Quan hệ kỳ ảo giữa các nhân vật

Một phần của tài liệu Giải mã thế giới ảo trong Liêu trai chí dị dưới góc nhìn của huyền thoại học (Trang 54 - 60)

LIÊU TRAI CHÍ DỊ

2.2.2Quan hệ kỳ ảo giữa các nhân vật

Quan hệ kỳ ảo của các nhân vật trong tiểu thuyết Liêu trai chí d chính là quan hệ tình ái. Quan hệ là sự gắn liền về mặt nào đó giữa hai hoặc nhiều sự vật khác nhau, khiến sự vật này có biến đổi, thay đổi thì cũng tác động đến sự vật kia. Tình ái chính là tình yêu nam nữ. Như vậy, quan hệ tình ái chính là sự gắn liền về mặt tình cảm giữa các đối tượng nam và nữ. Bản thân

mối quan hệ này được đánh giá là kỳ ảo dưới nhiều góc độ. Đầu tiên, quan hệ tình cảm này là kỳ ảo vì nó diễn ra giữa các nhân vật ảo và các nhân vật thực mà chủ yếu là hôn nhân giữa người và vật. Nhân vật đã là ảo thì tình cảm này sao có thể xem là thực. Bên cạnh đó, đặt tác phẩm vào hoàn cảnh lịch sử mà nó ra đời cho thấy quan hệ tình ái tự do đến táo bạo chỉ là giấc mơ đẹp trong một xã hội phong kiến tàn bạo như nhà Minh, nhà Thanh. Tuy nhiên, mặc cho người thời nay nhận định sự kỳ ảo của nó ở mức độ nào đi chăng nữa thì quan hệ này không phải ra đời từ hư vô mà có có nguồn gốc sâu xa từ huyền thoại.

Hôn nhân người và vật xuất hiện rất nhiều trong Liêu trai chí d. Các thư sinh đều có thể có mối duyên tình ái với các nàng hồ ly, tinh thực vật, động vật không khác gì giữa người và người với nhau, cho nên “nói chuyện Liêu trai trước hết là người đọc nghĩ chuyện gái trai, chuyện ma mãnh, hồ ly. Đó là tác động khách quan ban đầu khó phủ nhận” [32, tr.51]. Sự kết

hợp này cũng có thể sinh ra những đứa con nửa thực nửa ảo để duy trì nòi giống như những cuộc tình duyên cõi trần tục.

Quan hệ tình ái giữa người và vật đã có nguồn gốc sâu xa trong tư duy huyền thoại của người nguyên thủy. Khi quan niệm tất cả các vật đều có linh hồn, con người đã xem các sự vật đều có vị trí ngang bằng với mình, có mối quan hệ mật thiết với mình trong xã hội. Hơn nữa, con người từ xa xưa đã lấy nông nghiệp làm phương thức sản xuất chủ yếu, phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố của tự nhiên. Vì thế, con người càng có thêm niềm tin rằng bản thân mình có thể kết hợp, giao hòa với vạn vật. Các nhà nghiên cứu cho rằng: “Chế độ ngoại hôn thường được thể hiện dưới hình thức kết hôn với động vật, có nghĩa là với giống tô tem khác” [49, tr.265].

Thần thoại Trung Quốc có kể về những người cá ở biển nhan sắc hồng hào như hoa đào, người ta có thể đưa người cá về nuôi, lấy làm chồng vợ. Nàng Giản Địch nuốt quả trứng chim yến mà có mang sinh ra Tiết là tổ tiên nhà Thương. Nàng Khương Cơ ướm thử chân vào một dấu chân khổng lồ in trên mặt đất (tương truyền dấu chân này là của Đế Cốc vốn là thần linh trên trời), sinh ra một đứa trẻ hết sức xinh đẹp chính là Hậu Tắc… Như vậy, huyền thoại có không ít những câu chuyện kể về sự kết hợp của con người với loài vật, với thần linh… để sinh ra sự sống.

Quan hệ tình ái giữa người và vật trong tiểu thuyết Liêu trai chí d không hề giải thích nguồn gốc các tộc người hay một cá nhân đã được vinh danh. Điều nhà văn muốn hướng tới là khắc họa quan hệ tình ái đúng nghĩa của nó. Thực ra “Hôn nhân tượng trưng cho nguồn gốc của sự sống, còn sự chung sống vợ chồng chỉ là nơi tập hợp, là những công cụ và những kênh

dẫn chuyển tiếp” [13, tr.448]. Thật vậy, quan hệ tình ái giữa người và vật trong Liêu trai không

cần tới những nghi thức xã hội thì mới chính là sự kết hợp giữa các yếu tố nam – nữ duy trì và phát triển nòi giống. Nhiều nhân vật trong Liêu trai đã sinh con – những đứa con nửa thực nửa ảo được sinh ra và có khi còn lớn lên trong tình yêu của những người sinh thành. Điều đáng nói nữa là các nhân vật thực và ảo trong Liêu trai có quan hệ tình cảm đúng nghĩa của nó. Họ không hề để cho các nghi thức xã hội đòi hỏi phải kết hôn, phải sống chung một nhà chi phối quá nhiều đến hạnh phúc của họ. Sự ràng buộc duy nhất giữa các nhân vật chủ yếu là tình yêu, là tri kỷ.

Trong Liêu trai chí d còn có những mối tình của các nhân vật ảo nhưng cho dù miêu tả quan hệ tình ái giữa các tinh của vật với nhau hoặc giữa người và tinh của vật, nhà văn Bồ Tùng Linh muốn mượn những nhân vật ảo để nói chuyện con người, cấp cho quan hệ tình ái giữa người và vật một ý nghĩa mới. Trong truyện Hương Ngọc, nhà văn kể về mối tình của tinh hoa

mẫu đơn là nàng Hương Ngọc và tinh hoa nại đông là nàng Giáng Tuyết với chàng trai Hoàng sinh. Cây mẫu đơn bị người họ Lam ưng ý dời đi nơi khác, “Sinh lại hận, làm năm mươi bài thơ khóc hoa, ngày ngày đến viếng chỗ hố đào, nước mắt chảy tuôn đầm đìa” [44, tr.332]. Còn

cây mẫu đơn bị chuyển đi đến nơi ở mới cũng thương nhớ chàng khôn nguôi, càng ngày càng héo. Cho đến khi thần hoa cảm động vì tình yêu chân thành của Hoàng sinh nên cho Hương Ngọc lại xuống ở chỗ cũ. Sau này chàng thư sinh này mất đi cũng biến thành một cái mầm mọc dưới cây mẫu đơn. Trong xã hội phong kiến, quan niệm khô khan của Nho giáo: “Nam nữ thụ

thụ bất thân”, “Chết đói là việc nhỏ, thất tiết mới là việc lớn” có một sức nặng đặc biệt chèn ép,

che khuất những tình cảm nhân bản nhất của con người. Mối quan hệ tình ái giữa người và vật không phải để sinh ra những nhân vật phi thường như trong thần thoại, truyền thuyết mà chỉ để thỏa mãn tình cảm vốn có ở con người. Nhà văn miêu tả quan hệ tình ái giữa người – vật để bênh vực cho tình yêu lứa đôi đang bị cấm đoán bởi giáo điều phong kiến khắt khe.

Khía cạnh kỳ ảo thứ hai của quan hệ tình ái của các nhân vật trong Liêu trai chí d chính là quan niệm tình yêu vô cùng tự do, phóng túng vốn chỉ có trong giấc mơ của con người sống dưới chế độ phong kiến trong giai đoạn vô cùng khắt khe, tàn bạo. Nhà văn Bồ Tùng Linh quan niệm rằng trong quan hệ tình ái thì phải lấy cái tình làm chính, không hề đặt nặng dâm và dục nhưng lại coi dục là cơ sở của một tình yêu tự do và tự nguyện. Cho đến tận ngày hôm nay, nhiều người vẫn sửng sốt trước tình yêu táo bạo mà tác phẩm đã bênh vực cho dù tác giả đã phủ một lớp màn che khi cho các nhân vật thực kết hôn với nhân vật ảo. Trong truyện ngắn của Liêu

nhau lên giường rất là thân mật, rồi lại ân ái với nhau… Chàng trai Tang sinh trong truyện Liên Hương đã nói lên quan niệm táo bạo của thư sinh nói chung “Là trang nam nhi sợ gì ma quỷ? Giống đực đến thì tôi có kiếm sắc, giống cái đến thì tôi sẽ mở cửa mời vào” [44, tr.195].

Tuy nhiên, quan niệm tưởng chừng quá táo bạo của của nhà văn Bồ Tùng Linh khi bênh vực, cổ vũ cho tình yêu tự do, phóng túng lại rất gần với quan niệm về tình ái trong huyền thoại.

Trên thế giới, vị thần tình yêu Eros vô cùng quen thuộc bởi con người sống luôn cần tình yêu. Khoa học đã chứng minh tình yêu “là xung lực cơ bản của sinh tồn, là cái libido dục năng thúc đẩy mọi sinh thể tự thể hiện qua hành động”, “thực tại hóa những tiềm năng của bản thân” [13, tr.927]. Sự chuyển thành thực tại ấy chỉ có thể tiến hành được thông qua sự tiếp xúc

với người khác. Cái tôi cá thể tuân theo một quá trình tiến hóa tương tự như tiến trình của vũ trụ: tình yêu là sự tìm kiếm một trung tâm hòa hợp cho phép thực hiện sự tổng hợp đầy năng động những tiềm lực của nó.

Tình ái gắn liền với tình dục bởi từ xưa, người ta đã xác định rằng “Khắp mọi nơi hành vi tính giao đều được coi như là sự lặp lại cuộc giao phối đầu tiên giữa trời và đất, từ đó muôn loài được sinh ra” [13, tr.929], “Trong kinh dịch nói: trong cuộc xâm nhập lẫn nhau ấy, trời và

đất đã giao hòa và mọi sinh linh đã ra đời” [13, tr.929]. Như vậy, tình dục là sự liên kết các

mặt đối lập, có khả năng sinh sản. Vì thế, ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt ở các nước phương Đông, tín ngưỡng phồn thực đôi khi được thần thánh hóa và tôn giáo hóa. Các biểu tượng sinh thực khí đôi khi được đưa lên bệ thờ với sự sùng kính thiêng liêng.

Một điều thú vị là trong sự kết hợp nam - nữ, đực – cái trong văn hóa của người nguyên thủy, các nhân tố giữ vai trò bình đẳng với nhau thậm chí nữ giới còn có phần chiếm ưu thế hơn. K.Marx đã nhận định rằng “Vị trí của các nữ thần trong thần thoại đã biểu thị một thời kỳ

xa xưa hơn, khi mà người đàn bà còn có địa vị tự do hơn, được tôn trọng hơn nhưng đến thời

đại anh hùng, chúng ta thấy người đàn bà bị rẻ rúng do sự thống trị của người đàn ông và do sự cạnh tranh của nữ nô lệ” [CD, 31, tr.58]. Trong thần thoại Trung Hoa, Nữ Oa là vị thần thứ hai có mặt trên mặt đất sau Bàn Cổ, thậm chí bà còn có mặt trước cả Phục Hy. Quan hệ của Phục Hy và Nữ Oa có nhiều quan niệm khác nhau nhưng đều nghiêng về quan hệ vợ chồng. Nữ Oa là vị thần vô cùng quan trọng, thậm chí là quan trọng bậc nhất vì bà đã lấy đất vàng nặn ra những con người đầu tiên. Bà cũng là người đặt ra phép hôn nhân nên được loài người tôn làm thần Cao Môi (tức là bà mối). Thần thoại Việt cũng có truyện Nữ Oa Tứ Tượng với Nữ Oa là nữ thần, Tứ Tượng là nam thần. Truyện Nữ Oa ở Trung Hoa và truyện Nữ Oa Tứ Tượng ở Việt

Nam tuy có nhiều tình tiết khác nhau nhưng đều phản ánh nhận thức của người xưa về quan hệ nam nữ, về sự bảo tồn và phát triển nòi giống bằng sự phối hợp đực cái.

Trong tiểu thuyết Liêu trai chí d có tất cả những biểu hiện trên. Tình yêu trong Liêu trai là mối quan hệ rất phổ biến, rất tự do, táo bạo và điều đáng nói là nó luôn gắn liền với tình dục, với sự chủ động trong tình yêu của người phụ nữ. Có nhà nghiên cứu đã nhận xét “Thực ra, Liêu trai chẳng có sức mạnh huyền bí gì cả. Nhưng Liêu trai đã nói lên được vấn đề mà mọi người – dù nam hay nữ - đều phải nghĩ tới: vấn đề sinh lý” [39, tr.247]. Nhận định của nhà nghiên cứu này khá cực đoan nhưng không phải là không có lý. Trong Liêu trai chí d, các mỹ nhân là ma, là hồ thường gặp các thư sinh trong phòng học vào lúc đêm khuya. Các thư sinh mê mẩn trước nhan sắc tuyệt đẹp của các mỹ nhân, quên luôn cả nguồn gốc quái dị của các nàng, chỉ biết tình yêu đang ở ngay trước mắt cho dù chỉ mới là lần gặp mặt đầu tiên. Mỗi lần gặp gỡ giữa trai tài gái sắc trong Liêu trai thường ẩn chứa tình yêu sét đánh “Các cuộc gặp gỡ trai gái

ở Liêu trai… thường là hồ và chàng thư sinh, là sự kiện nghệ thuật mang tính chất bùng nổ, từ đó tác giả dần dần triển khai hàng loạt các sự kiện khác” [11, tr.236,237]. Những người con

gái trong Liêu trai rất xinh đẹp, thường chủ động bước ra từ bóng đêm, đến với thư sinh nơi buồng học rồi lại chủ động biến mất cho nên nhiều truyện ngắn trong Liêu trai chí d là lát cắt của cuộc sống miêu tả khoảng thời gian gặp gỡ của nhân vật ảo và nhân vật thực. Tuy nhiên, những người con gái ấy dù ở lần xuất hiện nào cũng luôn tràn đầy sức sống, tràn đầy sinh lực, khát khao yêu đương đến mãnh liệt, luôn tìm mọi cách để hưởng thụ tình yêu, dù có phải lén lút, dù có phải mượn lốt… cho nên chắc chắn sẽ có nhiều người đồng tình rằng “sự hấp dẫn, ấn tượng trong trẻo, cái nhìn trẻ trung, phấn chấn đối với cuộc sống lưu lại rất lâu ở độc giả. Ấn tượng này rõ ràng không phải toát lên từ hình tượng của kẻ sĩ – thư sinh, cũng không phải hiện lên qua mắt nhìn của kẻ sĩ. Ấn tượng này gây nên và đọng lại trong lòng người đọc từ hình tượng nhân vật mỹ nữ” [32, tr.51]. Như vậy không một tác phẩm văn học nào có thể ra đời từ hư vô. Sự mới mẻ của Liêu trai khi miêu tả những cuộc tình tự do, táo bạo mà nữ giới đóng vai trò chủ động hóa ra là sự trở về với những thời kỳ đầu tiên của lịch sử loài người.

Liêu trai chí dị phản ánh xã hội phong kiến khi hôn nhân của trai gái, đặc biệt là của những người con gái đều do cha mẹ định đoạt, vai trò chủ động nếu có thì dành cho con trai và khi đã là vợ chồng quan hệ giữa họ là quan hệ sở hữu của đàn ông đối với phụ nữ. Trong khi đó, tình yêu là nguồn lực của sự đi lên, chỉ khi nào nó đúng là một sự hòa hợp, chứ không chỉ là sự chiếm hữu. Sự suy đồi của tình yêu biểu hiện ở mọi sự triệt hạ giá trị của người khác hòng bắt họ làm nô lệ cho mình một cách ích kỷ, thay vì cho sự làm giàu cho người khác và cho bản

thân bằng sự cho nhau hào phóng và vô tư, chỉ sự cho nhau như thế mới làm cho mỗi người to lớn hơn chính mình. Liêu trai chí d muốn khắc phục quan niệm trong sáng, thánh thiện của con người đối với tình yêu sau bao nhiêu năm bị những định kiến khắt khe vùi lấp. Cũng chính vì thế mà nhân vật nữ đóng vai trò chủ động trong tình yêu lại hầu hết là những những nhân vật ảo là ma, là hồ ly, là tinh động vật, tinh thực vật, là tiên… bởi vì nhà văn không thể đưa những nhân vật thực là nữ đảm đương được vai trò ấy. Nhân vật nữ là ảo thì mới có thể tránh được sự đánh giá, trừng phạt khắc nghiệt của lễ giáo đối với nhân vật, tác phẩm và với chính tác giả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, quan hệ kỳ ảo giữa các nhân vật là quan hệ tình ái. Khi miêu tả quan hệ này của các nhân vật, nhà văn Bồ Tùng Linh đã thể hiện sự kế thừa khi chú ý đến hôn nhân giữa người và vật cũng như đề cập tình yêu gắn liền với tình dục rất táo bạo. Bên cạnh đó, tác giả của Liêu

trai cũng có sự sáng tạo sâu sắc khi để quan hệ tình ái chở thông điệp đầy tính thời sự đến với

độc giả: muốn con người vượt qua rào cản của định kiến xã hội, đưa quan hệ tình ái về với bản chất trong sáng nguyên sơ của nó.

Hệ thống nhân vật kỳ ảo vô cùng phong phú và đa dạng cùng với quan hệ tình ái cũng vô cùng kỳ ảo giữa chúng với các nhân vật trần tục đã tạo nên một sức sống vô cùng tươi trẻ được bao phủ bởi một tấm màn lung linh, huyền ảo. Nhà văn Bồ Tùng Linh đã lựa chọn các nhân vật kỳ ảo này để xây dựng nên cốt truyện. Các nhân vật ảo vốn sinh ra từ quan niệm vạn vật hữu linh trong tư duy huyền thoại nên sự kiện xuất hiện nhiều nhất trong Liêu trai chính là sự kiện biến hình – mỗi nhân vật kỳ ảo khi bước vào thế giới trần tục đều phải mượn lốt người. Cốt truyện, sự kiện và nhân vật của tác phẩm dĩ nhiên đều rất quen thuộc vì nhà văn vay mượn rất

Một phần của tài liệu Giải mã thế giới ảo trong Liêu trai chí dị dưới góc nhìn của huyền thoại học (Trang 54 - 60)