DỰNG VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
1.4.1. Mối quan hệ của dƣ luận xã hội với việc xây dựng và thực hiện pháp luật
Trong mọi thời đại dư luận xã hội luôn mang trong mình nguồn sức mạnh to lớn ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội. Bởi vì nó là một hiện tượng xã hội đặc biệt, nó thể hiện tâm trạng xã hội, phản ánh sự đánh giá của các nhóm xã hội, của quần chúng nhân dân. Quần chúng nhân dân không chỉ là chủ thể tạo ra giá trị vật chất, giá trị tinh thần cho xã hội mà chính nó cũng mang dư luận xã
28
hội. Lịch sử đã chứng minh vai trò to lớn của quần chúng nhân dân. Vì thế mà nó cũng khẳng định vai trò của dư luận xã hội.
Pháp luật là một hệ thống các qui tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận. Nó thể hiện ý chí của nhà nước, của giai cấp thống trị trên cơ sở ghi nhận các nhu cầu về lợi ích của toàn xã hội, được đảm bảo thực hiện bằng nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội với mục đích trật tự và ổn định xã hội.
Dư luận xã hội và pháp luật là hai hiện tượng xã hội khác nhau nhưng giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ. Điều này được thể hiện ở chỗ dư luận xã hội góp phần hoàn thiện việc xây dựng và thực hiện pháp luật. Với tư cách là một hiện tượng xã hội, dư luận xã hội phản ánh tồn tại xã hội nói chung, đồng thời phản ánh các sự kiện, hiện tượng pháp lí xảy ra trong đời sống xã hội. Sự bàn luận, trao đổi ý kiến giữa các thành viên trong xã hội về các sự kiện, hiện tượng pháp lý đưa tới kết quả là họ đạt tới sự nhận thức chung, thống nhất trong các phán xét, đánh giá về sự việc, sự kiện pháp lý. Trên cơ sở của sự phán xét, đánh giá về các sự kiện, hiện tượng pháp luật diễn ra trong đời sống xã hội, dư luận làm nảy sinh trong nhận thức của người những khái niệm cơ sở, mang tính bề ngoài, ngẫu nhiên và sau đó là những tri thức phản ánh đúng đắn bản chất của các hiện tượng pháp lý. Từ đó hình thành những quan niệm, quan điểm, tư tưởng phản ánh những vấn đề có liên quan đến pháp luật và các hiện tượng pháp luật một cách sâu sắc, có tính hệ thống trong xã hội. Chẳng hạn, xuất phát từ hiện tượng kết hôn đồng giới trong xã hội ngày càng nhiều mà dư luận xã hội thay đổi thái độ từ phản đối sang cảm thông. Lúc đầu người ta cho rằng việc kết hôn đồng giới là trái thuần phong, mĩ tục của người Việt. Nhưng dù được thừa nhận hay không thì những người đồng giới vẫn cứ kết hôn với nhau. Trở lại ví dụ sự việc đám cưới làm rúng động dư luận của cặp đồng tính M và L ở VP vào năm 2010, sau khi đám cưới này diễn ra người ta thấy các cặp đồng tính không
29
những không sợ dư luận mà ngược lại, họ kết hôn công khai, thậm chí còn tổ chức một cách hoành tráng. Dư luận xã hội nhận thấy rằng dù xã hội không muốn tình trạng này diễn ra nhưng thực tế vẫn có một bộ phận người đồng giới trong xã hội và họ có quyền được chứng minh nhân thân, quyền được hưởng hạnh phúc cá nhân, hưởng phúc lợi của xã hội cũng như làm tròn nghĩa vụ công dân với xã hội. Vì vậy, dư luận xã hội cảm thông với họ, các diễn đàn dành cho người đồng tính hoạt động công khai, nhiều chương trình truyền hình về người đồng tính phát sóng… Trước hiện tượng kết hôn đồng tính trong xã hội ngày càng nhiều và dư luận xã hội ngày càng bảo vệ quyền lợi cho người đồng tính, Bộ Tư pháp đã họp với các bộ ngành hữu quan về việc dự thảo, góp ý, sửa đổi Luật Hôn nhân và Gia đình trong đó có đề xuất thừa nhận kết hôn đồng giới. Mặc dù luật pháp Việt Nam chưa công nhận kết hôn đồng giới nhưng ít nhất trong luật cũng không “cấm” việc kết hôn đồng giới. Khi dư luận xã hội ngày càng “cởi mở” thì có thể một ngày không xa người đồng tính ở Việt Nam sẽ có hi vọng được pháp luật thừa nhận.
Dư luận xã hội góp phần hoàn thiện việc xây dựng và thực hiện pháp luật, đồng thời việc xây dựng và thực hiện pháp luật cũng phản ánh dư luận xã hội. Nhà nước sử dụng pháp luật làm công cụ để quản lí xã hội nhưng mỗi một bộ luật ra đời đều được dư luận xã hội kiểm chứng. Nếu dư luận xã hội tán thành, chắc chắn việc thực hiện pháp luật sẽ được người dân hưởng ứng. Nếu dư luận xã hội không tán thành, nhà nước sẽ phải điều chỉnh sao cho phù hợp. Vào năm 2012, Thành phố Hà Nội ban hành quyết định về việc điều chỉnh giờ làm việc, học tập và kinh doanh trên địa bàn Thủ đô nhưng khi quyết định được đưa vào thực hiện thì không được dư luận đồng tình. Vì vậy, Thành phố Hà Nội đã phải hủy bỏ quyết định đó.
Như vậy, dư luận xã hội có thể hoan nghênh, chào đón, ủng hộ một văn bản pháp luật nào đó, ngược lại cũng có thể phản đối việc ban hành quy định pháp
30
luật cụ thể nào đó. Vì vậy, các cơ quan nhà nước khi ban hành bất kỳ một quy định pháp luật cụ thể nào đó mang tính nhạy cảm thì cần tiến hành thăm dò dư luận xã hội về vấn đề đó, nắm bắt được phản ứng của xã hội là ủng hộ hay phản đối, những băn khoăn, thắc mắc của xã hội là gì. Dư luận xã hội phản ánh tâm tư, nguyện vọng của đại đa số dân chúng về những vấn đề mà họ quan tâm. Pháp luật do nhà nước đặt ra để quản lí xã hội, để xây dựng một xã hội có kỉ cương nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân và để người dân yên tâm sống, làm việc, mưu cầu hạnh phúc. Suy cho cùng thì pháp luật được nhà nước đặt ra để bảo vệ chế độ, bảo vệ nhân dân. Do đó, pháp luật không thể đi ngược lại dư luận xã hội tiến bộ, phù hợp. Thực tế cũng cho thấy những qui định pháp luật đi ngược với dư luận xã hội thì khi áp dụng trong cuộc sống sẽ không đạt được kết quả mong muốn và cơ quan có thẩm quyền sẽ phải chỉnh sửa trong thời gian sớm nhất.
1.4.2. Vai trò của dƣ luận xã hội với việc xây dựng và thực hiện pháp luật
Vai trò của dư luận xã hội với việc xây dựng pháp luật
Thứ nhất, dư luận xã hội là sự thể hiện lợi ích chung thông qua tiếng nói chung của nhân dân, nên nó là điều kiện cần thiết đề các tầng lớp nhân dân phát huy quyền làm chủ, mở rộng nền dân chủ xã hội, tích cực tham gia vào hoạt động xây dựng pháp luật. Như đã nói ở trên, các tầng lớp nhân dân là chủ thể rộng rãi của hoạt động xây dựng pháp luật. Hiến pháp của Nhà nước ta đã khẳng định nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, đồng thời, thiết lập cơ chế đảm bảo sao cho việc thực thi quyền lực nhà nước phục vụ cho lợi ích của nhân dân và luôn đảm bảo sự kiểm soát của nhân dân. Dưới chế độ ta, nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua hai hình thức cơ bản là dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Dân chủ trực tiếp là hình thức nhân dân trực tiếp thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình. Đây là hình thức hữu hiệu tạo cho nhân dân, với tính cách là chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực nhà nước, khả năng tham gia tích cực và chủ động vào các hoạt động của Nhà nước, trong đó
31
có hoạt động xây dựng pháp luật. Dân chủ đại diện là hình thức cơ bản mà thông qua đó, nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước, vận hành theo quy định của Hiến pháp. Theo cơ chế này, nhân dân bầu ra cơ quan đại diện. Cơ quan đại diện trực tiếp nhận quyền lực từ nhân dân, bởi vậy theo qui định của Hiến pháp năm 2013: Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực của nhà nước ở địa phương.
Thứ hai, dư luận xã hội là nguồn thông tin phản hồi có ý nghĩa rất quan trọng và thiết thực đối với quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật dưới luật, đối với việc ban hành các quyết định của các cá nhân, nhà chức trách có thẩm quyền. Để có được các văn bản pháp luật sát thực tế, các văn bản quyết định quản lý hành chính nhà nước đúng đắn, có tính khả thi cao, trước khi xây dựng, các cơ quan lập pháp, cơ quan quản lý phải nắm bắt được thực trạng tư tưởng, tâm lý của các đối tượng xã hội mà văn bản pháp luật, quyết định nhằm vào. Mọi chủ trương, chính sách pháp luật khó có thể trở thành hiện thực nếu không hợp lòng dân, không được nhân dân ủng hộ. Nhờ phản ánh khách quan, trung thực và khả năng dự báo chính xác tình hình cũng như nắm bắt tâm trạng, tư tưởng, thái độ, nguyện vọng của các tầng lớp xã hội trước các sự kiện, hiện tượng, vấn đề xã hội, đặc biệt là các vấn đề có liên quan đến sự lãnh đạo quản lí đất nước, các báo cáo tổng hợp, phân tích tình hình dư luận xã hội là căn cứ thông tin quan trọng phục vụ quá trình soạn thảo, ban hành tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của nhà nước. Các cơ quan lãnh đạo, quản lý đất nước khó có thể ban hành các chủ trương, chính sách sát thực, có tính khả thi nếu không nắm chắc được tâm trạng, tư tưởng của đối tượng có liên quan đến các chủ trương, chính sách đó. Công tác nghiên cứu dư luận xã hội giúp các cơ quan lãnh đạo, quản lý giải đáp các câu hỏi như: các vấn đề bức xúc mà thực tiễn đất nước (hoặc địa phương, ngành) đòi hỏi phải giải quyết là gì? Các chủ trương, quyết sách dự định được ban hành (của cơ quan
32
lãnh đạo quản lí) có được người dân ủng hộ không? Nếu không thì tại sao? Có cần dừng việc thông qua không? Nếu không dừng thì cần có các biện pháp thông tin, tuyên truyền cụ thể gì để tạo sự ủng hộ của nhân dân?...
Khi đã có được các dự án luật, các thông tin phản hồi lại càng quan trọng. Mọi vướng mắc, lệch lạc trong quá trình triển khai thực hiện các văn bản pháp luật, do nhiều yếu tố khó lường trước, đều được bộc lộ qua dư luận xã hội. Dư luận xã hội là một trong những cơ sở thông tin phản hồi giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đưa ra các văn bản, quyết định phù hợp lòng dân. Dư luận xã hội có tác dụng phát hiện những thiếu hụt, những khe hở trong các văn bản quy phạm pháp luật giúp cho Nhà nước có biện pháp sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh một cách kịp thời các văn bản pháp luật còn khiếm khuyết, tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật.
Thứ ba, dư luận xã hội không mang tính pháp lý nhưng nó lại có sức mạnh rất to lớn trong việc định hướng và điều chỉnh hành vi, hoạt động của các thành viên trong xã hội. Sự định hướng và điều chỉnh thể hiện ở chỗ dư luận xã hội tìm cách tạo sức ép để sắp xếp các quan hệ và các hành vi cho phù hợp với trật tự hiện hữu. Như vậy, dư luận xã hội thực hiện chức năng điều hòa đối với các quan hệ, hành vi mà nó coi là “lệch chuẩn”. Theo quan điểm của trường phái chức năng thì hệ thống xã hội luôn vận hành với một sự tự điều chỉnh để hệ thống có thể thích nghi và tồn tại dài lâu. Trong quá trình tự điều chỉnh đó, dư luận xã hội đóng một vai trò khá quan trọng. Cũng bằng những cảnh báo về tinh thần (chứ không bằng vũ lực như các cơ chế điều chỉnh chính thức) dư luận xã hội sẽ làm cho những cá nhân hoặc nhóm có hành vi “lệch chuẩn” có cảm giác nhóm họ là thiểu số bị lên án. Điều này tạo ra những sức ép từ bên trong (mặt tâm lý) và từ bên ngoài (mặt xã hội) đối với các chủ thể này. Nhờ đó dư luận xã hội có thể đẩy các hành vi sai lệch về vị trí hành vi hợp chuẩn, được phép. Tuy nhiên, có những hành vi “lệch chuẩn” nhưng lại là mầm mống của sự tiến bộ,
33
bằng sức mạnh của mình đã vượt qua được sự kiềm chế của dư luận xã hội để hình thành những chuẩn mực xã hội mới và từ đó mở ra những phạm vi mới của hành động. Nhưng khi hành vi này ra khỏi phạm vi được phép thì dư luận xã hội lại gây sức ép mạnh hơn để buộc hành vi này quay lại phạm vi ban đầu. Điều đó có nghĩa là sự điều chỉnh thiếu chọn lọc của dư luận xã hội đối với hành vi “lệch chuẩn” mang tính chất tiến bộ sẽ khiến cho những hành vi này bị thui chột, làm nhụt ý chí của những chủ thể thực hiện nó. Vì vậy, trong hoạt động xây dựng pháp luật, các cá nhân, nhà chức trách có thẩm quyền, với tư cách chủ thể xây dựng pháp luật, cần phải biết lắng nghe dư luận xã hội một cách nghiêm túc và phân tích nó một cách khoa học để có thể rút ra được những quan hệ xã hội đang cần có pháp luật điều chỉnh. Nhờ đó, Nhà nước có thể ban hành pháp luật một cách kịp thời, đồng bộ và hiệu quả; tác động đúng phạm vi, đúng đối tượng cần điều chỉnh; góp phần tăng cường vai trò và hiệu lực của công tác quản lý xã hội bằng pháp luật.
Vai trò của dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật
Dư luận xã hội có tác động mạnh mẽ tới hoạt động thực hiện pháp luật. Vai trò của dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật được thể hiện như sau:
Một là, dư luận xã hội góp phần hình thành ý thức pháp luật, điều chỉnh hành vi pháp lí cho công dân. Dư luận xã hội gắn liền với ý chí của cộng đồng, của các nhóm xã hội nên nó có tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ và hành động của các cá nhân. Trong một chừng mực nhất định, người ta có thể không sợ trừng phạt của pháp luật khi thực hiện những hành vi sai trái, phạm pháp nhưng lại rất sợ sự phê phán, lên án của dư luận xã hội - một thứ “luật bất thành văn”. Trong điều kiện xã hội có nền dân chủ rộng rãi, dư luận xã hội được coi là phương tiện kiểm tra xã hội đối với ý thức pháp luật và hành vi pháp luật của mỗi người. Dưới áp lực của dư luận xã hội, mỗi người luôn phải xem xét, suy nghĩ, kiểm định trước khi thực hiện một hành vi pháp luật nào đó. Những câu
34
hỏi luôn phải được mỗi người đặt ra, như hành vi đó đúng hay sai? Có phù hợp với các chuẩn mực pháp luật hiện hành không? Nếu thực hiện thì có được dư luận xã hội ủng hộ, đồng tình hay sẽ bị dư luận xã hội lên án? Nhờ đó, ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật trong mỗi chủ thể cũng được nâng lên một bước. Thông qua dư luận xã hội, con người sẽ ý thức được đâu là hành vi vi phạm pháp luật cần lên án hoặc đâu là những hành vi hợp pháp cần được khích lên, cổ vũ động viên. Chẳng hạn, những vụ vi phạm pháp luật hình sự đặc biệt nghiêm trọng như giết người dã man, xâm hại an ninh quốc gia,… đã gây xôn xao dư luận trong xã hội, khiến cho dư luận xã hội hết sức căm phẫn, đòi trừng phạt nghiêm khắc kẻ phạm tội. Trên cơ sở dư luận xã hội, cá nhân sẽ tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, với chuẩn mực