Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của taxi Mai Linh Huế

73 1.3K 6
Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của taxi Mai Linh Huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:TRẦN QUỐC PHƯƠNG LỜI CÁM ƠN Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Quản Trị Kinh Doanh – Trường Đại Học Kinh Tế Huế đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập tại trường. Và đặc biệt, trong học kỳ này, Khoa đã tổ chức cho chúng em được tiếp cận với môn học mà theo em là rất hữu ích đối với sinh viên ngành Quản Trị Kinh Doanh . Em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Quốc Phương đã tận tâm hướng dẫn em qua từng buổi nói chuyện, thảo luận về lĩnh vực,đề tài mình đang làm. Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của thầy thì em nghĩ bài thu hoạch này của em rất khó có thể hoàn thiện được. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy. Bài báo cáo được thực hiện trong khoảng thời gian gần 8 tuần. Bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu về lĩnh vực quản trị kinh doanh, kiến thức của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô và các bạn học cùng lớp để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn. SVTH:Hồ Vân-K45BQTKDTH 1 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:TRẦN QUỐC PHƯƠNG MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU AFTA: khu vực mậu dịch tự do châu Á EFE: (External factors environment matrix): Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài GDP: tổng sản lượng nội địa IFE:( Internal factors environment matrix): Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong MAILINHGROUP: công ty cổ phần tập đoàn Mai Linh MLH: Công ty TNHH MTV Mai Linh Huế SVTH:Hồ Vân-K45BQTKDTH 2 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:TRẦN QUỐC PHƯƠNG SWOT: ( Strength, weakness, opportunities, threat): Ma trận các điểm mạnh, điểm yếu,cơ hội, thách thức DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đồ 1 : Các khối cơ bản tạo nên cạnh tranh Sơ đồ 2 .Mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael Porter Sơ đồ 3 : cơ cấu tổ chức của MAILINHGROUP Sơ đồ 4 :Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH MTV Mai Linh Huế Sơ đồ 5 : tăng trưởng doanh số và lợi nhuận 2012-2014 Sơ đồ 6 : tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm(2007-(6 tháng đầu năm)2013) SVTH:Hồ Vân-K45BQTKDTH 3 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:TRẦN QUỐC PHƯƠNG Bảng 1 . Thị phần công ty qua 3 năm từ 2012-2014 Bảng 2 : Tình hình lao động của công ty Bảng 3 : số xe và địa điểm đậu xe Bảng 4: bảng báo cáo kết quả kinh doanh qua 3 năm(2012- 2014 ) Bảng 5 : doanh thu và số xe Bảng 6 :ma trận yếu tố bên trong Bảng 7 :Đặc điểm của đối thủ cạnh tranh: Bảng 8 :ma trận hình ảnh cạnh tranh Bảng 9 : Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) Bảng 10: ma trận SWOT………………………………………………………… 60 Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Tiến trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới là một cơ hội rất lớn để các doanh nghiệp vận tải phát triển và quáng bá hình ảnh của mình, nhưng nó cũng tiềm ẩn nguy cơ cạnh tranh gay gắt.Có thể nói,cạnh tranh là không thể tránh khỏi giữa các doanh nghiệpvới nhau và là vấn đề tất yếu quyết định tới sự sống còn của doanh nghiệp. Do đó việc nâng cao năng lực cạnh tranh là một vấn đề cấp thiết và cần được các doanh nghiệp thực hiện ngay trong bối cảnh hiện nay. Một doanh nghiệp nếu muốn có chỗ đứng vững chắc và tồn tại được trên thương trường cần phải có năng lực cạnh tranh vượt trội so với đối thủ cạnh tranh.Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ liên quan đến các yếu tố bên trong doanh nghiệp như vốn,lao động,… mà còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như môi trường kinh tế,văn hóa xã hội,…việc nâng cao năng lực cạnh tranh đang ngày một nóng hổi và là mục tiêu lâu dài bắt buộc mọi doanh nghiệp phải thực hiện trong quá trình hoạt SVTH:Hồ Vân-K45BQTKDTH 4 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:TRẦN QUỐC PHƯƠNG động của mình.nó không chỉ giúp cho doanh nghiệp có được lợi thế lâu dài trên thương trường mà còn giúp doanh nghiệp nâng cao lợi nhuận của mình,góp phần cho sự tăng trưởng của quốc gia. Ngành giao thông vận tải tại Việt Nam trong thời gian qua đã có nhiều thay đổi tích cực trong các dịch vụ của mình để phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Dù vậy năng lục cạnh tranh vẫn còn hạn chế, nhất là khi Việt Nam phải mở cửa hoàn toàn thị trường dịch vụ vận tải theo xu thế chung của thế giới. Các công ty vận tải Việt Nam không những phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh trong nước mà cả với các công ty vận tải nước ngoài, vốn mang tính chuyên nghiệp cao, uy tín lớn và gần như thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Suy cho cùng,việc kinh doanh của các doanh nghiệp đều nhằm mục đích lợi nhuận nên việc nâng cao năng lực cạnh tranh giúp doanh nghiệp hoàn thành được các mục tiêu đề ra.nâng cao năng lực cạnh tranh đồng thời phục vụ nhu cầu khách hàng một cách tốt nhât phù hợp với kì vọng của họ,như vậy đã giải quyết được một vấn đề của kinh doanh. Hơn thế nữa, bản thân tôi có cơ hội tiếp cận và tìm hiểu về năng lực cạnh tranh của taxi Mai Linh Huế.Do đó,tôi quyết định chọn đề tài: ”Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của taxi Mai Linh Huế” làm chuyên đề tốt nghiệp. Qua đó,nhằm tìm ra những giải pháp tối ưu nhất cho doanh nghiệp có thể cạnh tranh với đối thủ. 2. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu; 2.1 Mục tiêu chung Đề tài được thực hiện nhằm đưa ra các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của taxi Mai Linh Huế trong tiến trình hội nhập hiện nay. 2.2 Mục tiêu cụ thể SVTH:Hồ Vân-K45BQTKDTH 5 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:TRẦN QUỐC PHƯƠNG Nghiên cứu cơ sở lí luận về cạnh tranh,năng lực cạnh tranh,các yếu tố tác động tới năng lực cạnh tranh,hệ thống hóa làm tiền đề cơ sở lí luận của đề tài. Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp để thấy rõ tầm quan trọng của nó trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tìm hiểu thực trạng của ngành vận tải Việt Nam và nhận dạng đối thủ cạnh tranh,xác định vị thế cạnh tranh trong nghành. Phân tích các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của taxi Mai Linh Huế .từ đó,kết luận mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự phát triển của ngành. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của taxi Mai Linh Huế để biết được năng lực cạnh tranh hiện tại của công ty TNHH MTV Mai Linh Huế. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của taxi Mai Linh Huế trong thời gian tới. 3. Phương pháp nghiên cứu Chuyên đề sử dụng phương pháp nghiên cứu sau: Phần lí thuyết,tác giả sử dụng tài liệu nói về 5 tác lực cạnh tranh của M.Porter,từ điển bách khoa toàn thư mở để từ đó chọn lọc và hệ thống hóa làm cơ sở lí luận cho đề tài. Phần tìm hiểu về thực tạng của ngành vận tải Việt Nam và đối thủ cạnh tranh ,các nhân tố tác động tới năng lực cạnh tranh,chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh được thực hiện từ nguồn thông tin thứ cấp và sơ cấp: + Thông tin thứ cấp:thông tin từ các báo cáo,trang chủ tập đoàn Mai Linh,nguồn internet, … + Thông tin sơ cấp bằng cách lập bảng hỏi khoảng 10 người,sử dụng excel để tổng hợp số liệu thu thập. + Tham khảo ý kiến chuyên gia bằng cách trao đổi với bộ phận marketing, … làm cơ sở xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh,ma trận các yếu tố bên trong,ma trận các yếu tố bên ngoài của taxi Mai Linh Huế. Phần giải pháp được thực hiện dựa vào kết quả phân ticha thực trạng,các mục tiêu chiến lược của công ty,lấy ý kiến từ các phòng ban,… SVTH:Hồ Vân-K45BQTKDTH 6 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:TRẦN QUỐC PHƯƠNG 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1 Đối tượng nghiên cứu Môi trường kinh doanh ngành vận tải Việt Nam Đối thủ cạnh tranh của taxi Mai Linh Huế Hoạt động kinh doanh dịch vụ taxi,nguồn lực nội tại và mức độ khai thác thời gian qua của taxi Mai Linh Huế. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu đề tài gồm: 4.2.1 Phạm vi nghiên cứu về không gian: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV Mai Linh Huế trong ngành vận tải và các đối thủ cạnh tranh của taxi Mai Linh Huế trên địa bàn thành phố Huế. 4.2.2 Phạm vi nghiên cứu về thời gian: phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh từ năm 2012-2014 và đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty. 5. Điểm mới của đề tài Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên và toàn diện nhất về năng lực cạnh tranh của công ty TNHH MTV Mai Linh Huế đến năm 2017 trên cơ sở phân tích các yếu tố bên trong ,bên ngoài,đối thủ cạnh tranh,… để đưa ra giải pháp phù hợp hơn với thực tiễn. SVTH:Hồ Vân-K45BQTKDTH 7 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:TRẦN QUỐC PHƯƠNG Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. Khái niệm cạnh tranh,năng lực cạnh tranh,lợi thế cạnh tranh 1.1 Cạnh tranh là gì? Cạnh tranh là một khái niệm rộng được hiểu theo nhiều cách khác nhau tùy vào mục tiêu của doanh nghiệp,quốc gia,vùng lãnh thổ. Trong đó,mục tiêu của doanh nghiệp chủ yếu là tìm kiếm lợi nhuận,còn ở cấp độ quốc gia thì chủ yếu vì mục tiêu dân sinh,xã hội…do đó,nó được định nghĩa theo nhiều nhận định. Theo từ điển Comu của Pháp,thì cạnh tranh được hiểu là: “Chạy đua trong kinh tế;hành vi của các doanh nghiệp độc lập với nhau và là đối thủ cung ứng hàng hóa dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu giống nhau, với sự may rủi của mỗi bên, thể hiện qua việc lôi kéo hoặc để mất đi một lượng khách hàng thường xuyên”. “Chạy đua , trên một thị trường mà cấu trúc và vận hành đáp ứng các điều kiện của quy luật cung cầu của một bên là các nhà cung cấp với bên kia là những người sử dụng hoặc tiêu dùng hàng hóa hoặc dịch vụ được tự do tiếp cận và các quyết định kinh doanh không phải là hệ quả của áp lực hoặc những ưu đãi do pháp luật mang lại”. Theo Wikipedia: Cạnh tranh là hành động ganh đua, đấu tranh chống lại các cá nhân hay các nhóm, các loài vì mục đích giành được sự tồn tại, sống còn, giành được lợi nhuận, địa vị, sự kiêu hãnh, các phần thưởng hay những thứ khác. Theo K. Marx: "Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch. SVTH:Hồ Vân-K45BQTKDTH 8 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:TRẦN QUỐC PHƯƠNG Theo từ điển kinh doanh (xuất bản năm 1992 ở Anh) thì cạnh tranh trong cơ chế thị trường được định nghĩa là " Sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại hàng hoá về phía mình. Theo nhà kinh tế học Michael Porter của Mỹ thì: cạnh tranh( kinh tế) là giành lấy thị phần.Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận,là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có.Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá có thể giảm đi. Nói tóm lại, cạnh tranh là sự tranh đua giữa những cá nhân, tập thể, đơn vị kinh tế có chức năng như nhau thông qua các hành động, nỗ lực và các biện pháp để giành phần thắng trong cuộc đua, để thỏa mãn các mục tiêu của mình. Các mục tiêu này có thể là thị phần, lợi nhuận, hiệu quả, an toàn, danh tiếng…. Có thể nói cạnh tranh cũng giống như các sự vật hiện tượng khác là tồn tại hai mặt: tích cực và tiêu cực. Cạnh tranh có vai trò rất quan trọng và là một trong những động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển. Nó buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, tích cực nâng cao tay nghề, cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học công nghệ, hoàn thiện tổ chức quản lý để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế. Ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì thường trì trệ và kém phát triển. Bên cạnh mặt tích cực, cạnh tranh cũng có những tác động tiêu cực thể hiện ở cạnh tranh không lành mạnh như những hành động vi phạm đạo đức hay vi phạm pháp luật (buôn lậu, trốn thuế, tung tin phá hoại,…) hoặc những hành vi cạnh tranh làm phân hóa giàu nghèo, tổn hại môi trường sinh thái. Sự khác biệt giữa cạnh tranh không lành mạnh và cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh là một bên có mục đích bằng mọi cách tiêu diệt đối thủ để tạo vị thế độc quyền cho mình, một bên là dùng cách phục vụ khách hàng tốt nhất để khách hàng lựa chọn mình chứ không lựa chọn đối thủ của mình. 1.2 Lợi thế cạnh tranh SVTH:Hồ Vân-K45BQTKDTH 9 LỢI THẾ CẠNH TRANH Nâng cao chất lượng Nâng cao sự thỏa mãn khách hàng Đổi mới Nâng cao hiệu quả các hoạt động CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD:TRẦN QUỐC PHƯƠNG Một doanh nghiệp được xem là có lợi thế cạnh tranh khi tỷ lệ lợi nhuận của nó cao hơn tỷ lệ bình quân trong ngành. Để có được lợi thế cạnh tranh doanh nghiệp cần phối hợp hài hòa giữa nguồn lực và các cơ hội mới trên thương trường vì các lợi thế cạnh tranh không tồn tại mãi mãi. Do đó,doanh nghiệp cạnh tranh thường xuyên tìm kiếm các cơ hội kinh doanh để có được lợi thế cạnh tranh mới. Theo Gary Hamel và C.K.Prahalad linh hồn của một chiến lược là phải tạo ra các lợi thế cạnh tranh tương lai nhanh hơntốc độ đối thủ cạnh tranh sao chép các lợi thế cạnh tranh hiện tại của doanh nghiệp. Theo Wikipedia: lợi thế cạnh tranh là sở hữu của những giá trị đặc thù, có thể sử dụng được để "nắm bắt cơ hội", để kinh doanh có lãi. Khi nói đến lợi thế cạnh tranh, là nói đến lợi thế mà một doanh nghiệp, một quốc gia đang có và có thể có, so với các đối thủ cạnh tranh của họ. Có bốn yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh là:hiệu quả, chất lượng, sự cải tiến và sự đáp ứng khách hàng. Các khối cơ bản tạo nên lợi thế cạnh tranh SVTH:Hồ Vân-K45BQTKDTH 10 [...]... ty kinh doanh taxi phải cạnh tranh không ngừng để giành thị phần về mình Tính tới thời điểm hiện tại,thành phố Huế có hơn 10 thương hiệu taxi lớn nhỏ.trong đó có: taxi Mai Linh ,taxi Đông Ba ,taxi Gili ,taxi Hương Giang ,taxi Phú Xuân ,taxi Thành Đô ,taxi Thành Hưng ,taxi Thành Lợi ,taxi Thừa Thiên Huế ,taxi vàng cạnh tranh nhau ngày càng khốc liệt 3 Thực trạng taxi Mai Linh nói riêng Taxi Mai Linh vẫn chưa... công của mỗi doanh nghiệp Tất cả các hoạt động chức năng khác của doanh nghiệp có khả năng thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của người lãnh đạo doanh nghiệp, của các cán bộ quản lý bộ phận 3 Các tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh được xem xét từ các góc đọ khác nhau vì vậy, năng lực cạnh tranh trước hết phải nói đến đó là thực lực của. .. nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Năng lực canh tranh của doanh nghiệp được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp và là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh không chỉ được tính băng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp, … mà năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn liền với ưu thế của sản phẩm... TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV MAI LINH HUẾ TỪ 2011-2014 I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN MAI LINH VÀ CÔNG TY TNHH MTV MAI LINH HUẾ 1 Tổng quan về công ty cổ phần tập đoàn Mai Linh: Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN MAI LINH Tên giao dịch: MAILINHGROUP Địa chỉ: 64-68 Hai Bà Trưng, P.Bến Nghé, Q.1, TP.HCM Điện thoại: 08 3829 8888 Website: www.mailinh.vn Vốn điều... cuộc cạnh tranh này doanh nghiệp nào nhạy bén hơn thì doanh nghiệp đó sẽ thành công Tóm lại, việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập là cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Suy cho cùng,việc kinh doanh của các doanh nghiệp đều nhằm mục đích lợi nhuận nên việc nâng cao năng lực cạnh tranh giúp doanh nghiệp hoàn thành được các mục tiêu đề ra .nâng cao. .. giúp doanh nghiệp hoàn thành được các mục tiêu đề ra .nâng cao năng lực cạnh tranh đồng thời phục vụ nhu cầu khách hàng một cách tốt nhât phù hợp với kì vọng của họ,như vậy đã giải quyết được một vấn đề của kinh doanh 2 Những yếu tố tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Có thể chia các nhân tố tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp làm hai nhóm:nhóm các yếu tố bên trong doanh... sản phẩm vì thế khách hàng đánh giá nó cao hơn và sẵn lòng trả một mức giá tăng thêm 1.3 Năng lực cạnh tranh Theo Wikipedia: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sự thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao, bằng việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm... mặt định tính và định lượng Các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm: Giá cả sản phẩm dịch vụ; chất lượng dịch vụ; thương hiệu và uy tín; trình độ lao động,thị phần; năng lực nghiên cứu và phát triển; vị thế tài chính; năng lực tổ chức và quản trị doanh nghiệp 4 các công cụ để xây dựng và lựa chọn giaỉ pháp nâng cao năng lực cạnh tranh 4.1 Ma trận các yếu tố bên ngoài(EFE) Ma... khía cạnh rất quan trọng của quá trình cạnh tranh 1.4 Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập Trong điều kiện hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới , để tồn tại và đứng vững trên thị trường các doanh nghiệp cần phải cạnh tranh gay gắt với không chỉ với các doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh với các Công ty tập đoàn xuyên quốc gia Đối với các doanh nghiệp , cạnh. .. vẫn băn khoăn chưa biết chọn loại taxi mang thương hiệu nao? Cho thấy,hình ảnh taxi Mai Linh Huế vẫn còn mờ nhạt trong tâm tría khách hàng Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các thương hiệu taxi lâu đời, có chỗ đứng trên thị trường Huế đang là một thách thức không hề nhỏ với taxi Mai Linh Huế Hơn thế nữa,trong thời gian trở lại đây cung với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các loại xe buýt,xe ôm,phương

Ngày đăng: 07/07/2015, 22:17

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ

  • 1. Lý do chọn đề tài

  • 2. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu;

  • 2.1 Mục tiêu chung

  • 2.2 Mục tiêu cụ thể

  • 3. Phương pháp nghiên cứu

  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

  • 4.1 Đối tượng nghiên cứu

  • 4.2 Phạm vi nghiên cứu

  • 4.2.1 Phạm vi nghiên cứu về không gian:

  • 4.2.2 Phạm vi nghiên cứu về thời gian:

  • 5. Điểm mới của đề tài

  • Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

  • Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP

  • I. CƠ SỞ LÍ LUẬN

  • 1. Khái niệm cạnh tranh,năng lực cạnh tranh,lợi thế cạnh tranh

  • 1.1 Cạnh tranh là gì?

  • 1.2 Lợi thế cạnh tranh

    • Sơ đồ 1: Các khối cơ bản tạo nên cạnh tranh

    • 1.3 Năng lực cạnh tranh

    • 1.4 Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan