Bên cạnh đó, người nguyên thủy quan niệm con người và con vật đều có chung nguồn gốc nên có rất nhiều vị thần có hình dáng là sự kết hợp của người và thú. Trong thần thoại Trung Quốc cũng có thần Bàn Cổ mình người mặt gấu, thần Nhị Phụ mặt người mình rắn… Sau này, những nhân vật như vậy ít dần vì con người đã dần dần phân biệt rõ người và vật. Tuy nhiên, trong dân gian vẫn còn quan niệm động vật, thực vật và cả những vật tưởng chừng như vô tri đều có thể biến hóa thành người. Trong tư duy huyền thoại còn có quan niệm vạn vật hữu linh hay còn gọi là thuyết vật linh là quan niệm tất cả các vật trên thế gian này, từ con người, các động vật khác, thực vật và các vật vô tri vô giác đều có linh hồn, quan niệm này chi phối mạnh mẽ đến cách nhìn thế giới của người đời sau. Nhà nghiên cứu E.B.Tylor – người đầu tiên đưa ra quan niệm vạn vật hữu linh đã khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của nó: “Nguyên nhân đầu tiên và chủ yếu của việc biến những sự

kiện thuộc kinh nghiệm hằng ngày thành huyền thoại là lòng tin vào sinh khí của toàn bộ tự

nhiên – lòng tin này đã đạt tới điểm cao nhất ở sự nhân cách hóa nó” [66, tr.384]. Như vậy,

quan niệm vạn vật hữu linh đóng vai trò quan trọng nhất trong tư duy huyền thoại, là nguyên nhân chủ yếu tạo ra các huyền thoại. Dĩ nhiên quan niệm này khởi đầu cho rằng con người có hai phần linh hồn và thể xác cho nên khi một người chết đi, người thân của họ có thể gặp lại

người đã chết trong những giấc mơ. Vì người nguyên thủy hiểu biết về tự nhiên, về thế giới xung quanh còn hạn chế nên gán cho tự nhiên tất cả những thuộc tính của chính bản thân con người, cho rằng vạn vật đều có linh hồn và sự sống như chính bản thân họ. Linh hồn là một hình ảnh phi vật chất của con người, về bản chất nó giống như hơi, không khí hay bóng đen. Nhà nghiên cứu E.B. Tylor nhận định về linh hồn như sau: “Nó là nguyên nhân của sự sống và của ý tưởng về một thực thể được nó đem lại sự sống. Nó hoàn toàn và độc lập chi phối ý thức và ý chí cá nhân của con người có thân thể trong quá khứ cũng như trong hiện tại. Nó có thể

rời bỏ thân thể và nhanh chóng đi từ nơi này sang nơi khác” [66, tr.514]. Người nguyên thủy

tin rằng linh hồn có ở tất cả mọi đối tượng, linh hồn luôn tồn tại trong mỗi con người và trạng thái ngủ, bệnh tật, chết… là do linh hồn đi vắng. Người ta rất sợ đánh thức đột ngột một người đang ngủ vì lo lắng linh hồn vắng mặt sẽ khó tìm được lối về. Quan niệm vạn vật hữu linh đã sinh ra một yếu tố đặc biệt, đó là ma – linh hồn của con người sau khi con người đã chết. Linh hồn này mặc dù không được thể xác chứa đựng nữa nhưng vẫn giữ được dáng dấp của thể xác “trong triết học vật linh của người hoang dã cũng như các cư dân văn minh, đã dứt khoát thừa nhận rằng linh hồn khi đã thoát ra khỏi thân thể có thể được nhận ra vì sự giống nhau mà linh hồn vẫn còn giữ được với thân thể” [66, tr.537]. Nó cũng có thể ở lại trong mộ người chết, đi phiêu diêu trên mặt đất, bay trên không hay tới nơi cư trú thật sự của nó ở chốn âm phủ… Người nguyên thủy cũng tin rằng linh hồn có thể di chuyển đến mọi thân xác khác nhau của con người cũng như các loài khác. Khi con người đã ra khỏi thời nguyên thủy và cho đến cả xã hội văn mình ngày nay, quan niệm về ma quỷ vẫn tồn tại không phải là ít trong quan niệm của nhân dân mặc dù khoa học đã không ít lần phủ nhận. Nhà nghiên cứu Meletinsky chủ trương cần nghiên cứu huyền thoại ở cả góc độ đồng đại chứ không chỉ là lịch đại vì sức sống của huyền thoại vô cùng mãnh liệt. Ông luôn khẳng định sự tồn tại bất chấp thời gian của quan niệm về cái chết nói riêng và huyền thoại nói chung “Tư tưởng của huyền thoại tập trung vào những vấn đề “siêu hình” như bí ẩn của sự sống và cái chết, số phận… mà rõ ràng là ngoại vi

đối với khoa học và cách giải thích thuần logic về những vấn đề đó không phải lúc nào cũng làm con người thỏa mãn, thậm chí cả trong xã hội hiện đại” [49, tr.219].

Trong tư duy nguyên thủy, con người chưa tách mình ra khỏi tự nhiên nên thường gán cho các khách thể tự nhiên những thuộc tính của mình. Vạn vật dường như đều có linh hồn, cũng là một cơ thể sống giống như con người. Bên cạnh đó, người nguyên thủy còn cho rằng con người và con vật còn có chung một ông tổ. Con người có thể biến thành con vật và ngược lại. Ngay cả cây cối vì cũng có những hiện tượng giống với động vật như sống và chết, khỏe

mạnh và bệnh tật nên người nguyên thủy cũng gán cho chúng một loại linh hồn như một điều tự nhiên. Đặc biệt, với niềm tin vững chắc và cực kỳ nghiêm túc, người nguyên thủy coi các vật thể - mà chúng ta tưởng chừng chúng vô tri vô giác - là sự sống có hồn như chính con người. Từ đó, quan niệm này dẫn đến bái vật giáo – học thuyết về những linh hồn hiện thân ở các vật

thể hoặc có liên hệ với chúng, tác động thông qua chúng và quan niệm này “âm thầm chuyển thành sự thờ cúng ngẫu tượng” [66, tr.720].

Xuất phát từ quan niệm vạn vật đều có linh khí, người Trung Quốc cổ cho rằng muôn loài trong thế giới nếu sống lâu hoặc do biết cách tu luyện sẽ có linh tính nhiều hơn các vật khác, thường được gọi là tinh. Theo quan niệm của người Trung Hoa cổ, hồ ly là một loài động vật rất khôn ngoan, có linh tính, sống gần gũi với thế giới con người. Nó có thói quen chào đón mặt trời mỗi khi bình minh đến bằng cách cất tiếng rú. Theo truyền thuyết thì loài hồ ly có thể tu luyện thành tinh nên được gọi là hồ ly tinh. Khi thành tinh chúng có nhiều phép biến hóa và làm được nhiều việc tốt giúp con người, vì vậy nó còn được gọi là hồ tiên. Đó là những con chồn tu luyện lâu năm có nhiều phép thuật và có thể biến hoá thành người. Có thể nói rằng, nếu không có quan niệm vạn vật hữu linh của tư duy huyền thoại thì chắc chắn sẽ không có các nhân vật ảo trong Liêu trai chí d bởi quá trình tìm hiểu các nhân vật này đã cho thấy chúng được sinh ra từ sự kế thừa sâu sắc. Người nguyên thủy quan niệm tất cả sự vật đều có linh hồn, có sự sống giống như con người đã giải thích vì sao các nhân vật ảo sinh ra từ quan niệm vạn vật hữu linh có hành động, tư tưởng, tình cảm giống như con người. Bên cạnh đó, người nguyên thủy cũng chưa có sự phân biệt một cách rõ ràng giữa thần và ma “gần như không thể

nào vạch ra được một ranh giới dứt khoát… giữa những ma chỉ đem lại điều lợi hay điều hại cho con người với những ma có chức năng đặc biệt là cai quản các hiện tượng tự nhiên” [66,

tr.764] cho nên có thể thấy linh hồn vạn vật như ma, tinh động vật, tinh thực vật và các vật thể… đều có khả năng phi thường, đặc biệt là khả năng biến hóa.

Cũng từ quan niệm vạn vật hữu linh, trong cái nhìn của người xưa còn có hình tượng tiên. Đây là hình tượng nảy sinh từ sự tưởng tượng xuất phát từ quá trình con người quan sát đặc tính của loài chim có thể bay trên không trung và sống gần gũi với bầu trời hơn tất cả những sự vật khác. Điều đó giải thích tại sao các tiên nữ trong truyện cổ tích, trong quan niệm của dân gian thường có cánh và nhất thiết phải biết bay. Sau này ở Trung Quốc, Đạo giáo đã

Một phần của tài liệu Giải mã thế giới ảo trong Liêu trai chí dị dưới góc nhìn của huyền thoại học (Trang 46 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)