Những cảnh giới kỳ ảo chốn trần gian

Một phần của tài liệu Giải mã thế giới ảo trong Liêu trai chí dị dưới góc nhìn của huyền thoại học (Trang 68 - 76)

CHƯƠNG 3: THẾ GIỚI ẢO THỂ HIỆN QUA KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN TRONG LIÊU TRAI CHÍ DỊ

3.1.2 Những cảnh giới kỳ ảo chốn trần gian

Trong Liêu trai chí d có hàng loạt những cảnh giới chốn trần gian có những sức mạnh đặc biệt. Đó là chùa hoang, miếu cổ, nhà hoang, mồ mả, núi sâu, phòng học, đường sá… là nơi các nhân vật ảo là ma, hồ ly, thần linh, tiên… thường xuyên xuất hiện và cũng là nơi con người rất dễ lạc vào các thế giới khác ngoài thế giới thực. Trong đó, chùa hoang, miếu cổ thường là nơi ở của thần linh hoặc những nhân vật được thờ phụng, những lực lượng siêu nhiên khác cũng thường mượn những ngôi chùa cổ để trú ngụ. Trong truyện Bạc thần, tại đền thờ thần mưa

đá Lý Tả Xa, đền thờ đức Quan Thánh, quan thái sử đã thấy được oai linh của thần hiển hiện. Không chỉ thần linh mà các nhân vật kỳ ảo khác nhiều khi cũng mượn nơi chùa chiền, miếu mạo làm chỗ dung thân. Phùng sinh trên đường trở về nhà, thấy một thiếu nữ đi ra từ ngôi chùa cổ, thấy chàng liền quay gót trở vào. Phùng sinh theo chân cô gái vào chùa gặp được cả gia đình hồ ly đang trú ngụ (truyện Tân thập tứ nương). Trong Liêu trai chí dị còn xuất hiện nhiều không gian nhà hoang vắng vẻ nơi các nhân vật ảo thường xuyên có mặt. Nhà hoang là nơi Khổng Tuyết Lạp gặp nàng hồ Kiều Na và người vợ hồ là A Tùng cùng cả gia đình hồ ly vô cùng đông đúc (truyện Kiều Na). Nhà hoang cũng là nơi Vệ Huy Thích gặp nàng ma A Đoan

tốt bụng cất công xuống âm phủ nhiều lần để đưa vợ của Vệ đoàn tụ với chồng một thời gian (truyện Chương A Đoan). Thư sinh Đào Vọng Tam gặp hai nàng ma Thu Dung, Tiểu Tạ từ chỗ

vô hình trở thành hữu hình trước mắt Đào, từ chỗ quấy phá trở nên thân thiết thành ân nhân rồi vợ chồng (truyện Tiểu Tạ). Những ngôi mộ dù nằm riêng lẻ hay tập trung trong một nghĩa địa đều là nơi các linh hồn có thể bước ra bắt đầu cho cuộc hành trình trên mặt đất. Trong truyện

Liên Tỏa, Dương Tử Úy di cư đến bãi sông Tứ, nhà giáp cánh đồng, ngoài tường có nhiều ngôi

mộ cổ, ban đêm thường nghe tiếng ngâm thơ buồn bã, nhỏ nhẹ của một hồn ma chính là nàng Liên Tỏa. Đặc biệt, các cảnh giới trên không chỉ là nơi các lực lượng siêu nhiên thường xuyên trú ngụ và xuất hiện trước mắt người trần mà còn được các lực lượng siêu nhiên biến hóa thành không gian cõi khác. Truyện Tiêu Thất Nương kể chuyện chàng trai Từ Kế Trường đi qua ngôi

mộ của nhà họ Vu lúc trời tối trông thấy cả một tòa lâu đài tráng lệ chưa bao giờ thấy, lại có một ông già đứng canh cổng mời vào. Trong chùa chiền, vườn hoang nói chung thường có những tòa lâu đài lộng lẫy để các lực lượng siêu nhiên dung thân nhưng không phải con người trần tục nào cũng có thể trông thấy và được tiếp đón. Có khi các thư sinh tìm về nơi lần đầu gặp gỡ nhưng thường bị mất dấu vết. Từ Kế Trường trong truyện Tiêu Thất Nương sau này đến lúc

từ giã ngoảnh lại thấy lâu đài biến mất, vẫn chỉ là ngôi mộ nhà họ Vu. Phùng sinh trong truyện

thì toàn bộ viện lạc sau chùa đã không còn dấu vết, chỉ còn lại gạch đá hoang tàn như một ngôi chùa hoang vắng từ lâu chưa từng có ai trú ngụ. Tiểu thuyết Liêu trai chí d của Bồ Tùng Linh kế thừa sâu sắc tư duy huyền thoại trong việc xây dựng những cảnh giới thường có sự đột nhập của lực lượng siêu nhiên vào trần thế hoặc có sự biến ảo trong chớp mắt thành không gian cõi khác.

Nói cái ảo của những dạng không gian này không phải xuất phát từ tên gọi của chúng, từ sự tồn tại của chúng trong trần gian mà xuất phát từ sức mạnh tiềm ẩn trong nó theo quan niệm của dân gian, nó là cái thiêng vì thiêng” có nghĩa là “cao quý, đáng coi trọng hơn hết” (thiêng

liêng) [70, tr.942] nhưng có thể hiểu một cách khác là “có phép lạ làm được những điều khiến người ta phải kính sợ” [70, tr.942].

Nhà nghiên cứu Eliade cho rằng huyền thoại là kinh nghiệm sống của con người, là niềm tin của con người nguyên thủy và cội nguồn của huyền thoại chính là cái thiêng. Sau này nhiều tôn giáo ra đời cũng từ cội nguồn cái thiêng này. “Huyền thoại không phải là ảo ảnh hay dối trá mà là sự thật. Có điều là sự thật đó đã được thời gian lịch sử mã hóa nên cần phải có chìa khóa tức các phương thức khoa học, để giải mã. Huyền thoại hóa ra là kinh nghiệm tồn tại của con người cổ xưa, nhờ đó mà con người “tìm thấy lại mình và tự hiểu được mình”. Hiện thực mà huyền thoại nói lên là loại hiện thực thiêng liêng có khả năng nắm bắt được sự tồn tại và nguồn gốc của những ý nghĩa ở chiều sâu của chúng… Sự tồn tại của huyền thoại ở tầm sâu bản thể là cái thiêng và chính cái thiêng là nguồn gốc của mọi tôn giáo” [25, tr.186]. Rõ ràng cái thiêng

được phân biệt trong sự đối lập với cái phàm. Cái thiêng và cái phàm là hai phương diện tồn tại của con người trong chiều dài lịch sử. Không gian thiêng là nơi có sự linh hiển của các lực lượng siêu nhiên. Sở dĩ có điều này vì không gian hoàn toàn không phải là đồng nhất. Nó có những chỗ đứt vỡ nghĩa là có những phần không gian khác biệt về chất so với các phần còn lại. Chính nhờ sự linh hiển hay sự đột nhập của các lực lượng siêu nhiên đã tách nhiều phần không gian này ra khỏi các phần không gian xung quanh, làm cho nó khác biệt về chất. Chẳng hạn, đền thờ là sự mở ra ở phía trên cao và bảo đảm việc giao lưu với thần thánh. Chùa cũng mang ý nghĩa tương tự vì đó là công trình được xây cất lên dùng làm nơi thờ Phật. Ngoài ra, từ lâu con người quan niệm rằng mộ giữ hồn người chết, là nơi ở của người chết và cũng quan trọng như nhà đối với người sống. Không gian mộ nói riêng, nghĩa địa – khu đất chung dùng làm nơi chôn người chết – là nơi ma quỷ có thể bước ra từ những ngôi mộ của mình, bảo đảm cho sự liên thông giữa trần thế và âm phủ. Như vậy, với cái nhìn huyền thoại về thế giới, từ xa xưa con người đã quan niệm đền thờ, chùa chiền, miếu mạo, nghĩa địa… là những nơi các lực lượng

siêu nhiên dễ dàng xuất hiện, con người trên trần thế cũng không khó để giao lưu với các cõi khác nhau.

Những không gian ảo có sự linh hiển của các lực lượng siêu nhiên vô cùng cần thiết đối với con người, đặc biệt là con người thời nguyên thủy. Huyền thoại đã kể lại giai đoạn đầu tiên và quan trọng nhất của lịch sử loài người là biến hỗn mang thành vũ trụ. Tất nhiên, để hình thành được vũ trụ phải có những con người đầu tiên và lực lượng siêu nhiên sẽ tạo ra, điều hành, chi phối cả vũ trụ. Con người luôn luôn tự hào về quá trình biến hỗn mang thành vũ trụ của mình cũng có nghĩa là luôn muốn sống với các vị thần, muốn sống trong một thế giới có tổ chức là vũ trụ chứ không hề muốn sống trong hỗn mang. Chính vì thế, từ xa xưa đến nay trên trần thế luôn có những địa điểm có khả năng mở ra về phía trên là thế giới thần thánh hoặc về phía dưới là thế giới của những người chết nghĩa là phải làm sao để các cõi có thể giao lưu được với nhau. Cuộc sống hiện nay của con người đang được thế tục hóa, được phàm hóa rất nhanh nhưng không bao giờ mọi không gian bị giải thiêng đến hết. Bởi vì con người trong xã hội hiện đại trước sự phát triển như vũ bão của khoa học lại có những mối lo âu không phải về thế giới tự nhiên huyền bí xung quanh mà chính là về con người. Bên cạnh sự e ngại chính đồng loại của mình, cảm thấy cô đơn giữa xã hội, con người hiện đại vẫn còn chưa thoát được sự hữu hạn của kiếp người… nên con người vẫn di chuyển hợp lý giữa hai cực thiêng – phàm. Con người cận đại, hiện đại vẫn kế thừa niềm tin rằng có những khoảng không gian nơi các lực lượng siêu nhiên vẫn đột nhập vào chốn trần thế để giao lưu, để trợ giúp và điều hành thế giới.

Tuy nhiên, sự khác biệt của không gian thiêng trong Liêu trai chí d so với trong tư duy huyền thoại là cho dù không gian có mở lên trên hay xuống thấp thì mục đích quan trọng nhất là để người đọc nhận thức rõ hơn về hiện thực cuộc sống.

Những cảnh giới kỳ ảo chốn trần gian trong Liêu trai chí d không đóng khung trong những cảnh giới thiêng được quan niệm dân gian, tôn giáo định sẵn như chùa, miếu, nghĩa địa… vốn được con người từ xa xưa xem là nơi giao lưu giữa con người với các lực lượng siêu nhiên đến từ các cõi khác nhau. Nhà văn còn xây dựng trong tác phẩm những cảnh giới khác mà tên gọi của nó không thể làm cho con người kính sợ, tiêu biểu nhất là phòng học của các thư sinh. Thậm chí thư phòng còn là nơi rất nhiều nhân vật ảo chủ động tìm đến chứ không phải là nơi các nhân vật thực chủ động tìm kiếm hoặc tình cờ bắt gặp các nhân vật ảo như các không gian ảo khác. Trong truyện Vũ tiền, một vị tú tài ở Tân Châu đang đọc sách trong thư phòng thì

chính thực là hồ tiên, vì mến cao nghĩa của các hạ nên mong sớm được gần gũi nhau” [44,

tr.1699]. Ông già hồ tiên này có tài nhả ngọc phun châu, kiến thức rất uyên bác nên hàng ngày cùng vị tú tài bàn chuyện cổ kim rất tâm đầu ý hợp. Chỉ đến khi vị tú tài tỏ ra quá tham lam tiền bạc, hồ ly quá thất vọng mới phủi áo ra đi. Cũng với tình bạn chân thành, Lục phán quan ở cõi âm sau khi được Chu Nhĩ Đán đưa bức tượng của mình từ chùa về mời rượu thì sau này hầu như đêm nào cũng đến nhà họ Chu cùng trò chuyện, uống rượu (truyện Lục phán quan). Tuy

nhiên, các nhân vật ảo xuất hiện nhiều nhất trong thư phòng của các thư sinh chính là các mỹ nhân là hồ ly, là ma, tinh động vật, tinh thực vật. Đổng Sinh trong truyện ngắn cùng tên về đến phòng mình đã thấy hồ ly nằm trong giường tự lúc nào. Hồ ly đã biến hình thành một cô gái mặt hoa da phấn đẹp như tiên nhưng vẫn còn sót lại cái đuôi. Cô gái nhoẻn cười, cái đuôi biến mất. Trong truyện Liên Hương, nàng hồ ly Liên Hương cùng nàng ma họ Lý hằng đêm đều đến

thư phòng gặp gỡ người yêu. Nàng ma họ Lý bị bệnh chết, hồn lại tìm cách nhập vào xác của Yến Nhi – con gái nhà giàu họ Chương nối tiếp tình duyên với Tang sinh. Liên Hương sau khi chết cũng đầu thai làm con gái nhà họ Vi tìm đến với Tang sinh sau 15 năm như lời đính ước trước khi mất. Quả thật, thư phòng của các thư sinh luôn là nơi các nhân vật ảo mà chủ yếu là các mỹ nhân đến tìm người tri kỷ.

Có nhà nghiên cứu đã nhận định: “Trong tiểu thuyết cổ điển, tiên giới tồn tại cùng thiên giới, tồn tại cùng long cung dưới đáy biển, tồn tại cùng thâm sơn cùng cốc (những động tiên,

động phủ trong núi sâu) và đó là một thế giới thiên đường nơi không có cái chết, sự già nua”

[72, tr.42]. Khác với thư phòng là nơi các nhân vật ảo thường xuyên chủ động tìm đến, động phủ mà tiên thường trú ngụ là nơi rừng sâu, suối sâu, là hải đảo xa xôi người thường vào đó rất dễ lạc vào nơi tiên cảnh của các nam tiên, nữ tiên. Nơi hiểm trở vách đá vực sâu là nơi Lương Hữu Tài được Vân Thúy Tiên dẫn về nhà gặp cả gia đình. Khi về thì thấy nhà cửa lộng lẫy ngang dọc, bao nhiêu người hầu hạ nhưng sau khi bị đuổi đi chỉ thấy vách đá, phía dưới là vực sâu (truyện Vân Thúy Tiên). Trong truyện Cầm Sắt, chàng thư sinh họ Vương ở Hán Thủy bị gia đình vợ khinh rẻ nên bỏ nhà ra đi vào núi, đến khi sao mọc đầy trời, vách núi bỗng hóa thành nhà cao. Vương đi vào gặp nữ tì, gặp nàng tiên Cầm Sắt. Có khi người tiên còn ở ngoài hải đảo xa xôi nơi chỉ có gió bão mới có thể đưa con người trần tục tới. Chàng trai Dương Viết Đán – sĩ nhân ở đất Quỳnh Châu cũng nhờ cơn bão biển làm đắm thuyền mới trôi dạt vào hòn đảo của tiên. Nơi ấy nhà cửa san sát, bóng trúc tùng ẩn hiện dưới sương mờ, trời mùa đông mà hoa cứ nở chúm chím đầy cành (truyện Phấn Điệp). Nơi tiên cảnh ở núi sâu, hải đảo xa xôi,

hiểm trở là nơi con người trần tục mơ ước nhưng không dễ gì có thể tiếp cận. Con người với sức tưởng tượng kỳ vĩ vẫn luôn tin rằng nó vẫn ngự trị trên cõi đời này.

Không chỉ thư phòng, núi sâu, hải đảo thành nơi gặp gỡ của nhân vật trần tục và nhân vật kỳ ảo, tiểu thuyết Liêu trai chí dị còn miêu tả những không gian khác vô cùng độc đáo. Những không gian như nhà hoang, kỹ viện, ruộng đồng, đường sá… tưởng chừng như chỉ là không gian sinh hoạt của con người trần tục thì trong Liêu trai đó là nơi các nhân vật ảo có cuộc sống như chính con người. Nhà hoang vốn là nơi hoang vắng, lạnh lẽo là nơi Khổng Tuyết Lạp được mai mối rồi sinh ra si mê cuối cùng cưới được người vợ là A Tùng “Bèn sửa soạn một căn phòng để sinh làm lễ thành hôn. Đêm ấy kèn trống vang lừng, sinh chợt như bay khỏi trần, cùng người tiên sum họp. Bèn ngờ rằng cung tiên Quảng Hàn vị tất ở trên trời mới có”

[44, tr.54] (truyện Kiều Na), Vệ Huy Thích gặp nàng ma A Đoan tốt bụng (truyện Chương A

Đoan), Đào Vọng Tam gặp hai nàng ma Thu Dung, Tiểu Tạ (truyện Tiểu Tạ)… Đó là một kỹ viện trong truyện Nha Đầu có mụ chủ cùng các cô gái đều là hồ ly, khi tiếp khách làng chơi

cũng dùng đủ mọi kế sách để có thể moi tiền của khách khiến cho Triệu Đông Lâu hay lui tới lại cả tin nên mất hết gia sản. Chàng trai Vương sinh si tình Nha Đầu – cô gái duy nhất trong kỹ viện còn giữ được sự trong sạch mặc cho mẹ và chị ép buộc bằng bất cứ cách nào – phải cùng với con trai phá tan cả kỹ viện thì vợ chồng mới chung sống được với nhau. Không gian đồng ruộng cũng thú vị không kém khi có những người có mối lương duyên gặp được mỹ nhân. Nông phu Mã Thiên Vinh đang ở ngoài đồng bỗng thấy một thiếu phụ phục sức chỉnh tề, đi tắt qua ruộng lúa, mặt đỏ bừng nhìn rất phong lưu. Người thiếu phụ đó chính là hồ ly, sau này giúp Mã lấy được vợ (truyện Mao h). Trong truyện Khuyển đăng, cô gái là hồ ly đưa tên nô bộc của

Hàn Quang Lộc vào ruộng lúa, ruộng bỗng biến thành một tòa nhà lớn bên trong sảnh đường rượu nhắm đã bày la liệt với rất nhiều tì nữ nhưng lạ thay, khi quay bước ra về chàng trai chỉ thấy đồng ruộng đang tươi tốt, không hề còn bóng dáng lâu đài cùng người yêu cũ. Trong Liêu

trai, con người cũng dễ dàng bắt gặp các nhân vật kỳ ảo bằng sự kỳ ngộ trên con đường đi. Trong truyện Tiểu Mai, Vương Mộng Trinh đi chơi miền Triết Giang gặp một bà lão hồ ly ngồi

khóc bên đường xin Vương cứu con trai của chồng, sau này đem con gái của mình làm vợ của Vương để trả ơn. Tuy tồn tại nhiều cảnh giới kỳ ảo khác nhau ở chốn trần gian nhưng trong

Liêu trai chí dị, không gian bộc lộ sự sáng tạo nhiều nhất của tác giả là không gian tay áo của

Một phần của tài liệu Giải mã thế giới ảo trong Liêu trai chí dị dưới góc nhìn của huyền thoại học (Trang 68 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)