Thế giới ảo thể hiện qua không gian trong Liêu trai chí dị

Một phần của tài liệu Giải mã thế giới ảo trong Liêu trai chí dị dưới góc nhìn của huyền thoại học (Trang 60 - 68)

CHƯƠNG 3: THẾ GIỚI ẢO THỂ HIỆN QUA KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN TRONG LIÊU TRAI CHÍ DỊ

3.1 Thế giới ảo thể hiện qua không gian trong Liêu trai chí dị

Không một sự vật nào có thể tồn tại ngoài không gian cho nên không gian là một đối tượng rất quen thuộc với mọi vật chất trên thế gian này. Tuy nhiên, từ xưa đến nay có rất nhiều dạng không gian có những sức mạnh đặc biệt làm cho con người phải kinh sợ. Không gian thần thoại đặc trưng bởi núi cao, rừng sâu đầy huyền bí làm cho thuở ấu thơ của loài người e sợ đã đành nhưng cho đến khi không gian đã biến đổi nhiều, khoa học kỹ thuật phát triển thì nỗi e sợ của con người hoàn toàn không mất đi: “Khoa chiêm tinh, dù với danh hiệu khoa học hay không, vẫn dựa trên ý nghĩa của những thế liên kết bí ẩn trong không gian, giữa các hành tinh, các tinh tú và các thiên hà. Bản thân khoa học chiêm tinh chặt chẽ nhất cũng không khỏi gây ra cho con người một nỗi sững sờ pha lẫn khiếp sợ trước cái không gian vượt khỏi mọi phép tính toán ấy, cái không gian không bao giờ dừng lại ở một giới hạn nào” [13, tr.486,487].

Trong Liêu trai chí dị, không gian ảo không phải là vũ trụ thời khởi nguyên với những con người hay vị thần đầu tiên như trong thần thoại. Tuy nhiên, dáng dấp của thần thoại vẫn còn đó trong sức tưởng tượng kỳ vĩ của con người khi sáng tạo ra những dạng không gian ảo

hoặc phú cho những dạng không gian trần thế các sức mạnh đặc biệt để tạo nên một không khí thật huyền bí, hoang đường. Không gian ảo trong Liêu trai chí d có rất nhiều dạng. Đó có thể là không gian tâm linh tôn giáo với cõi trời và chốn tiên cảnh, thủy cung, cõi âm phủ…; có thể là không gian mộng với mọi sự vật biến đổi trong tích tắc… Theo chúng tôi, dạng không gian ảo xuất hiện nhiều nhất trong Liêu trai chí d là không gian âm phủ và một số nơi chốn của không gian trần thế được gán cho những sức mạnh và sự bí ẩn đặc biệt.

3.1.1 Âm phủ

Âm phủ vốn được hiểu là cõi âm, là thế giới của linh hồn người chết. Trong tiểu thuyết

Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh, không gian ảo sinh ra từ sự tưởng tượng của con người gồm không gian âm phủ, chốn tiên cảnh và cõi Phật, cõi trời được miêu tả trong 51/445 truyện, trong đó chốn âm phủ đã được miêu tả ở 31 truyện trong số đó. Điều đó chứng tỏ cõi âm phủ giữ một vị trí đặc biệt trong không gian của Liêu trai, hơn bất kỳ một không gian ảo nào khác.

Trong Liêu trai chí d, không phải bất cứ linh hồn người chết nào cũng phải xuống âm phủ nhưng số lượng các linh hồn được lên tiên cảnh, lên cõi trời chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ, âm phủ vẫn là không gian của linh hồn người chết. Không gian âm phủ dù xuất hiện ở rất nhiều truyện ngắn trong Liêu trai chí d thì vẫn có điểm chung là ở dưới đất, vận hành theo nguyên tắc lấy đêm làm ngày. Trong truyện Mai n, nhân vật Phong Vân Đình tìm mãi không thấy người con gái họ Mai thắt cổ chết đã 10 năm trước, đến khi gặp lại liền trách móc thì nàng bảo rằng “Ma

quỷ không ở nhất định, luôn luôn ở dưới đất”, “Ma quỷ không thấy vướng đất, cũng như cá không thấy vướng nước” [44, tr.849]. Không gian âm phủ là nơi ma quỷ tụ họp cũng có thành

phủ là nơi có nhiều quan lại, tập hợp khá đông đúc ma cũ, ma mới. Trong truyện Ngũ Thu Nguyệt, chàng thư sinh Vương Đỉnh cũng như bao con người sống trên dương thế tò mò không

biết dưới âm có thành quách không, nàng ma Ngũ Thu Nguyệt đã trả lời “Thành ph ở dưới âm cũng ngang như trần gian vậy, nhưng không ở chỗ này, cách đây tới ba bốn dặm, song lấy đêm làm ngày” [44, tr.949]. Thành quách ở cõi âm cũng được miêu tả trong truyện Trương Thành

với “ma cũ ma mới đi lại rầm rập” [44, tr.227]. Tuy nhiên, không gian âm phủ chủ yếu không

hề có sự sống, vô cùng vắng vẻ hoang tàn luôn làm cho con người kinh sợ bởi những hình phạt vô cùng tàn khốc dành cho kẻ có tội. Đứng đầu chốn âm phủ là Diêm Vương, bên cạnh đó còn có quan lại, lính lệ cai quản chốn âm phủ. Trong truyện Tục hoàng lương, ông cử họ Tăng trong

giấc mơ được làm tể tướng tới 25 năm, tích góp quá nhiều tội lỗi nên bị đày xuống âm phủ. Diêm Vương được miêu tả có tướng mạo cổ quái ngồi tựa ghế phán quyết, hỏi tội đã quyết định

ném họ Tăng vào vạc dầu, bắt đầu sự trừng phạt đối với một kẻ chuyên hại dân hại nước. Bên dưới, bọn quỷ sứ dạ ran, lập tức làm theo đúng lệnh của Diêm Vương. Sau đó, ông cử họ Tăng còn bị ném xuống núi đao cho mũi dao nhọn phanh thây, bị bắt phải nuốt hết toàn bộ tiền bạc lúc sống đã chiếm đoạt của người khác rồi cuối cùng bị thác sinh làm con gái nhà ăn mày, bị vợ cả của chồng vu oan đến chết. Đôi khi, chốn âm phủ còn có các vị thần nhân ghé thăm, hầu hết là để giúp cho các linh hồn nơi đây được minh oan trở về dương thế hay thoát khỏi phiền não. Tề Thiên đại thánh trong truyện ngắn cùng tên đã cất công xuống âm phủ cứu người anh trai của Hứa Thịnh bị em chữa bệnh nhầm thuốc nên chết oan. Truyện Trương Thành cũng miêu tả

cảnh Bồ Tát mấy ngàn năm mới xuống chốn âm phủ một lần, dùng cành dương liễu rảy nước cam lồ trong ánh hào quang bừng khắp cả một vùng, giải thoát cho ma cũ, ma mới khỏi mọi khổ não. Không gian âm phủ trong Liêu trai chí d được đề cập, miêu tả trong nhiều truyện ngắn khác nhau nhưng đều có những đặc điểm chung thống nhất. Điều đó chứng tỏ nhà văn Bồ Tùng Linh đã có cái nhìn rất nhất quán khi viết về dạng không gian ảo này.

Thực ra, không gian âm phủ đã xuất hiện và tồn tại trong thế giới tâm linh con người từ rất lâu, ngay từ thời nguyên thủy. Chúng ta thường không phân biệt giữa âm phủ và âm ty nhưng trong thần thoại Hi Lạp thì có sự phân biệt. Âm phủ (enfer, hadès) là thế giới trong lòng đất, là địa ngục, vương quốc của những người chết với sự cai quản của vị thần vô hình là Hadès. Trong thần thoại Hi Lạp, chthnos (âm ty) là tên được đặt cho trái đất, mẹ của các thần Titans và là nơi cư trú của những người đã chết và những người đang sống. Âm ty là hạ giới, đối lập với thượng giới, là đất.

Người nguyên thủy sớm nhận thấy rằng khi đã lìa khỏi thân xác con người, khi không còn nhìn thấy ánh sáng mặt trời, không còn được hưởng bất kỳ phúc lộc nào trên thế gian này được nữa thì linh hồn đã rơi vào trạng thái bất hạnh đến mức tuyệt đối và vĩnh viễn, vô phương cứu chữa của cả một đời người. Kẻ đã sa vào địa ngục sẽ vĩnh viễn chịu khổ đau trong một thế giới huyền bí vô tận, không ai có thể trở về để kể lể cho người đang sống. Cho nên, người cổ xưa đã tưởng tượng và tin rằng âm phủ là nơi không hề có sự sống, nơi diễn ra những hình phạt khốc liệt dành cho mọi linh hồn con người. Người Hi Lạp cổ xưa cho rằng sau khi các thần núi Olimpe đã chiến thắng lũ Titan, vũ trụ được chia cho ba anh em trai là con của Cronos và Rhéa: trời thuộc về thần Zeus, biển thuộc về thần Poséidon, còn âm phủ thuộc về thần Hadès. Đây là một vị thần vô cùng tàn ác và là kẻ vô hình. Vì sợ thần nổi giận, không ai dám đọc tên của thần nên vị thần này còn được đặt một biệt danh là Pluton. Miền địa ngục được cho rằng “Miền này cũng mang khắp nơi những nét như nhau: chốn đó không ai nhìn thấy, vĩnh viễn không có lối

ra (trừ đối với những ai tin vào sự hóa kiếp), chìm trong tối tăm lạnh lẽo, đầy ma quỷ, quái vật hành hạ những người chết” [13, tr.34]. Ở Ai Cập, trong lăng mộ của vua Ramsès VI ở kinh

thành Thèbes, âm phủ được tượng trưng bằng những hang động chứa đầy những kẻ bị đày xuống đó. Tuy nhiên, người châu Âu cổ xưa cũng tin rằng không phải ai cũng có thể bị đày xuống âm phủ. “Những người được ân sủng đặc biệt, các vị anh hùng, hiền giả, những ai đắc

đạo sẽ không xuống âm phủ tăm tối mà được tới những nơi khác như: quần đảo chân phúc,

điền trang Elysée, ở đó tràn đầy ánh sáng và hạnh phúc” [13, tr.43]. Các nhà nghiên cứu cũng

tìm thấy trong vũ trụ luận của người Aztèque, miền âm phủ ở phương Bắc, là xứ sở của đêm tối và có tên gọi là xứ sở của chín đồng bằng hay chín miền âm phủ. Hầu hết loài người đều từ âm phủ mà lên cõi sống rồi quay trở về âm phủ, được dẫn đường bởi một con chó dẫn linh hồn. Sau khi đi qua tám âm phủ, họ sẽ đi tới âm phủ thứ chín và tan biến vào hư vô. Âm phủ ở đây cũng là một thế giới được con người tưởng tượng lấy cơ sở từ chính xã hội loài người.

Không gian âm phủ trong Liêu trai chí d là sự thể hiện của tư duy huyền thoại còn thấm đẫm trong tinh thần của con người phương Đông, cũng sinh ra từ sự tưởng tượng của con người về một thế giới của các linh hồn mà không một người nào có thể đến đó rồi quay trở về trần thế được nữa, đành lấy cơ sở từ chính thế giới mà con người đang sống để xây dựng nên thế giới huyền bí, vô tận ấy.

Tuy nhiên, không gian âm phủ trong một tuyệt tác văn học ra đời vào thời kỳ cận đại còn mang những đặc điểm khác. Không gian âm phủ nơi đây gần gũi hơn với không gian trần thế, là một hình thức tồn tại khác của hiện thực giúp con người thoải mái bày tỏ tư tưởng, tình cảm của mình. Không gian âm phủ trong Liêu trai chí d thực hiện hai nhiệm vụ: thứ nhất, không gian âm phủ là sự tái hiện sự bất công, thối nát của xã hội hiện thực; thứ hai, không gian âm phủ là nơi con người thực hiện bằng được khát vọng công lý, công bằng vốn không có trong trần thế.

Thật vậy, trong Liêu trai chí d, không gian âm phủ vô cùng giống với chốn trần gian. Điều này có thể giải thích tư duy huyền thoại là mạch ngầm chảy từ thời kỳ này qua thời kỳ khác của lịch sử, âm phủ là sản phẩm tưởng tượng của con người trên cơ sở hiện thực. Tuy nhiên, Liêu trai chí dị miêu tả không gian cõi âm không chỉ giống cõi người ở bộ máy điều hành, ở sự phức tạp của người tốt kẻ xấu mà còn ở sự bất công, phi lý luôn khiến nhân vật, tác giả và cả người đọc có ấn tượng sâu sắc. Toàn bộ thiết chế âm phủ từ Diêm Vương, Thành Hoàng, lính lệ… cùng những hình phạt khốc liệt ở cõi âm chính là thiết chế trần gian đã được

mã hóa qua lăng kính kỳ ảo. Trong thế giới âm phủ cũng có tầng lớp thống trị và tầng lớp bị trị. Tầng lớp thống trị là Diêm Vương, là quan, lính ở cõi âm. Tầng lớp bị trị là linh hồn những kẻ đã chết đa số là người nhưng cũng có cả tinh động vật, thực vật, quỷ, mị… Tất nhiên, khi không gian âm phủ đã chia thành hai tầng lớp như vậy thì cũng tồn tại đầy rẫy các tệ nạn: thiên vị, đút lót, áp bức, cậy quyền… Trong truyện Liên Tỏa, nàng ma Liên Tỏa bị một tên lính lệ

đến bắt ép nàng phải làm hầu thiếp của hắn. Nàng quá sợ hãi phải nhờ Vương sinh đến đánh tên lính lệ cứu nàng. Cõi âm trong Ngũ Thu Nguyệt có tên quan sẵn sàng bắt người vô tội, lính lệ

thì luôn sách nhiễu tiền bạc, chọc ghẹo phụ nữ. Trong truyện Tịch Phương Bình, cha của Tịch

Phương Bình hiềm khích với một nhà phú hộ trong làng, bị họ đút lót sứ giả dưới âm đánh cho đến chết. Tịch Phương Bình xuống cõi âm thấy cha bị giam trong ngục liền nộp đơn ở nha Thành Hoàng nhưng không được xử. Chàng kiện ở quận nhưng bị đánh một trận rồi giữ nguyên án, không thay đổi. Tịch Phương Bình kiện lên Diêm Vương. Kẻ đứng đầu cõi âm cũng đã nhận hối lộ như Thành Hoàng và quan quận nên Tịch bị hành hạ đủ điều rồi bị ném trở lại dương thế, đầu thai thành đứa trẻ sơ sinh nhưng quá phẫn uất nên không bú rồi chết. Hồn Tịch Phương Bình lại lang thang phiêu dạt tìm cách kêu oan cho cha, cuối cùng gặp được những người có tâm hồn ngay thẳng là Cửu Vương và Nhị Lang Thần, cứu được cha sống lại. Trong truyện này có lẽ kẻ gian ác, xảo quyệt nhất là Diêm Vương luôn giở thủ đoạn mềm nắn rắn buông, lừa gạt người lương thiện. Diêm Vương phớt lờ lời kêu oan của Tịch, đánh chàng 20 roi, bắt phải lăn trên giường lửa cháy xém cả xương thịt rồi sai lính cưa thân chàng làm hai. Khi thấy không thể khuất phục được Tịch Phương Bình, y lại ngọt ngào nói: “Ngươi thực là người chí hiếu, những nỗi oan của cha ngươi ta đã rửa cho rồi, nay đã đi đầu thai ở nhà giàu sang, ngươi còn kêu ca gì nữa. Nay đưa ngươi về, cho sản nghiệp ngàn vàng, sống gần trăm tuổi, ngươi đã bằng lòng chưa?” [44, tr.1185,1186] rồi đưa sổ cho Tịch xem tận mắt nhưng sau đó

đã sai lính đưa Tịch về trần gian làm đứa trẻ sơ sinh. Trong khi Diêm Vương, quan lại, sứ giả câu kết với nhau dùng mọi thủ đoạn để ức hiếp dân lành thì ngay cả bọn quỷ cũng có sự e ngại, khâm phục tính cách dũng cảm và kiên trì của Tịch Phương Bình. Khi Tịch phải chịu cực hình, một tên quỷ đã thốt lên “Con người cứng cỏi thay” [44, tr.1184], khi cưa thân chàng làm đôi

theo lệnh Diêm Vương, bọn quỷ đã bàn nhau “Người này có hiếu lắm, không có tội gì! Nên cưa chéo một chút, đừng động đến tim anh ta” [44, tr.1184] sau đó một tên quỷ lại tặng chàng một

thắt lưng tơ “Tặng anh vật này để tỏ lòng đối với người có hiếu” [44, tr.1185]. Như vậy, xét cho

cùng ở âm phủ bọn quỷ sứ còn có lương tâm hơn cả vua, quan, sứ giả. Bên cạnh truyện Tịch Phương Bình tập trung tố cáo bộ máy quan lại cõi âm từ trên xuống dưới còn có rất nhiều

truyện khác cũng đề cập những nội dung tương tự. Truyện Khảo tệ ti tái hiện một phần không

gian âm phủ với Hư Đỗ quỷ vương đứng đầu luôn bắt những người đến tiếp kiến phải đưa tiền vàng nộp cho hắn ta, nếu không phải chịu cắt đi một miếng thịt mới được gặp hắn. Không gian âm phủ cũng là nơi đồng tiền ngự trị, chi phối tất cả, nơi tầng lớp bị trị oằn mình dưới sự bóc lột, đày đọa của tầng lớp thống trị khiến người đọc không thể không liên tưởng tới ông cử họ Tăng trong truyện Tục hoàng lương vừa mới nghe tin đỗ tiến sĩ, trong giấc mơ đã thấy mình thành tể tướng, ở trong dinh thự lộng lẫy, ngoài cổng bao nhiêu người chầu chực để biếu xén, đã quyết thiên vị người này, thẳng tay trừ khử người khác chỉ vì lí do cá nhân. Bên cạnh đó, không ít kẻ thống trị ở cõi âm có thói háo sắc cũng làm cho người đọc liên tưởng tới những kẻ như ông cử họ Tăng ở cõi trần mơ làm tể tướng được tặng một phường nữ nhạc mười người đều là gái mỹ miều son trẻ. Một ngày kia, tể tướng họ Tăng nhớ lại cô gái đẹp mà trước kia mình từng ao ước nhưng vì nghèo quá không lấy được nàng, nên sau đó lập tức sai lính đến bắt nàng bằng được. Nàng ma Nhiếp Tiểu Thiến trong truyện ngắn cùng tên có một khoảng thời gian bị quỷ bắt ép phải dùng vàng và sắc đẹp của nàng mê hoặc rồi giết chết những người đến trọ ở chùa. Nàng đã nhận xét “hai thứ gái đẹp và vàng là sở hiếu của người đời vậy” [44,

Một phần của tài liệu Giải mã thế giới ảo trong Liêu trai chí dị dưới góc nhìn của huyền thoại học (Trang 60 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)