Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 114 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
114
Dung lượng
732,53 KB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGÔ THỊ THU HƢƠNG DƢ LUẬN XÃ HỘI ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGÔ THỊ THU HƢƠNG DƢ LUẬN XÃ HỘI ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành : Lí luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật Mã số : 60 38 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thị Ngọc Tuyết HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Ngô Thị Thu Hƣơng LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đã giảng dạy trong chương trình Cao học chuyên ngành Lí luận và lịch sử nhà nước và pháp luật tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội đã truyền đạt cho em những kiến thức hữu ích về pháp luật làm cơ sở cho em thực hiện tốt luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Đỗ Thị Ngọc Tuyết đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội đã đưa ra những ý kiến đóng góp quý báu để tôi hoàn thành luận văn của mình. Cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn. Hà Nội, tháng 02, năm 2015 Tác giả luận văn Ngô Thị Thu Hƣơng MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DƢ LUẬN XÃ HỘI VÀ VAI TRÕ CỦA DƢ LUẬN XÃ HỘI VỚI VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT 7 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DƢ LUẬN XÃ HỘI 7 1.1.1 Định nghĩa dư luận xã hội 7 1.1.2. Sự hình thành và phát triển của dư luận xã hội 9 1.1.3. Tính chất của dư luận xã hội 11 1.2. HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT 19 1.2.1. Khái niệm và các đặc điểm cơ bản của hoạt động xây dựng pháp luật 19 1.2.2. Các giai đoạn cơ bản và các nguyên tắc cơ bản của hoạt động xây dựng pháp luật 21 1.3. HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT 22 1.3.1. Khái niệm và dấu hiệu cơ bản của hoạt động thực hiện pháp luật 22 1.3.2. Các hình thức thực hiện pháp luật 26 1.4. MỐI QUAN HỆ VÀ VAI TRÕ CỦA DƢ LUẬN XÃ HỘI VỚI VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT 27 1.4.1. Mối quan hệ của dư luận xã hội với việc xây dựng và thực hiện pháp luật 27 1.4.2. Vai trò của dư luận xã hội với việc xây dựng và thực hiện pháp luật 30 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG DƢ LUẬN XÃ HỘI VỚI VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT 38 2.1. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT 38 2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện nay 38 2.1.2. Thực trạng việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. 46 2.2. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC QUA VIỆC PHÁT HUY VAI TRÕ CỦA DƢ LUẬN XÃ HỘI TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT Ở NƢỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. 54 2.2.1. Trong lĩnh vực xây dựng pháp luật 54 2.2.2. Trong lĩnh vực thực hiện pháp luật 57 2.3. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ DƢ LUẬN XÃ HỘI VỚI VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT. 62 2.3.1. Những đóng góp tích cực của dư luận xã hội với việc xây dựng và thực hiện pháp luật. 62 2.3.2. Những mặt hạn chế của dư luận xã hội trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật. 64 CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO VAI TRÕ CỦA DƢ LUẬN XÃ HỘI ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT 71 3.1. CÁC GIẢI PHÁP TẠO ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI CHO SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN, TÁC ĐỘNG CỦA DƢ LUẬN XÃ HỘI ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT 71 3.1.1. Thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển 71 3.1.2. Phát huy và mở rộng nền dân chủ xã hội 73 3.1.3. Tạo lập bầu không khí tâm lý xã hội lành mạnh 81 3.1.4. Đảm bảo sự an toàn cho chủ thể của dư luận xã hội khi phản ánh các hiện tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật 83 3.1.5. Cải tiến phương pháp, cách thức phổ biến giáo dục, pháp luật 84 3.1.6. Phát huy vai trò của truyền thông đại chúng 87 3.2. TIẾP TỤC PHÁT HUY VAI TRÕ CỦA DƢ LUẬN XÃ HỘI ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT 92 3.2.1. Tổ chức điều tra, thăm dò dư luận xã hội trong lĩnh vực xây dựng và thực hiện pháp luật 93 3.2. Sử dụng các kết quả thăm dò dư luận xã hội vào việc xây dựng và thực hiện pháp luật 95 KẾT LUẬN 101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Dư luận xã hội là một hiện tượng tâm lý xã hội đặc biệt. Nó thể hiện tâm trạng xã hội, phản ánh sự đánh giá của các nhóm xã hội, của quần chúng nhân dân nói chung về các hiện tượng đại diện cho lợi ích xã hội cấp bách trên cơ sở các quan hệ xã hội đang tồn tại và những vấn đề mà họ quan tâm. Dư luận xã hội xuất hiện và tồn tại cùng với sự xuất hiện và tồn tại của xã hội loài người, cùng với vai trò ngày càng tăng của quần chúng nhân dân trong lịch sử. Bởi vì quần chúng nhân dân không chỉ là người sản xuất ra mọi giá trị vật chất, tinh thần, đồng thời họ cũng là người mang dư luận xã hội. Vì vậy, có thể nói rằng, trong mọi thời đại, dư luận xã hội đều có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của xã hội. Xây dựng và thực hiện pháp luật là hai mặt hoạt động cơ bản của nền quản trị quốc gia. Chúng ta chỉ có thể xây dựng và thiết lập nền quản trị quốc gia hữu hiệu khi cả hoạt động xây dựng pháp luật và hoạt động thực hiện pháp luật đều hiệu quả. Mặc dù vậy, với Việt Nam, nền quản trị quốc gia vẫn còn không ít vấn đề trong hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật. Theo các nhà nghiên cứu ở Việt Nam, dù có những bước cải thiện nhất định trong những năm gần đây, nhưng chất lượng hoạt động xây dựng pháp luật vẫn “chưa đạt yêu cầu” [24, tr63-64], chưa tương thích với tính chất của một nền kinh tế thị trường mở cửa, hội nhập, yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, chưa đạt được các “chuẩn” của hội nhập kinh tế quốc tế. Dư luận xã hội và hoạt động xây dựng, thực hiện pháp luật là hai hiện tượng xã hội khác nhau nhưng giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ. Dư luận xã hội góp phần hoàn thiện việc xây dựng và thực hiện pháp luật, đồng thời việc 2 xây dựng và thực hiện pháp luật cũng phản ánh dư luận xã hội. Nhà nước sử dụng pháp luật làm công cụ để quản lí xã hội nhưng mỗi một bộ luật ra đời đều được dư luận xã hội kiểm chứng. Nếu dư luận xã hội tán thành, chắc chắn việc thực hiện pháp luật sẽ có hiệu quả. Nếu dư luận xã hội không tán thành, nhà nước sẽ phải nghiên cứu để điều chỉnh cho phù hợp. Trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, việc tiếp tục tìm kiếm những mô hình mới nhằm phát huy vai trò của quần chúng nhân dân và các tổ chức xã hội thông qua dư luận xã hội đối với quá trình hoạch định và tổ chức thực thi đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước là một yêu cầu cấp bách cả về lý luận và thực tiễn. Phát huy vai trò của dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật là một trong những việc làm đáp ứng được đòi hỏi đó. Những căn cứ lí luận và yêu cầu thực tiễn nêu trên là lí do thuyết phục người viết lựa chọn vấn đề “Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu Dư luận xã hội và hoạt động xây dựng, thực hiện pháp luật là những vấn đề khoa học không mới. Từ lâu, nó đã được nghiên cứu và càng ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Bởi như chúng ta đã khẳng định, đây là những hoạt động có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, “Dư luận xã hội với việc xây dựng và thực hiện pháp luật” là vấn đề chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu đầy đủ và toàn diện. Tìm hiểu tình hình nghiên cứu, chỉ có thể thấy một số công trình và bài viết gián tiếp đề cập đến vấn đề này, cụ thể là: Trong đề tài khoa học cấp bộ “Phát huy vai trò của dư luận xã hội trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay” [20] do PTS. Lương Khắc Hiếu chủ nhiệm, 3 các tác giả đã trình bày rất chi tiết, cụ thể về bản chất, vai trò của dư luận xã hội cũng như đề xuất các giải pháp phát huy vai trò của dư luận xã hội ở nước ta hiện nay. Phạm vi của đề tài khoa học rất rộng, chủ yếu viết về vai trò của dư luận xã hội và đề xuất các giải pháp phát huy vai trò của dư luận xã hội ở nước ta. Nội dung của đề tài khoa học này đã ít nhiều đề cập đến vai trò của dư luận xã hội với việc xây dựng và thực hiện pháp luật. Từ trang 40 đến trang 49, đề tài đã làm rõ vai trò của dư luận xã hội trong Chủ nghĩa xã hội, tác giả viết, dư luận xã hội là “nhân tố điều chỉnh các mối quan hệ giữa con người với con người và giáo dục con người hoàn thiện nhân cách [20, tr.40], “là điều kiện để quần chúng nhân dân phát huy quyền làm chủ và mở rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa [20, tr.42], “là phương tiện để tăng cường mối liên hệ chặt chẽ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân”[20, tr.46]. Từ những nhận định khái quát nêu trên, chúng ta cũng có thể phần nào hiểu vai trò của dư luận xã hội với việc xây dựng và thực hiện pháp luật. Xét về bản chất, hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật thực chất cũng là hoạt động nhằm điều chỉnh các mối quan hệ giữa con người với con người, giáo dục con người theo định hướng phát triển xã hội. Đảng, Nhà nước sử dụng pháp luật làm công cụ để quản lý nhà nước, quản lý xã hội nên vai trò của dư luận xã hội với việc phát huy quyền làm chủ và mở rộng nền dân chủ hay tăng cường mối liên hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân cũng chính là đóng góp của dư luận xã hội với việc xây dựng và thực hiện pháp luật. Không tìm hiểu về vai trò của dư luận xã hội với việc xây dựng, thực hiện pháp luật nhưng TS. Trần Thị Hồng Thúy và ThS. Ngọ Văn Nhân trong cuốn “Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở” [44] đã nghiên cứu sâu về mối quan hệ giữa dư luận xã hội với ý thức pháp luật, đồng thời hai tác giả cũng đưa ra các giải pháp nhằm phát huy vai trò của dư luận xã hội trong việc nâng cao ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở. Phạm vi nghiên cứu của đề tài đã được giới hạn rất rõ [...]... cứu Đối tƣợng nghiên cứu Dư luận xã hội Hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay Hoạt động thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay 4 Mối quan hệ giữa dư luận xã hội với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay Phạm vi nghiên cứu Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay là một đề tài rộng Vì thế khi thực hiện, trên cơ sở lí luận về dư luận. .. đề lí luận về dư luận xã hội Phân tích vai trò của dư luận xã hội với việc xây dựng và thực hiện pháp luật Làm rõ thực trạng của dư luận xã hội trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao vai trò của dư luận xã hội với việc xây dựng và thực hiện pháp luật 5 Phƣơng pháp nghiên của luận văn 5 Thực hiện đề tài này, tác giả dựa trên cơ sở phương pháp luận. .. kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về dư luận xã hội và vai trò của dư luận xã hội với việc xây dựng và thực hiện pháp luật Chương 2: Thực trạng dư luận xã hội với việc xây dựng và thực hiện pháp luật Chương 3: Một số giải pháp góp phần nâng cao vai trò của dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật. .. luận xã hội, hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay và dựa trên thực trạng vấn đề, chúng tôi chủ yếu tập trung vào việc tìm hiểu những tác động của dư luận xã hội với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở Việt Nam Từ đó chúng tôi đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao vai trò của dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật 4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận. .. về dư luận xã hội trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật - Đánh giá được các mặt tích cực, hạn chế và những đóng góp của dư luận xã hội trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật - Đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao vai trò của dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay 7 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu,... luận xã hội góp phần hoàn thiện việc xây dựng và thực hiện pháp luật, đồng thời việc xây dựng và thực hiện pháp luật cũng phản ánh dư luận xã hội Nhà nước sử dụng pháp luật làm công cụ để quản lí xã hội nhưng mỗi một bộ luật ra đời đều được dư luận xã hội kiểm chứng Nếu dư luận xã hội tán thành, chắc chắn việc thực hiện pháp luật sẽ được người dân hưởng ứng Nếu dư luận xã hội không tán thành, nhà nước... văn Mục đích của luận văn là nghiên cứu làm rõ hơn vai trò của dư luận xã hội và thực trạng của hoạt động này trong việc xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật, đồng thời nêu ra những giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò của dư luận xã hội với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở Việt Nam trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm... đề Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay , song những kết quả nghiên cứu đó chính là gợi ý dẫn dắt chúng tôi tìm đến đề tài của luận văn Trên cơ sở tìm hiểu tình hình nghiên cứu đề tài, có thể khẳng định rằng đến thời điểm này, chưa có đề tài nào trực tiếp nghiên cứu về Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay Bởi vậy,... dụng pháp luật là hình thức luôn luôn có sự tham gia của Nhà nước thông qua các cơ quan hoặc nhà chức trách có thẩm quyền 1.4 MỐI QUAN HỆ VÀ VAI TRÕ CỦA DƢ LUẬN XÃ HỘI VỚI VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT 1.4.1 Mối quan hệ của dƣ luận xã hội với việc xây dựng và thực hiện pháp luật Trong mọi thời đại dư luận xã hội luôn mang trong mình nguồn sức mạnh to lớn ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội Bởi... về dư luận xã hội, có thể rút ra bản chất của dƣ luận xã hội như sau: Dư luận xã hội là một trong những trạng thái ý thức xã hội Bởi vì dư luận xã hội biểu thị thái độ của mọi người đối với các hiện tượng thực tế xã hội Trong trạng thái ý thức xã hội đó, các thành phần trí tuệ, cảm xúc và ý chí kết hợp thành một khối biểu hiện như một chỉnh thể thống nhất Với tư cách là một chỉnh thể, dư luận xã hội . động thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay. 5 Mối quan hệ giữa dư luận xã hội với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay. Phạm vi nghiên cứu Dư luận xã hội đối với việc. việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay là một đề tài rộng. Vì thế khi thực hiện, trên cơ sở lí luận về dư luận xã hội, hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện. lí luận về dư luận xã hội. Phân tích vai trò của dư luận xã hội với việc xây dựng và thực hiện pháp luật. Làm rõ thực trạng của dư luận xã hội trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật.