1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề xuất những giải pháp tăng cường quản lý chất lượng công trình xây dựng trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình

114 1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 790,32 KB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp cao học, được sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo trường Đại học Thủy Lợi, đặc biệt là nhà giáo nhân dân GS.TS Lê Kim Truyền, sự tham gia góp ý của các nhà khoa học, các nhà quản lý, bạn bè, đồng nghiệp và cùng sự nỗ lực của bản thân. Đến nay, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sĩ với đề tài: “Đề xuất những giải pháp tăng cường quản lý chất lượng công trình xây dựng trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình”, chuyên ngành Quản lý xây dựng. Các kết quả đạt được là những đóng góp nhỏ về mặt khoa học trong quá trình nghiên cứu và đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng công trình xây dựng trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn, do điều kiện thời gian và trình độ có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những nhận xét và góp ý của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp. Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới nhà giáo nhân dân GS.TS Lê Kim Truyền đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và cung cấp các kiến thức khoa học cần thiết trong quá trình thực hiện luận văn; Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo thuộc Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng - Khoa Công trình cùng các thầy; các thầy, cô giáo và phòng Đào tạo đại học và sau đại học trường Đại học Thủy Lợi đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành tốt luận văn thạc sĩ của mình. Tác giả xin chân thành cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã động viên, khích lệ trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn! Thanh Hóa, ngày 19 tháng 5 năm 2014 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Phạm Ngọc Sơn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được ai công bố trong tất cả các công trình nào trước đây. Tất cả các trích dẫn đã được ghi rõ nguồn gốc. Thanh Hóa, ngày 19 tháng 5 năm 2014 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Phạm Ngọc Sơn DANH MỤC HÌNH, BẢNG BIỂU Hình 1.1: Các giai đoạn hình thành và mối liên hệ của dự án ĐTXD; Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức hoặt động xây dựng; Hình 1.3: Sơ đồ trình tự thực hiện dự án; Hình 1.4: Vị trí của các loại phân tích kinh tế kỹ thuật, phân tích tài chính và phân tích kinh tế xã hội; Hình 2.1: Biên dạng lợi ích ròng đối với các quy mô khác nhau của dự án; Hình 2.2: Mối quan hệ NPV và quy mô dự án; Hình 4.1: Tổng mức đầu tư của dự án; Hình 4.2: Kế hoạch thực hiện dự án; Hình 4.3: Thống kê số liệu thiệt hại do thiên tai từ năm 2005÷2010 trên địa bàn Yên Định (nguồn báo cáo dự án đầu tư). DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT QLNN Quản lý nhà nước; XDCB Xây dựng cơ bản; XDCT Xây dựng công trình; CTXD Công trình xây dựng; ĐTXD Đầu tư xây dựng; CLCT Chất lượng công trình; CLCTXD Chất lượng công trình xây dựng; TKCS Thiết kế cơ sở; TKKT Thiết kế kỹ thuật; TKBVTC Thiết kế bản vẽ thi công; TMĐT Tổng mức đầu tư; NPV Giá trị hiện tại thuần; NSNN Ngân sách nhà nước; BQL Ban quản lý; NĐ-CP Nghị định chính phủ; TT-BXD Thông tư Bộ Xây dựng; TCN Tiêu chuẩn nghành; TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam; QLDA Quản lý dự án; ĐTM Đánh giá tác động môi trường; UBND Ủy ban nhân dân; WB Ngân hàng thế giới; ADB Ngân hàng phát triển Châu Á; BT Xây dựng - chuyển giao; BTO Xây dựng - chuyển giao - kinh doanh; PPP Hợp tác công - tư; 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong thời gian qua, công tác quản lý CLCTXD - yếu tố quan trọng quyết định đến CLCTXD đã có nhiều tiến bộ. Với sự tăng nhanh và trình độ được nâng cao của đội ngũ cán bộ quản lý, sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân các ngành nghề xây dựng, với việc sử dụng vật liệu mới có chất lượng cao, việc đầu tư thiết bị thi công hiện đại, sự hợp tác học tập kinh nghiệm của các nước có nền công nghiệp xây dựng phát triển cùng với việc ban hành các chính sách, các văn bản pháp quy tăng cường công tác quản lý CLCTXD, chúng ta đã xây dựng được nhiều công trình xây dựng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi… Góp phần quan trọng vào hiệu quả của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, bên cạnh những công trình đạt chất lượng, cũng còn không ít công trình có chất lượng kém, không đáp ứng được yêu cầu sử dụng, công trình khi đưa vào sử dụng thời gian ngắn đã hư hỏng gây tốn kém, phải sửa chữa, phá đi làm lại. Đã thế, nhiều công trình không tiến hành bảo trì hoặc bảo trì không đúng định kỳ làm giảm tuổi thọ công trình. Cá biệt ở một số công trình gây sự cố làm thiệt hại rất lớn đến tiền của và tính mạng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư. Đối với mỗi dự án tính hiệu quả được thể hiện ở các tiêu chí: - Thời gian vận hành an toàn đúng với thời gian hoàn vốn của công trình và không gây mâu thuẫn trong sự nghiệp phát triển kinh tế trong vùng; - Chi phí cho duy tu bảo dưỡng không vượt quá chi phí đã dự trù; - Có giá thành rẻ và hiệu quả kinh tế cao; - Chất lượng công trình đảm bảo đúng theo yêu cầu của thiết kế; Trong đó tiêu chí chất lượng công trình xây dựng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của dự án. Tình trạng một số công trình chất lượng không đảm bảo đã xảy ra không chỉ ở trong giai đoạn thi công mà ở trong cả giai đoạn lập DAĐT, TKKT và TKBVTC. 2 Xuất phát từ các vấn đề về công trình vừa nên trên, tác giả chọn đề tài: “Đề xuất những giải pháp tăng cường quản lý chất lượng công trình xây dựng trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình”. 2. Mục đích của của đề tài: - Nghiên cứu hiện trạng công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trong trong giai đoạn lập dự án đầu tư XDCT; - Đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng trong giai đoạn lập dự án đầu tư XDCT; 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Các công trình xây dựng thuộc phạm vi vốn ngân sách nhà nước hoặc một phần vốn ngân sách nhà nước; - Phạm vi nghiên cứu: Giai đoạn lập dự án đầu tư XDCT. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu: - Cách tiếp cận: + Trên cơ sở nghiên cứu các công trình, các tài liệu đã xuất bản có liên quan đến lĩnh vực của đề tài, từ đó phân tích lựa chọn và đề xuất những giải pháp và nội dung phù hợp với đề tài; + Nghiên cứu, phân tích hiện trạng thực tế trong công tác quản lý CLCTXD trong giai đoạn lập DAĐT từ đó đề xuất những giải pháp tăng cường quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn lập DAĐT. - Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp phân tích hệ thống những công trình đã công bố, xuất bản; + Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, đánh giá hiện trạng; + Phương pháp kế thừa; + Phương pháp chuyên gia. 3 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: - Ý nghĩa khoa học của đề tài: Luận văn góp phần hệ thống hóa những cơ sở lý luận cơ bản về quản lý CLCTXD, những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng CTXD. Những nghiên cứu chuyên sâu về quản lý chất lượng trong các CTXD nông nghiệp và PTNT ở tình Thanh Hóa là những tài liệu góp phần hoàn thiện hơn lý luận về quản lý chất lượng công trình. - Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Kết quả phân tích thực trạng và đề xuất những giải pháp tăng cường quản lý CLCTXD trong giai đoạn lập DAĐT là những gợi ý thiết thực, hữu ích có thể vận dụng vào công tác quản lý CLCTXD trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. 6. Kết quả dự kiến đạt được: Để đạt được mục đích nghiên cứu đặt ra, luận văn cần phải giải quyết được những kết quả sau đây: - Hệ thống công tác quản lý CLCTXD ở Việt Nam và một số nước trên thế giới. Những kinh nghiệm đạt được trong quản lý chất lượng CTXD ở nước ta trong thời gian vừa qua; - Phân tích thực trạng công tác quản lý CLCTXD trong giai đoạn lập DAĐT. Thực trạng công tác quản lý chất lượng đối với dự án trong nghành nông nghiệp và PTNT tại tỉnh Thanh Hóa; - Đề xuất những giải pháp tăng cường quản lý CLCTXD trong giai đoạn lập DAĐT. 7. Nội dung của luận văn: Chương 1: Tổng quản về quản lý chất lượng công trình xây dựng và các giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng; Chương 2: Thực trạng công tác quản lý CLCTXD; Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chất lượng công trình xây dựng trong giai đoạn lập dự án đầu tư XDCT; Chương 4: Công tác quản lý chất lượng tiểu dự án: Tu bổ, nâng cấp và xử lý các điểm trọng yếu tuyến đê tả cầu Chày từ K0 ÷ K42, huyện Yên Định; 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRONG GIAI ĐOẠN LẬP DAĐT 1.1. Một số khái niệm cơ bản về dự án đầu tư xây dựng: 1.1.1. Dự án và các giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng: 1.1.1.1. Khái niệm về dự án: Dự án là sự nổ lực tạm thời được thực hiện để tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất [9]. Dự án là một quá trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoặt động có phối hợp và kiểm soát, có thời hạn bắt đầu và kết thúc, được tiến hành để đạt được mục tiêu phù hợp với các yêu cầu quy định, bao gồm cả các ràng buộc về thời gian, chi phí và nguồn lực [9]. 1.1.1.2. Dự án đầu tư XDCT: Dự án đầu tư XDCT là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời gian nhất định [12]. 1.1.1.3. Các giai đoạn của dự án ĐTXD: Mỗi dự án đầu tư xây dựng đều có thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc rõ ràng nên dự án có một vòng đời. Vòng đời của dự án (Project life cycle) bao gồm nhiều giai đoạn phát triển từ ý tưởng đến việc triển khai nhằm đạt được kết quả. Thông thường, các dự án ĐTXD đều có vòng đời ba giai đoạn, bao gồm: Chuẩn bị đầu tư; Thực hiện đầu tư và kết thúc xây dựng, đưa dự án vào khai thác sử dụng. - Giai đoạn chuẩn bị đầu tư có các công việc chính như: Xây dựng ý tưởng ban đầu, xác định qui mô và mục tiêu, đánh giá các khả năng, tính khả thi của dự án, xác định các nhân tố và cơ sở thực hiện dự án; Xây dựng dự án, kế hoạch thực hiện và chuẩn bị nguồn nhân lực, kế hoạch tài chính và khả năng kêu gọi đầu tư, xác định yêu cầu chất lượng, phê duyệt dự án; 5 - Giai đoạn thực hiện đầu tư (hay giai đoạn triển khai): Thông tin tuyên truyền, thiết kế, quy hoạch và kiến trúc, phê duyệt các phương án thiết kế, đấu thầu xây dựng và tổ chức thi công xây dựng, quản lý và kiểm soát; - Giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa dự án vào khai thác sử dụng: Hoàn thành công việc xây dựng, các hồ sơ hoàn công, vận hành thử công trình, giải thể nhân viên, kiểm toán và tất toán. Hình 1.1: Các giai đoạn hình thành và mối liên hệ của dự án đầu tư xây dựng. Nghiên cứu cơ hội (Nhận dạng dự án) Nghiên cứu tiền khả thi Nghiên cứu khả thi (1) LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ Vận hành, khai thác Đánh giá sau dự án Kết thúc dự án (3) KHAI THÁC, VẬN HÀNH (2) THỰC HIỆN DỰ ÁN Thiết kế Xây dựng 6 1.1.1.4. Yêu cầu đối với dự án ĐTXD công trình: Một dự án ĐTXD cần đáp ứng các yêu cầu sau: - Tính khoa học và hệ thống: Đòi hỏi người lập dự án phải có một quá trình nghiên cứu thật tỉ mỉ và kỹ càng các nội dung: + Công trình có nằm trong quy hoạch tổng thể chung của khu vực, quy hoạch nghành, lĩnh vực hay không. + Khi xây dựng có ảnh hưởng đến môi trường và sinh thái khu vực, có tác động tiêu cực, có phải giải phóng mặt bằng hay không. + Phù hợp với phong tục, tập quán của địa phương. + Nhiệm vụ của công trình có thỏa mãn các được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển nghành và quy hoạch xây dựng hay không. Trường hợp nếu là công trình thủy lợi, thủy điện có phát huy được đa mục tiêu hay không. + Có phương án thiết kế và phương án công nghệ phù hợp. + Có phương án an toàn trong xây dựng, vận hành và khai thác. + Đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội của dự án. - Tính pháp lý: Các dự án ĐTXD cần có cơ sở pháp lý vững chắc, tức là phải phù hợp với chính sách phát triển kinh tế xã hội của vùng, của đất nước và pháp luật của Nhà nước. Do đó trong quá trình lập dự án phải nghiên cứu kỹ chủ trương đường lối chính sách của Nhà nước và các văn bản quy chế liên quan đến đầu tư; - Tính đồng nhất: Đảm bảo tính thống nhất của các dự án đầu tư thì các dự án đầu tư phải tuân thủ các quy định chung của các cơ quan chức năng về hoạt động đầu tư kể cả các quy định về thủ tục đầu tư. Đối với các dự án Quốc tế còn phải tuân thủ những quy định chung mang tính quốc tế; - Tính hiện thực (thực tiễn): Để đảm bảo tính thực tiễn các dự án phải được nghiên cứu và xác định trên cơ sở phân tích, đánh giá đúng mức các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể có liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới hoạt động đầu tư. Việc chuẩn bị kỹ càng có khoa học sẽ giúp thực hiện dự án có hiệu quả cao nhất và giảm tới mức tối thiểu các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình đầu tư; [...]... hiện dự án xây dựng là trước khi tiến hành xây dựng phải tạo ra, lập ra, phải thiết kế ra những điều kiện cơ bản cần thiết để thực hiện dự án Nội dung tổ chức thực hiện dự án được thể hiện như sau: Tổ chức dự án xây dựng Tổ chức tổng thể dự án Tổ chức dự án xây dựng Tổ chức dự án xây dựng Tổ chức dự án xây dựng Tổ chức dự án xây dựng Tổ chức dự án xây dựng Tổ chức dự án xây dựng Tổ chức dự án xây dựng. .. mức đầu tư: Tổng mức đầu tư của dự án là khái toán của toàn bộ dự án được xác định trong giai đoạn lập dự án, gồm: Chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng [16] 20 Tổng mức đầu tư dự án được ghi trong quyết định đầu tư là cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác... thuật xây dựng công trình: 1.2.4.1 Nội dung của báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình: Nội dung của báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình bao gồm các thông tin về: Sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng công trình; địa điểm xây dựng; quy mô; công suất; cấp công trình; nguồn kinh phí xây dựng công trình; thời hạn xây dựng; hiệu quả công trình; phòng, chống cháy nổ; bản vẽ thiết kế thi công. .. quyết định về chủ trương đầu tư Đối với các dự án khác, chủ đầu tư không phải lập báo cáo đầu tư - Lập dự án ĐTXD công trình (báo cáo nghiên cứu khả thi): Khi đầu tư XDCT (ngoài các công trình đã nêu ở trên), chủ đầu tư phải tổ chức lập dự án đầu tư và trình người quyết định đầu tư thẩm định, phê duyệt Trường hợp: Công trình xây dựng cho mục đích tôn giáo; Các công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa,... địa điểm xây dựng công trình Lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình trình cấp có thẩm quyền cho chủ trương đầu tư, đối với dự án quan trọng quốc gia phải lập báo cáo đầu tư trình Chỉnh phủ xem xét để trình Quốc hội thông qua chủ trương cho phép đầu tư Đối với các dự án không phải không phải lập dự án đầu tư thì chủ đầu tư lập luôn dự án đầu tư, hoặc lập báo cáo kinh tế kỹ thuật để trình cấp có thẩm... vực hoạt động là lập DAĐT xây dựng công trình; - Có điều kiện năng lực hoạt động xây dựng phù hợp với công việc lập dự án đầu tư XDCT; - Có con người đủ năng lực hành nghề lập DAĐT xây dựng công trình phù hợp với yêu cầu của DAĐT xây dựng công trình để đảm nhận chức danh chủ nhiệm lập dự án; cá nhân tham gia lập dự án phải có năng lực hành nghề phù hợp với từng loại DAĐT xây dựng công trình 1.1.3.3 Các... vực hoạt động là lập DAĐT xây dựng công trình; - Có điều kiện năng lực hoạt động xây dựng phù hợp với công việc lập dự án đầu tư XDCT; - Có con người đủ năng lực hành nghề lập DAĐT xây dựng công trình phù hợp với yêu cầu của DAĐT xây dựng công trình để đảm nhận chức danh chủ nhiệm lập dự án; cá nhân tham gia lập dự án phải có năng lực hành nghề phù hợp với từng loại DAĐT xây dựng công trình 1.2.7.3 Các... thầu tư vấn lập dự án đầu tư: - Đấu thầu rộng rãi; - Đấu thầu hạn chế; - Chỉ định thầu; - Thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng; - Tự thực hiện; 11 1.2 Lập dự án đầu tư xây dựng công trình: 1.2.1 Mở đầu: Quá trình hình thành và thực hiện dự án ĐTXD thường được chia làm 03 giai đoạn: (i) Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Nghiên cứu thị trường, khả năng đầu tư và lựa chọn địa điểm xây dựng. .. động xây dựng 1.2.5.2 Trình tự lập dự án ĐTXD công trình: Trình tự lập dự án đầu tư bao gồm các bước như sau [5]: a) Cử chủ nhiệm lập dự án: - Khi chủ đầu tư dùng bộ máy của mình để lập DAĐT thì cần chỉ định chủ nhiệm dự án Nếu chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn lập DAĐT thì cơ quan này cử chủ nhiệm dự án và cần thống nhất với chủ đầu tư - Chủ nhiệm dự án là người chịu trách nhiệm chính về chất lượng của dự. .. sau đây: - Khi DAĐT xây dựng công trình được điều chỉnh có yêu cầu phải thay đổi thiết kế; 27 - Trong quá trình thi công xây dựng công trình, chủ đầu tư được quyền điều chỉnh thiết kế khi phát hiện thấy những yếu tố bất hợp lý sẽ ảnh hưởng đến CLCT, tiến độ thi công xây dựng, biện pháp thi công và hiệu quả đầu tư của dự án 1.3.3.2 Lưu trữ hồ sơ: - Hồ sơ dự án đầu tư xây dựng công trình phải được lưu . trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình . 2. Mục đích của của đề tài: - Nghiên cứu hiện trạng công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trong trong giai đoạn lập dự án đầu. QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRONG GIAI ĐOẠN LẬP DAĐT 1.1. Một số khái niệm cơ bản về dự án đầu tư xây dựng: 1.1.1. Dự án và các giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng: 1.1.1.1 uy tín trong nghành chuyên môn đến dự án. Tổ chức dự án xây dựng Tổ chức tổng thể dự án Tổ chức dự án xây dựng Tổ chức dự án xây dựng Tổ chức dự án xây dựng Tổ chức dự án xây dựng Tổ

Ngày đăng: 23/05/2015, 17:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Cao Văn Bản và Bùi Mạnh Hùng: Nghiệp vụ giám sát và đánh giá dự án đầu tư của. Nhà xuất bản xây dựng năm 2013 Khác
2. GS. Trần Chủng: Tập bài giảng của Quản lý dự án xây dựng công trình Khác
3. Nguyễn Cảnh Chất và Bùi Ngọc Toàn: Quản lý xây dựng của; Nhà xuất bản xây dựng năm 2008 Khác
4. Đinh Tuấn Hải: Quản lý xây dự án dựng của. Nhà xuất bản xây dựng năm 2008 Khác
5. Bùi Ngọc Toàn: Quản lý dự án xây dựng lập và thẩm định dự án của. Nhà xuất bản xây dựng năm 2008 Khác
6. TS. Mỵ Duy Thành : Bài giảng Chất lượng công trình, Trường Đại học Thủy lợi Khác
7. Trịnh Quốc Thắng: Quản lý dự án đầu tư xây dựng. NXB Xây dựng, Hà Nội 2010 Khác
8. Nguyễn Bá Uân: Quản lý dự án xây dựng nâng cao, Đại học thủy lợi Khác
9. Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 Khác
10. Lu ật Đấu thầu số 61/2005/QH 11 ngày 29/11/2005 Khác
11. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật có liên quan đến Đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khác
12. Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng Khác
13. Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Khác
14. Nghị định số 83/2009/NĐ -CP ngày 15/10/20 09 về việc sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ -CP ngày 12/02/2009 Khác
15. Nghị định 112/2009/NĐ - CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình Khác
16. Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng Khác
17. Thông tư số 22/2009/TT - BXD ngày 06/7/2009 của Bộ Xây dựng về Quy định chi tiết về điều kiện năng lực trong hoạt động xây dựng Khác
18. Thông tư 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng về việc Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dưng Khác
19. Thông tư số 13/2013/TT - BXD ngày 15/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình Khác
21. Viện Quản lý dự án (PMI): Cẩm nang kiến thức cơ bản về Quản lý dự án Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w