Trong lĩnh vực xây dựng pháp luật

Một phần của tài liệu Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay (Trang 61 - 64)

2.2.1.1. Dân chủ hóa quá trình xây dựng pháp luật

Nhà nước ta là nhà nước Pháp quyền của dân, do dân và vì dân nên trong mọi hoạt động của Nhà nước đặc biệt là hoạt động xây dựng pháp luật phải luôn có sự tham gia của nhân dân. Quần chúng nhân dân càng tham gia tích cực, rộng rãi vào hoạt động xây dựng pháp luật thì các quy phạm pháp luật được Nhà nước ban hành càng được phản ánh đầy đủ, toàn diện các lợi ích, nguyện vọng của nhân dân. Đảng ta đã khẳng định, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Vì vậy, quản lý đất nước không phải chỉ là việc riêng của cơ quan nhà nước mà là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Mọi nhiệm vụ quản lý của các cơ quan nhà nước trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế, an ninh, trật tự... đều cần có sự tham gia trực tiếp của nhân dân theo phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Có thể khẳng định rằng, từ Đại hội VI của Đảng đến nay, phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” không ngừng được bổ sung, phát triển và hoàn thiện. Đại hội VII của Đảng chỉ rõ: phải tổ chức và vận động các tầng lớp nhân dân hăng hái tham gia xây dựng pháp luật, chính sách, đóng góp ý kiến với cơ quan nhà nước các cấp xây dựng các quy chế, quy ước phù hợp với luật pháp và chủ trương, chính sách của Nhà nước, tham gia phổ biến pháp luật trong nhân dân và tổ chức các phong trào quần chúng thực hiện pháp luật và chính sách của Nhà nước.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI và Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhiệm kỳ 2004 - 2009, nhằm

55

nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân như Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã chỉ rõ. Những năm qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã chú trọng thực hiện tốt những nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến việc phát huy dân chủ, vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đặc biệt, công tác tham gia xây dựng pháp luật và vận động nhân dân đóng góp ý kiến xây dựng pháp luật của Mặt trận tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực. Mặt trận đã tham gia góp ý vào khoảng gần 40 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, như: Luật về Hội, Luật Luật sư, Luật Trợ giúp pháp lý, Luật Cư trú, Luật Công chứng, Luật Trưng cầu dân ý, Luật Bình đẳng giới, Luật Đặc xá, Luật Thi hành án dân sự, Luật Thi hành án hình sự, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Luật Hành chính…; đặc biệt, Mặt trận các cấp đã tích cực xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên tịch với các cơ quan Nhà nước cùng cấp, nhằm thể chế hoá các quy định của pháp luật về vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia quản lý Nhà nước. Sự tham gia của Mặt trận trong công tác xây dựng pháp luật và vận động nhân dân tham gia xây dựng pháp luật đã góp phần làm cho các văn bản pháp luật được thông qua ngày càng sát với thực tiễn và có tính khả thi hơn.

2.2.1.2. Nhân dân tích cực tham gia đóng góp ý kiến với Đảng, Nhà nước về những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội thông qua các cơ quan dân cử

Chúng ta có thể rất dễ ràng nhận thấy bằng lòng tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng nên nhân dân đã nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc đóng góp ý kiến với Đảng và Nhà nước về chủ trương, chính sách, xây dựng và sửa đổi luật; về phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước và của các địa phương; góp ý kiến về hoạt động của Hội

56

đồng nhân dân các cấp, về lựa chọn ứng cử viên Hội đồng nhân dân và nhân sự Đại hội Đảng, đoàn thể ở cơ sở.

Luật Đất đai được Quốc hội thông qua năm 1993 là một trong những đạo luật quan trọng thể hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, duy trì ổn định tình hình chính trị - xã hội. Qua hơn 10 năm thực hiện, Luật Đất đai hiện hành đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế, bất cập. Nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong công tác quản lý, sử dụng đất đai, thể chế hóa kịp thời một số chủ trương, chính sách lớn về đất đai của Đảng và Nhà nước, đồng thời đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với các quy định mới của Hiến pháp 1992 và các văn bản quy phạm pháp luật khác, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Quốc hội đã tiến hành sửa đổi bổ sung một cách cơ bản và toàn diện Luật đất đai 1993 và tiếp tục sửa đổi, bổ sung vào các năm 1998, 2001, 2003, 2009, 2011, 2013.... Để huy động được sự tham gia đóng góp ý kiến với Đảng, Nhà nước về những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của toàn dân thì các cơ quan có thẩm quyền đã tiến hành nhiều cách thức khác nhau, nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân nói lên những suy nghĩ, quan điểm của mình trên cơ sở tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân.

Việc tổ chức lấy ý kiến về những nội dung sửa đổi, bổ sung Luật đất đai được tiến hành theo một quy trình chặt chẽ, với những hình thức thích hợp, thiết thực nhằm bảo đảm dân chủ, huy động cao nhất trí tuệ của nhân dân, các ngành, các cấp; đồng thời phát huy vai trò tích cực của các cơ quan thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia góp ý kiến, bảo đảm phản ánh kịp thời, trung thực ý kiến của nhân dân, qua đó nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của nhân dân về pháp luật.

Thực tiễn trong những năm vừa qua, nhất là trước các kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, nhân dân đã tích cực đóng góp ý kiến vào xây dựng Báo

57

cáo chính trị của Đại hội, đóng góp ý kiến xây dựng một số chính sách của Nhà nước. Đây thực sự là những hoạt động chính trị nhằm mở rộng quyền làm chủ cho nhân dân, vì vậy đã thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Đồng thời, tạo động lực để nhân dân tham gia ngày càng có hiệu quả vào quá trình giám sát hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, của đại biểu hội đồng nhân dân, cán bộ, đảng viên; giám sát kiểm tra việc thu chi các quỹ, quản lý và sử dụng đất đai, xây dựng và nghiệm thu, quyết toán công trình từ nguồn vốn do nhân dân đóng góp.

Một phần của tài liệu Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay (Trang 61 - 64)