4.2.Tình hình phát triển cây cao su tại xã Vĩnh Trung Biểu đồ 4.3. Diện tích trồng mới cao su tiểu điền của xã Vĩnh Trung

Một phần của tài liệu Giải pháp khắc phục thiệt hại do bão của các hộ trồng cao su tại xã vĩnh trung, huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 33)

hợp với chương trình 327 và 773 của chính phủ. Tình hình phát triển cây cao su của xã Vĩnh Trung được tổng hợp trong biểu đồ 4.3.

(Nguồn: Báo cáo trồng cao su các năm của xã Vĩnh Trung)

Biểu đồ 4.3. Diện tích trồng mới cao su tiểu điền của xã Vĩnh Trung

Giai đoạn một từ năm 1996 đến năm 1998, đã có tổng 189,4 ha cao su được trồng trên đất Vĩnh Trung, trong đó năm 1998 đạt đỉnh cao với 105,66 ha cao su được trồng mới. Đây là giai đoạn thí điểm trồng cây cao su tại xã, toàn bộ diện tích cao su này được trồng trên đất hoang hóa, đất đồi chưa sử dụng. Nông hộ được hỗ trợ khai hoang bằng máy móc, hỗ trợ về nguồn giống và kỹ thuật

trồng cao su. Những năm này, nông hộ chưa có hiểu biết về cây cao su nên các hoạt động đầu tư, chăm sóc cao su chưa được chú trọng.

Trong khoảng thời gian dài từ năm 1999 đến 2004, xã đã hạn chế trồng cao su bằng biện pháp quy hoạch nhằm kiểm nghiệm hiệu quả của gần 200 ha cao su thí điểm trước khi cho sản xuất đại trà. Bên cạnh đó, người dân chưa thấy được giá trị của cây cao su nên chưa có ý định mở rộng diện tích, vì vậy trong giai đoạn này không có thêm diện tích nào được trồng thêm.

Đầu năm 2003, những vườn cao su tại Vĩnh Trung lần đầu tiên được khai thác và bán với giá cao. Thấy được lợi ích kinh tế của cao su, từ năm 2005, người dân bắt đầu quan tâm và có mong muốn mở rộng diện tích cao su. Cũng trong những năm này, xã đã đồng ý cho người dân thực hiện dồn điền đổi thửa để chuyển đổi diện tích trồng cây ngắn ngày sang trồng cao su.

Năm 2006 đánh dấu giai đoạn thứ hai về sự phát triển cây cao su tại xã. Với giá trị kinh tế lớn, từ năm 2008 đến nay, diện tích cao su đang ngày một tăng nhanh trên địa bàn xã. Cho đến năm 2013, toàn bộ diện tích cao su đạt 390,2 ha chiếm 47,5% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã.

Cùng với hoạt động sản xuất cao su của người dân, hoạt động thu mua cao su trên địa bàn xã cũng được hình thành và phát triển mạnh. Trung bình mỗi năm có từ 7 đến 8 người thu mua mủ cao su các loại với trên 20 điểm thu mua mủ tươi cố định. Các điểm thu mua được đặt tại các tuyến đường chính dẫn vào các vườn nên rất thuận lợi cho người dân trong tiêu thụ.

Giá mủ được xác định dựa trên tỷ lệ mủ khô có trong 500g mủ nước. Trung bình, giá 1kg mủ nước ở mức cao đạt trên 20.000 đồng (2011), và ở mức thấp nhất có thể xuống tới 7.000 đồng (cuối 2013). Tuy nhiên trung bình năm, giá mủ đạt ở mức 15.000-17.000 đồng/kg mủ tươi.

4.3. Thực trạng trồng cây cao su của các hộ khảo sát

4.3.1. Đặc điểm chung của hộ điều tra

Nghiên cứu sử dụng mức trung bình cộng của các chỉ số để mô tả đặc điểm cơ bản của nhóm hộ nghiên cứu. Bảng 4.2 sau đây là kết quả tìm hiểu về đặc điểm của nhóm hộ trồng cao su tại xã Vĩnh Trung.

Bảng 4.2. Đặc điểm của đối tượng nghên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp khắc phục thiệt hại do bão của các hộ trồng cao su tại xã vĩnh trung, huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 33)