Tạo lập bầu không khí tâm lý xã hội lành mạnh

Một phần của tài liệu Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay (Trang 88)

Bầu không khí tâm lý xã hội là một hiện tượng tâm lý xã hội, là trạng thái cảm xúc nổi trội trong nhóm xã hội, thể hiê ̣n thái đô ̣ đối với hoa ̣t đô ̣ng chung đối với nhau và đối với bản thân mỗi thành viên . Bầu không khí tâm lý xã hội được

82

hình thành từ mối quan hệ giữa con người với con người. Biểu hiện của bầu không khí tâm lý xã hội rất đa dạng như: sợ hãi, lo lắng, vui vẻ, phấn khởi, náo nức, hận thù…

Bầu không khí tâm lý xã hội có ảnh hưởng đến tính tích cực trong hoạt động xã hội của người dân sống trong xã hội đó. Sự ảnh hưởng này diễn ra theo hai chiều hướng, cả tích cực và tiêu cực. Trong điều kiện của bầu không khí tâm lý xã hội thuận lợi sẽ tạo ra tâm trạng phấn khởi, vui vẻ. Như thế, tính tích cực của con người sẽ luôn được khơi dậy, được nuôi dưỡng và phát huy. Ngược lại sống trong bầu không khí tâm lý xã hội nặng nề, tính tích cực của con người sẽ bị dồn nén, tạo ra những cảm xúc, tâm trạng tiêu cực như buồn chán, hận thù thậm chí mất niềm tin.

Dư luận xã hội cũng là một hiện tượng tâm lý xã hội. Vì vậy, giữa bầu không khí tâm lý xã hội và dư luận xã hội có mối liên hệ với nhau. Bầu không khí tâm lý xã hội có ý nghĩa với việc nâng cao vai trò của dư luận xã hội. Bầu không khí tâm lý xã hội là tiền đề về điều kiện để hình thành dư luận xã hội. Nếu bầu không khí tâm lý trong xã hội lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho việc hình thành dư luận xa hội lành mạnh và ngược lại. Chúng ta đã nhận thức sâu sắc vai trò định hướng, giám sát, giáo dục, tư vấn của dư luận xã hội với việc xây dựng và thực hiện pháp luật. Như vậy, khi dư luận xã hội tích cực, lành mạnh cũng góp sức cho việc xây dựng và thực hiện pháp luật đúng đắn, lành mạnh.

Để tạo lập bầu không khí tâm lý xã hội lành mạnh làm tiền đề, điều kiện cho dư luận xã hội phát huy vai trò tích cực với việc xây dựng và thực hiện pháp luật, chúng ta cần thực hiện các biện pháp sau:

Một là, lựa chọn người lãnh đạo tập thể có những phẩm chất và năng lực cần thiết, có uy tín cao;

83

Hai là, giải quyết các mối quan hệ về lợi ích giữa tập thể và cá nhân, giữa các cá nhân trong tập thể với nhau;

Ba là, tăng cường các biện pháp giáo dục, xây dựng tập thể lành mạnh; Bốn là, thiết lập những điều kiện làm việc cần thiết cho tập thể.

3.1.4. Đảm bảo sự an toàn cho chủ thể của dƣ luận xã hội khi phản ánh các hiện tƣợng tiêu cực, vi phạm pháp luật

Dư luận xã hội được hình thành từ quần chúng và là tập hợp ý kiến thống nhất của số đông. Hơn nữa, nó lại có tính lan truyền rất nhanh. Vì thế, việc xây dựng và thực hiện pháp luật đặt ra yêu cầu cơ bản là phải nắm bắt dư luận xã hội nhanh nhạy, kịp thời, quan trọng nhất là tính trung thực và mức độ phổ biến của những thông tin được lan truyền. Tuy nhiên, các nhà quản lý xã hội thật không dễ dàng để có được các thông tin đó. Sự thật là nhiều chủ thể dư luận xã hội không dám nói lên những suy nghĩ của bản thân hoặc những điều bản thân biết về những hành vi vi phạm pháp luật. Lý do là họ ngại động chạm đến ai đó nhất là những “ông to”, “bà lớn” hoặc sự trả thù của những đối tượng bị tố giác. Vì vậy, muốn nắm bắt dư luận xã hội một cách trung thực, kịp thời, chúng ta phải khuyến khích sự mạnh dạn “dám nói” của chủ thể bằng cách đảm bảo sự an toàn cho họ.

Hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật rất cần được người dân mạnh dạn, công khai, thẳng thắn bày tỏ các ý kiến, quan điểm, sự phê phán, lên án của họ về các hiện tượng tiêu cực, sai trái và vi phạm pháp luật. Thực tế chứng minh rằng, nhiều vụ việc vi phạm pháp luật của các vị lãnh đạo được đưa ra ánh sáng là có sự đóng góp của dư luận xã hội. Các chủ thể nhiều khi không dám công khai phản ánh nhưng bằng cách gián tiếp nào đó hoặc âm thầm, họ đã gửi các bằng chứng đến các cơ quan thực thi luật pháp để các vụ việc nhanh chóng được sáng tỏ. Nhiều chủ thể không ngần ngại hi sinh bản thân để ngăn chặn

84

các hành động vi phạm pháp luật như tham gia bắt bắt tội phạm cướp giật, giết người, buôn lậu… Bên cạnh đó, nhiều người còn “nhút nhát”, “sợ hãi” không dám nói lên sự thật hoặc tỏ thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm. Điều này là rất nguy hiểm. Xét ở một khía cạnh nào đó, họ đã mắc căn bệnh “vô cảm” với xã hội, với đồng loại. Chúng tôi nghĩ rằng, để chữa trị căn bệnh vô cảm này và khuyến khích chủ thể dư luận xã hội đóng góp công sức, tâm huyết vào việc xây dựng và thực hiện pháp luật, chúng ta cần phải làm hai việc sau:

Thứ nhất, cần nâng cao tính tích cực chính trị của nhân dân. Việc tích cực hóa chính trị của mọi tầng lớp nhân dân có vai trò to lớn trong việc khắc phục sự thờ ơ, lãnh đạm về chính trị của một bộ phận nhân dân không quan tâm và không tỏ thái độ trước những tình huống pháp luật, chính trị, xã hội có vấn đề, không muốn can dự vào công việc chung. Việc nâng cao tính tích cực chính trị của nhân dân còn có tác động to lớn đến sự định hướng dư luận do chính nhân dân thực hiện, đến việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đấu tranh của nhân dân chống lại những dư luận xã hội có hại cho sự phát triển đất nước, đến việc tự ý thức của nhân dân trong trách nhiệm phản ánh trung thực dư luận xã hội cho các cơ quan có thẩm quyền để xử lý.

Thứ hai, cần có những qui định bằng pháp luật về dư luận xã hội nhằm đảm bảo về mặt pháp lý cho sự an toàn của chủ thể dư luận xã hội. Tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi chính là điều kiện cần thiết để dư luận xã hội có thể phát huy được cao nhất vai trò tích cực của nó đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật.

3.1.5. Cải tiến phƣơng pháp, cách thức phổ biến giáo dục, pháp luật

Để pháp luật được thực thi và phát huy hiệu quả, một trong những công tác quan trọng là phổ biến, giáo dục pháp luật kịp thời. Dư luận xã hội có đặc trưng cơ bản là tính phổ biến, lan truyền nhanh chóng, mạnh mẽ. Vì vậy, có thể

85

sử dụng dư luận xã hội như một công cụ hữu hiệu phục vụ công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật. Những giá trị, tri thức pháp luật khi được truyền tải bằng con đường dư luận xã hội có thể đến được với đông đảo các tầng lớp nhân dân một cách nhanh chóng, rộng rãi. Qua đó, tác động mạnh mẽ tới ý thức pháp luật của các nhóm xã hội.

Từ lâu, Đảng và nhà nước ta đã coi trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Chúng ta cũng đã đạt được những kết quả nhất định. Bên cạnh một số kết quả đạt được thì vẫn còn một số ngành, địa phương chưa chủ động trong việc triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; việc tuyên truyền còn mang tính hình thức. Đội ngũ làm công tác phổ biến pháp luật còn thiếu và yếu; kinh phí cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật còn eo hẹp; nhận thức của một bộ phận cán bộ và nhân dân còn hạn chế, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật chưa cao, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống….

Nhằm nâng cao hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thời gian tới cần phát huy vai trò của cấp ủy đảng, chính quyền, đặc biệt là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Đây là giải pháp có ý nghĩa quan trọng, vì sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp là nhân tố cơ bản, quyết định sự vững mạnh và chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, tổ chức, trong đó có công tác giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Những ưu điểm, khuyết điểm trong công tác giáo dục pháp luật phản ánh một cách khách quan năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, trách nhiệm giáo dục, quản lý của các cấp ủy, tổ chức đảng ở cơ quan, tổ chức, trong đó trước hết phải nói đến trách nhiệm của người đứng đầu.

86

Mặt khác, phải tăng cường tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật một cách sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân, để trang bị cho họ kiến thức cơ bản về pháp luật. Trong đó tập trung tuyên truyền Hiến pháp 2013, Luật Đất đai (sửa đổi) và các văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp đến nhiều đối tượng, đặc biệt là người nghèo, đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời, xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật vững mạnh cả về số lượng và chất lượng, có phẩm chất chính trị tốt, trình độ chuyên môn vững vàng, có kỹ năng truyền đạt, am hiểu pháp luật và kiến thức xã hội để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Cần tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là giữa các cơ quan Tư pháp, các ban, ngành, đoàn thể với chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Đây là việc làm cần thiết nhằm bổ sung, tương trợ lẫn nhau trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

Để làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thì một yếu tố không kém phần quan trọng nữa là các cấp, ngành cần dành một khoản kinh phí thỏa đáng để phục vụ cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật như tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; mời báo cáo viên tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị mình các văn bản pháp luật mới, có liên quan trực tiếp đến chuyên môn nghiệp vụ của ngành; tham gia in ấn, phát hành tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền pháp luật...

Điều quan trọng trong suốt quá trình phổ biến, giáo dục pháp luật là chú trọng phương pháp. Đây cũng là một hoạt động giáo dục. Vì thế, chúng ta phải lấy người học, người được tuyên truyền, phổ biến pháp luật làm trung tâm của hoạt động giáo dục pháp luật. Tránh tình trạng người nghe thụ động tiếp nhận, thậm chí có những người không muốn nghe nên ngồi nghe cho hết thời gian. Để khắc phục tình trạng này, yêu cầu hoạt động giáo dục của chúng ta luôn

87

luôn được làm mới về hình thức. Cần kết hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữa các hình thức tuyên truyền, trong đó đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ thông tin mới vào hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Tăng cường hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đây là cách nhanh nhất, ít tốn kém nhưng hiệu quả lại rất cao. Bên cạnh tăng cường đưa tin về các văn bản pháp luật mới ban hành thì các ngành với chức năng, nhiệm vụ của mình cần phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng mở chuyên mục riêng về ngành, lĩnh vực mình phụ trách, quản lý để góp phần làm tăng thêm hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước của mình.

Khi tiến hành phổ biến, giáo dục pháp luật, chủ thể tuyên truyền, giáo dục pháp luật cần phân biệt dư luận xã hội với tin đồn, những tin tức thất thiệt có tác động xấu đến hệ thống pháp luật, cần đấu tranh mạnh mẽ với những thông tin sai trái, xuyên tạc, bịa đặt, bất lợi cho pháp luật do các thế lực phản động tung ra nhằm làm lung lạc, giảm sút niềm tin của nhân dân đối với pháp luật và các cơ quan thực thi pháp luật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.6. Phát huy vai trò của truyền thông đại chúng

Truyền thông là hoạt động truyền phát và trao đổi thông tin giữa người với người nhằm đạt được sự hiểu biết và tạo ra sự giao tiếp, liên kết xã hội. Truyền thông đại chúng được hiểu là một quá trình truyền đạt thông tin đến các nhóm cộng đồng đông đảo trong xã hội thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng.

Phương tiện truyền thông đại chúng thường được hiểu là hệ thống các công cụ, các kênh phát tán thông tin đại chúng như báo chí (báo in, báo phát thanh, báo truyền hình và các loại hình báo điện tử khác), các hãng thông tấn và dịch vụ thông tin, các trạm liên lạc mặt đất và vũ trụ, các trung tâm nghiên xuất bản sách phổ thông, phim thời sự - tài liệu, tờ rơi, áp phích, internet… tức

88

là các kênh phát tán thông tin hướng tác động vào đám đông, vào các nhóm lớn trong xã hội. Hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng bao gồm cả báo chí. Báo chí là các yếu tố cấu thành nhưng là yếu tố cơ bản, nền tảng của hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng. Nó mang đầy đủ những đặc trưng bản chất và là biểu trưng cho sức mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng.

Truyền thông đại chúng có một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội hiện nay. Nó đã tăng cường và phát triển dân chủ hóa các mặt của đời sống xã hội; tổ chức và động viên nhân dân tham gia vào các hoạt động quản lý xã hội, thông tin cho nhân dân về tình trạng của dư luận xã hội trên các vấn đề đang tạo nên mối quan tâm chung của toàn thể xã hội, nhất là các vấn đề có tính cấp bách; tác động lên các thiết chế xã hội và đề xuất các phương án hoạt động; hình thành dư luận xã hội về một vấn đề nào đó nhằm thúc đẩy hoặc hạn chế sự phát triển của thực tế đó; xây dựng lòng tin, thế giới quan và ý thức quần chúng; điều chỉnh hành vi của các cá nhân trong xã hội, làm tăng cường tính tích cực chính trị - xã hội của quần chúng. Như vậy, bằng việc chọn lọc, nhấn mạnh, giải thích các sự kiện đặc biệt, cung cấp thông tin tới đối tượng tiếp nhận qua các kênh, khuyến khích dư luận đóng góp ý kiến, tiếng nói của cá nhân mình về các vấn đề đưa ra, truyền thông đại chúng đã tác động vào dư luận xã hội bằng hai con đường: tình cảm và lý trí. Chính sự tác động này giúp chúng ta có thể tận dụng ảnh hưởng của truyền thông đại chúng đến dư luận xã hội để tác động tích cực đến việc xây dựng và thực hiện pháp luật.

Truyền thông đại chúng đã ảnh hưởng đến dư luận xã hội như thế nào? Các phương tiện truyền thông đại chúng khơi nguồn và phản ánh dư luận xã hội, đặc biệt nó hướng sự chú ý của dư luận xã hội đến một số vấn đề được coi là cốt yếu. Việc xác định tầm quan trọng của những vấn đề này dựa vào chủ định của các hãng truyền thông nhưng cũng có thể do đòi hỏi của chính dư luận

89

xã hội. Truyền thông có thể giúp hình thành một ý, quan điểm mới, củng cố những quan điểm đang định hình và thay đổi những quan điểm đã định hình, phá vỡ những thành kiến. Tuy nhiên, phá vỡ những khuôn mẫu tư duy và định kiến của dư luận xã hội không bao giờ là công việc đơn giản. Để có được những sự thay đổi này, hoạt động truyền thông cần được tiến hành trong bối cảnh có

Một phần của tài liệu Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay (Trang 88)