LIÊU TRAI CHÍ DỊ
2.1.1 Truyện bắt nguồn từ quan niệm vạn vật hữu linh trong tư duy huyền thoạ
Một tác phẩm truyện nói chung thường được hình thành nên từ các sự kiện xâu chuỗi với nhau. Các sự việc có ý nghĩa này xảy ra có tác dụng làm cho nhân vật bộc lộ mình, kể cả cái bản chất sâu kín của nó. Truyện diễn biến và kết thúc chỉ có thể trên cơ sở các sự kiện gắn liền với các nhân vật. Điều này phù hợp với bản chất văn học là quan hệ chặt chẽ với đời sống, tái hiện đời sống qua những chủ thể nhất định, đóng vai trò như những tấm gương của cuộc đời. Nhà văn Bồ Tùng Linh đã lựa chọn hình tượng kỳ ảo làm trung tâm để xây dựng cốt truyện tiểu thuyết Liêu trai chí dị.
Hình tượng kỳ ảo trong Liêu trai chí dị chính là những nhân vật ảo như ma, hồ ly, tinh các động vật khác, tinh thực vật và cả các vật thể, thần, Phật, tiên… Sở dĩ có thể xác định nhà văn đã lấy hình tượng kỳ ảo để xây dựng cốt truyện là vì rất nhiều lý do. Thứ nhất, nếu đánh giá dựa trên sự ảnh hưởng đối với các nhân vật khác, hình tượng kỳ ảo tồn tại không hề đứng yên mà luôn có sự tác động sâu sắc tới hình tượng trần thực một cách vô cùng chủ động. Các nhân vật ảo ùa vào cuộc sống trần thế, mang theo một hơi thở mới vô cùng phấn chấn, trẻ trung làm thay đổi cuộc sống tinh thần của tất cả các nhân vật khác. Rất nhiều mối tình say đắm, nồng nhiệt đã đến với các chàng thư sinh tưởng chừng quanh năm chỉ biết đèn sách, khi gặp gỡ những mỹ nhân là ma, là hồ ly… Trong truyện Liên Hoa công chúa, chàng thư sinh Giao Châu Đậu Húc đang nằm ngủ trưa chiêm bao thấy mình được đưa đi gặp một nàng công chúa là Liên Hoa, vì mải ngắm nàng công chúa xinh đẹp nên được vua đề nghị gả công chúa cho mà không biết, về đến nhà có người kể lại thì “Chàng giậm chân ăn năn, mỗi bước chân là một bước than tiếc, thế rồi về đến nơi thì mặt trời đã lặn, ngồi thừ mặt ra mà tưởng cảnh đẹp người tiên như
còn phảng phất trước mắt. Tối đến, chàng ở nhà học một mình, tắt đèn đi ngủ sớm, trong ý mong đợi giấc chiêm bao cũ lại tìm đến mình” [45, tr.240]. Dường như, cốt cách nho sĩ trong
chàng học trò Giao Châu biến đâu mất, chỉ còn lại một chàng trai vô cùng si tình sau khi gặp một nàng công chúa xinh đẹp vốn là tinh loài ong. Bên cạnh tình yêu lứa đôi, các nhân vật ảo còn giúp đỡ về vật chất, công danh, cũng có lúc phải răn đe, trừng phạt các nhân vật thực để họ thay đổi chính bản thân và cuộc sống của mình. Trong truyện Thư sĩ, thư sinh Lang Ngọc Trụ suốt ngày suốt đêm chỉ biết đến việc đọc sách, không lo nhà nghèo khó, cũng chẳng thiết gì tìm vợ nhưng thi hoài không đỗ. Nàng tiên Nhan Như Ngọc xuống trần, bắt chàng phải chơi cờ,
giao du với bạn bè, tuyệt giao với sách vở. Vì si mê nhan sắc tuyệt thế của Như Ngọc mà Lang phải nghe lời nàng, sự cân bằng trong cuộc sống đã giúp cho Lang thi đậu cử nhân, tiến sĩ. Như vậy, các nhân vật ảo đều có sự tác động mạnh mẽ đến các nhân vật trần thực. Bên cạnh đó, nếu đánh giá dựa trên vai trò đối với truyện thì đa số các hình tượng kỳ ảo xuất hiện nhiều, giữ vị trí then chốt của cốt truyện, giữ vai trò là nhân vật chính của tác phẩm. Đó là con người có mặt trong những sự kiện chủ yếu của tác phẩm, là cơ sở để tác giả triển khai đề tài của mình. Thậm chí, hình tượng kỳ ảo còn là những nhân vật trung tâm của tác phẩm – những nhân vật xuyên suốt từ đầu đến cuối về mặt ý nghĩa, là nơi quy tụ các mối mâu thuẫn của tác phẩm, là nơi thể hiện vấn đề trung tâm của tác phẩm. Các nhân vật ảo có mặt trong tất cả các thành phần của cốt truyện: mở đầu, phát triển, cao trào (đỉnh điểm), mở nút. Trong truyện Cáp dị, chàng công tử Trương Công Lượng – vốn rất yêu chim câu – một đêm đang ngồi ở thư phòng thì có một thiếu niên mặc áo trắng – là tinh của chim câu – tìm đến. Sự gặp gỡ này là điểm khởi đầu cho một quan hệ, tạo nên bước ngoặt cho cuộc đời nhân vật thực: thiếu niên mặc áo trắng đã gửi đôi chim câu đồng loại của mình cho Trương nuôi với tất cả niềm tin tưởng. Khi công tử Trương Công Lượng vì nể sợ ông Mỗ là bậc quan sang nên đem hai con chim quý của thiếu niên gửi tặng mình để cho quan, hi vọng ông ta cũng sẽ yêu thương chăm chút nó như mình. Nào ngờ, ông Mỗ chỉ biết đem hai con chim cực quý đó mổ thịt ăn mất. Kết thúc của truyện này cũng tương đồng với nhiều truyện ngắn của Liêu trai thường diễn ra cùng sự chia tay của nhân vật ảo và nhân vật thực. Chàng thiếu niên do tinh chim câu hóa thành khi biết được sự thật đã báo mộng trách cứ Trương Công Lượng, hóa thành chim câu đưa tất cả chim câu trắng bay đi mất. Trương công tử cũng ân hận khôn nguôi đem tất cả chim câu nuôi được từ trước tặng cho bạn bè. Nói chung, nhân vật kỳ ảo trong Liêu trai chí dị là các nhân vật dẫn dắt cho cốt truyện phát triển. Chính vì vậy mà trong tiểu thuyết Liêu trai chí dị, xung quanh vấn đề nhân vật chính là loại nhân vật nào vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau nhưng chắc chắn đặc trưng nghệ thuật của
Liêu trai là “Sử dụng cái kỳ ảo như một phương tiện nghệ thuật trong xây dựng nhân vật” [32,
tr.51]. Nhà nghiên cứu Lê Nguyên Cẩn nhìn nhận “ma là phản vật chất của con người” [11,
tr.232], nó có thể có nguồn gốc từ con người, thực vật, vật thể, từ các loài thú… nhưng đều giữ vai trò quan trọng “Thế giới ma tạo nên bộ khung của thế giới nghệ thuật Bồ Tùng Linh và là mối liên hệ, móc xích ngầm, liên kết tất cả các truyện lại với nhau. Do đó vẫn có thể phân tích từng truyện như những đơn vị nghệ thuật riêng lẻ, mặt khác có thể xem Liêu trai chí dị như là một chỉnh thể nghệ thuật nguyên vẹn mà các truyện là các chương, các phần của chỉnh thể đó”
cốt truyện Liêu trai chí dị. Nếu tước đi các yếu tố kỳ ảo trong tác phẩm của Balzac thì tác phẩm của ông vẫn đứng vững nhưng nếu gạt bỏ nhân vật ảo trong Liêu trai chí dị thì sẽ không có tiểu thuyết này. Bởi vì nếu thiếu đi cơ sở để tác giả triển khai đề tài cơ bản của mình thì sẽ không có cốt truyện, không có tác phẩm nghệ thuật.
Như vậy, sự bắt nguồn của truyện được giải thích bằng chính sự bắt nguồn của các nhân vật ảo. Vậy hệ thống nhân vật ảo vô cùng đa dạng của Liêu trai chí dị từ đâu mà có?
Tất cả các nhân vật kỳ ảo trong Liêu trai chí dị được sinh ra từ quan niệm vạn vật hữu linh trong tư duy huyền thoại vốn xuất hiện từ thời nguyên thủy. Tư duy huyền thoại còn được gọi là tư duy nguyên thủy, tư duy man dã chỉ hệ thống quan niệm hoang đường về thế giới, là cái nhìn huyền thoại về thế giới. Trong tư duy nguyên thủy, con người chưa tách mình ra khỏi tự nhiên nên thường gán cho các khách thể tự nhiên những thuộc tính của mình. Con người nguyên thủy quan niệm bản thân mình gồm có hai phần linh hồn và thể xác, từ đó cũng tin rằng vạn vật dường như đều có linh hồn, cũng là một cơ thể sống giống như con người. Con người có thể biến thành con vật và ngược lại. Nhà nghiên cứu E.B.Tylor – người đầu tiên đưa ra quan niệm vạn vật hữu linh đã khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của nó: “Nguyên nhân đầu tiên và chủ yếu của việc biến những sự kiện thuộc kinh nghiệm hằng ngày thành huyền thoại là lòng tin vào sinh khí của toàn bộ tự nhiên – lòng tin này đã đạt tới điểm cao nhất ở sự nhân cách hóa nó” [66, tr.384]. Như vậy, quan niệm vạn vật hữu linh đóng vai trò quan trọng nhất trong tư
duy huyền thoại, là nguyên nhân chủ yếu tạo ra các huyền thoại.
Quan niệm vạn vật hữu linh còn nằm trong tâm thức con người cho đến tận ngày hôm nay, đặc biệt là người phương Đông với tư duy hướng nội. Vì thế, quan niệm vạn vật hữu linh là tài sản tinh thần của người Trung Hoa nói riêng, con người trên cả thế giới này nói chung. Cái nhìn vạn vật hữu linh đã góp phần quan trọng nhất hình thành nên Liêu trai chí dị với các nhân vật ảo như ma là linh hồn người đã chết; các động vật như hồ ly, hổ, ba ba, ễnh ương, chuột…; các thực vật như mẫu đơn, liễu, cúc… thậm chí cả những hòn đá, vật thể bằng đất tưởng chừng như vô tri cũng đều có linh tính, có khả năng biến hóa và sống cuộc sống như con người. Trong truyện Tửu bằng, thư sinh Cố Xa uống rượu say rồi ngủ quên bên bàn rượu, tỉnh
dậy đã thấy một con chồn cũng say quá nằm ngủ ngay bên cạnh. Cố Xa thương tình lấy áo đắp lên cho khỏi lạnh, một lúc sau con chồn tỉnh dậy cựa mình hóa ngay thành một chàng trai phong nhã, hằng đêm vẫn đến làm bạn tri kỷ của chủ nhân. Trong chuyện Thạch Thanh hư, hòn đá cũng có thể biến thành một người đàn ông nói lời cảm tạ với người đã hết sức yêu mến, bảo
vệ mình. Thậm chí đối với các nhân vật được xem là nhân vật trần thực, quan niệm con người gồm cả hai phần linh hồn và thể xác cũng giúp cho phần hồn của một số nhân vật có thể chu du khắp nơi trong giấc mơ, có thể xuống tận âm phủ làm những việc lúc trước hoàn toàn không có khả năng thực hiện, rồi lại trở về sáp nhập với thể xác giúp nhân vật sống lại. Lý Bá Ngôn là người nghĩa khí, cương trực được mời xuống âm phủ làm Diêm Vương trong vòng ba ngày. Sau khi làm xong nhiệm vụ của mình, ông ta lại ngồi xe ngựa trở về nhà sống lại (truyện Lý Bá
Ngôn). Nếu không có quan niệm vạn vật hữu linh chắc chắn sẽ không có thế giới nhân vật ảo phong phú, đa dạng làm nên đặc trưng của Liêu trai và cũng sẽ thiếu vắng rất nhiều nhân vật vốn được xem là trần thực.
Hiện tượng xây dựng tác phẩm văn học bắt nguồn từ quan niệm vạn vật hữu linh đã xuất hiện trong thần thoại, từ các thể loại văn học dân gian và đi suốt các giai đoạn của văn học viết sau này. Cho dù thần thoại của bất cứ dân tộc nào trên thế giới thì hình tượng trung tâm vẫn là các nhân vật kỳ ảo. Bắt nguồn từ quan niệm vạn vật đều có linh hồn, có sự sống giống như con người trong tư duy huyền thoại, nhiều nhân vật ảo trong văn học đã được sinh ra. Từ quan niệm này đã sinh ra những vị thần năng lực siêu phàm trong thần thoại có tính chất pha tạp giữa con người và con vật. Sau này, tính chất pha tạp đặc điểm người và vật xuất hiện dưới một dạng khác là đội lốt xuất hiện rất nhiều trong truyện cổ tích. Trong thần thoại Trung Hoa, câu chuyện thần thoại đầu tiên xoay quanh vị thần đầu tiên là Bàn Cổ có mình người, đầu chó vốn biến hóa từ loài chó mà thành. Câu chuyện về thần Phục Hy cai quản phương Đông xác định thần này có mặt người mình rắn, thần Sét – Lôi thần lại có đầu người mình rồng. Viêm đế - thần Nông cai quản phương Nam được thần thoại xác định là có đầu trâu, mình người. Con gái của Viêm đế là nàng Dao Cơ đến tuổi lấy chồng nhưng không xuất giá, rồi chết non. Linh hồn của người con gái này bay đến núi Cô, biến thành một thứ cỏ gọi là cỏ dao. Cỏ dao mọc rậm rạp, xanh rì, nở hoa vàng, kết thành quả nhỏ, ai ăn vào thì được người ta yêu say mê. Trong thần thoại Trung Hoa dễ dàng tìm thấy những dẫn chứng tương tự minh chứng cho quan niệm vạn vật hữu linh là nguồn gốc của rất nhiều truyện thần thoại.
Đối với văn học Trung Hoa, kho tàng văn hóa cổ đại rất phong phú nhưng lại ở trong tình trạng bề bộn, vụn vặt và rời rạc, không được đúc kết, sắp xếp lại trong những bộ sử thi hoành tráng như một vài nước khác trên thế giới. Trong tác phẩm Trung Quốc tiểu thuyết sử lược, nhà
văn Lỗ Tấn đã nêu ba nguyên nhân của tình trạng ấy như sau: “Một là vì tổ tiên của dân tộc Trung Hoa sống tại lưu vực sông Hoàng Hà, ân tứ của giới tự nhiên không được phong phú, từ
thực tế, coi khinh huyễn tưởng và do đó không thể đem truyền thuyết đời trước tập hợp lại và
đúc kết thành những áng văn chương rộng lớn được”, “Hai là thêm vào đó lại có việc ra đời của Khổng Tử, con người chuyên giảng cứu một hệ thống những điều giáo huấn có tính chất thực dụng về tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Các truyền thuyết thần quái hoang đường thời thượng cổ, Khổng Tử và các học trò của ông không hề nói đến. Do đó mà về sau, ở nước Trung Quốc đã coi tư tưởng Nho gia là chính thống, thì thần thoại dần dần chuyển hóa thành lịch sử, không những chưa từng được làm rạng rỡ lên mà trái lại còn bị tan rã đi nữa”, “Ba là sự không phân biệt thần và quỷ. Thiên thần, địa kỳ, nhân quỷ thời cổ xem ra thì có phân biệt
đấy nhưng trên thực tế thì nhân quỷ (tức hồn ma người chết) có thể hóa thành thiên thần và địa kỳ. Người và thần lẫn lộn với nhau” [CD, 38, tr.5,6]. Tuy nhiên, khi kho tàng thần thoại một
nước không được sắp xếp một cách tập trung, mạch lạc và ổn định như trong sử thi thì nó lại tạo điều kiện thuận lợi cho những sự kết hợp khác, chẳng hạn đối với thần thoại Trung Hoa “Vì
không được đúc kết theo nội dung và hình thức xác định và ổn định cho nên chúng dễ biến chất
đi và dễ bị pha tạp và đồng hóa vào các truyền thuyết của đời sau. Hơn nữa, cũng vì thế mà chúng dễ thu hút các yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục và các quan niệm chính trị, xã hội, triết học của các đời sau” [38, tr.8]. Như vậy, việc thần thoại Trung Hoa tồn tại rải rác, lẻ tẻ
cũng không phải hoàn toàn bất lợi. Thần thoại Trung Hoa không tồn tại một cách tập trung thì sẽ tản mác trong văn hóa của dân tộc, tồn tại ở nhiều tác phẩm khác nhau. Liêu trai chí dị ra đời
cũng là một minh chứng cho sức sống của huyền thoại trong nhân dân - tương truyền rằng Bồ Tùng Linh thường biện trà thuốc, trải chiếu ven đường đợi lúc nông dân đi làm về cùng trò chuyện để sưu tầm chuyện lạ dân gian, Liêu trai hình thành từ đó.
Không chỉ kế thừa việc xây dựng truyện bắt nguồn từ quan niệm vạn vật hữu linh trong thần thoại thế giới nói chung, thần thoại Trung Hoa nói riêng, nhà văn Bồ Tùng Linh còn có sự kế thừa sâu sắc các tác phẩm khác. Nếu dùng khái niệm huyền thoại bao hàm những câu chuyện kể về thời kỳ khởi nguyên của thế giới cùng những quan niệm hoang đường về thế giới, bao gồm cả huyền thoại xưa lẫn huyền thoại nay thì có lẽ văn học Trung Quốc là một trong những nền văn học có huyền thoại phong phú nhất. Bên cạnh truyện thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, văn học có hàng loạt các tác phẩm xuyên suốt lịch sử văn học. Đó là nhờ thần thoại đã