Bảng 4.6. Thu từ cây trồng xen trên một ha cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản

Một phần của tài liệu Giải pháp khắc phục thiệt hại do bão của các hộ trồng cao su tại xã vĩnh trung, huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 42)

42

Năm Thu nhập/ha Thu nhập/hộ

1 40.953 26.850 2 35.539 23.300 3 28.561 18.725 4 20.324 13.325 5 11.897 7.800 6 4.614 3.025

(Nguồn: Phỏng vấn hộ năm 2014) Như vậy, tổng thu nhập của hộ trồng cao su từ các cây trồng xen trong thời kỳ KTCB có thể cao hơn nhiều so với khoản vốn đầu tư cho cao su trên cùng một diện tích. Trung bình 1 ha cao su thời kỳ KTCB có thể cho thu nhập trên 15 triệu đồng/năm. Mức thu nhập từ các cây trồng xen giảm dần qua các năm. Cao nhất ở những năm đầu do cao su còn nhỏ, diện tích trồng xen lớn và khả năng cạnh tranh của cây còn thấp. Mức thu nhập trung bình có thể đạt trên 40 triệu đồng một ha, cao nhất có thể đạt 50 triệu đồng/ha ở năm đầu tiên. Thu nhập giảm dần theo mức độ tăng trưởng của cây cao su. Năm thứ 5, thứ 6 của thời kỳ này vẫn có thể trồng xen một số loại cây chịu bóng hoặc có tính ăn mạnh như khoai môn, cỏ voi, ngô. Mức thu nhập ở những năm cuối này có thể đạt trên 4 triệu đồng/ha.

Canh tác cây trồng xen trên đất cao su không chỉ tạo ra thu nhập ổn định hàng năm mà còn giảm được chi phí phân bón và công lao động. Quá trình chăm sóc cây trồng xen, người trồng cao su đã đồng thời làm cỏ, bón phân và cải tạo đất, nhờ vậy mà chi phí cho cây cao su cũng giảm. Thu nhập từ cây trồng xen vừa là vốn tái đầu tư cho cao su, vừa là thu nhập chính cung cấp cho nông hộ trong suốt thời gian cao su chưa cho thu nhập. Tạo điều kiện thích nghi cao hơn cho hộ khi xảy ra các biến cố bất thường về giá cả hay thiên tai. Trung bình, trong 6 năm kiến thiết cơ bản, cây trồng xen có thể cho thu nhập 141 triệu đồng/ha và trên 90 triệu đồng/hộ. Đây là hình thức “lấy ngắn nuôi dài rất hiệu quả”.

4.3.6. Những khó khăn của hộ trồng cao su ở xã Vĩnh Trung

Nghiên cứu đã tiến hành thảo luận nhóm nông dân trồng cao su để xem xét những khó khăn hiện tại mà nhóm hộ này gặp phải bằng phương pháp cho điểm. Kết quả buổi thảo luận nhóm đã chỉ ra những khó khăn bao gồm các vấn đề chính là thiếu giải pháp mới trong sản xuất; thiếu trang bị, phương tiện sản xuất; thiếu kỹ thuật; thiếu vốn tái sản xuất và thiếu lao động trong sản xuất. Bảng 4.7. là kết quả cho điểm những khó khăn mà nhóm hộ trồng cao su gặp phải.

Bảng 4.7. Những khó khăn mà hộ trồng cao su đang đối mặt

Một phần của tài liệu Giải pháp khắc phục thiệt hại do bão của các hộ trồng cao su tại xã vĩnh trung, huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 42)