Bảng 4.3. Các nguồn thu nhập của hộ điều tra

Một phần của tài liệu Giải pháp khắc phục thiệt hại do bão của các hộ trồng cao su tại xã vĩnh trung, huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 37)

Các nguồn thu Thu nhập Tỷ lệ % thu nhập 2011 2012 2013 Lạc 7.375 6.813 7.112 8,19 Lúa 4.057 3.990 4.152 4,69 Ngô 412 462 350 0,47 Khoai môn 7.112 6.750 6.842 7,96 Sắn 575 575 437 0,61 Hồ tiêu 3.837 4.007 4.232 4,64 Cao su 35.500 30.750 24.725 34,97 Cây trồng khác 1.162 1.287 1.462 1,50 Bò 11.600 12.900 14.325 14,93 Lợn 2.575 2.825 2.700 3,11 Gia cầm 312 320 325 0,37 Chăn nuôi khác 25 25 25 0,03 Lương 9.450 8.910 9.300 10,63 Con gửi về 1.375 2.500 2.500 2,45 Nguồn thu khác 4.225 4.750 5.175 5,44 Tổng thu 89.595 86.865 83.665 100 (Nguồn: Phỏng vấn hộ năm 2014)

Nhóm hộ sản xuất cao su có rất nhiều nguồn thu, nhưng mức thu từ các nguồn thu không đồng đều nhau. Trong số đó, thu từ trồng cao su vẫn là nguồn thu lớn nhất chiếm đến 34,9% tổng thu nhập của hộ. Con số này thể hiện vai trò của cây cao su trong đời sống kinh tế hộ là rất lớn. Đồng nghĩa với việc người nông dân phụ thuộc rất lớn vào cây cao su, đây chính là hoạt động sản xuất chủ chốt của hộ.

Trong 3 năm từ 2011 đến 2013, tổng thu nhập bình quân của hộ giảm. Năm 2011, thu nhập trung bình hộ ở mức 89,59 triệu đồng/năm thì năm 2013, thu nhập giảm xuống còn 83,6 triệu đồng/năm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc giảm sút thu nhập trong 3 năm qua.

Giảm sút thu nhập từ cây ngắn ngày: Diện tích cao su tăng chiếm phần lớn đất sản xuất. Trong khi đó, nhiều diện tích đã bước vào giai đoạn cuối của thời kỳ kiến thiết cơ bản và không thể trồng xen cây ngắn ngày, vì vậy diện tích cây hàng năm bị thu hẹp kéo theo sự giảm sút của nguồn thu này.

Giảm sút mạnh của nguồn thu từ cây cao su là nguyên nhân chính làm cho tổng thu nhập của hộ giảm mạnh. Năm 2011, giá cao su đạt đỉnh cao, thời điểm cao nhất đạt 25.000 đồng/kg mủ tươi. Vì vậy thu nhập từ cây cao su nói riêng và tổng thu nhập nói chung ở mức cao nhất. Năm 2012, giá cao su ổn định hơn ở mức 20.000 đồng/kg mủ tươi, thấp hơn năm 2011. Năm 2013, giá cao su xuống ở mức thấp nhất trong vòng 3 năm, có thời điểm chỉ còn 10.000 đồng/kg mủ tươi. Cuối năm 2013, bão số 10 và bão số 11 liên tiếp tàn phá vườn cao su đã làm cho thu nhập của hộ giảm sút nghiêm trọng. Không thể phát triển cây trồng xen trong khi quá trình khai thác bị gián đoạn đã làm cho thu nhập của hộ giảm sút nhanh chóng.

Các nguồn thu từ chăn nuôi có tính ổn định hơn. Trong đó, nguồn thu từ chăn nuôi bò chiếm tỷ lệ cao với 14,9% tổng thu nhập của hộ. Bò vẫn là đối tượng chăn nuôi đa mục đích của hộ, vừa tận dụng sức kéo, vừa có nguồn phân hữu cơ, đồng thời lại có thu nhập cao. Vì vậy chăn nuôi bò đang phát triển nhanh tại địa phương.

Hai đối tượng cây trồng ngắn ngày khác cũng cho thu nhập ổn định đó là lạc chiếm 8,19% và khoai môn chiếm 7,9% tổng thu nhập của hộ. Đây là hai đối tượng cây trồng lâu đời của người dân trong xã. Lợi thế hơn, hai đối tượng này có khả năng xen canh với cây cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản. Vì thế, trong những năm qua, diện tích trồng lạc và khoai môn giảm dần theo mức độ khép tán của cây cao su nhưng vẫn giữ được vai trò lớn trong cơ cấu sản xuất, thu nhập của hộ.

4.3.4. Thực trạng sản xuất cao su của các hộ điều tra

Để mô tả thực trạng sản xuất cao su, nghiên cứu đã tìm hiểu các chỉ số về quy mô, năng suất, giá bán, thu nhập của hộ trồng cao su. Bảng 4.4 mô tả đầy đủ các chỉ số đó trong 3 năm từ 2011 đến đầu năm 2013.

Bảng 4.4. Thực trạng sản xuất cao su của hộ điều tra

Một phần của tài liệu Giải pháp khắc phục thiệt hại do bão của các hộ trồng cao su tại xã vĩnh trung, huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w