7. Kết cấu luận văn:
1.3.3. Phong trào phản đối làn sóng văn hóa Hàn Quố cở Nhật Bản
Mặc dù phát triển rất mạnh mẽ nhƣng thời gian gần đây, làn sóng văn hóa Hàn Quốc cũng vấp phải những sự phản đối của một bộ phận ngƣời dân có tƣ tƣởng bảo thủ ở Nhật Bản khi họ cảm thấy văn hoá cộng đồng của đất nƣớc mình đang ngày càng có nguy cơ bị Hàn lƣu hoá.
Phong trào này bắt dầu từ khoảng tháng 7/ 2011 khi nam diễn viên nổi tiếng Nhật Bản Sousuke Takaoka đăng trên mạng xã hội cá nhân Twitter nội dung phản đối, tẩy chay kênh truyền hình Fuji TV do kênh này dành quá nhiều thời lƣợng để phát sóng các sản phẩm văn hóa Hàn Quốc trong khi ít quan tâm đến văn hóa nội địa. Fuji TV là một kênh truyền hình lớn tại Nhật Bản thƣờng xuyên phát sóng các sản phẩm văn hóa Hàn Quốc, lăng xê nhiều tên tuổi nghệ sỹ đến từ sứ sở kim chi. Ngay sau đó, nam diễn viên này đã bị mất hợp đồng với công ty quản lý của mình.
Ý kiến phản đối Hàn lƣu của Sousuke Takaoka đã gây ra một cuộc tranh cãi lớn tại Nhật Bản, đồng thời thổi bùng làn sóng phản đối Hàn lƣu của Nhật Bản tăng cao. Đỉnh điểm là cuộc biểu tình ngày 21/8/2011 với sự tham gia của hơn 6000 ngƣời ngay trƣớc cổng đài truyền hình Fuji ở thủ đô Tokyo. Những ngƣời biểu tình bày tỏ bức xúc về việc đài truyền hình này đã dành quá nhiều thời gian phát sóng các chƣơng trình Hàn Quốc và mong muốn đƣợc xem nhiều chƣơng trình truyền hình trong nƣớc hơn nữa.
Cũng vì ảnh hƣởng của phong trào phản đối Hàn lƣu mà nữ diễn viên Hàn Quốc Kim Tae Hee đã vấp phải sự công kích dữ dội của khán giả Nhật khi cô xuất hiện trong bộ phim truyền hình hợp tác Nhật - Hàn có tên gọi “99 Days with a Star” do đài Fuji TV sản xuất. Hơn 550 ngƣời dân Nhật đã xuống đƣờng biểu tình để phản đối Kim Tae Hee và đòi đuổi cô về nƣớc. Đƣợc biết, nguyên nhân sâu xa của sự vụ bắt nguồn từ việc hồi năm 2005, diễn viên Kim Tae Hee cùng em trai Lee Wan tới Thụy Điển và c ả hai đã
cùng mặc chiếc áo phông có dòng chữ “Dokdo là hòn đảo thuộc Hàn Quốc” trong khi việc tranh chấp chủ quyền đảo Dokdo (tên tiếng Nhật là Takeshima) luôn là một vấn đề căng thẳng giữa Hàn Quốc và Nhật Bản.
Liên tiếp các sự kiện phản đối Hàn lƣu tại Nhật Bản thời gian gần đây cho thấy làn sóng văn hóa Hàn Quốc đang có dấu hiệu hạ nhiệt ở quốc gia đƣợc cho là thị trƣờng lớn nhất của văn hóa Hàn Quốc này. Gần đây, phong trào này bắt đầu lan sang một số quốc gia châu Á khác nhƣ: Trung Quốc, Đài Loan. Có thể thấy, nhiều nƣớc châu Á đang cổ vũ phát triển văn hóa nội địa để tránh khỏi những cuộc “xâm lăng” văn hóa. Điều này đặt ra những yêu cầu mới ngày càng khắt khe hơn cho Hàn lƣu trong việc duy trì, củng cố vị thế của mình trong tƣơng lai.
1.4. Vài nét tổng quan về truyền hình Việt Nam và diện mạo làn sóng văn hóa Hàn Quốc trên truyền hình Việt Nam
1.4.1. Vài nét tổng quan về truyền hình Việt Nam
Đài Truyền hình Việt Nam là đài truyền hình quốc gia (tên viết tắt là VTV) hiện đang có 7 kênh đƣợc phát quảng bá miễn phí (VTV1: Kênh thông tin tổng hợp về mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội;
VTV2: Kênh khoa học và giáo dục; VTV3: Kênh thể thao, giải trí và thông
tin kinh tế; VTV4: Kênh đặc biệt cho ngƣời Việt Nam tại nƣớc ngoài; VTV5: Kênh đặc biệt cho các dân tộc thiểu số ; VTV6: Kênh truyền hình dành cho
thanh, thiếu niên, nhi đồng; VTV9: Kênh truyền hình phục vụ khán giả Thành phố Hồ Chí Minh, Đông Nam Bộ và Bắc sông Hậu) và một số kênh theo khu vực do các Trung tâm THVN tại Huế, Đà Nẵng, Phú Yên, Cần Thơ phát sóng. Ngoài các kênh quảng bá, VTV còn mua bản quyền của một số kênh truyền hình nƣớc ngoài phát trên hai hệ thống truyền hình thu tiền là truyền hình kỹ thuật số DTH và truyền hình cáp VTVCab. Năm 2010, Đài Truyền hình Việt Nam và đối tác Pháp đã mở thêm dịch vụ truyền hình K+, cung cấp
các kênh truyền hình thuê bao, sử dụng kĩ thuật truyền sóng trên nền tảng Direct – to – home (DTH – trực tiếp qua vệ tinh). Hiện đây là nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền có số lƣợng kênh truyền hình nhiều nhất tại Việt Nam (gói dịch vụ Premium HD hiện cung cấp trên 80 kênh). Bên cạnh đó, kênh thông tin tổng hợp VTV1 vừa chính thức phát sóng 24 giờ/ngày từ tháng 6/2011 và Đài Truyền hình Việt Nam cũng đang chuẩn bị cho ra mắt kênh truyền hình thanh niên và giáo dục VTV7 và kênh truyền hình tiếng Anh VTV8.
Bên cạnh sự phát triển vƣợt bậc của Đài Truyền hình Việt Nam, ngành công nghiệp truyền hình cũng ghi nhận sự ra đời và phát triển nhanh chóng của những đài truyền hình mới hơn nhƣ Đài Truyền hình Kĩ thuật số VTC hay Công ty Cổ phần Truyền hình Nghe nhìn Toàn cầu (AVG). AVG là công ty tƣ nhân đầu tiên tại Việt Nam đƣợc cho phép truyền dẫn phát sóng, dự kiến chính thức cung cấp dịch vụ truyền hình số mặt đất và truyền hình số vệ tinh vào tháng 10/2011, sau một năm thử nghiệm. Ngoài ra, không thể không kể đến sự phát triển ngày một năng động của các đài phát thanh – truyền hình địa phƣơng, trong việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ truyền hình.
Có thể nói truyền hình Việt Nam sau khoảng bốn chục năm ra đời và phát triển tới nay đã trở thành một loại hình báo chí truyền thông phổ biến tới hầu hết nhân dân cả nƣớc. Truyền hình Việt Nam hiện không chỉ phát bằng công nghệ analog mà còn bằng công nghệ cáp, công nghệ kĩ thuật số mặt đất và kĩ thuật số vệ tinh. Sự cải tiến trong công nghệ đã giúp truyền hình mở rộng phạm vi phục vụ với hàng trăm kênh khác nhau, chuyên biệt hóa đối tƣợng phục vụ và đa dạng hóa loại hình phục vụ, bao gồm truyền hình miễn phí và truyền hình trả tiền.
Vài nét tổng quan về sự phát triển của truyền hình Việt Nam hiện nay cho thấy các nhóm công chúng ngày càng có nhiều sự lựa chọn phong phú và đa dạng khi muốn xem truyền hình. Việc phát triển các kênh truyền hình
chuyên biệt là xu hƣớng chung, và không còn là mới, của ngành công nghiệp truyền hình trên thế giới. Đây là hƣớng đi phù hợp để truyền hình có thể thu hút và “giữ chân” khán giả của mình trong suốt những năm qua.
1.4.2. Diện mạo làn sóng văn hóa Hàn Quốc trên truyền hình Việt Nam:
Làn sóng văn hóa Hàn Quốc đến Việt Nam tƣơng đối muộn hơn so với Trung Quốc và Nhật Bản. Năm 1997, bộ phim Hàn Quốc “Yumi – Tình yêu của tôi” đƣợc phát sóng trên kênh VTV1 và “Mối tình đầu” trên kênh VTV3 của Đài Truyền hình Việt Nam có thể coi là mốc mở đầu cho văn hóa Hàn Quốc du nhập vào Việt Nam khi thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo khán giả.
Tuy nhiên, phải đến những năm 2000, khái niệm Hàn lƣu mới dần đƣợc biết tới ở Việt Nam qua bộ phim truyền hình nổi tiếng Trái tim mùa thu và sau đó là Giày thủy tinh, Bản tình ca mùa đông, Nàng Dae Jang Geum. Từ đó trở đi, phim truyền hình Hàn Quốc thƣờng xuyên xuất hiện thông qua các chƣơng trình trao đổi hợp tác giữa hai nƣớc, qua các nhãn hiệu Hàn Quốc tài trợ từ các công ty quảng cáo… Nhiều bộ phim đã tạo thành “cơn sốt” trong khán giả Việt Nam, nhƣ: Anh em nhà bác sĩ, Cú nhảy cuối cùng, Người mẫu, Ước mơ vươn tới một ngôi sao, Mối tình đầu, Truyền thuyết Joo-mong…
Chậm mà chắc phim truyền hình Hàn Quốc dần tạo đƣợc sự tin tƣởng của các nhà quản lý văn hóa, chiếm đƣợc tình cảm của khán giả, nhất là giới nữ và dần bùng nổ ở Việt Nam. Theo nhiều nhà nghiên cứu, tiến trình Hàn lƣu ở Việt Nam thƣờng đƣợc phân thành 3 giai đoạn: giai đoạn đầu du nhập từ những năm cuối thập niên 90 đến năm 2000, giai đoạn cao trào từ năm 2000 đến năm 2005. Khoảng giữa năm 2005, đƣợc coi là giai đoạn bão hòa của dòng phim Hàn khi thời lƣợng chiếu phim Hàn Quốc giảm dần. Mãi tới năm 2008 - 2009, phim Hàn mới thực sự có một cuộc “lột xác” ngoạn mục khi chuyển dần sang thể loại phim thần tƣợng mà bộ phim Boys Over Flowers
có thể xem nhƣ hiện tƣợng mở màn. Những chàng trai “đẹp nhƣ hoa” cùng mô-típ phim hƣớng đến đời sống giới trẻ khiến cái nhìn về phim truyền hình Hàn Quốc trở nên đa chiều hơn. Từ đó đến nay, cùng với phim truyền hình, làn sóng Hàn Quốc tiếp tục có bƣớc phát triển mới với sự vƣơn lên mạnh mẽ của âm nhạc đại chúng Hàn Quốc (hay còn gọi là K – pop).
Theo khảo sát, trong 6 tháng đầu năm 2014, trên 3 kênh VTV1, VTV2 và VTV3 của đài truyền hình Việt Nam phát sóng 29 bộ phim truyền hình Hàn Quốc (chiếm 29,3%), 17 bộ phim tryền hình Trung Quốc (chiếm 17,2%), 42 bộ phim truyền hình Việt Nam (chiếm 42,4%), 11 bộ phim nƣớc ngoài khác (chiếm 11.1%). Trong đó, chỉ tính riêng phim Hàn Quốc thì: kênh VTV1 phát sóng 5 bộ phim, kênh VTV2 phát sóng 10 bộ phim, kênh VTV3 phát sóng 14 bộ phim.
Số lƣợng phim truyền hình Hàn Quốc đứng thứ 2 chỉ sau số lƣợng phim truyền hình Việt Nam và vƣợt trội hơn hẳn so với phim truyền hình Trung Quốc. Điều này cho thấy phim truyền hình Hàn Quốc đang chiếm một thời lƣợng phát sóng đáng kể trên truyền hình Việt Nam.
Khung giờ phát sóng của phim truyền hình Hàn Quốc tuy không vào khung giờ vàng (từ 20 giờ đến 22 giờ) nhƣng cũng thƣờng rơi vào những khung giờ cố định thuận lợi cho việc theo dõi nhƣ: trên kênh VTV3 (12 giờ đến 13 giờ, 18 giờ đến 18 giờ 50, 22 giờ 30 đến 23 giờ 30), kênh VTV2 (11 giờ 10 đến 12 giờ, 19 giờ 55 đến 20 giờ 30), kênh VTV1 (từ 13 giờ đến 13 giờ 50)…
Hoàng hậu Ki, Lời hồi đáp 1994 và Công chúa của tôi – 3 bộ phim Hàn Quốc ăn khách được chiếu trên các kênh VTV1, VTV2 và VTV3 của đài truyền hình Việt Nam trong thời gian khảo sát
Với các đài truyền hình địa phƣơng thì phim truyền hình Hàn Quốc càng phủ sóng dày đặc hơn. Tƣơng tự, ở các kênh thuộc hệ thống truyền hình cáp tỷ lệ phim truyền hình Hàn Quốc cũng luôn áp đảo. Đơn cử nhƣ kênh phim truyện D-drama phát sóng trên VTVcab (kênh 57), HTVC (kênh 30) và K+ (kênh 22) thì hầu nhƣ toàn bộ thời lƣợng đều dành để chiếu phim truyền hình Hàn Quốc. Ví dụ, trong ngày thứ bảy (7-6-2014), kênh D-drama chỉ phát sóng duy nhất một bộ phim truyền hình Việt Nam Những đóa hoa tình yêu vào khung giờ từ 18 giờ đến 19 giờ; thời gian còn lại liên tục phát sóng 5 bộ phim truyền hình Hàn Quốc: Bội tình (12 giờ), Lời hứa ngàn ngày
(19 giờ) ; Cầu vồng hoàng kim (20 giờ); Bữa tiệc các vị thần (21 giờ); Bội tình (22 giờ) và Trận chiến tranh hùng (23 giờ)…
Có thể nói với mật độ phủ sóng dày đặc trên các kênh truyền hình từ trung ƣơng đến địa phƣơng, hầu nhƣ vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, khán giả Việt Nam cũng có thể theo dõi các bộ phim truyền hình Hàn Quốc. Cũng theo khảo sát, phần lớn các bộ phim Hàn Quốc đƣợc trình chiếu tại Việt Nam đều là những bộ phim mới, đang nổi tiếng trên toàn châu Á. Nội dung phim cũng rất phong phú , không chỉ xoay quay các vấn đề về tình cảm đơn thuần mà song còn đan xen những yếu tố hành động cuốn hút hay hài hƣớc nhẹ nhàng, các yếu tố giả tƣởng cũng đƣợc xây dựng làm món ăn tinh thần này trở nên hấp dẫn, nhiều sƣ̣ lƣ̣a cho ̣n với khán giả hơn.
Running man, Ngôi sao Việt, Dad where are you going – những chương trình truyền hình thực tế Hàn Quốc trên sóng truyền hình Việt Nam trong thời gian khảo sát
Bên cạnh phim truyền hình, các chƣơng trình truyền hình thực tế Hàn Quốc cũng đƣợc mua bản quyền, phát sóng trên truyền hình Việt Nam ngày
càng nhiều. Kênh VTV6 Đài truyền hình Việt Nam phát sóng chƣơng trình bảng xếp hạng âm nhạc Hàn Quốc M!Countdown; Kênh HTV3 Đài truyền hình TP Hồ Chí Minh đồng loạt phát sóng 3 chƣơng trình truyền hình thực tế đình đám, nổi tiếng nhất của Hàn Quốc hiện nay là: Dad, where are you going; Running man và Simply K‟pop. Kênh VTV3 phát sóng chƣơng trình truyền hình thực tế tìm kiếm tài năng âm nhạc mang tên Ngôi sao Việt – Lotte VK Pop Super star với ê kip thực hiện đến từ Hàn Quốc. Các thí sinh tham gia có cơ hội đƣợc trải nghiệm mô hình đào tạo ca sỹ chuyên nghiệp ngay tại đất nƣớc Hàn Quốc, quán quân chƣơng trình đƣợc nhận giải thƣởng với tổng trị giá lên tới 7,5 tỷ đồng bao gồm hợp đồng đào tạo độc quyền với một trong những công ty giải trí hàng đầu Hàn Quốc hiện nay. Chƣơng trình đƣợc phát sóng trong khung giờ vàng (từ 20 giờ đến 21 giờ tối thứ 7 hàng tuần) và thu hút sự theo dõi của rất đông khán giả trẻ.
K‟pop – đại diện ƣu tú nhất của làn sóng văn hóa Hàn Quốc cũng phủ sóng dày đặc trên truyền hình đặc biệt là những kênh truyền hình âm nhạc dành cho giới trẻ nhƣ: Yan TV, iTV… Các kênh truyền hình này luôn dành phần lớn thời lƣợng để giới thiệu, phát sóng các MV ca nhạc mới nhất của các ca sĩ, ban nhạc thần tƣợng Hàn Quốc đang đƣợc giới trẻ Việt Nam và toàn châu Á yêu thích nhƣ: SNSD, Super Junio, Beat, Big Bang, 2NE1, Tara, CN Blue, Shinee, Sistar… Ngoài ra còn có các hình thức tƣơng tác với khán giả nhƣ: nhắn tin bình chọn bảng xếp hạng hàng tuần, hàng tháng; nhắn tin yêu cầu MV ca nhạc theo yêu cầu kèm lời nhắn gửi…
Ca sỹ Spy và MV ca khúc Gangnam Style nổi tiếng toàn thế giới liên tục xuất hiện trên các bảng xếp hạng âm nhạc và kênh truyền hình tại Việt Nam trong thời gian khảo sát
iTV (viết tắt của Interactive Television, còn gọi là VTC13) là kênh
Truyền hình tƣơng tác trực thuộc Công ty Truyền hình di động VTC Mobile (Tổng công ty Truyền Thông đa phƣơng tiện VTC) lên sóng từ 1/1/2008. Đây là kênh truyền hình tƣơng tác đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Trong kênh truyền hình tƣơng tác iTV, khán giả là ngƣời quyết định nội dung chƣơng trình và tƣơng tác với chƣơng trình chủ yếu thông qua hệ thống tin nhắn SMS. Ngoài ra, iTV còn mở rộng các loại hình tƣơng tác đa dạng khác nhƣ cho phép khán giả tham gia dàn dựng kịch bản, bình chọn nhạc, gửi tặng nhạc v.v... Nhờ tính chất tƣơng tác cao, iTV đƣợc rất nhiều các khán giả yêu thích, đặc biệt là các khán giả trẻ.
YanTV, kênh truyền hình âm nhạc quốc tế đầu tiên tại Việt Nam, chính
thức ra mắt vào tháng 6/2009 trên hệ thống truyền hình cáp. Phần lớn thời lƣợng phát sóng của YanTV là phát các MV ca nhạc với các chƣơng trình nhạc tổng hợp, các bảng xếp hạng âm nhạc nhƣ: 100 độ, Hi-5 (Hits, Teenpop, Nhạc lãng mạn, Các nhóm nhạc, Nhạc sôi động, Soundtrack), KPOP – JPOP, We 10 - Bảng xếp hạng âm nhạc quốc tế, YAN V-Pop 20 - Bảng xếp hạng nhạc Việt, Big Hits, Yan Player... Cách thức tổ chức sản xuất chƣơng trình đƣợc thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc tế, đội ngũ dẫn chƣơng trình trẻ trung, sôi động đƣợc cho là điểm mạnh giúp YanTV nhanh chóng thu hút đƣợc sự yêu thích của khán giả trẻ.
Có thể nói, các sản phẩm văn hóa Hàn Quốc đang chiếm một thời lƣợng phát sóng khá lớn trên các kênh truyền hình hiện nay và trở thành một món ăn tinh thần quen thuộc đối với khán giả Việt Nam. Để cạnh tranh lẫn nhau và đáp ứng nhu cầu thƣởng thức ngày càng cao của khán giả, các kênh truyền hình cũng liên tục cập những bộ phim mới nhất, những chƣơng trình giải trí, MV ca nhạc ăn khách nhất của Hàn Quốc... Làn sóng văn hóa Hàn Quốc nhờ đó vẫn luôn củng cố đƣợc chỗ đứng vững chắc trên sóng truyền hình và định vị trong lòng công chúng Việt Nam.
1.5. Mô hình tiếp nhận, tiêu thụ sản phẩm gắn với làn sóng văn hóa