Cùng với sự hỗ trợ đắc lực của các phương truyền thông đại chúng, đặc biệt là truyền hình, làn sóng Văn hóa Hàn Quốc ngày càng được phổ biến rộng rãi và ảnh hưởng đến xã hội các nước.. “
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- -
NGUYỄN THƯƠNG HUYỀN
LÀN SÓNG VĂN HÓA HÀN QUỐC TRÊN TRUYỀN HÌNH VÀ ẢNH HƯỞNG
TỚI GIỚI TRẺ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học
Hà Nội - 2014
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- -
NGUYỄN THƯƠNG HUYỀN
LÀN SÓNG VĂN HÓA HÀN QUỐC TRÊN TRUYỀN HÌNH VÀ ẢNH HƯỞNG
TỚI GIỚI TRẺ VIỆT NAM
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của
cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS TS Đặng Thị Thu Hương Mọi trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi
Tác giả luận văn
Nguyễn Thương Huyền
Trang 4& Nhân văn đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Nguyễn Thương Huyền
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
1.Lý do chọn đề tài 5
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 10
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11
5 Phương pháp nghiên cứu 12
6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn 13
7 Kết cấu luận văn: 14
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÖNG, VĂN HÓA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÖNG VÀ VÀI NÉT VỀ LÀN SÓNG VĂN HÓA HÀN QUỐC 15
1.1.Truyền thông đại chúng và cơ chế tác động của truyền thông đại chúng tới công chúng 15
1.1.1.Vài nét về truyền thông đại chúng, văn hóa đại chúng, văn hóa truyền thông đại chúng 15
1.1.2.Cơ chế tác động của truyền thông đại chúng tới công chúng 17
1.2.Vài nét về lý thuyết tiếp biến văn hóa và mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và văn hóa truyền thông đại chúng 21
1.3.Một số khái niệm sử dụng trong luận văn: 23
1.3.1.Giới trẻ: 23
1.3.2.Truyền hình 25
1.3.3.Phim truyền hình: 30
1.3.4.Làn sóng văn hóa Hàn Quốc 31
1.3.3 Phong trào phản đối làn sóng văn hóa Hàn Quốc ở Nhật Bản 35
1.4.Vài nét tổng quan về truyền hình Việt Nam và diện mạo làn sóng văn hóa Hàn Quốc trên truyền hình Việt Nam 36
Trang 61.4.1.Vài nét tổng quan về truyền hình Việt Nam 36
1.4.2.Diện mạo làn sóng văn hóa Hàn Quốc trên truyền hình Việt Nam: 38 1.5.Mô hình tiếp nhận, tiêu thụ sản phẩm gắn với làn sóng văn hóa Hàn Quốc 43
Tiểu kết chương 1 44
Chương 2: SỰ TIẾP NHẬN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA LÀN SÓNG VĂN HÓA HÀN QUỐC TRÊN TRUYỀN HÌNH TỚI GIỚI TRẺ VIỆT NAM (QUA KHẢO SÁT Ý KIẾN HỌC SINH, SINH VIÊN) 46
2.1 Vài nét về cách thức thu thập số liệu điều tra 46
2.2 Thói quen xem truyền hình của giới trẻ 48
2.3 Sự tiếp nhận sản phẩm văn hóa, tiêu dùng Hàn Quốc trong giới trẻ: 50
2.3.1 Thái độ của giới trẻ với các sản phẩm văn hóa Hàn Quốc 50
2.3.2 Thái độ của giới trẻ với các sản phẩm tiêu dùng Hàn Quốc 62
2.4 Ảnh hưởng của làn sóng văn hóa Hàn Quốc tới giới trẻ 68
2.4.1 Hình tượng đất nước, con người Hàn Quốc 68
2.4.2 Thái độ với các thần tượng Hàn Quốc: 71
2.4.3 Thái độ với việc học tiếng Hàn Quốc 73
2.4.4 Thái độ với các công ty Hàn Quốc 75
Tiểu kết chương 2: 76
Chương 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA LÀN SÓNG VĂN HÓA HÀN QUỐC ĐẾN GIỚI TRẺ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÕ ĐỊNH HƯỚNG CỦA TRUYỀN HÌNH VỚI GIỚI TRẺ VIỆT NAM 78
3.1 Đánh giá tác động của làn sóng văn hóa Hàn Quốc đến giới trẻ Việt Nam 78
3.1.1 Động đến quan điểm, định hướng về thẩm mỹ trong giới trẻ 79
3.1.2 Tác động đến hành vi, cách ứng xử trong các mối quan hệ xã hội của giới trẻ 80
Trang 73.1.3.Tác động đến hành vi tiêu dùng của giới trẻ 82
3.1.4.Những tác động tiêu cực: 86
3.2.Nguyên nhân 87
3.3.Một số giải pháp nâng cao vai trò định hướng của truyền hình đối với giới trẻ về làn sóng văn hóa Hàn Quốc 90
3.3.1.Quản lý tốt việc tuyên truyền sản phẩm văn hóa Hàn Quốc trên các kênh truyền hình 90
3.3.2.Tăng cường các chương trình mang tính định hướng, nâng cao nhận thức cho giới trẻ về văn hóa truyền thống 91
3.3.3.Nâng cao bản lĩnh chính trị, tư tưởng cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên truyền hình 93
3.3.4.Điều chỉnh thời lượng phát sóng phim truyền hình: 94
3.3.5.Tăng cường hợp tác, giao lưu giữa truyền hình hai nước Việt Nam – Hàn Quốc: 96
Tiểu kết chương 3 98
KẾT LUẬN 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
PHỤ LỤC 108
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tần suất xem truyền hình mỗi ngày của giới trẻ 48
Bảng 2.2: Thể loại chương trình truyền hình yêu thích của giới trẻ 49
Bảng 2.3: Thái độ đối với phim truyền hình, ca nhạc Hàn Quốc 50
Bảng 2.4: Tần suất xem phim truyền hình, ca nhạc Hàn Quốc 51
Bảng 2.5: Tương quan giữa giới tính và thái độ, tần suất tiêu thụ phim, nhạc Hàn 53 Bảng 2.6: Tương quan về độ tuổi và thái độ với các sản phẩm văn hóa Hàn Quốc 55 Bảng 2.7: Lý do thích phim truyền hình Hàn Quốc (K‟movie) 56
Bảng 2.8: Lý do thích ca nhạc Hàn Quốc (K‟pop) 59
Bảng 2.9: Lợi ích của việc sử dụng sản phẩm văn hóa Hàn Quốc với giới trẻ 61
Bảng 2.10: Mức độ yêu thích các sản phẩm tiêu dùng Hàn Quốc 62
Bảng 2.11: Mức độ sử dụng các sản phẩm tiêu dùng Hàn Quốc: 63
Bảng 2.12: Tương quan giữa giới tính và thái độ với các sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng Hàn Quốc (tính trên số phiếu trả lời) 65
Bảng 2.13: Tương quan giữa độ tuổi và thái độ với các sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng Hàn Quốc (tính trên số phiếu trả lời) 67
Bảng 2.14: Đánh giá của giới trẻ về chất lượng sản phẩm tiêu dùng Hàn Quốc 67
Bảng 2.15: Đánh giá đặc điểm nổi trội của sản phẩm dịch vụ tiêu dùng Hàn Quốc so với sản phẩm cùng loại của các quốc gia khác 68
Bảng 2.16: Các nghệ sỹ Hàn Quốc được giới trẻ hâm mộ nhiều nhất 71
Bảng 3.1: Những tác động tích cực và tiêu cực của làn sóng văn hóa Hàn Quốc theo quan điểm của giới trẻ 78
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Vài thập kỷ trở lại đây, sự bùng nổ cuộc cách mạng công nghệ thông tin đã làm cho mọi hoạt động của con người (chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội) được trí tuệ hóa ngày càng cao, đưa đến sự quốc tế hóa đời sống nhân loại Không những nền kinh tế thị trường mang tính quốc tế hóa mà lĩnh vực văn hóa cũng có những cởi mở, trao đổi hợp tác giữa các dân tộc với nhau để hiểu nhau hơn, tăng cường giao lưu, hợp tác, phụ thuộc lẫn nhau để cùng tồn tại và phát triển
Trong bối cảnh đó, các phương tiện thông tin đại chúng nói chung và báo chí nói riêng không chỉ là phương tiện truyền tải, quảng bá văn hóa, mà tự thân nó trở thành một lĩnh vực văn hóa, trở thành một bộ phận sáng tạo văn hóa và kích thích sáng tạo đối với các chủ thể văn hóa khác, đồng thời, báo chí còn là phương tiện để hình thành và phát triển ngành công nghiệp văn hóa trong bối cảnh xã hội hiện đại Chính bởi vậy, văn hóa truyền thông đại chúng có tác động mạnh mẽ trên cả 2 mặt (tích cực và tiêu cực) đối với công chúng và đời sống xã hội
Thuật ngữ Làn sóng văn hóa Hàn Quốc (hay còn gọi là Hallyu –
Korean wave) chỉ sự lan rộng ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc xuất hiện lần đầu tiên trên báo chí Trung Quốc vào khoảng giữa thập niên 90 khi bàn về sự
lôi cuốn mạnh mẽ giới trẻ nước này của những ban nhạc K - pop như: Clone, H.O.T… Cao trào của nó diễn ra năm 2003 khi bộ phim Bản tình ca mùa đông
(Winter Sonata) được chào đón nồng nhiệt ở khắp châu Á Từ đó trở đi, làn sóng văn hóa Hàn Quốc phát triển cả về lượng và chất, dần trở thành dòng văn hóa đại chúng quan trọng chi phối hầu hết các nền văn hóa đương đại tại Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam
Trang 10Tại Việt Nam, làn sóng văn hóa Hàn Quốc chính thức thâm nhập cách đây hơn 10 năm với những bộ phim truyện nhiều tập có kết cấu câu chuyện nhẹ nhàng mang tính triết lý và tình cảm sâu sắc mang đậm nét Á Đông chiếu trên truyền hình Tiến trình này phân thành 3 giai đoạn: giai đoạn đầu du nhập
từ những năm cuối thập niên 90 đến năm 2000, giai đoạn cao trào từ năm
2000 đến năm 2005 Khoảng giữa năm 2005, được coi là giai đoạn bão hòa của dòng phim Hàn Quốc khi thời lượng chiếu phim giảm Tuy nhiên từ đó đến nay, cùng với sự bùng nổ của mạng Internet, một làn sóng Hàn Quốc mới chủ đạo là âm nhạc đại chúng Hàn Quốc (còn gọi là K – pop) tiếp tục bùng nổ
và khẳng định được sức lan tỏa mạnh mẽ, đặc biệt là trong giới trẻ
Hàng loạt sự kiện diễn ra trong thời gian gần đây ở Việt Nam chính là minh chứng sống động cho sức sống của làn sóng văn hóa Hàn Quốc ở Việt Nam Các đài truyền hình từ trung ương đến địa phương đều đặn phát sóng những tác phẩm phim truyền hình và âm nhạc Hàn Quốc Cùng với đó là sự
hỗ trợ của mạng internet khiến những sản phẩm văn hóa Hàn Quốc được lan truyền với tốc độ chóng mặt Hầu như người Việt Nam nào cũng biết đến các
bộ phim như: Nàng Dae Jang Gum, Bản tình ca mùa đông, Anh em nhà bác
sĩ, Giày thủy tinh hay các ca sĩ, nhóm nhạc như: Bi Rain, SNSD, Super Junio Trong những năm gần đây, cùng với các hoạt động giao lưu văn hóa
Việt Nam – Hàn Quốc, rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng xứ sở Kim Chi đã đến Việt Nam giao lưu, biểu diễn và hoàn toàn choáng ngợp trước sự hâm mộ, chào đón nhiệt tình của khán giả trẻ Việt Nam Không dừng lại ở mức độ ủng hộ, tiêu dùng các sản phẩm văn hóa, nhiều người còn sẵn sàng bỏ tiền để tiêu thụ các sản phẩm tiêu dùng giống với các viên, ca sĩ, thần tượng Hàn Quốc… Tất
cả tạo lên một trào lưu có sức tác động mạnh mẽ tới đời sống xã hội
Có thể nói, chính các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là truyền hình đã góp phần không nhỏ tạo lên làn sóng văn hóa Hàn Quốc tại
Trang 11Việt Nam cũng như nhiều nước Châu Á khác Sự tương đồng về văn hóa, phong tục tập quán khiến văn hóa Hàn Quốc dễ dàng định vị trong lòng công chúng Việt Nam và có những ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống, thói quen, hành vi ứng xử, tiêu dùng… trong xã hội Vậy làn sóng văn hóa Hàn Quốc đang hiện diện trên truyền hình ở Việt Nam như thế nào? Sự tiếp nhận và ảnh hưởng đến giới trẻ Việt Nam ra sao? Những vấn đề này cần được nghiên cứu nhằm tăng cường hiểu biết văn hóa đương đại của cả Hàn Quốc lẫn Việt Nam, đồng thời có sự định hướng đúng đắn cho giới trẻ trước sự giao thoa văn hóa ngày càng mạnh mẽ trong bối cảnh quốc tế hóa Hơn thế nữa, cần có những nghiên cứu dưới góc độ báo chí truyền thông để thấy được vai trò, tác động, ảnh hưởng của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc hình thành và phát triển văn hóa truyền thông đại chúng Tuy nhiên từ trước tới nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào xem xét một cách đầy đủ và toàn diện về
vấn đề này Đó cũng là lý do để tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Làn sóng
văn hóa Hàn Quốc trên truyền hình và ảnh hưởng tới giới trẻ Việt Nam”
làm đề tài luận văn cao học của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, sự mở rộng giao lưu giữa các quốc gia trên tất cả các lĩnh vực trong đó có văn hóa đã tạo ra những ảnh hưởng to lớn tới tâm lý, đời sống xã hội mỗi quôc gia Nổi bật trong số đó là trào lưu làn sóng văn hóa Hàn Quốc tại các quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này:
- Cho Hae Joang, 2005 Reading the Korean wave as a sign of global shifts University of Auckland, Cornell University, and the University of
California, Santa Cruz
- Jung Bong Choi, 2004 “Hallyu (The Korean wave): A cultural tempest in East and South East Asia” USA Today, Dec 9
Trang 12- Korean National Commission for UNESCO 2004: Korean philosophy: its tradition and modern transformation, Hollym
- Kim Jae-un, 1992 The Koreans: Their Mind and Behavior (translated
by Kim Kyong-dong) – Seoul, Kyobo Book Centre
- Kim Dae Sung, 2005 “Hallyu: How Far Has It Come?” Korea
Foundation Newsletter, No.11
- Pavin Chachavalpongpun, 2008 “Hallyu: The Diminishing Korean Wave?”
- Soo-Jung Kim, 2006 A new trial about the 'Korean-Wave' over the glocalisation University of Incheon, Korea
Khi làn sóng văn hóa Hàn Quốc đến Việt Nam tạo ra những tác động tới đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, một số chuyên gia, nhà nghiên cứu đã có những phân tích, đánh giá về một số khía cạnh của vấn đề này:
- Na Misu and Kang Man Seok, 2004 “Understanding the Korean Wave in Vietnam” (Hiểu về làn sóng văn hóa Hàn Quốc ở Việt Nam) , Korean
Association Broadcasting and Telecommunication Studies
- Na Misu and Van Thuy Hien, “Understanding the 'Korean Wave' in Vietnam”, Chunbok National University
- Nguyen Ngoc Trung, 2006 “Vietnam Debates Impact of Korean Films - 'Korea wave' recedes as 'Vietnam wave' in Korea rises”
Các nghiên cứu trên đã khái quát nội dung, đặc điểm và quá trình làn sóng văn hóa Hàn Quốc xác lập vị trí tại các quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương nói chung và Việt Nam nói riêng Cùng với sự hỗ trợ đắc lực của các phương truyền thông đại chúng, đặc biệt là truyền hình, làn sóng Văn hóa Hàn Quốc ngày càng được phổ biến rộng rãi và ảnh hưởng đến xã hội các nước Đó là những tiền đề quan trọng cho các công trình nghiên cứu trong nước về làn sóng văn hóa Hàn Quốc cũng như cho luận văn này
Trang 132.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Văn hóa truyền thông đại chúng đã được đề cập ở nhiều công trình nghiên cứu ở nước ta Tuy nhiên, theo khảo sát của tác giả, vấn đề này vẫn có
số lượng nhỏ so với các vấn đề về lý luận truyền thông, truyền thông và các vấn đề văn hóa, xã hội khác Thực tế, khi làn sóng văn hóa Hàn Quốc vào Việt Nam và nở rộ đầu những năm 2000 trở lại đây, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này Dù vậy, một số bài viết và nghiên cứu của các tác giả ở Việt Nam ở mức độ nhất định cũng đã đề cập đến những khía cạnh khác nhau về làn sóng văn hóa Hàn Quốc cũng như đưa ra những phân tích, nhận định về tác động của chúng tới xã hội Việt Nam:
- Phan Thị Thu Hiền, 2008 “Sức hấp dẫn nữ tính của Hàn lưu ở Đông
Nam Á” Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Korean Studies in Southeast Asia in the New Era of Cultura Interactions Strategic Cooperation in Research and Education, KSASA, Bangkok,
Thailand, 10/2008
- Đặng Thị Thu Hương, “Hallyu and its effect on young Vietnamese”
(Làn sóng văn hóa Hàn Quốc và ảnh hưởng của nó tới giới trẻ Việt Nam), đăng trên tờ Korea Herald tháng 6.2009
- Thanh Hong, 2010 “The Korean Wave in Vietnam” (làn sóng văn
hóa Hàn Quốc tại Tiệt Nam), đăng trên tờ Thời báo kinh tế Việt Nam ven.vn, tháng 10.2010
Có thể nói, cho đến nay ở Việt Nam chưa có một công trình nghiên cứu nào đi đề cập một cách toàn diện về làn sóng văn hóa Hàn Quốc trên các phương tiện thông tin đại chúng, ảnh hưởng đối với công chúng Việt Nam cũng như vai trò định hướng của truyền thông đại chúng tới nhận thức và hành vi của giới trẻ trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập với thế giới Trong khi đó, truyền thông kỹ thuật số với thế mạnh của sự lan toả nhanh chóng, và
Trang 14rộng khắp, đa phương tiện và hội tụ, chủ động và tương tác, dễ sao chép, lưu giữ và truyền bá đang tạo ra sức mạnh mới cho truyền thông hiện đại
Vậy ảnh hưởng của làn sóng văn hóa Hàn Quốc trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là truyền hình hiện nay như thế nào? Trong bối cảnh của hội nhập toàn cầu và thời đại kỹ thuật số, báo chí truyền thông Việt Nam nói chung và truyền hình nói riêng cần phải làm gì để định hướng cho giới trẻ ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc trước sự giao thoa văn hóa mạnh mẽ giữa các quốc gia? Với hướng nghiên cứu đặt ra như vậy, tác giả hy vọng sẽ đưa ra những góc nhìn mới và mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường, phát huy vai trò định hướng của truyền hình với bộ phận công chúng trẻ trong thời gian tới
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Phân tích và chỉ ra tác động, ảnh hưởng của làn sóng văn hóa Hàn Quốc thông qua truyền hình đối với giới trẻ Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường, phát huy vai trò của truyền hình trong việc định hướng văn hóa đại chúng với giới trẻ trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về văn hóa truyền thông đại chúng, vai trò, cơ chế tác động của truyền thông tới công chúng và xã hội
- Khảo sát các sản phẩm của văn hóa Hàn Quốc trên 3 kênh: VTV1, VTV2, VTV3 của đài truyền hình Việt Nam trong thời gian từ tháng 1/2014 đến tháng 6/2014 Nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng làn sóng văn hóa Hàn Quốc trên truyền hình ở nước ta hiện nay; làm rõ nguyên nhân và những ảnh hưởng của làn sóng văn hóa Hàn Quốc trên truyền hình đến giới
Trang 15trẻ Việt Nam, từ đó đề xuất các định hướng và giải pháp nhằm tăng cường và phát huy vai trò định hướng của truyền hình tới giới trẻ trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa
- Khảo sát bằng bảng hỏi với 300 học sinh, sinh viên được lựa chọn ngẫu nhiên từ 2 trường THPT, 2 trường Cao đẳng và 2 trường Đại Học trên địa bàn thành phố Hà Nội và thành phố Bắc Ninh, từ đó đánh giá tác động của làn sóng văn hóa Hàn Quốc trên truyền hình đối với giới trẻ Phỏng vấn nhóm đối với một số đối tượng học sinh, sinh viên để làm rõ thêm quan điểm của họ về tác động của làn sóng văn hóa Hàn Quốc trên truyền hình hiện nay
- Dựa trên kết quả phân tích, khảo sát và phỏng vấn nhóm, đưa ra được bức tranh tổng thể về diện mạo làn sóng văn hóa Hàn Quốc trên truyền hình và những ảnh hưởng tới giới trẻ, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường và phát huy vai trò định hướng của truyền hình tới công chúng trẻ trong thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là làn sóng văn hóa Hàn Quốc trên truyền hình hiện nay và sự tiếp nhận, ảnh hưởng tới giới trẻ Việt Nam (nhóm công chúng này sẽ được định nghĩa cụ thể trong chương 1)
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn khảo sát các sản phẩm văn hóa Hàn Quốc (phim truyền hình,
âm nhạc, gameshow truyền hình) trên các kênh VTV1, VTV2, VTV3 của đài truyền hình Việt Nam trong thời gian từ tháng 1/2014 đến tháng 6/2014
Để phân tích, đánh giá sự tiếp nhận, ảnh hưởng của làn sóng văn hóa Hàn Quốc tới giới trẻ, trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ, tác giả lựa chọn khách thể điều tra cụ thể là 300 học sinh, sinh viên của 2 trường THPT,
2 trường Cao đẳng, 2 trường Đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội và thành phố Bắc Ninh Thời điểm điều tra là tháng 5 năm 2014
Trang 165 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở hệ thống lý luận và quan điểm nền tảng, để từ đó, kết hợp với các phương pháp nghiên cứu cụ thể, đưa ra những đánh giá khách quan nhất về thực trạng làn sóng văn hóa Hàn Quốc trên các phương tiện thông tin đại chúng và ảnh hưởng tới giới trẻ Việt Nam
5.1 Hệ thống lý luận và quan điểm nền tảng
- Các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
- Học thuyết của Chủ nghĩa Mác – Lê nin về hoạt động của báo chí
- Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về hoạt động của hoạt
động báo chí
- Đường lối chỉ đạo của Đảng và nhà nước về xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp nghiên cứu tài liê ̣u : Hệ thống hoá những vấn đề lý luận
cơ bản về văn hóa truyền thông, về vai trò, cơ chế tác động của truyền thông tới công chúng và những ảnh hưởng tới nhận thức, hành vi, cách ứng xử của công chúng
- Phương pháp phân tích nội dung: Phương pháp này sẽ được thực hiện thông qua việc khảo sát các sản phẩm văn hóa Hàn Quốc (phim truyền hình,
âm nhạc, gameshow truyền hình…) trên các kênh VTV1, VTV2 và VTV3 của Đài Truyền hình Việt Nam trong thời gian 6 tháng trên các bình diện về tần số xuất hiện, về đặc điểm nội dung và hình thức
- Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi:
Cuộc điều tra được tiến hành đối với 300 học sinh, sinh viên được chọn lựa ngẫu nhiên đến từ 2 trường Đại học, 2 trường Cao đẳng và 2 trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội và thành phố Bắc Ninh Bảng hỏi đưa ra gồm
Trang 1729 câu hỏi xoay quanh việc tiếp nhận các sản phẩm văn hóa Hàn Quốc và những hệ quả của nó cũng như những suy nghĩ, quan điểm về vấn đề này
Số lượng mẫu khảo sát được chọn bằng hình thức phi xác suất vì vậy kết quả của khảo sát không có tính đại diện cho toàn bộ quần thể mẫu là giới trẻ Việt Nam Song kết quả khảo sát được hỗ trợ bởi phỏng vấn nhóm tập trung sẽ có giá trị định tính, đặc biệt với đề tài nghiên cứu còn mới của luận văn này, giúp mở ra những hướng nghiên cứu định lượng trên diện rộng trong tương lai
- Phương pháp phỏng vấn nhóm tập trung (focus group interview): Nếu khảo sát điều tra xã hội học bằng bảng hỏi là phương pháp định lượng, chủ yếu dựa trên các con số thống kê và tỉ lệ phần trăm để miêu tả các kết quả thì thảo luận nhóm tập trung là một phương pháp định tính, sử dụng các câu hỏi mở, các câu hỏi nối tiếp nhằm tìm kiếm để thấu hiểu động cơ, cảm xúc và phản ứng của những người tham gia thảo luận Số lượng người tham gia thảo luận nhóm có thể dao động từ 6 tới 12 người Số lượng tối ưu được cho là từ 6 tới 8 người
Trên cơ sở những kết quả định lượng từ cuộc điều tra xã hội học, tác giả tiến hành thảo luận nhóm tập trung (focus group interview) đối với 2 nhóm: 6 học sinh trường THPT Hàn Thuyên (thành phố Bắc Ninh) và 6 sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội
Để phỏng vấn nhóm tác giả đã xây dựng bộ câu hỏi dựa trên các lý thuyết về truyền thông và thông tin về làn sóng văn hóa Hàn Quốc Với kết quả thu được, tác giả tiếp tục sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích để đưa ra những nhận định khách quan nhất về diện mạo làn sóng văn hóa Hàn Quốc trên truyền hình và những ảnh hưởng, tác động tới giới trẻ Việt Nam
6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Trong xu thế quốc tế hóa, hội nhập toàn diện hiện nay, việc giao lưu học hỏi giữa các quốc gia trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế, xã hội diễn
Trang 18ra thường xuyên, liên tục Với lợi thế gần gũi về mặt lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, các sản phẩm văn hóa Hàn Quốc thông qua phương tiện thông tin truyền thông đại chúng, đặc biệt là truyền hình đã được nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam tiếp nhận tạo lên trào lưu làn sóng văn hóa Hàn Quốc (hay còn gọi là Hallyu – Korean wave) Trước sự ảnh hưởng mạnh
mẽ của trào lưu này, đặc biệt là với giới trẻ, các phương tiện truyền thông đại chúng cần có những hướng tác động hợp lý vừa định hướng được giới trẻ gìn giữ phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, vừa thúc đẩy sự giao lưu học hỏi, hình thành các giá trị văn hóa mới Vì vậy, luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo cho các cơ quan truyền thông cũng như các anh chị đồng nghiệp trên cơ sở khoa học và thực tiễn
Ngoài ra, luận văn cũng mạnh dạn đề xuất một số giải pháp tích cực giúp các cơ quan truyền thông đại chúng, đặc biệt là truyền hình điều chỉnh và phát huy hơn nữa vai trò định hướng đối với giới trẻ trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa
Cuối cùng, hy vọng luận văn sẽ góp thêm tài liệu tham khảo phục vụ
cho sinh viên báo chí, cán bộ làm công tác truyền thông, truyền hình và những người quan tâm nghiên cứu về vấn đề này
7 Kết cấu luận văn:
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương Cụ thể như sau:
- Chương I: Một số vấn đề lý luận về truyền thông đại chúng, văn hóa truyền thông đại chúng và vài nét về làn sóng văn hóa Hàn Quốc
- Chương II: Sự tiếp nhận và ảnh hưởng của làn sóng văn hóa Hàn Quốc trên truyền hình tới giới trẻ Việt Nam (qua khảo sát ý kiến học sinh, sinh viên)
- Chương III: Đánh giá tác động của làn sóng văn hóa Hàn Quốc đến giới trẻ và một số giải pháp nâng cao vai trò định hướng của truyền hình với giới trẻ Việt Nam
Trang 19Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÖNG, VĂN HÓA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÖNG VÀ VÀI NÉT VỀ
LÀN SÓNG VĂN HÓA HÀN QUỐC 1.1.Truyền thông đại chúng và cơ chế tác động của truyền thông đại chúng tới công chúng
1.1.1 Vài nét về truyền thông đại chúng, văn hóa đại chúng, văn hóa
truyền thông đại chúng
Truyền thông là hiện tượng xã hội ra đời và phát triển cùng sự hình thành phát triển xã hội loài người Đó là sản phẩm của xã hội, là yếu tố động lực kích thích sự phát triển của xã hội; đồng thời là tiêu chí đánh giá trình độ phát triển, thể hiện diện mạo văn hóa của mỗi con người, nhóm người, cộng đồng người và mỗi quốc gia Quá trình phát triển của một xã hội loài người cũng là quá trình tìm kiếm, sáng tạo ra những công cụ, hình thức, phương thức nhất là phương tiện kỹ thuật và công nghệ truyền thông
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Dững trong cuốn “Truyền thông, lý thuyết
và kỹ năng cơ bản” thì: Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin,
tư tưởng, tình cảm… chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vị và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, của nhóm, của cộng đồng và xã hội [9]
Về bản chất, truyền thông là quá trình chia sẻ, trao đổi hai chiều, diễn
ra liên tục giữa chủ thể truyền thông và đối tượng truyền thông Quá trình chia
sẻ, trao đổi hai chiều ấy có thể được hình dung qua nguyên tắc bình thông nhau khi có sự chênh lệch trong nhận thức, hiểu biết… giữa chủ thể và đối tượng truyền thông diễn ra Quá trình truyền thông vì vậy chỉ kết thúc khi đã đạt được sự cân bằng trong nhận thức, hiểu biết… giữa chủ thể và đối tượng truyền thông Truyền thông hướng đến những hiểu biết chung nhằm thay đổi
Trang 20thái độ, nhận thức, hành vi của đối tượng truyền thông và tạo định hướng giá trị cho công chúng
Truyền thông đại chúng (mass communication) được hiểu là quá trình truyền đạt thông tin một cách rộng rãi đến mọi người trong xã hội thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng (mass media) Đây là một dạng thức truyền thông đặc biệt trong lịch sử loài người - khi mà người truyền thông tin
có thể truyền tải thông điệp cho đông đảo quần chúng về số lượng và rộng khắp về địa lý - điều mà các cách thức truyền thông trước đó không thể nào
có được Nói theo Lerner (trích theo Trần Hữu Quang 2008), thì sự chuyển tiếp từ các hệ thống truyền thông truyền miệng sang các hệ thống truyền thông đại chúng chính là một trong những điều kiện và đặc điểm của quá trình chuyển đổi từ xã hội cổ truyền sang xã hội hiện đại
Từ cách hiểu trên chúng ta thấy truyền thông đại chúng là một quá trình xã hội phụ thuộc chặt chẽ vào các phương tiện kỹ thuật, hay còn gọi là các kênh (channel) Chính các kênh này là điều kiện cần để thông điệp có thể được truyền đạt tới đại chúng Trước khi các phương tiện truyền thông đại chúng ra đời, con người mới chỉ giao tiếp và trao đổi thông tin ở cấp độ liên cá nhân
Còn văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng lớn với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân loại học người Mỹ là Alfred Kroeber
và Clyde Kluckhohn (1952) đã thống kê được 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa 50 năm sau, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa thế giới
(UNESCO 2002) đưa ra định nghĩa: Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học
và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin
Trang 21“Văn hóa đại chúng” (mass culture) hay văn hóa phổ thông (popular culture) là nền văn hóa có các sản phẩm được sản xuất hàng loạt bằng kỹ thuật công nghiệp và được đưa ra thị trường vì quyền lợi của quảng đại người tiêu dùng (Strinati 1995) Văn hóa đại chúng theo cách hiểu của các nhà nghiên cứu phương Tây là nền văn hóa của một xã hội đại chúng – xã hội được hình thành vào cuối thế kỷ 19 dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa kéo theo sự gia tăng về số lượng người lao động; sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động sản xuất hàng hóa hàng loạt, và tiêu thụ theo cơ chế thị trường;
sự mở rộng về không gian nhờ tiến bộ về giao thông và thông tin; quá trình đô thị hóa và tập trung dân cư tại các đô thị, đồng thời với sự hình thành đời sống chính trị dân chủ Nền văn hóa này có đối tượng thụ hưởng là đại đa số dân chúng - những người có trình độ giáo dục ở mức độ tương đối, và được phổ cập, truyền bá rộng rãi thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, phát thanh và ngày nay là truyền hình và internet [17]
1.1.2 Cơ chế tác động của truyền thông đại chúng tới công chúng
Truyền thông ra đời từ nhu cầu thông tin, giao tiếp của con người và đồng hành cùng sự phát triển của xã hội loài người Dưới sự tác động của truyền thông, công chúng được định hướng về mặt nhận thức dẫn tới những thay đổi trong thái độ, suy nghĩ và hành vi Cơ chế tác động của truyền thông đại chúng tới công chúng từ lâu đã trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, được tổng kết thành các học thuyết, mô hình… Sau đây
là một số học thuyết, mô hình cơ bản:
Học thuyết Mũi kim tiêm (hay còn gọi là viên đạn thần kỳ) ra đời vào
những năm 1930 – 1940 trong bối cảnh gia tăng nhanh chóng và phổ biến của các đài phát thanh và truyền hình ở Châu Âu Học thuyết Mũi kim tiêm giả định rằng thông điệp truyền thông là một viên đạn được bắn ra từ “khẩu súng”
là phương tiện truyền thông vào “đầu” của người tiếp nhận ( Berger,
Trang 221995).Tương tự như vậy có thể hiểu rằng phương tiện truyền thông như các
"Mũi kim tiêm” được chủ thể truyền thông tiêm thẳng vào công chúng - những người được cho là tiếp nhận thông tin một cách thụ động (Theo Croteau , Hoyne,s 1997) Croteau cũng chỉ ra rằng: Những công chúng thụ động này là ngay lập tức bị ảnh hưởng bởi những thông tin mà họ nhận được Công chúng về cơ bản không thể thoát khỏi ảnh hưởng của phương tiện truyền thông
Tại thời điểm các học thuyết này ra đời, cả hai mô hình đều cho thấy công chúng là dễ bị tổn thương bởi những thông điệp bắn vào họ vì khi đó các công cụ thông tin liên lạc hạn chế Các Mũi kim tiêm hay Viên đạn chính là hình ảnh biểu tượng của thông tin và hiệu ứng ảnh hưởng trực tiếp của những thông tin đó đối với công chúng Tuy nhiên nhiều học giả cũng như nhiều cuốn sách nghiên cứu về truyền thông đại chúng không chấp nhận học thuyết này vì lý do học thuyết này không dựa trên kết quả từ những nghiên cứu, thí nghiệm mà chỉ dựa trên những giả định về thời gian cũng như về bản chất con người
Học thuyết dòng chảy 2 bước được Paul Lazarsfeld, Bernard Berelson
và Gaudet Hazel đề xuất năm 1944 trong cuốn The People‟ Choice (Sự lựa chọn của nhân dân) Học thuyết này ra đời trong hoàn cảnh sức mạnh của truyền thông đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến dân chúng (nhất là trong bầu cử) Học thuyết dòng chảy 2 bước ra đời dựa trên quá trình nghiên cứu ảnh hưởng của cử tri trong cuộc bầu cử tổng thống thông qua hoạt động của các phương tiện truyền thông
Trang 23Tư tưởng cốt lõi của học thuyết dòng chảy 2 bước là các phương tiện truyền thông đại chúng không tác động trực tiếp đến công chúng (như học thuyết Mũi Kim Tiêm nói) mà công chúng lại tiếp nhận thông tin qua người
có ảnh hưởng trong xã hội theo cơ chế: Các phương tiện truyền thông đại chúng truyền tải thông tin mang thông điệp đi tất cả mọi người đều nhận được thông điệp đó nhưng công chúng thì không chịu ảnh hưởng ngay lập tức bởi các thông tin mà các phương tiện truyền thông đại chúng mang tới mà
họ lại chịu ảnh hưởng của việc các phương tiện thông tin đại chúng ảnh hưởng đến những người có ảnh hưởng trong xã hội Việc họ ứng xử như thế nào trước những thông tin mà các phương tiện thông tin đại chúng phát ra sẽ
là nguồn ảnh hưởng mạnh đến công chúng
Mô hình truyền thông một chiều của Harold Laswell: Mô hình này
ra đời năm 1948 khi các phương tiện truyền thông bắt phát triển và nhanh chóng được mọi người chấp nhận vì tính đơn giản, dễ hiểu và thông dụng
Mô hình này bao hàm những thành phần chủ yếu của quá trình truyền thông, trong đó:
Công chúng
Công chúng
Công chúng
Công
chúng
Công chúng
Công chúng
S
s
Trang 24M (message): Thông điệp
C (channel): Kênh
R (receiver): Người tiếp nhận
E (effect): Hiệu quả
Mô hình truyền thông một chiều của Laswell có ưu điểm là đơn giản và thuận lợi trong việc truyền đạt những thông tin khẩn cấp, không có nhiều thời gian phản hồi hoặc những thông tin mà ý kiến phản hồi của công chúng không nhiều, không quan trọng Tuy nhiên trong đa số quá trình truyền thông thị thông tin phản hồi đóng một vai trò quan trọng Những hạn chế đó đã được khắc phục trong mô hình truyền thông của Claude Shannon [32]
Mô hình truyền thông hai chiều của Claude Shannon: Ra đời năm
1949, mô hình truyền thông này được phát triển trên cơ sở kế thừa mô hình của Laswell, bổ sung thên hai yếu tố: Hiện tượng nhiễu (Noise) và Phản hồi (Feedback)
Mô hình này thể hiện rất rõ tính tương tác hai chiều giữa chủ thể truyền thông và đối tượng tiếp nhận, tạo sự bình đẳng trong quá trình truyền thông Công chúng có thể trở thành nguồn phát nếu họ muốn Và nhờ ý kiến phản hồi của công chúng mà các nhà truyền thông có cơ sở để điều
Trang 25chỉnh hoạt động truyền thông cho phù hợp Bên cạnh đó, hiệu quả truyền thông – cái đích cuối cùng mà các nhà truyền thông hướng tới cũng được đề cập tới
Có thể nói, truyền thông là một quá trình hai chiều trong đó các phương tiện truyền thông tác động đến công chúng thông qua các kênh truyền tải và công chúng cũng có sự phản hồi, tác động trở lại để điều chỉnh các thông điệp từ phương tiện truyền thông Lý thuyết về văn hóa truyền thông đại chúng và cơ chế tác động của nó có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu đánh giá thực trạng văn hóa truyền thông đại chúng ở Việt Nam hiện nay, trong đó có có các vấn đề liên quan đến đề tài của luận văn
1.2 Vài nét về lý thuyết tiếp biến văn hóa và mối quan hệ giữa truyền
thông đại chúng và văn hóa truyền thông đại chúng
Giao lưu, tiếp biến văn hóa là khái niệm do các nhà dân tộc học Pháp
và nhân học phương Tây đưa ra vào cuối thế kỷ XIX để chỉ sự tiếp xúc trực tiếp và lâu dài giữa hai nền văn hóa khác nhau và hậu quả của cuộc tiếp xúc này là sự thay đổi hoặc biến đổi của một số loại hình văn hóa của một hoặc hai nền văn hóa đó Giao lưu tiếp biến văn hóa là quá trình trong đó một nền văn hóa thích nghi, ảnh hưởng một nền văn hóa khác bằng cách vay mượn nhiều nét đặc trưng của nền văn hóa ấy
Sự giao lưu tiếp biến văn hóa cũng là một cơ chế khác của biến đổi văn hóa, đó là sự trao đổi những đặc tính văn hóa nảy sinh khi các cộng đồng tiếp xúc trực diện và liên tục Các hình mẫu văn hóa nguyên thủy của một cộng đồng hoặc của cả hai cộng đồng có thể bị biến đổi thông qua quá trình tiếp xúc này (Redfield, Linton, Herskovits, 1936) Tính tích cực của giao lưu tiếp biến văn hóa là tuy các thành tốt của những nền văn hóa các dân tộc tiếp xúc với nhau có thể biến đổi, song nền văn hóa vẫn giữ được tính riêng biệt (bản sắc văn hóa) của mình và làm giàu có thêm văn hóa của mình
Trang 26Có thể khẳng định rằng quá trình giao lưu văn hóa chỉ là điều kiện cần, phải có thêm quá trình tiếp biến văn hóa là điều kiện đủ để làm phong phú thêm, mạnh thêm nền văn hóa bản địa, nâng lên tầm cao phát triển chung của văn hóa thế giới Vì vậy để có được và duy trì tính hiện đại dân tộc trong văn hóa cần có sự giao lưu giữa văn hóa dân tộc và văn hóa quốc tế, từ đó quá trình cộng sinh (vi mô) và sau đó là quá trình tiếp biến văn hóa sẽ giúp nền văn hóa dân tộc phát triển, tạo và giữ được tính hiện đại dân tộc Chính quá trình giao lưu văn hóa quốc tế này làm nảy sinh nhanh và nhiều những hiểu biết mới ngang tầm quốc tế, để từ đó nhanh chóng xuất hiện những nhu cầu mới làm bệ phóng cho sự phát triển văn hóa của mỗi đất nước theo kịp trình
độ tiên tiến của thế giới
Văn hóa, bao gồm cả văn hóa vật chất và tinh thần luôn tiếp biến và quá trình này diễn ra nhanh chóng do các nguyên nhân chủ yếu gồm phát minh, khám phá, phổ biến và khuyếch tán Với sự ra đời của báo in, radio, truyền hình, và internet, thế kỷ XX là thế kỷ mà các phương tiện truyền thông đại chúng có những bước phát triển mạnh mẽ, tạo tiền đề cho sự phát triển của xã hội thông tin trong nền kinh tế tri thức trong thế kỷ XXI Các phương tiện truyền thông đại chúng là tác nhân cơ bản tạo nên văn hóa đại chúng [26]
Và nói như K Tuner (1984), thì văn hóa đại chúng và truyền thông đại chúng có mối quan hệ cộng sinh phụ thuộc lẫn nhau một cách mật thiết, và
chính sự liên kết chặt chẽ này đã làm xuất hiện văn hóa truyền thông đại chúng (media culture) - hình thức văn hóa hình thành sau khi văn hóa đại
chúng đã phát triển đến một giai đoạn mới, với đặc trưng cơ bản chịu sự quy định bởi đặc trưng của bản thân các phương tiện thông tin đại chúng Dưới ảnh hưởng của các phương tiện thông tin đại chúng, biến đổi mạnh mẽ nhất của văn hóa hiện nay được nhiều nhà nghiên cứu lên tiếng cảnh báo là sự tiếp biến từ văn hóa đọc sang văn hóa nghe nhìn, từ văn hóa bút mực sang văn hóa
Trang 27mạng, từ văn hóa tinh hoa sang văn hóa tiêu dùng, vận hành theo quy luật của thị trường với xu hướng chủ yếu là hàng hóa nghệ thuật hóa và nghệ thuật hàng hóa hóa
“Xung đột văn hóa” hay “sự đụng độ của các nền văn minh” là quan niệm do nhà tương lai học người Mỹ S.P.Huntington đưa ra để dự báo cho sự phát triển của văn hóa nhân loại thế kỷ XXI Theo đó, nguồn gốc cơ bản của các xung đột trên thế giới này sẽ không còn là hệ tư tưởng hay kinh tế nữa,
mà các ranh giới quan trọng nhất chia rẽ loài người và nguồn gốc bao trùm của các xung đột sẽ là văn hóa; sự đụng độ giữa các nền văn minh sẽ trở thành nhân tố chi phối chính trị thế giới và ranh giới giữa các nền văn minh là chiến tuyến tương lai
Trong nửa sau của thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, nhất là sự bùng nổ của công nghệ thông tin với sự xuất hiện của truyền hình, video và các phương tiện nghe nhìn khác làm tăng tốc độ và đa dạng hóa các hình thức truyền thông Những tiến bộ công nghệ, kỹ thuật truyền thông trong xã hội hiện đại đã, đang và sẽ làm thay đổi quan niệm của con người vốn có về bản thân, về vũ trụ, về xã hội, làm cho con người hôm nay khác xa với con người thế kỷ trước trong việc tiếp nhận thông tin, tri thức…Truyền thông đang đóng góp rất nhiều cho sự lan truyền và truyền tải văn hóa về chiều rộng và chiều sâu Chính bởi vậy, văn hóa truyền thông đại chúng có tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế thị trường và toàn cầu hóa hiện nay
1.3 Một số khái niệm sử dụng trong luận văn:
1.3.1 Giới trẻ:
Giới trẻ là một khái niệm được sử dụng nhiều trong đời sống hàng
ngày và trong nghiên cứu khoa học Tùy theo góc độ tiếp cận mà người ta đưa
ra các định nghĩa về giới trẻ khác nhau Từ góc độ xã hội học, giới trẻ được
nhìn nhận là một lớp người trong xã hội đã bước qua giai đoạn thiếu niên để
Trang 28bước vào giai đoạn đỉnh cao của sự trưởng thành Trong sự phát triển xã hội đây là quãng thời gian tích lũy kiến thức, kinh nghiệm và bắt đầu có đóng góp cho cuộc sống chung và riêng của mỗi cá nhân Các nhà tâm lý học nhìn nhận
giới trẻ gắn với các đặc điểm tâm lý lứa tuổi và coi đó là yếu tố cơ bản để phân biệt với các lứa tuổi khác Các nhà kinh tế học lại nhấn mạnh giới trẻ
với góc độ là lực lượng lao động chính, hùng hậu, sung sức nhất trên các lĩnh vực sản xuất…
Tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, đặc điểm của từng thời đại lịch sử, các yếu tố truyền thống của từng quốc gia, dân tộc… mà có
những cách hiểu về độ tuổi của “giới trẻ” khác nhau Cho đến nay, ở nước ta
chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu đầy đủ cơ sở khoa học và thực
tiễn để xác định độ tuổi cụ thể của “giới trẻ” Tuy nhiên Thuật ngữ “giới trẻ”
được dùng trong luận văn này được áp dụng với những người sinh trong khoảng từ năm 1980 đến 1999 (Từ 15 đến 34 tuổi)
Theo tác giả nhận định thì đây là nhóm công chúng sinh ra và lớn lên trong thời điểm làn sóng văn hóa Hàn Quốc phát triển nở rộ tại Việt Nam Đây cũng là khoảng thời gian truyền hình Việt Nam có những bước phát triển mạnh mẽ cả về phương diện kỹ thuật lẫn số lượng, chất lượng các kênh phát sóng, trở thành phương tiện truyền thông phổ biến có mặt tại hầu hết các gia đình Phần lớn đối tượng trong độ tuổi này đều đang là học sinh, sinh viên hoặc mới đi làm có điều kiện thời gian và tri thức Đặc điểm tâm lý của độ tuổi này là khả năng phân tích, suy luận, ưa thích trải nghiệm, khám phá, mong muốn được tin cậy và có nhu cầu tự khẳng định mình… Điều đó khiến giới trẻ trở thành lớp người nhạy bén, năng động, đặc biệt là không ngại tiếp xúc với những nền văn hóa mới, họ dễ dàng tiếp nhận các làn sóng văn hóa ngoại lai hơn so với các độ tuổi khác
Tất nhiên việc lựa chọn khoảng năm sinh như trên để xác định khái
niệm “giới trẻ” của tác giả luận văn chỉ mang tính tương đối Hi vọng với các
Trang 29nghiên cứu quy mô hơn trong tương lai về cùng đề tài sẽ giúp hoàn thiện định
nghĩa về “giới trẻ “của Việt Nam
1.3.2 Truyền hình
1.3.2.1 Khái niệm:
Theo cuốn “Giáo trình báo chí truyền hình” của PGS.TS Dương Xuân
Sơn: “Thuật ngữ truyền hình (Television) có nguồn gốc từ tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp Tiếng Anh là “Television”, tiếng Pháp là “Television”, tiếng Nga gọi là “Tелевидение”… Truyền hình là kênh truyền thông đại chúng truyền tải thông tin bằng hình ảnh và âm thanh về một vật thể hoặc một cảnh
đi xa bằng sóng vô tuyến điện” [33]
PGS.TS Tạ Ngọc Tấn trong cuốn “Truyền thông đại chúng” chỉ rõ:
"Truyền hình là một loại hình phương tiện thông tin đại chúng truyền tải thông tin bằng hình ảnh động và âm thanh Nguyên nghĩa của thuật ngữ vô tuyến truyền hình (Television) bắt nguồn từ Tele có nghĩa là "ở xa" và Vision
là "thấy được", tức là thấy được ở xa”[37]
Còn theo cuốn “Truyền thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản” của PGS.TS Nguyễn Văn Dững thì: “Truyền hình là kênh truyền thông truyền tải thông điệp bằng hình ảnh động với hầu như đầy đủ màu sắc vốn có của cuộc sống cùng với lời nói, âm nhạc, tiếng động Nhờ thế, truyền hình đem lại cho công chúng bức tranh sống động với cảm giác như đang trực tiếp tiếp xúc và cảm thụ.” [9]
Như vậy, khái niệm truyền hình có thể hiểu là một kênh truyền thông đại chúng truyền tải thông tin bằng hình ảnh và âm thanh về một vật thể hoặc một cảnh đi xa bằng sóng vô tuyến điện
Ở thập kỉ 50 của thế kỉ XX, truyền hình chỉ được sử dụng như là công
cụ giải trí, rồi thêm chức năng thông tin Dần dần truyền hình đã trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý và giám sát xã hội, tạo lập và định hướng dư luận, giáo dục và phổ biến kiến thức, phát triển văn hóa, quảng cáo và các
Trang 30dịch vụ khác Sự ra đời của truyền hình đã góp phần làm cho hệ thống truyền thông đại chúng càng thêm hùng mạnh, không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng về chất lượng Công chúng của truyền hình ngày càng đông đảo trên khắp hành tinh Với những ưu thế về kỹ thuật và công nghệ truyền hình đã làm cho cuộc sống như được cô đọng lại làm giàu thêm ý nghĩa, sáng tỏ hơn
về hình thức và phong phú hơn về nội dung
Tại Việt Nam, sau khi đất nước thống nhất, ngày 7/9/1970, chương trình truyền hình đầu tiên được phát sóng và trở thành cột mốc kỉ niệm ngày truyền thống của ngành truyền hình Việt Nam Trải qua hơn 40 năm hình thành và phát triển, truyền hình Việt Nam đã trưởng thành nhanh chóng và có những tiến bộ vượt bậc Từ phát hình đen trắng chuyển sang phát hình màu,
từ phát thử nghiệm chương trình 4 giờ/ ngày vào ban đêm, đến năm 1995 phát
10 giờ/ ngày; đến nay Đài Truyền hình Việt Nam phát phủ sóng toàn quốc và vươn ra nước ngoài với 7 kênh truyền hình quảng bá là VTV1, VTV2, VTV3, VTV4, VTV5, VTV6 và VTV9 Cùng với đó là hệ thống truyền hình cáp và
64 đài phát thanh - truyền hình địa phương Ngành truyền hình Việt Nam đã
có nhiều nỗ lực vượt bậc nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của công chúng Truyền hình Việt Nam còn chú trọng đẩy mạnh việc đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân viên, cán bộ kỹ thuật, đặc biệt là đội ngũ phóng viên, biên tập nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp và sự quy chuẩn của đội ngũ người làm truyền hình hiện đại, bắt kịp các xu thế truyền hình trên thế giới
1.3.2.2 Đặc trưng cơ bản của truyển hình
Trong các loại hình báo chí, mỗi loại hình đều có vị trí, thế mạnh và lợi thế riêng Song dưới góc độ truyền thông đại chúng ở Việt Nam, truyền hình
có nhiều ưu điểm Truyền hình là một loại hình báo chí có diện phủ sóng 95%
cả nước và là phương tiện truyền thông hữu hiệu và hiệu quả đối với công
Trang 31chúng nước ta hiện nay Nó là phương tiện chủ yếu và được ưa thích nhất bởi khả năng tương thích với mặt bằng trình độ dân trí, do khả năng phổ biến
thông tin rộng khắp và sức hấp dẫn của các yếu tố hình ảnh sống động
Tính thời sự
Tính thời sự là đặc điểm chung của báo chí Nhưng truyền hình với tư
cách là một phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại có khả năng thông tin nhanh chóng, kịp thời hơn so với các loại phương tiện khác Với truyền hình, sự kiện được phản ánh ngay lập tức khi nó vừa mới diễn ra thậm chí khi
nó đang diễn ra, người xem có thể quan sát một cách chi tiết, tường tận qua truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình Truyền hình có khả năng phát sóng liên tục 24/24h trong ngày, luôn mang đến cho người xem những thông tin nóng hổi nhất về các sự kiện diễn ra, cập nhật những tin tức mới nhất Đây là
ưu thế đặc biệt của truyền hình so với các loại hình báo chí khác
Nhờ các thiết bị kỹ thuật hiện đại truyền hình có đặc trưng cơ bản là truyền trực tiếp cả hình ảnh và âm thanh trong cùng một thời gian về cùng một sự kiện, sự việc “khi sự kiện diễn ra phát thanh báo tin, truyền hình trình bày và báo in giảng giải nó”
Ngôn ngữ truyền hình là ngôn ngữ hình ảnh và âm thanh
Một ưu thế của truyền hình chính là đã truyền tải cả hình ảnh và âm
thanh cùng một lúc Khác với báo in, người đọc chỉ tiếp nhận bằng con đường thị giác, phát thanh bằng con đường thính giác, người xem truyền hình tiếp cận sự kiện bằng cả thị giác và thính giác Qua các cuộc nghiên cứu người ta thấy 70% lượng thông tin con người thu được là qua thị giác và 20% qua thính giác Do vậy truyền hình trở thành một phương tiện cung cấp thông tin rất lớn, có độ tin cậy cao, có khả năng làm thay đổi nhận thức của con người trước sự kiện
Trang 32Tính phổ cập và quảng bá
Do những ưu thế về hình ảnh và âm thanh, truyền hình có khả năng
thu hút hàng tỉ người xem cùng một lúc Cùng với sự phát triển của khoa học
và công nghệ truyền hình ngày càng mở rộng phạm vi phủ sóng phục vụ được nhiều đối tượng người xem ở vùng sâu, vùng xa Tính quảng bá của truyền hình còn thể hiện ở chỗ một sự kiện xảy ra ở bất kì đâu được đưa lên vệ tinh
sẽ truyền đi khắp cả thế giới, được hàng tỉ người biết đến Ngày nay ngồi tại phòng nhưng người ta vẫn có thể nắm bắt được sự kiện diễn ra trên thế giới
Khả năng thuyết phục công chúng
Truyền hình đem đến cho khán giả cùng lúc hai tín hiệu cơ bản là
hình ảnh và âm thanh đem lại độ tin cậy, thông tin cao cho công chúng, có khả năng tác động mạnh mẽ vào nhận thức của con người Truyền hình có khả năng truyền tải một cách chân thực hình ảnh của sự kiện đi xa nên đáp ứng yêu cầu chứng kiến tận mắt của công chúng “Trăm nghe không bằng mắt thấy”, chính truyền hình đã cung cấp những hình ảnh về sự kiện thỏa mãn nhu cầu “thấy” của người xem Đây là lợi thế lớn của truyền hình so với các loại hình báo in và phát thanh
Khả năng tác động dư luận xã hội mạnh mẽ và trở thành diễn đàn của nhân dân
Các chương trình truyền hình mang tính thời sự, cập nhật, nóng hổi,
hấp dẫn người xem bằng cả hình ảnh, âm thanh và lời bình, vừa cho người xem thấy được thực tế của vấn đề vừa tác động vào nhận thức của công chúng Vì vậy, truyền hình có khả năng tác động vào dư luận mạnh mẽ Ngày nay, do sự phát triển của khoa học công nghệ, công chúng của truyền hình ngày càng đông đảo, nên sự tác động dư luận ngày càng rộng rãi Chính vì thế, truyền hình có khả năng trở thành diễn đàn của nhân dân Các chuyên mục “ý kiến bạn xem truyền hình”, “với khán giả VTV3”, “Hộp thư bạn xem
Trang 33truyền hình”… đã trở thành cầu nối giữa người xem và những người làm truyền hình Qua đó người dân có thể nêu lên những ý kiến khen chê, ủng hộ, phản đối, góp ý phê bình về các chương trình truyền hình của đài truyền hình hoặc gửi đi những thắc mắc, bất cập, sai trái ở địa phương
Tác giả Dương Xuân Sơn trong cuốn "Giáo trình Báo chí Truyền hình" nêu rõ: "Do những ưu thế về hình ảnh và âm thanh truyền hình có khả năng thu hút hàng tỷ người xem cùng một lúc Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, truyền hình ngày càng phát triển về cả bề rộng lẫn bề sâu, khả năng phủ sóng rộng rãi và chất lượng đường truyền tốt, thu hút hàng tỷ người xem một lúc Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ truyền hình ngày càng mở rộng phạm vi phủ sóng phục vụ nhiều đối tượng người xem ở vùng sâu vùng xa Tính truyền bá của truyền hình còn thể hiện ở chỗ một sự kiện xảy ra ở bất kỳ đâu được đưa lên vệ tinh sẽ truyền đi khắp thế giới, được hàng tỷ người biết đến" [33]
Tóm lại, với lợi thế về hình ảnh, âm thanh sinh động, truyền hình đạt tới độ tuyệt đối về phạm vi công chúng xã hội Bất cứ người nào, dù thuộc hệ thống ngôn ngữ gì đều có thể xem và hiểu (ít hay nhiều) những gì thể hiện trên truyền hình, miễn là họ không bị khiếm khuyết về thị giác và thính giác Truyền hình cùng lúc đem đến cho khán giả hai tín hiệu cơ bản là hình ảnh và
âm thanh đem lại thông tin có độ tin cậy cao cho công chúng và có khả năng tác động mạnh mẽ vào nhận thức của con người
Ngày nay cùng với sự phát triển như vũ báo của khoa học kỹ thuật đặc biệt là các thiết bị truyền hình, viễn thông, vệ tinh và truyền hình cáp… đã làm cho các sản phẩm truyền hình trở thành đại chúng với mọi người dân Truyền hình Việt nam là loại báo hình có ưu thế lớn hơn tất cả các loại hình báo chí khác do tính đặc thù rất lớn trong thông tin truyền tài, vì vậy đã có sức thu hút đông đảo quần chóng quan tâm theo dõi
Trang 341.3.3 Phim truyền hình:
1.3.3.1 Khái niệm:
Phim truyền hình là thể loại phim được sản xuất để phát sóng trên hệ thống truyền hình Phim truyền hình được sản xuất với chuẩn phim riêng và tùy thuộc vào hệ thống truyền hình của từng quốc gia mà có những định dạng khung hình khác nhau Thông thường các bộ phim truyền hình được sản xuất dưới 2 định dạng là NTSC và DV PAL Những năm gần đây hệ thống truyền hình bắt đầu triển khai những hệ thống phát hình với chuẩn hình ảnh có độ phân giải cao HD (High – Defintion)[3]
Phim truyền hình có thể chia thành các thể loại như: Television series (sê- ri phim truyền hình gồm nhiều phần, mỗi phần nhiều tập) và mini series (phim truyền hình ngắn tập) hoặc telenovela (dạng phim có nội dung tiếp nối giữa các tập) và sitcom (tạm dịch là hài kịch tính huống, là dạng phim mỗi tập
là một nội dung độc lập, có thể xem tập này, bỏ tập sau không ảnh hưởng đến mạch xem)…
1.2.3.2 Phân biệt phim truyền hình và phim điện ảnh
Quy trình tổ chức sản xuất phim truyền hình và phim điện ảnh không
có nhiều khác biệt về mặt tiền kỳ nhưng ở khía cạnh hậu kỳ phim truyền hình
có quy trình nhanh gọn và chi phí thấp hơn rất nhiều Tuy nhiên để làm được phim truyền hình hay, nhiều người xem và ăn khách vẫn là công việc khó khăn không kém so với làm phim điện ảnh, phụ thuộc nhiều vào sự sáng tạo khổ công và tài năng cao
Không thu tiền trực tiếp từ việc bán vé cho người xem đến rạp như phim điện ảnh nhưng phim truyền hình có thể thu tiền bằng cách bán các quảng cáo giá cao xen kẽ trong thời gian chiếu phim (trước, giữa hoặc sau mỗi tập phim) Nguồn thu cao hay thấp dựa vào chỉ số Rating (một đơn vị tính dựa trên sự theo dõi của khán giả), cũng như thời điểm phát sóng của bộ
Trang 35phim mà có các mức giá khác nhau cho một đơn vị quảng cáo Bên cạnh đó, một phần trong doanh thu của phim truyền hình cũng đến từ cước phí truyền hình cáp
Ở Việt Nam khi ra rạp chúng ta chỉ có thể xem những bộ phim điện ảnh, còn khi bật ti vi lên chúng ta lại có thể xem được cả phim điện ảnh lẫn phim truyền hình Nhưng những bộ phim điện ảnh khi được chiếu trên truyền hình thì sẽ bị thay đổi một chút để cho giống phim truyền hình Đó là khung hình trên và dưới sẽ được kéo giãn ra tối đa thể phủ lấp những khoảng đen của phim điện ảnh (người ta thường gọi là màn ảnh rộng và màn ảnh nhỏ, cũng có thể phân biệt qua cách quay phim Phim truyền hình có những góc quay riêng của nó, nhưng đa số là lập lại giống nhau, còn phim điện ảnh đôi khi có những góc quay đặc biệt, sáng tạo)
Phim truyền hình tuy là một sản phẩm nghệ thuật nhưng lại gắn liền với truyền hình Với thời lượng dài, phim truyền hình đóng vai trò quan trọng trong việc lấp đầy sóng của các nhà đài và thu hút một lượng người xem khổng lồ theo dõi, tạo nguồn thu từ việc bán quảng cáo trên sóng Hiện nay ở Việt Nam hàng năm sản xuất khoảng sáu, bảy trăm đầu phim truyện truyền hình mới đảm bảo được khoảng vài chục phần trăm thời lượng phát sóng phim truyện cho truyền hình cả nước Số phim truyền hình còn lại được chiếu thường là phim của Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ, Trung Quốc Các đài nhà nước có xưởng phim truyền hình lớn nhất nước là VFC - Trung tâm Phim Truyền hình Đài Truyền hình Việt Nam, Hãng Phim Truyền Hình TP Hồ Chí Minh (TFS) Ngoài ra nhiều đài cấp tỉnh cũng làm phim truyền hình, phim truyện và tài liệu để phát sóng và trao đổi với các đài khác trong nước
1.3.4 Làn sóng văn hóa Hàn Quốc
1.3.4.1 Khái niệm:
Làn sóng văn hóa Hàn Quốc hay còn gọi là “Hallyu”, “Hàn lưu”,
“Korea wave” hay “Dynamic Korea” là khái niệm về hiện tượng văn hóa đại
Trang 36chúng của Hàn Quốc (âm nhạc, phim truyền hình, phim chiếu rạp…) nhận được ưa chuộng của người hâm mộ, đặt trọng tâm vào tầng lớp thanh niên trẻ tuổi trên khắp thế giới Nghĩa gốc của “Hallyu” là làn sóng mạnh Thuật ngữ này xuất hiện lần đầu tiên trên báo chí Trung Quốc vào khoảng cuối thập niên
90 khi bàn về sự lôi cuốn mạnh mẽ giới trẻ nước này của những ban nhạc K -
pop như Clone, H.O.T… Cao trào của nó diễn ra năm 2003 khi bộ phim Bản tình ca mùa đông (Winter Sonata) được chào đón nồng nhiệt ở khắp châu Á
Từ đó trở đi, làn sóng văn hóa Hàn Quốc phát triển cả về lượng và chất, dần trở thành dòng văn hóa đại chúng quan trọng chi phối hầu hết các nền văn hóa đương đại tại Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam
Cần phân biệt “Làn sóng Hàn Quốc” với những trào lưu mang tính nhất thời, đơn giản như trào lưu Hippy, trào lưu mốt thời trang… “Làn sóng Hàn Quốc” được hiểu là những đợt sóng mãnh liệt mang theo những nét đẹp của văn hóa Hàn Quốc ào ạt tràn vào bờ văn hóa của các quốc gia trong khu vực
và trên thế giới Nó không giống như những đợt thủy triều lên lại xuống, cũng không giống như con sóng nhỏ nhoi, yếu ớt mà giống như những đợt sóng ồ
ạt, tuôn trào bỗng nhiên ập đến, tác động một cách mạnh mẽ với tầm quy mô rộng lớn và một tốc độ như vũ bão
1.3.4.2 Sự phát triển của làn sóng văn hóa Hàn Quốc
Vào cuối thập niên 90 Khi mà người xem truyền hình Châu Á đã nhàm chán với những bộ phim tình cảm của Singapo, những phim võ thuật cổ trang của Hồng Kông thì những bộ phim truyền hình tình cảm nhẹ nhàng của Hàn Quốc nổi lên như một luồng gió mới thu hút sự quan tâm, yêu thích của khán giả và nhanh chóng xâm chiếm thị trường toàn châu Á
Từ năm 1997 đến năm 2000 được coi là giai đoạn thứ nhất, giai đoạn
sơ khai của Hàn Lưu với trung tâm là Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam Chủ đạo của giai đoạn này là phim truyền hình với các bộ phim được yêu
Trang 37thích như: Mối tình đầu, Anh em nhà bác sỹ, Ước mơ vươn tới một ngôi sao…
và các ban nhạc K - Pop như: H.O.T, Clone… Tại Hàn Quốc, thời kỳ này
chưa phải là giai đoạn tiến hành điều tra thị trường hay xây dựng chính sách,
tổ chức thị trường nước ngoài, tuy nhiên nhận thức về ngành công nghiệp văn hóa bắt đầu hình thành và dần trở nên cao độ Chính phủ Hàn Quốc đã nhìn thấy được tiềm năng phát triển và sự cần thiết về việc nuôi dưỡng ngành công nghiệp văn hóa trong đó trú trọng vào việc xuất khẩu phim truyền hình và âm nhạc ra nước ngoài
Giữa và cuối những năm 2000 được coi là giai đoạn “hoàng kim” của trào lưu này Sự kiện đáng chú ý nhất trong thời kỳ này là vào năm 2003, bộ
phim Bản tình ca mùa đông (winter sonata) được chiếu và yêu thích cuồng
nhiệt tại Nhật Bản, kế đến là bộ phim Nàng Deachanggum trở thành hiện tượng vượt ra khỏi thị trường Châu Á Bằng những thành tựu đạt được, Hàn lưu phủ định hoàn toàn những nghi ngờ của công chúng trước đó cho rằng đây chỉ là một cơn sốt mang tính nhất thời Làn sóng văn hóa Hàn Quốc đã vượt qua biên giới các nước châu Á lan rộng sang Trung Đông
và Châu Phi, lấn sân trên mọi lĩnh vực: điện ảnh, âm nhạc, thời trang, du lịch, game online…
Giai đoạn thứ 3 của Hàn Lưu đang diễn ra từ nửa sau những năm 2000 đến nay Bên cạnh phim truyền hình, thời kỳ này đánh dấu sự lan tỏa ra toàn thế giới của K-pop qua các kênh truyền thông mới trực tuyến trên mạng internet như: Youtube, Facebook, Twitter… Giai đoạn này thường được gọi là tân Hàn lưu để phân biệt với Hàn lưu chủ đạo bởi phim truyền hình Hàn Quốc
ở các giai đoạn trước Nếu như trước đây, làn gió nóng Hàn lưu đã thổi trên lục địa Châu Á với khởi đầu là phim truyền hình thì đến nay làn sóng Tân Hàn lưu, dẫn đầu là K-pop đã và đang thu hút được sự quan tâm của khán giả trên toàn thế giới, lan tỏa đến cả những thị trường mà văn hóa Hàn Quốc ít
Trang 38được biết đến, yêu thích trước kia như: Mỹ, châu Âu, Trung Nam Mỹ và phát triển trở thành nền văn hóa Pop xuyên quốc gia
Cùng với sự lan truyền của Hàn lưu với trung tâm là văn hóa đại chúng, chính phủ hàn Quốc đã và đang xây dựng, quảng bá một thương hiệu về “Hàn Quốc năng động” nhằm thu hút sự chú ý của thế giới Và vai trò của ngành giải trí như toa tàu đầu tiên khởi động để kéo theo những toa tàu du lịch, thời trang, mỹ phẩm, ẩm thực, thể thao, kinh tế… đi khắp toàn cầu Trong lĩnh vực kinh tế, chính phủ Hàn Quốc đã chọn con đường phù hợp là hướng ra xuất khẩu, tập trung vào những mũi nhọn công nghệ cao Vị trí đứng trong top 12 quốc gia phát triển là một vị trí xứng đáng với những gì kinh tế nước này đạt được Những công ty đẳng cấp thế giới như LG, Samsung, Posco, Huyndai…, những khu buôn bán sầm uất như Iteawon, Namdeamun, Dongdeamun…, những lần đăng cai tổ chức diễn đàn, hội kinh tế thế giới… đã giúp Hàn Quốc thể hiện vai trò lớn trên thị trường toàn cầu Chính phủ Hàn Quốc cũng đã rất quan tâm đến đầu tư chiến lược đưa nền văn hóa Hàn Quốc đến gần hơn với nhân dân các nước, điều đó đã mở đường cho ngành này tiến xa và đạt được nhiều thành tựu
Trong gần 20 năm qua, với nền văn hóa đại chúng vượt qua gianh giới quốc gia, Hàn Quốc đã nổi lên như cường quốc về văn hóa ở Châu Á Thành công đó là do sự kết hợp hài hòa giữa các giá trị văn hóa và truyền thống cổ xưa và các nét văn hóa hiện đại tiếp thu có chọn lọc từ nước ngoài Đặc trưng tương đồng với các quốc gia Châu Á cũng giúp Hàn Quốc ít gặp rào cản về văn hóa và giúp ích rất nhiều cho nền văn hóa đại chúng Hàn Quốc mở rộng
vị trí của mình tại Châu Á- nơi văn hóa đại chúng của Hàn Quốc ra nhập sớm nhất Gần đây, làn sóng văn hóa Hàn Quốc đã được mở rộng với các nội dung kinh doanh đa dạng như: âm nhạc đại chúng Hàn Quốc (K-Pop), phim chiếu rạp, game… và đang tích cực hoạt động hướng ra toàn thế giới
Trang 391.3.3 Phong trào phản đối làn sóng văn hóa Hàn Quốc ở Nhật Bản
Mặc dù phát triển rất mạnh mẽ nhưng thời gian gần đây, làn sóng văn hóa Hàn Quốc cũng vấp phải những sự phản đối của một bộ phận người dân
có tư tưởng bảo thủ ở Nhật Bản khi họ cảm thấy văn hoá cộng đồng của đất nước mình đang ngày càng có nguy cơ bị Hàn lưu hoá
Phong trào này bắt dầu từ khoảng tháng 7/ 2011 khi nam diễn viên nổi tiếng Nhật Bản Sousuke Takaoka đăng trên mạng xã hội cá nhân Twitter nội dung phản đối, tẩy chay kênh truyền hình Fuji TV do kênh này dành quá nhiều thời lượng để phát sóng các sản phẩm văn hóa Hàn Quốc trong khi ít quan tâm đến văn hóa nội địa Fuji TV là một kênh truyền hình lớn tại Nhật Bản thường xuyên phát sóng các sản phẩm văn hóa Hàn Quốc, lăng xê nhiều tên tuổi nghệ sỹ đến từ sứ sở kim chi Ngay sau đó, nam diễn viên này đã bị mất hợp đồng với công ty quản lý của mình
Ý kiến phản đối Hàn lưu của Sousuke Takaoka đã gây ra một cuộc tranh cãi lớn tại Nhật Bản, đồng thời thổi bùng làn sóng phản đối Hàn lưu của Nhật Bản tăng cao Đỉnh điểm là cuộc biểu tình ngày 21/8/2011 với sự tham gia của hơn 6000 người ngay trước cổng đài truyền hình Fuji ở thủ đô Tokyo Những người biểu tình bày tỏ bức xúc về việc đài truyền hình này đã dành quá nhiều thời gian phát sóng các chương trình Hàn Quốc và mong muốn được xem nhiều chương trình truyền hình trong nước hơn nữa
Cũng vì ảnh hưởng của phong trào phản đối Hàn lưu mà nữ diễn viên Hàn Quốc Kim Tae Hee đã vấp phải sự công kích dữ dội của khán giả Nhật khi cô xuất hiện trong bộ phim truyền hình hợp tác Nhật - Hàn có tên gọi “99 Days with a Star” do đài Fuji TV sản xuất Hơn 550 người dân Nhật
đã xuống đường biểu tình để phản đối Kim Tae Hee và đòi đuổi cô về nước Được biết, nguyên nhân sâu xa của sự vụ bắt nguồn từ việc hồi năm 2005, diễn viên Kim Tae Hee cùng em trai Lee Wan tới Thụy Điển và c ả hai đã
Trang 40cùng mặc chiếc áo phông có dòng chữ “Dokdo là hòn đảo thuộc Hàn Quốc” trong khi việc tranh chấp chủ quyền đảo Dokdo (tên tiếng Nhật là Takeshima) luôn là một vấn đề căng thẳng giữa Hàn Quốc và Nhật Bản
Liên tiếp các sự kiện phản đối Hàn lưu tại Nhật Bản thời gian gần đây cho thấy làn sóng văn hóa Hàn Quốc đang có dấu hiệu hạ nhiệt ở quốc gia được cho là thị trường lớn nhất của văn hóa Hàn Quốc này Gần đây, phong trào này bắt đầu lan sang một số quốc gia châu Á khác như: Trung Quốc, Đài Loan Có thể thấy, nhiều nước châu Á đang cổ vũ phát triển văn hóa nội địa
để tránh khỏi những cuộc “xâm lăng” văn hóa Điều này đặt ra những yêu cầu mới ngày càng khắt khe hơn cho Hàn lưu trong việc duy trì, củng cố vị thế của mình trong tương lai
1.4 Vài nét tổng quan về truyền hình Việt Nam và diện mạo làn sóng văn
hóa Hàn Quốc trên truyền hình Việt Nam
1.4.1 Vài nét tổng quan về truyền hình Việt Nam
Đài Truyền hình Việt Nam là đài truyền hình quốc gia (tên viết tắt là
VTV) hiện đang có 7 kênh được phát quảng bá miễn phí (VTV1: Kênh thông
tin tổng hợp về mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội;
VTV2: Kênh khoa học và giáo dục; VTV3: Kênh thể thao, giải trí và thông tin kinh tế; VTV4: Kênh đặc biệt cho người Việt Nam tại nước ngoài; VTV5: Kênh đặc biệt cho các dân tộc thiểu số ; VTV6: Kênh truyền hình dành cho thanh, thiếu niên, nhi đồng; VTV9: Kênh truyền hình phục vụ khán giả Thành
phố Hồ Chí Minh, Đông Nam Bộ và Bắc sông Hậu) và một số kênh theo khu vực do các Trung tâm THVN tại Huế, Đà Nẵng, Phú Yên, Cần Thơ phát sóng
Ngoài các kênh quảng bá, VTV còn mua bản quyền của một số kênh truyền hình nước ngoài phát trên hai hệ thống truyền hình thu tiền là truyền hình kỹ thuật số DTH và truyền hình cáp VTVCab Năm 2010, Đài Truyền hình Việt Nam và đối tác Pháp đã mở thêm dịch vụ truyền hình K+, cung cấp