ĐVT 2011 2012 2013 2011 2012 2013
Diện tích Ha 29,0 29,5 30,5 15,0 14,2 13,0
Tổng số cây Cây 12.770 11.800 11.771 7.828 7.792 7.143
Số cây gãy Cây 1.845 791 5.209 186 156 1.375
Số cây khôi phục Cây 625 262 811 139 120 726 Chi phí khôi phục Nghìn đồng 4.950 100 9.600 100 0 5.120 Giá trị suy giảm Nghìn đồng 36.6000 158.700 1.319.400 9.400 7.200 129.800 (Nguồn: Phỏng vấn hộ năm 2014) Cây cao su thời kỳ kiến thiết và thời kỳ khai thác có mức độ thiệt hại và khả năng khôi phục không giống nhau. Mức độ thiệt hại của những cây thời kỳ kiến thiết cơ bản thấp, trong khi đó khả năng phục hồi của chúng lại cao. Cây còn non, tỷ lệ hóa gỗ ở thân cây thấp nên cây ít giòn, bộ lá chưa phát triển làm cho khả năng chống chịu với gió của cây non cao. Sự sinh trưởng và phát triển của các bộ phận cây non rất mạnh mẽ nên khả năng hồi phục sau bão lớn hơn rất nhiều so với cây cao su thời kỳ khai thác.
Trên thực tế, có những vườn cao su gãy đổ, nhưng vẫn có khả năng khôi phục. Vì thế việc đánh giá mức độ thiệt hại theo diện tích không phản ánh cụ thể mức độ thiệt hại của vườn. Thay vì tính thiệt hại trên đơn vị diện tích, nghiên cứu tìm hiểu thiệt hại theo số lượng cây không thể khôi phục. Trung bình một ha cao su có 550 cây. Một cây cao su thời kỳ khai thác có giá trị thành tiền 300.000 đồng. Với mức định lượng này, có thể thấy rõ hơn mức độ thiệt hại tính thành tiền của hộ trồng cao su.
Năm 2011, thiệt hại cao su của nhóm hộ điều tra ở mức 2.031 cây tương đương với 4 ha trên tổng số 44 ha chiếm 8,9%. Trong đó, vườn cao su thời kỳ khai thác chiếm 90,8% tổng số cây bị thiệt hại. Mức độ khôi phục của vườn cao su ở mức cao với 764/2.031 cây chiếm 33%. Trong đó, số cao su thời kỳ khai thác chỉ khôi phục được 33,8%, số cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản có tỷ lệ khôi phục rất cao ở mức 74,7%.
Nguyên nhân thiệt hại trong năm 2011 là do ảnh hưởng của lốc xoáy xảy ra vào tháng 9. Phần lớn số hộ bị thiệt hại trong năm đều phải phá bỏ vườn trồng cây ngắn ngày, một số hộ chuyển đổi sang trồng cây khác vào năm 2012.
Năm 2012, bão và áp thấp không ảnh hưởng lớn đến xã nên mức độ thiệt hại thấp nhất. Chỉ có 947 cây tương ứng với 1,89/43,7ha bị gãy hoàn toàn chiếm 4,3%. Nguyên nhân chủ yếu của những thiệt hại này là do ảnh hưởng của các hiện tượng Phơn Tây Nam, hiện tượng giông, tố và ảnh hưởng nhẹ của bão. Năm 2012 tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động khai thác mủ của hộ trồng cao su. Thời gian khai thác không bị gián đoạn, cây cao su không chịu ảnh hưởng của gió bão nên năng suất ổn định. Mức độ thiệt hại cũng như chi phí khôi phục vườn và giá trị suy giảm của vườn cũng ở mức thấp.
Năm 2013, cơn bão số 10 với sức gió cấp 13-14 đổ bộ trực tiếp vào Quảng Bình và gây ảnh hưởng mạnh đối với Vĩnh Trung ở cấp 10, cấp 11. Sau cơn bão số 10, toàn bộ vườn cao su đều thiệt hại nặng nề. Có những vườn chỉ còn vài chục cây, không còn khả năng khai thác. Nông hộ chưa kịp khôi phục vườn thì chỉ 10 ngày sau cơn bão số 10, bão số 11 đổ bộ vào Quảng Nam, Quảng Ngãi và tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp đến Vĩnh Trung với sức gió giật cấp 8, cấp 9. Tổng số cây thiệt hại trong năm 2013 của hộ điều tra là 6.584 cây, tương đương với 13,2ha trong tổng số 43,48ha chiếm 30%. Con số này có thể lớn hơn nhiều do những vườn cao su thiệt hại nặng có thể không cho thu nhập và buộc phải phá bỏ cả những cây còn lại. Mức độ khôi phục của vườn cao su ở mức thấp với 1537/6584 cây. Trong khi đó, chi phí khôi phục vườn tăng lên do mức độ thiệt hại lớn hơn nhiều so với năm 2011, 2012. Giá trị vườn bị suy giảm nghiêm trọng với hơn 1,4 tỷ đồng.
4.4.2. Những nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng tới thiệt hại vườn cao su
Nghiên cứu đã tiến hành thảo luận nhóm hộ trồng cao su để lấy ý kiến đánh giá về những nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng tới thiệt hại của vườn cao su sau bão. Bảng 4.9. là kết quả thảo luận nhóm về những nguyên nhân này.
Bảng 4.9. Nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng đến mức độ thiệt hại vườn cao su