Phát huy vai trò của truyền thông đại chúng

Một phần của tài liệu Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay (Trang 94 - 99)

Truyền thông là hoạt động truyền phát và trao đổi thông tin giữa người với người nhằm đạt được sự hiểu biết và tạo ra sự giao tiếp, liên kết xã hội. Truyền thông đại chúng được hiểu là một quá trình truyền đạt thông tin đến các nhóm cộng đồng đông đảo trong xã hội thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng.

Phương tiện truyền thông đại chúng thường được hiểu là hệ thống các công cụ, các kênh phát tán thông tin đại chúng như báo chí (báo in, báo phát thanh, báo truyền hình và các loại hình báo điện tử khác), các hãng thông tấn và dịch vụ thông tin, các trạm liên lạc mặt đất và vũ trụ, các trung tâm nghiên xuất bản sách phổ thông, phim thời sự - tài liệu, tờ rơi, áp phích, internet… tức

88

là các kênh phát tán thông tin hướng tác động vào đám đông, vào các nhóm lớn trong xã hội. Hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng bao gồm cả báo chí. Báo chí là các yếu tố cấu thành nhưng là yếu tố cơ bản, nền tảng của hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng. Nó mang đầy đủ những đặc trưng bản chất và là biểu trưng cho sức mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng.

Truyền thông đại chúng có một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội hiện nay. Nó đã tăng cường và phát triển dân chủ hóa các mặt của đời sống xã hội; tổ chức và động viên nhân dân tham gia vào các hoạt động quản lý xã hội, thông tin cho nhân dân về tình trạng của dư luận xã hội trên các vấn đề đang tạo nên mối quan tâm chung của toàn thể xã hội, nhất là các vấn đề có tính cấp bách; tác động lên các thiết chế xã hội và đề xuất các phương án hoạt động; hình thành dư luận xã hội về một vấn đề nào đó nhằm thúc đẩy hoặc hạn chế sự phát triển của thực tế đó; xây dựng lòng tin, thế giới quan và ý thức quần chúng; điều chỉnh hành vi của các cá nhân trong xã hội, làm tăng cường tính tích cực chính trị - xã hội của quần chúng. Như vậy, bằng việc chọn lọc, nhấn mạnh, giải thích các sự kiện đặc biệt, cung cấp thông tin tới đối tượng tiếp nhận qua các kênh, khuyến khích dư luận đóng góp ý kiến, tiếng nói của cá nhân mình về các vấn đề đưa ra, truyền thông đại chúng đã tác động vào dư luận xã hội bằng hai con đường: tình cảm và lý trí. Chính sự tác động này giúp chúng ta có thể tận dụng ảnh hưởng của truyền thông đại chúng đến dư luận xã hội để tác động tích cực đến việc xây dựng và thực hiện pháp luật.

Truyền thông đại chúng đã ảnh hưởng đến dư luận xã hội như thế nào? Các phương tiện truyền thông đại chúng khơi nguồn và phản ánh dư luận xã hội, đặc biệt nó hướng sự chú ý của dư luận xã hội đến một số vấn đề được coi là cốt yếu. Việc xác định tầm quan trọng của những vấn đề này dựa vào chủ định của các hãng truyền thông nhưng cũng có thể do đòi hỏi của chính dư luận

89

xã hội. Truyền thông có thể giúp hình thành một ý, quan điểm mới, củng cố những quan điểm đang định hình và thay đổi những quan điểm đã định hình, phá vỡ những thành kiến. Tuy nhiên, phá vỡ những khuôn mẫu tư duy và định kiến của dư luận xã hội không bao giờ là công việc đơn giản. Để có được những sự thay đổi này, hoạt động truyền thông cần được tiến hành trong bối cảnh có những thay đổi về chuẩn mực xã hội liên quan.

Trong lĩnh vực xây dựng và thực hiện pháp luật, chúng ta thấy rõ vai trò của nó với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chống tham nhũng. Một số ví dụ điển hình dưới đây sẽ làm sáng tỏ điều này.

Ngày 15-1-2008, Chương trình Thời sự 19h của VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam đưa tin nạn bạo hành trẻ em tại lớp trông trẻ tư thục tại số 1/2 Phường Quyết Thắng, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai. Người được gọi là "bảo mẫu" hành hạ, đánh chửi, nhiếc mắng vô cùng thậm tệ những đứa trẻ mới chỉ mười mấy tháng tuổi. Mặc dù sự việc nghiêm trọng trên đã xảy ra trong một thời gian dài, những hành động dã man trên của bà Hoa đã bị người dân sống quanh đây phát hiện nhưng các cơ quan chức năng từ phường đến phòng giáo dục thành phố vẫn không vào cuộc ngay. Phóng sự này đã gây xôn xao, khiến hàng triệu bậc cha mẹ, khán giả truyền hình đã vô cùng căm phẫn trước hành động đánh đập trẻ em nhẫn tâm của Bà Hoa. Đến 3h chiều 16-1-2008, cơ quan điều tra đã có cuộc họp với Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Biên Hòa để đưa ra hướng xử lý đối với bà Hoa. Ngày 17-1-2008, kẻ bạo hành trẻ em đã bị bắt giữ và kết quả là lĩnh án 18 tháng tù. Ngay sau sự kiện này, các bậc phụ huynh đã phải cân nhắc nhiều hơn đến việc gửi con ở các cơ sở trông trẻ tư nhân cùng với đó trách nhiệm thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng đối với nhiều địa điểm nhân trông giữ trẻ đã được quan tâm hơn.

Tình trạng tham nhũng – một trong những quốc nạn làm nhức nhối dư luận xã hội – là giặc nội xâm phá hoại từ bên trong, là đồng minh của giặc

90

ngoại xâm có thể làm đổ vỡ sự nghiệp cách mạng. Thực tế cho thấy, mỗi ngày, trên các phương tiện truyền thông đại chúng hầu như đều xuất hiện những bài viết, những chương trình nói về tham nhũng. Các phương tiện truyền thông đại chúng là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Nhân dân là “tai mắt”, là nguồn cung cấp thông tin sống động về mọi mặt cho các kênh thông tin này. Thông tin báo chí là một trong những nguồn để các cơ quan hình sự khởi tố vụ án. Điều này cho thấy vai trò hết sức quan trọng củacác phương tiện tuyền thông đại chúng trong việc tạo lập và thể hiện dư luận xã hội. Không thể phủ nhận được hiện nay, các phương tiện truyền thông đã đi đầu trong phát hiện, đưa lên mặt báo những họat động tham nhũng.

Một trong những ví dụ điển hình cho vai trò của các phương tiện truyền thông đại chúng đối với việc hình thành và thể hiện dư luận xã hội trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, có thể kể đến sự kiện “nước bẩn” ở Thành phố Hồ Chí Minh ở những ngày đầu tháng 9/2005. Bắt đầu là những thông tin người dân phản ánh liên tục trên các trang mục “Chúng tôi có ý kiến” của các Báo

Tuổi Trẻ, Thanh Niên… phản ánh tình trạng nước sinh họat của người dân bị

nhiễm bẩn, không thể sử dụng được. Từ những thông tin ban đầu, nhà báo đã vào cuộc. Thông qua hàng loạt các bài điều tra, các chương trình truyền hình tìm hiểu nguyên do nước bẩn để có những giải thích trước công chúng…, vấn đề “tại sao nước bẩn” đã được đặt trên bàn dư luận. Sức ép của dư luận sau các bài điều tra đã bắt buộc các cơ quan có thẩm quyền phải xử lý việc thiếu trách nhiệm của Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) cũng như của Trung tâm Y tế dự phòng Thành phố Hồ Chí Minh. Điều này cho thấy, các phương tiện truyền thông đã tác động lên các thiết chế xã hội. Với chức năng của mình, truyền thông đại chúng đã góp phần lớn vào kiểm soát xã hội và đề xuất các phương án hành động thông qua dư luận.

91

Truyền thông đại chúng có tác động mạnh mẽ đến hình thành, phát triển, tác động dư luận xã hội đối với việc xây dựng, thực hiện pháp luật. Tuy nhiên, dư luận xã hội cũng có tác động ngược trở lại, cụ thể:

Thứ nhất, nhiều khi sức mạnh của truyền thông đại chúng khiến nó đi quá xa so với những suy tính ban đầu của các nhà truyền thông. Trong những trường hợp đó, truyền thông đại chúng phải chạy theo dư luận xã hội để khống chế nó. Những hậu quả có thể là tiêu cực hoặc tích cực. Nó tiêu cực ở chỗ, lúc này dư luận xã hội có thể phá hoại và làm tổn hại lớn cho cá nhân và xã hội. Thí dụ năm 2005, Đài truyền hình Việt Nam có đưa tin về một giáo viên ở Gia Lâm Hà Nội bị công an bắt về hành vi lừa đảo để vay hàng trăm triệu đồng của một chi nhánh ngân hàng Phương Nam. Thế nhưng sau khi đưa tin này rất nhiều người đã vội vàng đến các chi nhánh của ngân hàng Phương Nam để rút tiền, khiến cho ngân hàng đứng trước một hoàn cảnh hết sức khó khăn. Trước tình hình đó, Đài Truyền hình Việt Nam đã phải có những phóng sự tiếp theo để giải thích rõ ràng sự việc, nhờ đó đã tránh được những hậu quả khủng khiếp từ bản tin nọ.

Thứ hai, dưới sức ép của dư luận xã hội nhiều khi các phương tiện truyền thông đại chúng buộc phải thay đổi, điều chỉnh hoặc đính chính những nội dung đã phát, đã công bố. Trong số báo ra ngày 12/4/2008, Moskovski Korrespondent đã khiến báo giới cũng như dân chúng Nga phải sửng sốt về vị Tổng thống mà họ vô cùng ngưỡng mộ. Theo đó, vị Tổng thống sắp mãn nhiệm vào tháng 5 tới đã bí mật ly dị vợ, bà Lyudmila vào tháng 2 vừa qua để "dọn đường" cho cuộc hôn nhân mới với nữ vận động viên xinh đẹp Alina Kabayeva (năm nay mới 24 tuổi), người đã từng là vô địch Olympic Athens môn thể dục dụng cụ vào tháng 6 tới. “Chẳng có một tý sự thật nào trong bài báo đó”, Putin nói về thông tin trên

tờ Moskovsky Korrespondent. "Tôi thường phản ứng tiêu cực trước những kẻ

hay chõ mũi và có những suy diễn hoang tưởng về cuộc sống của người khác", ông chủ Kremlin cho biết. Văn phòng của cô Kabayeva cho biết cô không có

92

bình luận gì trước tin đồn này. Một phát ngôn viên của Kabayeva trước đó cho hay thông tin của báo chí về chuyện yêu đương với tổng thống là "rác rưởi". Trong số báo ra ngày 18/4/2008, tại trang 2, Moskovski Korrespondent đã chính thức nói lời xin lỗi về bài báo gây dư luận ra ngày 12/4/2008: "Trong số báo ra ngày 12/4 có đăng tin Tổng thống Putin sắp kết hôn cùng nữ vận động viên Alina Kabayeva, nhưng đây là thông tin không có cơ sở". "Chúng tôi rất lấy làm tiếc vì bài báo đã gây nên những hiểu lầm, ảnh hưởng không tốt tới các bên liên quan. Chúng tôi thành thật xin lỗi về việc này".

Nhận thức được mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội, chúng ta thấy để dư luận xã hội có tác động tích cực đến quá trình xây dựng, thực hiện pháp luật thì các phương tiện truyền thông đại chúng cần bám sát, phản ánh trung thực dư luận xã hội của các tầng lớp xã hội khác nhau và đặc biệt nó phải đạt đến mục đích cuối cùng là định hướng dư luận xã hội. Định hướng dư luận xã hội là định hướng quần chúng. Nếu các phương tiện truyền thông đại chúng định hướng tốt cho dư luận xã hội trong việc xây dựng và thực hiện luật thì quần chúng nhân dân cũng có nhận thức và hành vi đúng đắn khi thực hiện luật.

Xã hội càng phát triển, vai trò của cá phương tiện truyền thông đại chúng càng được nâng cao, sức mạnh chi phối của nó ngày càng lớn đối với cộng đồng và với mỗi cá thể. Vai trò, sức mạnh của nó trước hết là khơi nguồn, phản ánh và định hướng dư luận xã hội, là phát huy sức mạnh của dư luận xã hội vào việc

Một phần của tài liệu Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay (Trang 94 - 99)