1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp khắc phục thiệt hại do bão của các hộ trồng cao su tại xã vĩnh trung, huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị

73 755 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 1,2 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: Tìm hiểu giải pháp khắc phục thiệt hại do bão của các hộ trồng cao su tại xã Vĩnh Trung, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị HUẾ, 2/2015 1 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I.1. Tính cấp thiết của đề tài Cao su là đối tượng cây trồng có hiệu quả kinh tế cao được trồng tập trung ở các tỉnh Miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên từ thời Pháp thuộc. Trải qua hơn 100 năm phát triển ở Việt Nam, mủ cây cao su được mệnh danh là “vàng trắng” để minh chứng cho giá trị mà cao su mang lại. Cuối năm 2012, diện tích cao su cả nước là 910.500 ha, phá vỡ kế hoạch đề ra cho năm 2015. Giai đoạn 2015- 2020, diện tích cao su ước tính sẽ đạt mức 1 triệu ha.[6] Cao su được trồng ở miền Trung và khu vực Bắc Trung Bộ từ những năm 1975. Thực tế đã chứng minh hiệu quả của nó đối với việc phát triển kinh tế hộ, xóa đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Tuy nhiên, những năm gần đây cây cao su ở miền Trung đã bị bão tàn phá nghiêm trọng. Chỉ trong năm 2013, cơn bão số 10 và 11 đã làm 215.000 ha cao su bị tàn phá, trong đó có 13.000 ha bị mất trắng ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị. Con số thiệt hại lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Vấn đề sinh kế của những hộ trồng cao su đang bị đe dọa, nhiều hộ đang ổn định bỗng dưng trắng tay. Nếu trước đây cao su là cứu cánh của người nông dân thì giờ đây, việc phát triển cao su ở miền Trung đang bị mất phương hướng. Quảng Trị, nơi được xem là “rốn bão” của cả nước. Năm 2013 có 7.076,12 ha cao su gãy đổ, chiếm 36,88% diện tích trồng cao su của tỉnh, trong đó có 4.116,08 ha gãy đổ trên 70 % chiếm 21%.[10] Riêng huyện Vĩnh Linh có 5.000/7.500 ha cao su bị tàn phá do bão. Trong đó có gần 3.000 ha cao su bị gãy đổ hoàn toàn.[5] Thiệt hại vườn cao su của huyện ước tính lên tới 1.500 tỷ đồng. Cũng trong bối cảnh đó, xã Vĩnh Trung, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị là xã chịu thiệt hại nặng nề của bão, do vị trí địa lý của xã nằm ở phía Đông của huyện, gần bờ biển nên mức độ ảnh hưởng của bão rất lớn. Trong những năm gần đây, cường độ và tần suất ảnh hưởng của bão tại xã liên tục tăng. Những hộ trồng cao su tại xã đều bị thiệt hại nặng nề và đang phải đối mặt với những cú sốc lớn. Việc xây dựng đề tài “Tìm hiểu giải pháp khắc phục thiệt hại do bão của các hộ trồng cao su tại xã Vĩnh Trung, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị” nhằm xem xét những giải pháp mà cộng đồng đã và đang lựa chọn và đóng 2 góp vào quá trình phát triển những giải pháp lâu dài cho hộ trồng cao su trong vùng gió bão. I.2. Mục tiêu nghiên cứu Trong giới hạn về nội dung, thời gian, không gian và khả năng của mình, tôi đặt ra 3 mục tiêu chính cho nghiên cứu như sau: 1. Tìm hiểu tình hình phát triển cây cao su tại xã Vĩnh Trung, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. 2. Tìm hiểu thiệt hại do bão gây ra đối với những hộ trồng cao su tại xã Vĩnh Trung, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. 3. Tìm hiểu những giải pháp khắc phục thiệt hại do bão của những hộ trồng cao su tại xã Vĩnh Trung, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. 3 PHẦN II. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Các khái niệm liên quan * Khái niệm thích ứng Thích ứng là khái niệm mang nghĩa rất rộng và có rất nhiều khái niệm khác nhau được áp dụng cho từng lĩnh vực cụ thể. Trong thuật ngữ tiếng Anh, thích ứng là hành động nhằm giảm thiểu ảnh hưởng, tận dụng lợi thế, hoặc đối phó với những thay đổi đang xảy ra hoặc có thể sẽ xảy ra. Khả năng thay đổi chiến lược để ứng phó với các biến đổi về hoàn cảnh trong hiện tại hoặc có thể xảy ra trong tương lai. * Khái niệm giải pháp thích ứng Theo Lê Anh Tuấn (tổng quan về nghiên cứu biến đổi khí hậu và các hoạt động thích ứng ở miền Nam Việt nam năm 2009), giải pháp thích ứng được hiểu là “những hoạt động điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do dao động và biến đổi khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại”. [11] * Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu Thuật ngữ tiếng Anh dùng trong lập kế hoạch thích ứng với BĐKH viết: giải pháp thích ứng là những hành động cụ thể thực hiện tại một địa điểm cụ thể ở một thời điểm cụ thể để giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu đang xảy ra hoặc có thể xảy ra. Trong báo cáo khoa học về “ thích ứng với BĐKH và PTBV” của các tác giả thuộc viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường, Bộ TNMT viết: giải pháp hay biện pháp thích ứng với BĐKH là một quá trình qua đó con người làm giảm những tác động bất lợi của khí hậu đến sức khoẻ và đời sống và sử dụng những cơ hội thuận lợi mà môi trường khí hậu mang lại. [9] Giải pháp thích ứng được phân chia thành 8 nhóm: Chấp nhận tổn thất: Phản ứng cơ bản là “không làm gì cả”, ngoại trừ chịu đựng hay chấp nhận những tổn thất. Trên lý thuyết, chấp nhận tổn thất xảy ra khi bên chịu tác động không có khả năng chống chọi lại bằng bất kỳ cách nào. [9] Chia sẻ tổn thất: Loại phản ứng thích ứng này liên quan đến việc chia sẻ những tổn thất giữa một cộng đồng dân cư lớn. Cách thích ứng này thường xảy 4 ra trong một cộng đồng truyền thống và trong xã hội công nghệ cao, phức tạp. Các cộng đồng lớn phát triển cao chia sẻ những tổn thất thông qua cứu trợ cộng đồng, phục hồi và tái thiết bằng các quỹ công cộng. [9] Làm thay đổi nguy cơ: Ở một mức độ nào đó người ta có thể kiểm soát được những mối nguy hiểm từ môi trường. Đối với một số hiện tượng “tự nhiên” như là lũ lụt hay hạn hán, những biện pháp thích hợp là công tác kiểm soát lũ lụt như đắp đập, đào mương. Đối với BĐKH, có thể điều chỉnh thích hợp làm chậm tốc độ BĐKH bằng cách giảm phát thải khí nhà kính và cuối cùng là ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển. [9] Ngăn ngừa các tác động: Là một hệ thống các phương pháp thường dùng để thích ứng từng bước và ngăn chặn các tác động của biến đổi và bất ổn của khí hậu. Ví dụ trong lĩnh vực nông nghiệp, thay đổi trong quản lý mùa vụ như tăng tưới tiêu, chăm bón thêm, kiểm soát côn trùng và sâu bệnh gây hại. [9] Thay đổi cách sử dụng: Khi những rủi ro của BĐKH làm cho không thể tiếp tục các hoạt động kinh tế hoặc rất mạo hiểm, người ta có thể thay đổi cách sử dụng. Ví dụ, người nông dân có thể thay thế sang những cây chịu hạn tốt hoặc chuyển sang các giống chịu được độ ẩm thấp hơn. [9] Thay đổi/chuyển địa điểm: Một sự đối phó mạnh mẽ hơn là thay đổi/chuyển địa điểm của các hoạt động kinh tế. Có thể tính toán thiệt hơn, ví dụ di chuyển các cây trồng chủ chốt và vùng canh tác ra khỏi khu vực khô hạn đến một khu vực mát mẻ thuận lợi hơn và thích hợp hơn cho các cây trồng trong tương lai. [9] Nghiên cứu: Quá trình thích ứng có thể được phát triển bằng cách nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ mới và phương pháp mới về thích ứng. [9] Giáo dục, thông tin và khuyến khích thay đổi hành vi: Một kiểu hoạt động thích ứng khác là sự phổ biến kiến thức thông qua các chiến dịch thông tin công cộng và giáo dục, dẫn đến việc thay đổi hành vi. [9] * Khái niệm hộ sản xuất Có rất nhiều quan niệm khác nhau về kinh tế hộ sản xuất. Trong một số từ điển ngôn ngữ học cũng như một số từ điển chuyên ngành kinh tế, người ta định nghĩa về “hộ” như sau: “Hộ” là tất cả những người sống chung trong một ngôi nhà và nhóm người đó có cùng chung huyết tộc và người làm công, người cùng ăn chung. Thống kê Liên Hợp Quốc cũng có khái niệm về 5 “Hộ” gồm những người sống chung dưới một ngôi nhà, cùng ăn chung, làm chung và cùng có chung một ngân quỹ. Nhóm “hệ thống thế giới” (các đại biểu Wallerstan (1982), Wood (1981, 1982), Smith (1985), Martin và BellHel (1987) cho rằng: “Hộ là một nhóm người có cùng chung sở hữu, chung quyền lợi trong cùng một hoàn cảnh. Hộ là một đơn vị kinh tế giống như các công ty, xí nghiệp khác”. [13] Để phù hợp với chế độ sở hữu khác nhau giữa các thành phần kinh tế (quốc doanh và ngoài quốc doanh) và khả năng phát triển kinh tế từng vùng (thành thị và nông thôn), theo phụ lục của ngân hàng nông nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo quyết định 499A TDNH ngày 02/09/1993 thì khái niệm hộ sản xuất được nêu như sau: " Hộ sản xuất là một đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh, là chủ thể trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình". [18] * Khái niệm cao su tiểu điền Trong ngành cao su Việt Nam và trên thế giới có nhiều hình thức trồng khác nhau. Xét trên quy mô diện tích thì có cao su “đại điền” và cao su “tiểu điền”. Cao su đại điền là cao su có quy mô diện tích lớn từ vài trăm đến hàng chục ngàn ha, tập trung chủ yếu ở các công ty, các doanh nghiệp, các nông lâm trường. Cao su tiểu điền là cao su có quy mô diện tích nhỏ, phân tán từ một đến vài chục ha, được trồng chủ yếu ở các hộ nông dân. Vườn cao su thuộc sở hữu của nông dân, do nông dân tự bỏ vốn ra đầu tư hoặc do các tổ chức cho nông dân vay vốn phát triển cao su nhân dân. [1] * Khái niệm bão và mức độ nguy hại của bão Bão là hiện tượng gió mạnh kèm theo mưa rất lớn do có sự xuất hiện và hoạt động của các khu áp thấp khơi sâu. Bão biển nhiệt đới là danh từ được dịch từ tiếng Anh "tropical cyclone" hoặc "tropical storm". Theo định nghĩa quốc tế, bão biển nhiệt đới phải có gió nhanh hơn 63 km/giờ. Nếu gió yếu hơn 63 km/giờ, gọi là áp thấp nhiệt đới. Nếu gió mạnh hơn 118 km/giờ, bão được gọi là bão lớn hay cuồng phong. Ngoài ra còn có siêu bão với gió nhanh hơn 241 km/giờ. Bảng 2.1 dưới đây cho chúng ta hiểu rõ hơn về quy định cấp gió cũng như những tác động cơ bản mà gió gây ra ở mỗi cấp. Bảng 2.1. Bảng quy định cấp gió ở Việt Nam Cấp gió Tốc độ gió Mức độ nguy hại 6 Bô-pho m/s km/h 0 – 3 0-5,4 0-19 Gió nhẹ. Không gây nguy hại. 4 – 5 5,5 - 10,7 20 – 38 Cây bắt đầu lay động. Biển hơi động. Thuyền đánh cá bị chao nghiêng. 6 – 7 10,8 - 17,1 39 – 61 Cây cối rung chuyển. Khó đi ngược gió. Biển động. Nguy hiểm đối với tàu, thuyền. 8 – 9 17,2 - 24,4 62 – 88 Gió làm gãy cành cây, tốc mái nhà gây thiệt hại về nhà cửa. Không thể đi ngược gió. Biển động rất mạnh. 10 - 11 24,5 - 32,6 89 – 117 Gió làm đổ cây cối, nhà cửa, cột điện. Gây thiệt hại rất nặng. Biển động dữ dội. 12 - 17 32,7 - 61,2 118 - 220 Sức phá hoại cực kỳ lớn. (Nguồn: TCVN 6259-10:2003. Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép - ổn định) [22] Bão nhiệt đới có cấp gió được xác định từ cấp 10 trở lên. Một cơn bão có thể mạnh lên đến cấp 17 và giật cấp 17 như bão Hải Yến ( bão số 11 năm 2013). Những cơn bão có sức tàn phá khủng khiếp về người, nhà cửa, công trình xây dựng và có thể làm đảo lộn tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh của toàn bộ cộng đồng nơi bão tác động đến. 2.1.2. Hiệu quả kinh tế và cách tính hiệu quả kinh tế * Chỉ tiêu kết quả, chi phí Tổng giá trị sản xuất thu được (GO): Là tổng thu nhập của một loại mô hình (gồm các loại sản phẩm) hoặc một đơn vị diện tích; công thức tính là: GO=ΣQi*Pi, trong đó Qi là khối lượng sản phẩm thứ i, Pi là giá sản phẩm thứ i. Thu nhập thuần: Được tính bằng cách lấy sản lượng (kg) nhân với đơn giá (đồng/kg): GO = Ql*Pl. Chi phí trung gian (IC), còn được gọi là chi phí sản xuất: Là chi phí cho một mô hình hoặc một đơn vị diện tích, trong một khoảng thời gian; bao gồm: Chi phí vật chất, dịch vụ, không bao gồm công lao động, khấu hao. Chi phí lao động (CL): Chi phí số ngày công lao động cho một chu kỳ sản xuất hoặc một thời gian cụ thể. Khấu hao tài sản cố định (KH): Tài sản cá nhân, hộ đầu tư để sản xuất như nhà kho, máy bơm và một số máy móc khác. 7 Chi phí khác (K): Là những khoản chi phí phát sinh khác trong quá trình sản xuất. Tổng chi phí (TC): TC= IC+CL+KH+K. Đối với cây lâu năm, toàn bộ chi phí của thời kỳ kiến thiết cơ bản phải được phân bổ đều cho các năm của thời kỳ sản xuất kinh doanh. Khoản chi phí này được gọi là chi phí phân bổ. Nghiên cứu này xác định thời gian KTCB của cao su là 6 năm, thời gian kinh doanh là 20 năm. * Chỉ tiêu hiệu quả Giá trị gia tăng (VA): Là giá trị tăng thêm so với chi phí sản xuất bỏ ra. Công thức: VA= GO-IC. Hiệu suất đồng vốn (HS): Hay hiệu quả sử dụng vốn được tính theo công thức: HS=VA/IC. Lợi nhuận (Pr): Pr = GO-TC. 2.1.3. Giới thiệu cây cao su * Tên khoa học, phân loại, nguồn gốc xuất xứ của cây cao su Cao su là một loài cây thân gỗ thuộc họ Đại kích (Euphorbiacea).[15] Tên khoa học: Hevea brasiliensis Phân loại khoa học: Họ (familia): Euphorbiaceae Chi (genus): Hevea Loài (species): H. rasiliensis Cây cao su có nguồn gốc từ Nam Mỹ, thuộc lưu vực sông Amazon. Nó được nhận ra bởi thổ dân vùng Amazôn từ lâu. Đến cuối thế kỷ XV Christophe Colombo phát hiện ra chúng vào giai đoạn 1493-1496. Mãi đến thế kỷ XVII mới có những công trình nghiên cứu thêm về cây cao su do La.Condamine và Fresneau thực hiện. Sau đó nhờ có phát hiện thêm của Goodyear vào năm 1999 về việc lưu hóa mủ cao su, từ đó, cao su nhanh chóng trở thành hàng hóa. Ban đầu, mủ cao su chỉ được khai thác ở Brazil. Năm 1875 Collins, (người Anh) lần đầu tiên lấy trộm được 2.000 hạt, đem gieo nhưng đã bị chết hết. Sau đó một năm Henry Wickham (người Anh) cũng lấy trộm được hơn 70.000 hạt 8 đem gieo tại vườn bách thảo Kew (London), mọc được 24 cây. Số cây này được đem trồng tại Colombo - Srilanka. Từ nguồn này cao su phát triển lan rộng khắp vùng Đông Nam Á và Châu Phi. Mủ cao su trồng được thu hoạch lần đầu tiên từ 24 cây của Wickham vào năm 1884 tại Colombo - Srilanka. [3] * Đặc điểm hình thái, sinh lý của cây cao su Đặc điểm hình thái Cao su thuộc loại thân gỗ, to, cao, cây lâu năm có thể cao tới 20 -30 m, đường kính thân cây tới 1m. Khi cây cao su còn non, điểm sinh trưởng ở đỉnh ngọn phát triển mạnh trên thân thành những tầng lá rõ rệt. Phần quan trọng trong cấu tạo của thân cao su là vỏ thân, đây là bộ phận sản sinh ra nhựa mủ quyết định đến năng suất sản lượng cao su. Cấu tạo của vỏ thân bao gồm: Biểu bì, nhu mô, tượng tầng, gỗ. Trong đó phần nhu mô có chứa rất nhiều ống mủ bao gồm ống mủ sơ cấp và ống mủ thứ cấp. Ống mủ sơ cấp trong tầng vỏ không liên quan gì với ống mủ thứ cấp và hầu như không cho sản lượng mủ. Ống mủ thứ cấp chính là nơi sản sinh và dự trữ mủ. [3] Lúc cây non lá có màu tím đỏ, sau dần chuyển sang màu xanh nhạt rồi xanh lục và hình thành từng lá rõ rệt.[3] Hoa cao su thuộc loại đơn tính, có hoa đực và hoa cái riêng. Trong một chum hoa có số lượng hoa đực nhiều gấp 50 lần hoa cái. Sau khi trồng được 5-6 năm cây mới có hoa quả. [3] Quả cao su thuộc loại quả nang có lớp vỏ dày cứng trong có chứa các hạt, khi chín vỏ tự nứt và hạt có thể tách ra ngoài. Hạt cao su hình trứng hơi tròn, khi chín có màu nâu, ở ngoài là vỏ sừng cứng.[3] Bộ rễ cao su bao gồm rễ trụ, là rễ chính có thể ăn sâu 1,5 m và rễ bên phát triển mạnh ở xung quanh gốc và phân bố theo tầng. Hệ số tán cây/tán rễ = 1,5 lần. [3] * Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh đối với cây cao su Nhiệt độ: Cây cao su yêu cầu nhiệt độ cao, thích hợp từ 20-28 0 C, có biên độ nhiệt độ chênh lệch ít và rất sợ rét. Nếu nhiệt độ bình quân ngày thấp hơn 15 0 C, đỉnh ngọn sẽ bị ức chế. Nếu dưới 10 0 C thì hạt không nảy mầm, ảnh hưởng xấu đến trao đổi chất trong cây. Nếu dưới 5 0 C thì vỏ thân bị nứt, mủ không đông, cây có thể bị khô ngọn và dưới 0 0 C, cây sẽ chết. [3] 9 Mưa và ẩm độ: Cây cao su cần nhiều nước, đòi hỏi phải có lượng nước mưa hàng năm cao và đều từ 1.500 – 2.000 mm. Về tính chất mưa cây cao su yêu cầu mưa nhiều trận, mưa vào buổi chiều. Nếu mưa to hoặc mưa dầm đều không tốt vì làm cho sâu bệnh nhiều và ít mủ. Độ ẩm không khí tối thiểu cho cây cao su là 75%. [3] Gió: Cây cao su ưa lặng gió, gió mạnh sẽ làm cho lượng bốc hơi của lá và trong mủ tăng lên, cành thân giòn dễ gãy, sản lượng mủ thấp. Tốc độ gió ảnh hưởng rõ đến đời sống cây cao su: Nếu tốc độ gió từ 2-3 m/s đã gây nhiều khó khăn trong sinh trưởng, nếu trên 3 m/s thì cây phát triển không bình thường, lá nhăn nheo, rách hoặc rụng. Gió ở cấp 9 trở lên sẽ làm cây cao su gãy đổ gây thiệt hại lớn.[3] Ánh sáng: Cây cao su cần đầy đủ ánh sáng, song vẫn có khả năng chịu được bóng râm, nên theo Xemicop (Liên Xô) cho rằng cây cao su thuộc loại cây trung tính. Theo kết quả nghiên cứu ở Hoa Nam (Trung Quốc): Cường độ chiếu sáng thích hợp cho cây cao su là 28.000 lux. Nếu thời gian chiếu sáng khác nhau thì sự sinh trưởng của cây cũng khác nhau. [3] Đất đai và địa hình: Cây cao su thích hợp với đất rừng, yêu cầu có lý hóa tính của đất cao. Về hóa tính phải là đất tốt, nhiều mùn giàu N, P, K; có độ PH=5. Về lý tính yêu cầu đất tơi xốp, thoát nước. Ngoài ra cây cao su còn yêu cầu mực nước ngầm thấp, nơi có độ cao của mặt đất so với mặt biển là 200 m thì tốt. [3] * Các giai đoạn phát triển của cây cao su Trong suốt chu kỳ trồng trọt kinh doanh cây cao su, nhiều tác giả đã phân chia quá trình này thành 5 giai đoạn gồm: giai đoạn vườn ươm, giai đoạn kiến thiết cơ bản, giai đoạn khai thác cao su non, giai đoạn khai thác cao su trung niên và giai đoạn khai thác cao su già. [3] Giai đoạn cây con trong vườn ươm: Giai đoạn này kéo dài từ 6 đến 24 tháng, bắt đầu từ khi gieo hạt đến lúc xuất khỏi vườn. Giai đoạn này cây con tăng trưởng theo chiều cao, trong vòng 20-30 ngày cây có thể tăng cao 10-15 cm. Cây con trong giai đoạn này cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và nước để nhanh chóng đạt được đường kính đủ kích thước ghép. [3] Giai đoạn kiến thiết cơ bản: Giai đoạn này kéo dài từ 6 đến 8 năm từ khi cây con được trồng ngoài cho đến lúc bắt đầu khai thác mủ. Nhiều giống có tốc độ tăng trưởng nhanh như PB235, RRIV2, RRIV4 có thể thu mủ sau 6 năm 10 [...]... Phương thức tiêu thụ, giá bán mủ cao su - Thu nhập từ sản xuất cao su hàng năm của hộ - Thuận lợi và khó khăn chính trong sản xuất cao su của hộ * Thiệt hại do bão đối với hộ trồng cao su tại xã Vĩnh Trung - Mức độ thiệt hại của vườn cao su qua các năm * Giải pháp khắc phục thiệt hại do bão của hộ trồng cao su tại xã Vĩnh Trung - Nhóm giải pháp chính mà hộ trồng cao su đang thực hiện - Xu hướng phát... trồng cao su tại xã Vĩnh Trung đang tích cực thực hiện những giải pháp khắc phục thiệt hại sau bão nhưng còn gặp nhiều khó khăn * Phương pháp chọn hộ - Tiêu chí chọn hộ: Là những hộ có trồng cao su từ năm 1996 đến năm 2013 tại xã Vĩnh Trung, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị - Số hộ điều tra: 40 hộ trồng cao su tại xã Vĩnh Trung - Phương pháp chọn hộ: Chọn ngẫu nhiên các hộ trồng cao su tại xã Vĩnh Trung... lai của hộ trồng cao su - Đánh giá của hộ về những giải pháp khắc phục thiệt hại sau bão - Chủ trương, chính sách và những biện pháp tác động của chính quyền các cấp 3.4 Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp chọn điểm 26 Căn cứ tình hình thực tiễn về tác động của bão đối với cây cao su tại vùng miền Trung, căn cứ vào thiệt hại của các hộ trồng cao su sau bão năm 2013, tôi chọn xã Vĩnh Trung, huyện Vĩnh. .. III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tương nghiên cứu Những hộ trồng cao su tại xã Vĩnh Trung, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị 3.2 Phạm vi nghiên cứu * Phạm vi nội dung Tìm hiểu mức độ thiệt hại do bão gây ra và những giải pháp của hộ trồng cao su tại xã Vĩnh Trung, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị * Phạm vi thời gian Đề tài thu thập và phân tích các số liệu trong thời gian 3 năm... chính xã Vĩnh Trung Xã Vĩnh Trung, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị nằm cách quốc lộ 1A đoạn qua thị Trấn Hồ Xá 8 km về phía Đông và cách biển Vĩnh Thái 3km về phía Tây (Nguồn: Địa chính xã Vĩnh Trung) Hình 4.1 Bản đồ vị trí địa lý xã Vĩnh Trung, huyện Vĩnh Linh Phía Bắc của xã giáp với xã Vĩnh Thái; phía Nam giáp với xã Vĩnh Nam;phía Đông giáp với xã Vĩnh Kim; phía Tây Nam giáp với xã Vĩnh Tú và xã Vĩnh. .. diện tích cao su đại điền và tiểu điền tỉnh Quảng Trị 2012 Khác với các tỉnh trọng điểm phát triển cây cao su, tỉnh Quảng Trị có diện tích cao su tiểu điền chiếm đến 78% tổng diện tích cao su Do đặc điểm vùng miền và cơ cấu sản xuất nông hộ nên cao su tiểu điền ở đây rất phát triển Riêng tại Vĩnh Linh, cao su được trồng từ thời pháp thuộc năm 1948 Đến năm 1958, toàn huyện đã có khoảng 500 ha cao su Năm... trên địa bàn xã Vĩnh Trung, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị 3.3 Nội dung nghiên cứu * Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Vĩnh Trung - Vị trí địa lý - Điều kiện tự nhiên - Điều kiện kinh tế, xã hội - Tình hình sản xuất nông nghiệp tại địa phương * Thực trạng sản xuất cao su của các hộ điều tra - Lịch sử phát triển cây cao su tại xã - Đặc điểm của các hộ điều tra - Quy mô sản xuất của hộ - Phương... khuyến nông viên cơ sở, 1 hội trưởng hội nông dân chi hội 2, 1 người thu mua mủ và 5 hộ trồng cao su tại xã Vĩnh Trung về các nội dung sau: + Những khó khăn mà hộ trồng cao su đang gặp phải + Đánh giá của hộ về những giải pháp khắc phục thiệt hại sau bão + Nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng đến mức độ thiệt hại vườn cao su 27 - Quan sát thực địa: thực hiện những quan sát và tư liệu hóa các nội dung nghiên cứu... Linh, tỉnh Quảng Trị làm điểm nghiên cứu vì các lú do sau: - Xã có diện tích cao su tương đối lớn so với diện tích canh tác các cây trồng khác Thu nhập từ cây cao su chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu thu nhập của hộ - Vĩnh Trung nằm ở phía Đông huyện Vĩnh Linh, cách bờ biển 3km, là nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và đã bị thiệt hại lớn do bão trong thời gian gần đây - Người trồng cao su. .. phương 4.2 Tình hình phát triển cây cao su tại xã Vĩnh Trung Cây cao su lần đầu tiên được trồng ở xã Vĩnh Trung vào năm 1996 kết hợp với chương trình 327 và 773 của chính phủ Tình hình phát triển cây cao su của xã Vĩnh Trung được tổng hợp trong biểu đồ 4.3 (Nguồn: Báo cáo trồng cao su các năm của xã Vĩnh Trung) Biểu đồ 4.3 Diện tích trồng mới cao su tiểu điền của xã Vĩnh Trung Giai đoạn một từ năm 1996 . sau: 1. Tìm hiểu tình hình phát triển cây cao su tại xã Vĩnh Trung, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. 2. Tìm hiểu thiệt hại do bão gây ra đối với những hộ trồng cao su tại xã Vĩnh Trung, huyện Vĩnh Linh,. tài: Tìm hiểu giải pháp khắc phục thiệt hại do bão của các hộ trồng cao su tại xã Vĩnh Trung, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị HUẾ, 2/2015 1 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I.1. Tính cấp thiết của đề tài Cao. Trung, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. 3. Tìm hiểu những giải pháp khắc phục thiệt hại do bão của những hộ trồng cao su tại xã Vĩnh Trung, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. 3 PHẦN II. TỔNG QUAN

Ngày đăng: 07/07/2015, 22:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[2]. Nguyễn Văn Bài ( 2013), Vấn đề phát triển cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề phát triển cao su trên địa bàn tỉnh QuảngTrị
[3]. Đinh Xuân Đức (2009), Bài giảng cây công nghiệp dài ngày, trường Đại học Nông Lâm Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng cây công nghiệp dài ngày
Tác giả: Đinh Xuân Đức
Năm: 2009
[4]. Hoàng Đức (2012), Không nên phát triển cao su một cách ồ ạt. Báo cáo Công ty TNHH TMV cao su Quảng Trị. Số ra ngày 13/8/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Không nên phát triển cao su một cách ồ ạt
Tác giả: Hoàng Đức
Năm: 2012
[5]. Lê Tiến Dũng. Tọa đàm “giải pháp nào cho cây cao su ở miền Trung”, 2013 [6]. Ngô Kinh Luân (2013), Báo cáo ngành cao su thiên nhiên năm 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: giải pháp nào cho cây cao su ở miền Trung”, 2013[6]. Ngô Kinh Luân (2013)
Tác giả: Lê Tiến Dũng. Tọa đàm “giải pháp nào cho cây cao su ở miền Trung”, 2013 [6]. Ngô Kinh Luân
Năm: 2013
[7]. Nguyễn Văn Lý (2013), Bài tham luận về cây cao su sau bão số 10 và 11 tại huyện Vĩnh Linh. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài tham luận về cây cao su sau bão số 10 và 11tại huyện Vĩnh Linh
Tác giả: Nguyễn Văn Lý
Năm: 2013
[8]. Tôn Nữ Tuấn Nam trong một nghiên cứu về “ Quản lý đất và phân bón để phát triển sản xuất cây hồ tiêu” ( Tạp chí KH&KT số 14 của Viện nghiên cứu nông lâm nghiệp Tây Nguyên) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Quản lý đất và phân bón đểphát triển sản xuất cây hồ tiêu”
[9]. Trần Thục, Lê Nguyên Tường, Nguyễn Văn Thắng, Trần Hồng Thái, Thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Báo cáo khoa học, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thíchứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững
[12]. Trần Đức Viên, Phát triển bền vững ngành cao su Việt nam trong hội nhập kinh tế quốc tế. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển bền vững ngành cao su Việt nam trong hội nhậpkinh tế quốc tế
[13]. Mai Văn Xuân, Bài giảng kinh tế hộ và trang trai. Trường đại học kinh tế Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng kinh tế hộ và trang trai
[21]. Sở Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ, Cây cao su và hướng phát triển cho loại cây “vàng” trên đất lâm nghiệp vùng núi phía Bắc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây cao su và hướng phát triển choloại cây “vàng
[1]. Lê Thị Huyền Anh. Luận văn thạc sĩ. Giải pháp phát triển cao su tiểu điền tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An Khác
[10]. Bùi Xuân Tín (2013), Phát triển cao su trong vùng có gió bão hàng năm, tiềm năng và rủi ro Khác
[11]. Lê Anh Tuấn (2009),Tổng quan về nghiên cứu biến đổi khí hậu và các hoạt động thích ứng ở miền Nam Việt nam Khác
[14]. Bách khoa toàn thư, Thống kê bão và ATNĐ ảnh hưởng tới nước ta Khác
[15]. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia. Tên khoa học, phân loại, nguồn gốc xuất xứ và lịch sử phát triển cây cao su Khác
[16]. Báo cáo thường niên ngành cao su Việt Nam năm 2013 và triển vọng năm 2014 Khác
[17] NMCE- Natianal Multi Commodity Exchange, Natural rubber (2012-2013), Thống kê tình hình tiêu thụ CSTB của một số nước trên thế giới Khác
[18]. Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, Quyết định 499A TDNH ngày 02/09/1993 Khác
[19]. Rubber-foundation.org, The Freedonia Group, Inc (2012-2013), Thống kê sản lượng cao su ở một số khu vực trên thế giới Khác
[20]. Rubber Statistical Bulletin – IRSG (2012-2013), Thống kê tình hình tiêu thụ cao su ở một số nước trên thế giới Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w